Written By
Á Châu, Đời sống, miến điện
Biểu tình lớn tại Miến Điện phản đối đảo chính với hàng chục nghìn người

February 7, 2021
Người dân Miến Điện biểu tình đòi trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, phản đối quân đội đảo chính, tại Rangoon, Miến Điện, ngày 07/02/2021. AP
Hôm nay, 07/02/2021, là ngày thứ hai liên tiếp, người dân Miến Điện xuống đường đông đảo phản đối cuộc đảo chính quân sự. Theo giới quan sát, đây là cuộc biểu tình vì dân chủ lớn nhất tại Miến Điện kể từ năm 2007.
Người biểu tình xuống đường đông đảo nhất tại Rangoon, thủ phủ kinh tế của Miến Điện, với khoảng 60.000 người tham gia, theo ghi nhận của Reuters. Những người biểu tình thường mang theo áo đỏ, cờ đỏ hay bóng bay màu đỏ, sắc màu biểu tượng của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ hay những bức hình bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo chính phủ dân sự, vừa bị giới tướng lãnh lật đổ. Đả đảo chế độ độc tài quân sự, yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt, tái lập dân chủ là các thông điệp chính của những người biểu tình.
Theo AFP, người biểu tình không tiến về được tòa thị chính Rangoon, do khu vực này bị phong tỏa, cảnh sát chống bạo động được triển khai đông đảo, tuy nhiên, chưa có đụng độ nào xảy ra. Biểu tình cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn, như Mandalay. Khoảng 1.000 người xuống đường tại thủ đô Naypyidaw.
Khống chế internet để làm tê liệt phong trào phản kháng
Mạng internet tiếp tục bị ngăn chặn tại Miến Điện. Theo tổ chức phi chính phủ Netblocks, chuyên về vấn đề này, thì internet chỉ hoạt động ở mức 14% so với ngày thường. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Điện Tom Andrews nhấn mạnh là, bằng cách này, « giới tướng lĩnh cố gắng làm tê liệt phong trào phản kháng, và không để cho bên ngoài biết được những gì đang xảy ra trong nước ».
Trên thực tế, chính quyền quân sự cũng khó lòng cắt đứt hoàn toàn mạng internet tại Miến Điện khỏi thế giới. Trả lời RFI, chuyên gia David Cameroux (trung tâm nghiên cứu CERI, Học Viện Chính Trị Paris) giải thích :
« Internet không chỉ liên quan đến chính trị, mà là vấn đề kinh tế. Ngăn chặn internet có nghĩa là đóng cửa kinh tế. Với những biến đổi công nghệ hiện nay, chế độ độc tài quân sự không thể sử dụng các biện pháp đàn áp như trước. Giới quân sự cũng đang phải đối mặt với phong trào phản kháng của giới trẻ, lấy hình mẫu là phong trào phản kháng của giới trẻ Thái Lan. Lớp trẻ giờ đây không sợ hãi, và phong trào của họ cũng không có người lãnh đạo, phong trào như vậy khó có thể kiểm soát được ».
Quân đội Miến Điện bắt giữ hơn 160 người
Related News
Hạ viện thông qua nghị quyết lên án “chủ nghĩa xã hội”
Mặt ngoài của tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ trong một bức ảnh chụp. (Hình ảnh Sarah Silbiger/Getty)Bởi Joseph Lord - Ngày 2 tháng 2 năm...
Bình luận: Trung Quốc không còn có thể vượt qua Hoa Kỳ về kinh tế
Mọi người đạp xe trên một con phố ở quận Tĩnh An, Thượng Hải hôm 07/12/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)BÌNH LUẬNTác giả Emel...
Lạm phát khu vực đồng Euro đã xuống mức thấp nhất trong 8 tháng qua
Trụ sở của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trước cuộc họp báo về chính sách tiền tệ của khu vực đồng EUR...
Chính phủ TT Biden dự trù vay thêm 1.2 ngàn tỷ USD trong khi bế tắc về mức trần nợ
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen tham dự cuộc gặp song phương với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Zurich,...
Quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 bất thường nhất thế giới (Phần 1)
Thân nhân của một người quá cố đã được hỏa táng tham dự lễ tang tại Nhà tang lễ Sipsongpanna Zhou ở thành phố...
Choáng ngợp với số tiền tham nhũng đủ chất thành núi của quan chức Trung Quốc
Tạ Linh 6 giờ trước 435 lượt xemẢnh minh hoạ.Vài ngày trước, những tình tiết tham nhũng của Phó Quốc Bình, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy...