Thụy Khuê – Nguyễn chí Thiện 1939 -2012 và Hoa Địa Ngục

Share this post on:

Thụy Khuê – Nguyễn chí Thiện 1939 -2012 và Hoa Địa Ngục

19/09/2013 

” Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện là hai nhà thơ miền Bắc chối bỏ rất sớm Cách mạng mùa thu. Ông đã nhận ra trách nhiệm lớn nhất của cuộc cách mạng này là du nhập chính sách đấu tranh giai cấp (của Mác, qua lăng kính Mao, vào đất Việt) là một dòng lũ, bùn, cuốn trôi tổ quốc: 

Một mùa thu nước lũ

Trở thành bùn nước mênh mông

Lớp lớp sóng hồng man dại

Chìm trôi quá khứ tương lai “

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục

Hoa địa ngục là một hành trình thơ, là một hành trình sống. Hoa địa ngục là tác phẩm sớm nhất mô tả đầy đủ hai khía cạnh: chế độ tù ngục và cuộc sống con người trong chế độ toàn trị, ngay từ năm 1960, ở miền Bắc. Văn bản xuất hiện năm 1979, cũng là sớm nhất, khi những hồi ký của tù nhân cải tạo miền Nam chưa ra đời và hai mươi năm sau, ở miền Bắc mới có tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 củaBùi Ngọc Tấn.

Thụy Khuê

Năm 1979, một tập thơ từ Hà Nội được chuyển ra nước ngoài. 1980, được in ra. Những ấn bản đầu tiên không đề tên tác giả, chỉ biết đó là một người tù, một kẻ mạo hiểm đã đem tác phẩm của mình “ném vào” toà đại sứ Anh. Tác giả lập tức bị bắt. Bị tù. Đó là Hoa địa ngục của Nguyễn Chí Thiện.

Hoa địa ngục, khi mới in, mang những tên như Tiếng vọng từ đáy vực[1], Quê hương tù ngục[2]v.v… Nhiều năm sau mới trở lại với tên Hoa địa ngục do tác giả chọn. 

Hoa địa ngục hay những đoá hoa nẩy sinh từ địa ngục -chắc hẳn đã cảm hứng từ Fleurs du mal (Ác hoa), những đoá hoa nảy sinh từ nỗi đau, từ cõi ác của Baudelaire- chiếu vào cuộc đời tù ngục và con người dưới chế độ toàn trị, theo truyền thống Đỗ Phủ.

Nguyễn Chí Thiện nổi tiếng ngay, được nhiều giải thưởng quốc tế của các cơ quan tranh đấu cho nhân quyền, song thơ ông có lẽ chưa bao giờ được đánh giá đúng mức khi ông còn sống. 

Bởi nhiều lý do, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là điểm cộng đồng người Việt hải ngoại chia nhiều phe phái: Phái tả thiên cộng không chấp nhận những câu thơ chạm đến “bác” trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phái hữu, phần đông không chú ý tới thi ca và tranh đấu; phần nhỏ cực hữu, sử dụng ông như một vũ khí, một viên đạn trực tuyến chống cộng. Phái “văn học” xếp thơ ông vào loại chính trị “phi nghệ thuật”. Cuối cùng chỉ còn lại một số ít người trung thành với thi ca và tự do, đã bảo vệ ông trong suốt hành trình lâm nạn và số đông quần chúng vô danh, vô nhãn, đọc thơ ông trong im lặng. 

Những thành kiến cả yêu lẫn ghét, thường dựa vào mấy câu thơ ông kịch kiệt chửi cộng sản làm nền. Chính những câu thơ này đã tạo ra cliché một Nguyễn Chí Thiện chống cộng cực đoan, quá khích, đi ra ngoài thế giới thi ca Nguyễn Chí Thiện. 

Nguyễn Chí Thiện, trong sâu thẳm của thi ca, hình hài, và ngôn ngữ, trong tác phong, trong cách diễn đạt, là một nhân cách thật, một con người thật. Chỉ vì nói thật mà mắc vòng tù tội. Một con người ngây thơ, thành thật, ngơ ngác, vấp ngã trước bao giả trá, tàn ác của chế độ độc tài. Tính thật ấy toát ra trong lời nói, trong câu văn, không hoa mỹ, không vòng vo. Chất thật ấy bao trùm không gian, bọc lấy người nghe, như một điệu buồn, như một hồn ma không đất đậu trên quê hương mà gian dối đã thở thành sự thật. 

Năm 1960, ở tuổi 21, vì trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử thế chiến thứ hai, Nguyễn Chí Thiện phạm tội “phản tuyên truyền”, bị kết án hai năm, nhưng phải tù 3 năm rưỡi, cho đến 1964.

Năm 1966, bị tình nghi làm thơ chống chế độ, lại bị bắt, bị tù 11 năm, 1977 được thả.

Năm 1979 đến toà đại sứ Anh gửi hay “ném” tập thơ Hoa địa ngục, bị bắt tức khắc. Bị tù 12 năm, đến 1991.

Trước sau tổng cộng 27 năm.

Ngày 28/10/1991, Nguyễn Chí Thiện được thả. Tháng 1/1995, được sang Hoa Kỳ. 

Nguyễn Chí Thiện, trong sâu thẳm của lời nói, lời thơ, chính là sự thành thật đã qua đời dưới một thế quyền mà sự giả trá đã trở thành quốc sách. 

Sự thành thật nguyên thuỷ toát ra từ giọng nói và thi ca của ông, làm cho người nghe, người đọc trong các xã hội “tân tiến” phải ngạc nhiên vì chất men “quê mùa” còn sót lại trong con “người rừng” đã trải gần ba mươi năm tù hãm, đói khát, bệnh tật. Đối với thế giới “văn minh”, Nguyễn Chí Thiện là người tiền sử. 

Làm thơ khi bắt gặp một cảnh huống, một ý nghĩ, một tâm sự, một chạnh lòng,… Ông là nhà thơ trần thuật, một người kể chuyện bằng thơ. Thơ ông gần với lời, thơ ông chính là lời nói vội chưa kịp tu từ thành thi ca, còn nguyên chất ròng khổ đau tù ngục. 

Hoa địa ngục là thiên hồi ký về cuộc đời tù tội trong những căn ngục riêng, dưới mái giam chung là cuộc đời trong xã hội cộng sản

Người ta trách thơ ông thiếu nghệ thuật, cũng phải. Ở địa vị ông, có nhà thơ nào còn kịp nghĩ đến nghệ thuật làm thơ? Còn kịp nghĩ đến việc gọt giũa một chữ đẹp cho thơ? Hay tất cả cũng sẽ như ông: chớp nhoáng, ghi lại những đớn đau gào thét trong thịt da tâm não. 

Bản thảo Hoa địa ngục tập hợp những bài thơ viết tay, dưới đề năm, chắc là những trang giấy rời, cho nên khi in ra, mỗi người sắp xếp theo một lối, hầu như vô trật tự, không theo thời gian, mà cũng không theo chủ đề, các bản in thường có rất nhiều chữ đánh máy sai, nhưng tạm gọi là đầy đủ, chỉ hơn kém nhau một vài bài. 

Lối in vội này, in tất cả này, chỉ có ích lợi nhất thời; nhưng về lâu về dài, sẽ gây rối loạn cho độc giả: những bài thơ dở làm giảm giá trị những bài thơ hay, nhụt chí người đọc. Bởi thơ cần hay không cần nhiều. Biết bao nhà thơ đã làm giảm giá trị của mình bằng những bài thơ dở hoặc những lời thơ lập đi lập lại nhiều lần. Nguyễn Chí Thiện cũng không ngoại lệ. 

Vậy điểm đầu tiên, khi in hoặc in lại thơ Nguyễn Chí Thiện, có lẽ nhà xuất bản nên tuyển, lược những bài dở hoặc lập lại; rồi xếp theo chủ đề, hoặc theo thứ tự thời gian, để làm sáng tỏ vũ trụ thơ Nguyễn Chí Thiện: Thân phận con người trong xã hội toàn trị

Nguyễn Chí Thiện là nhân chứng không thể loại trừ về một guồng máy kiểm soát con người từ trí óc đến hành động, từ tay chân đến tư tưởng. Hoa địa ngục vừa là một hành trình thơ, vừa là một hành trình sống.Hoa địa ngục là tác phẩm sớm nhất mô tả đầy đủ hai khía cạnh: chế độ tù ngục và cuộc sống con người trong chế độ toàn trị, ngay từ năm 1960, ở miền Bắc. 

Văn bản xuất hiện năm 1979, cũng là sớm nhất, khi những hồi ký của tù nhân cải tạo miền Nam chưa ra đời và hai mươi năm sau, ở miền Bắc mới có tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 củaBùi Ngọc Tấn. 

Hoa địa ngục là câu chuyện một thanh niên bước vào đời tràn đầy hy vọng: 1954, miền Bắc bắt đầu cuộc sống hoà bình, độc lập, sau chín năm chiến tranh. Ba năm sau, 1957, chàng sáng tác bài Mắt em, thơ tình, có lẽ là bài thơ đầu tiên được lưu lại, mang nét lãng mạn của cái “thủa ban đầu lưu luyến ấy“, lần đầu rung động trước đôi mắt thuyền[3]Mắt em thời chưa đi tù, là một hợp âm ca dao, Lưu Trọng Lư và TTKH trong tình yêu thứ nhất: 

Mắt em mềm mại con đò

Anh nhìn chẳng thấy hẹn hò một câu

Mắt em trong mát giòng sâu

Anh nhìn chẳng thấy nhịp cầu bắc qua

Mắt em là một vườn hoa

Vắng anh, thắm nở chói loà sắc hương

Vườn hoa ấy, cảnh thiên đường

Anh nhìn chỉ thấy cửa thường đóng nghiêm (Mắt em, 1957) 

Người thanh niên 18 tuổi của một Hà Thành đã tiếp thu cách mạng được ba năm, nhưng chưa “lột xác”: vẫn còn mộng đôi mắt thuyền của Lưu Trong Lư, vẫn còn mơ giai nhân đài các “đóng nghiêm” trong khung cửa của Thâm Tâm TTKH. 

Một năm sau, 1958, thơ đã buồn hơn, đã nhuốm màu hoang sơ Hà Nội sau bốn năm “giải phóng”. Thơ luyến nhớ dĩ vãng. Hà Nội bây giờ nằm im, lo sợ, chờ đợi bản án Nhân Văn: 

Quanh hồ liễu rủ

Giữa hồ tháp đứng âm u

Đền Ngọc Sơn không hương khói lạnh lùng

Cầu Thê Húc nằm nghe lá rụng…

Đâu những bác thầy tầu, thầy cúng

Những bà già đi lễ năm xưa?

Cảnh hồ gươm mưa nắng bốn mùa

Lẩn quất bóng rùa, lặng lẽ… (Quanh hồ liễu rủ, 1958) 

Lại một năm nữa trôi qua, 1959, lịch sử miền Bắc xuyên dần vào thơ. Cái sợ của người dân thấm dần vào không gian, cỏ lá. Không khí âm u vượt biên Hà Nội, trải rộng, trải dài, lan tới núi rừng, tới thượng du, tới những bản xa nơi địa đầu hoang dã: 

Vài cánh dơi chập chờn quanh cổ miếu

Rừng ngả dần mầu hiểm bí, âm u

Gió đìu hiu thoang thoảng lạnh hơi chiều

Sương ẩm ướt bắt đầu rơi phủ

Trong lặng vắng vút ngân dài tiếng hú

Vài cánh chim lạc lõng vội bay về

Lời tối tăm vang dậy bốn bề

Tiếng ếch nhái côn trùng trong cỏ nước

Người lữ khách giật mình chân rảo bước

Bàn mường xa có kịp tới qua đêm? (Vài cánh dơi, 1959) 

Nhưng 1959 cũng là năm người thanh niên hai mươi tuổi ngước mắt nhìn xã hội, nhìn con người và cuộc sống. Niềm vui đánh đuổi được thực dân Pháp đã qua lâu rồi, chỉ còn lại mầu đỏ búa liềm, liệm dần cuộc đời thực tại trong bốn bức tường độc tài của một người, một đảng. 

Nguyễn Chí Thiện bắt đầu vẽ chân dung. Bức tranh đầu, ông vẽ một người mù, một xẩm tân thời sống trong chế độ mới; đồng thời cũng là ý thức của chính mình, lần đầu tiên tỉnh dậy, nhìn thấy sự thực nằm sau những bức bình phong giả, bài trí ánh sáng, ấm no tân tạo: 

Tôi thường đi qua phố

Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ

Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo

Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên

Dốc hơi tàn thổi đứt đoạn như rên

Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng

Đã mang lại ấm no và ánh sáng!

Một buổi sớm anh như choáng váng

Gục xuống đường, tiêu rớt sang bên

Tôi vội vàng chạy lại đỡ anh lên

Anh chỉ khẽ rên: Trời, đói quá! (Tôi thường đi qua, 1959) 

Năm 1959 đối với Nguyễn Chí Thiện đánh dấu ngõ quặt của nhận thức. Ngày Thiện đỡ người mù dậy, cũng là ngày anh đỡ chính anh, mang tâm thức anh từ vùng tối ra vùng sáng. Nhưng đó cũng là ngày đại hoạ cho anh: từ nay, anh sẽ thay người mù bước vào bóng tối của lao tù cho đến hết tuổi trẻ. 

Năm 1960, lại một bước nữa dấn thân vào định mệnh: Nguyễn Chí Thiện nhận dạy thay một người bạn ốm vài giờ lịch sử cho lớp học bổ túc văn hóa ở Hải Phòng. Bài giảng về đại chiến thứ hai, thấy sách giáo khoa viết Nhật đầu hàng là do Hồng Quân Liên Xô đánh bại quân Nhật ở Mãn Châu, Thiện bèn đính chính: Nhật đầu hàng vì Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử. Chuyện vu vơ, chẳng dính líu gì đến chính trị Việt Nam, thế mà anh bị đưa ra toà, lãnh án 2 năm tù vì tội “phản tuyên truyền”. Người con trai 20 tuổi, bị giam vì trót dậy học trò sự thực, chưa tiên đoán được những gì sẽ đến trong tương lai: 

Nửa đời thân thế long đong

Nhà thương tù ngục xoay vòng tuổi xuân

Một năm thổ huyết hai lần

Mười năm cấm cố tiêu dần thịt da

Rừng hoang biên giới mưa sa

Hoẵng kêu nấc gịong xa xa trên ngàn

Chăn đơn khôn ấm nỗi hàn

Co lên đất tấm thân tàn bỏ đi… (Đêm nằm nghe, 1974) 

1961, nẩy sinh một Nguyễn Chí Thiện khác, một nhà thơ lột xác, đã thôi lãng mạn, đã từ yêu đương, miễn tiếc nhớ, để bước vào thực chất lao tù, bước vào định mệnh: 

Có những chiều mưa buồn lạnh cóng

Giữa bùn trơn tê tím xương da

Chống cuốc nhìn rừng núi bao la

Trong bụi nước mờ mờ lẩn bóng…

Có những chiều mặt trời như lửa bỏng

Giọt mồ hôi mờ xót con ngươi

Đặt gánh phân nhìn bốn phía đất trời

Rừng núi đứng im lìm trong nắng loá

Có những chiều thịt gân rời rã

… (Có những chiều, 1961) 

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ nhân chứng 

Từ đây, Nguyễn Chí Thiện trở thành nhà thơ nhân chứng, trở thành Đỗ Phủ của địa ngục trần gian, của thiên đường cộng sản. Tia mắt ánh xanh lạ lùng ở một người châu Á ấy đã quắc lên. 

Ở tuổi 23, ông viết bài thơ đầu tiên mô tả thực chất đời tù. Ở người thanh niên lãng mạn mơ mộng hiền lành mấy năm về trước, nay đã có sự đổi thay toàn diện từ lực tâm đến lực bút, những chữ dữ dội, khốc liệt, vung lên: 

Chúng tôi sống giữa lòng thung lũng

Bốn bên là rừng núi bọc vây quanh

Ở rúc chui trong mấy dẫy nhà tranh

Đầy rệp muỗi, đầy mồ hôi, bóng tối

Bệnh tật cho nhau, đời ôi hết lối

Tuyệt vọng ngấm dần, hồn xác tả tơi

Bảo đây là kiếp sống của con người

Của trâu, chó? So làm sao, quá khó!

Làm kiệt lực, nếu không giây trói đó

Ốm ngồi rên, báng súng thúc vào lưng

Bướng lại ư? Hãy cứ coi chừng

Xà lim tối, chân cùm dập nát!

Lũ chúng tôi triền miên đói khát

Đánh liều xơi tất cả củ cây rừng

Bữa cơm xong mà cứ tưởng chừng

Chưa có một thứ gì trong ruột cả!

Đêm nằm mơ, mơ toàn mơ thịt cá

Ngày lắm người vơ cả vỏ khoai lang

Có ai ngờ thăm thẳm chốn rừng hoang

Đảng cất giấu dân lành hàng chục vạn

Và sát hại bằng muôn ngàn thủ đoạn

Vừa bạo tàn vừa khốn nạn, gian ngoa

Biết bao người chết thảm chết oan

Chết kiết lỵ, chết thương hàn, sốt rét

Chết vì nuốt cả những loài bọ rết

Vì thuốc men, trò bịp khôi hài

Chế độ tù bóc lột một không hai

Biết bao cảnh, bao tình quằn quại

Có những kẻ thân hình thảm hại

Phổi ho lao thổ huyết vẫn đi làm

Lời kêu xin phân giải chỉ thêm nhàm

Phòng y tế dữ hơn phòng mật thám!

Những con bệnh bủng vàng hay nhợt xám

Bước khật khừ như bóng quỷ hồn ma

Có những buổi mưa rơi tầm tã

Vác áo quần ra đứng cả ngoài sân

Lũ công an lục soát toàn thân

Thu đốt cả vật tối cần- miếng dẻ!

Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻ

Thiên đường cụ hứa như thế kia a?

… (Chúng tôi sống, 1962) 

Chúng tôi sống, 1962, là một bản cáo trạng, một bản hùng văn, một bức tranh cô đọng và chi tiết về cuộc sống hàng ngày của những tù nhân chính trị trên đất Bắc, chưa bao giờ được viết, chưa bao giờ được công bố.

Chúng tôi sống làbức tranh hiện thực rỏ máu. Sự thật này, năm 1962 không ai tin được, bởi mọi người còn chưa hết say chiến thắng Điện Biên, còn đang hướng về một thiên đường tuyệt đối sau khi dẹp xong bọn “phản động” Nhân Văn Giai Phẩm.

Phải 40 năm sau, Bùi Ngọc Tấn mới viết những sự thật này thành tiểu thuyết. 

Nguyễn Chí Thiện đi sớm hơn thế hệ ông bốn mươi năm, vì vậy mà ông đã không được đánh giá đúng mức, bởi trong số những người ca tụng Bùi Ngọc Tấn sau này, rất nhiều đã từng đào thải Nguyễn Chí Thiện. 

Chúng tôi sống nói lên sức sống mãnh liệt của người thanh niên tên Chí Thiện, hiểu tại sao có sự trở mình của một ngòi bút bẩm sinh vốn nhu mì, nay đã lột xác trở thành đanh thép; giải thích tại sao một thanh niên ốm o ho lao, có thể sống còn và tồn tại sau 27 năm tù. 

Trong số những chàng trai bị tù vì tư tưởng, Chí Thiện hiện rõ nét, bởi anh là một nhà thơ,  dám nghĩ, dám ghi lại ngoại cảnh và tâm cảnh của mình. Anh bắt đầu đầu đặt câu hỏi, về trời, về đất, về nước, về thân phận. Nguyễn Chí Thiện suy nghĩ lao lung: 

Trời u ám, cây hay là xương xám?

Mây đục mờ, hay vải liệm mầu tang?

Gió đìu hiu lạnh buốt can tràng

Hay hơi thở nơi dương tàn âm thịnh?

Lòng thung vắng mịt mù hoang lạnh

Hay mồ ma huyệt địa rấp xương khô?

Từng đoàn đi thiểu não toán tội đồ

Hay quỷ đói nơi trần gian địa ngục?

Những chàng trai mặt gầy đen nhẫn nhục

Mắt lạnh lùng, ngời sáng lửa âm u

Họ ngước trông non nước mịt mù

Và cúi xuống, nặng nề suy nghĩ… (Trời u ám, 1962) 

Kể từ đêm trừ tịch 1961, Chí Thiện nhận thức được vai trò nhân chứng của mình. Kể từ nay, anh quyết tâm ghi lại trong đầu từng cảnh sắc, từng hình ảnh, từng chi tiết nhỏ nhoi: 

Đêm rừng, rả rích mưa, phòng dột

Ôm gối ngồi run lạnh nhìn nhau

Chấm lửa mờ xanh một ngọn đèn dầu

Thùng nước giải, thùng phân, sàn rệp đốt

Đêm trừ tịch tù năm sáu mốt. (Đêm rừng rả rích, 1962) 

Mỗi trạng huống, mỗi âm thanh, có thể trở thành một bài thơ khủng khiếp. Chưa nơi nào, chưa thơ nào mà kiếp người kinh hoàng đến thế: 

Trời mưa tầm tã đêm qua

Sáng nay lạc rỡ còn pha trộn bùn

Sá gì bệnh sán, bệnh giun!

Dịp may hiếm có, tùn tùn nuốt nhai

Tôi nghe rào rạo bên tai

Một nhân lạc phải trộn hai nhân bùn (Trời mưa tầm tã, 1962) 

Cái đói ở đây không còn nguyên chất sinh học nữa nữa, không còn trọn khối nữa, mà nó đã hoá thân, hóa chất, nhập vào mỗi âm thanh: tùn tùn nuốt nhai, rào rạo bên tai, một nhân lạc trộn hai nhân bùn. Nó đánh động lương thức người đọc như một thứ bom nổ chậm mà chắc. 

Vẫn chuyện rỡ lạc, năm sau, cái đói mở ra một trận tuyến khác: nó dẫn đến sự trừng trị, nó là cái cớ để cái ác có cơ hội ra tay, như nhân với quả: 

Toán tôi rỡ lạc ngoài đồng

Có ông quản giáo ngồi trông đàng hoàng

Thừa cơ quản giáo trông ngang

Một anh tranh thủ vội vàng nuốt nhai

Vài nhân lạc cả vỏ ngoài

Quả tang! Báng súng nện hoài không thôi!

Mồm anh toé máu, vều môi. (Toán tôi rỡ lạc, 1963) 

Chưa có một thế giới nào dã man đến thế: vừa chết đói vừa bị đánh. 

Nhưng sự kinh hoàng đến từ chỗ khác: Sự thản nhiên của người kể, nhẹ nhàng như thuật một chuyện vui hàng ngày. Những chữ thừa cơ, tranh thủ hàm ý khôi hài, càng làm tăng tốc ác, làm dầy cái bạo tàn, làm tê liệt hệ thần kinh người đọc.

Thơ Nguyễn Chí Thiện không gọt giũa mỗi chữ mỗi lời, cũng không cao siêu tư tưởng, mà chỉ là những lời lẽ bình thường, thậm chí tầm thường nữa, nhưng chúng làm ta giật mình bởi chất dã man, tàn bạo ẩn trong những con chữ nhu mì hiền hậu, lừa ta vào ổ phục kích bất ngờ. 

Cũng năm 1963 này, Nguyễn Chí Thiện sáng tạo những câu thơ lãng mạn pha máu và nước mắt. Sự tuyệt vọng lên ngôi, người thanh niên 24 tuổi, sau ba năm tù tội, đã nghiền tan cái lãng mạng của thời mình trong những dòng thơ tuyệt vọng, những câu thơ tím bầm mình mẩy, những vần thơ run sợ thất thần trên đường lên máy chém: 

Khi ta tới mặt trời đã nguội

Gió mùa thu trở gió may cào

Những mầm non khô cứng tế bào

Mau thay sắc mang mầu xanh rớt

Và mặt đất hoá thành mặt thớt

Và con người con cá thiu ươn

Khắp nơi nơi nhung nhúc loài lươn

Loài giun đất không quằn khi dẫm

Tình mộng đã vùi chôn một nấm

Hận thù trơ trọi sống mồ côi

Những vần thơ lãng mạn câm rồi

Còn rỏ xuống một dòng đỏ sẫm (Khi ta tới, 1963) 

Những vần thơ lãng mạn câm rồi -chính là thơ bị trảm tấu, thơ bị tử hình- là đỉnh cao của tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng trở thành độc dược, ngấm dần vào cơ thể thanh niên, hủy hoại hệ thần kinh, rút dần xương tuỷ: 

Mầu thời gian đã chuyển về sắc xám

Vị thời gian đã ngả tới mùi thiu

Nửa trang đời dập, xoá, tẩy còn lưu

Và còn đó nửa trang dài lạnh trắng…

Tim trúng độc hóa ra bầu mật đắng

Hệ thần kinh một mớ chỉ xù lông

Nửa trang đời không một chữ nào trông

Thành nét chữ, nửa trang đời lạnh trắng…

Dông gió hết bơ phờ trong quạnh vắng

Cảnh hoang tàn cây đổ mái nhà xiêu

Nửa trang đời thâm tím với bầm biêu

Lòng dột nát, nửa trang đành bỏ trắng? (Mầu thời gian, 1963) 

Đã xa rồi cái buổi “mầu thời gian xanh xanh” của Đoàn Phú Tứ. Mầu thời gian, ở Nguyễn Chí Thiện, nó sắc xám, nó đã ngả mùi thiu, nó là trái tim trúng đạn, nó là hệ thần kinh rối bét như mớ chỉ xù, nó là nửa trang đời bỏ trắng, nó là chưa sống mà đã chết… nó là mầu tuyệt vọng của thời gian. Bên cạnh sự tuyệt vọng của thời gian, là sự hấp hối của một người em tập kết: 

Những manh áo vải

Tả tơi

Vật vã

Vào thịt da…

Em có lạnh lắm không?

Mưa gió mênh mông

Thung lũng sũng nước bùn

Bệnh xá mối đùn, ẩm mốc

Những khuôn mặt xanh vàng gầy rộc

Nhìn nhau, đờ đẫn không lời

Nhát nhát em ho

Từng miếng phổi tung rời

Bọt sùi, đỏ thắm!

Em chắc oán đời em nhiều lắm

Oán con tầu tập kết Ba Lan

Trên sóng năm nào

Đảo chao

Đưa em rời miền Nam chói nắng…

Sáng nay em không trống không kèn

Giã từ cuộc sống

Xác em rấp trên đồi cao gió lộng (Anh gặp em, 1965) 

Toàn bộ thời gian, không gian, người, vật, đều sống trong mùi tử khí, đều là những chân dung xác chết, nối tiếp nhau trong vườn hoa địa ngục. Người đọc lạc vào cửa tử trong trận đồ bát quái không tìm được lối ra. Bên cạnh xác người em tập kết là xác chết một thân trâu: 

Trông trâu mà khiếp cho trâu

Lở loang, tanh loét, sắc mầu nhở nham

Lệnh ban giám thị nhà giam

Mừng ngày quốc khánh cho làm thịt ăn

Tù nhân tính toán băn khoăn

Bốn mươi cân thịt, người ăn một nghìn! (Trông trâu mà, 1967) 

Trong bữa tiệc mừng quốc khánh, mỗi người tù được hưởng 40g thịt trâu chết bệnh. Chưa có cao lương nào đạt vị khôi hài chua chát cay độc đến vậy. Nhưng chưa hết, bên cạnh xác trâu lở loang, tanh loét; bên cạnh một nghìn xác tù hom hem; bên cạnh bữa tiệc quốc khánh quái đản, lại là một chân dung người: 

Bác nằm liền sát cầu tiêu

Mùi phân nước giải sớm chiều nồng hôi

Bác ơi, bác sắp chết rồi

Bác không còn sức để ngồi được lên

Bác nằm thoi thóp khẽ rên

Bát cơm ngô, bát rau dền đặt bên

Bác thèm một miếng đường phèn

Nhà giam Cộng sản bác quên bác tù

Trưa nay cái chết lù lù

Tới khiêng bác – Khối hận thù ngàn thu! (Ốm đau không thuốc, 1968) 

Cuối cùng, sống chết giao lưu trong một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Người hấp hối và thần chết trò chuyện với nhau trong không gian âm dương giao kết, buốt lạnh: 

Nhìn thần chết hiện lên dần từng bước

Thân tù cao không có lực xô lùi

Anh chết oan, chết thảm, chết dập vùi

Hồn khổ não không thể nào siêu thoát

Đêm đêm hiện về đây lạnh toát

Bộ đồ đen, bụng phù trướng, bước đi

Anh ngước nhìn tôi, ra hiệu, chẳng nói gì

Mặt bủng xám, mắt ngời lên sáng quắc

Thế đủ rồi, tôi hiểu, hãy nên lui

Thể xác anh chuột khoét đã chôn vùi

Hồn anh hãy về vui nơi cực lạc

Lưu luyến chi đời tù lao đói rạc

Sống đọa đầy thoi thóp, sống ngựa trâu

Chết như anh, hết khổ có chi sầu

… (Nhìn thần chết, 1968) 

Trong nhiều năm, Nguyễn Chí Thiện ngồi vẽ chân dung như thế, bức nọ để cạnh bức kia, thành cuộc triển lãm một quần hội nửa người, nửa thú, đang sống mà đã chết. Một thế giới người, vật, âm, dương, không phân chia giai cấp, không phân liệt đấu tranh. Một vùng ngoại biên, trên sông lú, người và vật cùng bị giam trong một không gian kín, chết sống giao thoa. Cái đói là bát cháo lú khiến người tù quên mình khi trước đã từng là một con người: 

Suất cơm tôi một hôm đánh đổ

Tôi còn đương đau khổ nhìn theo

Thì nhanh như một đàn heo

Bốn, năm đầu bạc dẫm trèo lên nhau

Bốc ăn một lúc sạch làu

Miếng cơm, miếng đất, lầu bầu chửi nhau! (Suất cơm tôi, 1966) 

Trên bờ sông nghĩa địa ấy, người thanh niên Chí Thiện tồn tại như một vong hồn: 

Tôi đương sống, nhưng từ lâu đã chết

Chết trong tim, trong óc, chết tâm hồn

Cố đào lên bao thứ sớm vùi chôn

Song chúng đã xông mùi, tan rữa hết (Đoản thơ, 2) 

Kẻ nhận định thơ mình đúng nhất cũng lại là tác giả. Mười năm sau khi vào tù lần thứ nhất, Nguyễn Chí Thiện “nhận định” thơ mình: 

Thơ của tôi không phải là thơ

Mà là tiếng cuộc đời nức nở

Tiếng của nhà giam ngòm đen khép mở

Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ

Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ

Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ

Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở

Tiếng dạ dầy đói lả bóp bâng quơ

Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ

Tiếng bất lực trước muôn ngàn xụp lở

Toàn tiếng của cuộc đời sống dở

Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ! (Thơ của tôi, 1970) 

Năm năm sau, 1975, ông làm bài thơ thứ nhì định nghiã thơ mình, khốc liệt hơn: 

Thơ của tôi không có gì là đẹp

Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao

Thơ của tôi không có gì cao

Như chết chóc, mồ hôi, báng súng

Thơ của tôi là những gì kinh khủng

Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương

Thơ của tôi kém phần tưởng tượng

Nó thực như tù, như đói, như đau thương

Thơ của tôi chỉ để đám dân thường

Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ (Thơ của tôi, 1975) 

Không còn gì để bàn trước những lời thơ như thế. Quá khích ư? Đúng là quá khích. Nhưng có gì quá khích hơn bị tù vì tội nói thực? Có gì quá khích hơn sự đọa đầy đến chết vì tư tưởng? Không có gì để khen chê trước những lời thơ như thế. Không có gì liên quan tới nghệ thuật trước những lời thơ như thế. Không có gì hàm súc, không có gì ngụ ẩn trong những lời thơ như thế. Phê bình đành chịu. Phê bình đành gác bút. Có lần J.P. Sartre nói: Trước một em bé chết đói, cuốn Buồn nôn của tôi không có nghiã lý gì. Chúng ta bảo: trước những dòng thơ tù như thế, mọi khen chê, mọi nghệ thuật, đều trở nên vô nghiã. Phê bình đành á khẩu. 

Trước mắt tôi, mặt trời hấp hối

Sau lưng tôi, bóng tối mịt mùng

Bên phải tôi, tù ngục chập chùng

Còn bên trái, súng nhằm tim chắn lối! (Đoản thơ, 152) 

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ trào phúng 

Nhưng thơ Nguyễn Chí Thiện không chỉ có ngục tù, không chỉ có đớn đau và xác chết, ông còn có những bài thơ trào phúng vẽ chân dung lãnh tụ rất có duyên: 

– Về bác Mao: 

Bác Mao cân nặng tạ hai

Thịt ùn lên mặt, mặt hai ba cằm

Người dân Trung Quốc thì thầm:

“Nó là Đổng Trác nhưng dâm hơn nhiều!” (Đoản thơ, 126) 

– Về bác Hồ:

 Bác Hồ rồi lại bác Tôn!

Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng

Nước da hai bác mầu hồng

Nước da các cháu nhi đồng mầu xanh… (Bác Hồ rồi lại) 

– Lại về bác Hồ: 

Bác Hồ tới thăm thiếu nhi

Bác cười bác hỏi chi li ngọn ngành

Việc ăn ở, việc học hành

Lao động bác dặn chấp hành tốt, nhanh

Kẹo bánh bác hứa để dành

Chủ nghiã xã hội hoàn thành sẽ cho!

Thiếu nhi khăn đỏ cổ cò

Vỗ tay suông chúc bác Hồ sống lâu… (Bác Hồ tới thăm, 1967) 

– Về học thuyết Mác: 

Học thuyết Mác, này đây sọt rác

Xét lại làm gì, tốt nhất vất nó đi

Sử sách sau này đỡ mất công ghi

Thêm quá nhiều trang xám xì tội ác (Đoản thơ, 169) 

– Về thiên đường Mác: 

Thiên đường cụ Mác dân mơ

Tỉnh ra tài sản bị vơ nhẵn rồi

Chỉ còn lại chút mồ hôi

Đổ ra vì sợ, vì nuôi Đảng rồ! (Đoản thơ, 180) 

Vẽ chân dung các đại lãnh tụ như thế không phải dễ. Đó là lối thơ dân gian, lối thơ bút tre của những cụ đồ hóm hỉnh. Tính chất hóm này những ai đã từng nghe Nguyễn Chí Thiện nói chuyện thường bắt gặp: trong cái bi thảm tột đỉnh, tâm hồn ông bao giờ cũng hướng về một lối thoát, dù rất bé, về phiá mặt trời: ông là người của niềm vui, của lạc quan. Ông thích cười nhưng cuộc đời đã làm môi ông chụm lại che kín hàm răng. Nhưng mắt ông thường lộ một ánh lửa trêu ngươi, nhạo báng, thách thức, chơi khăm, những thế quyền, những bạo lực.  

Bị tuyệt vọng đè nát cuộc đời, nhưng ông không chết vì tuyệt vọng. 

Bên cạnh tiếng cười, thơ ông là một cõi mênh mông lệ, cõi nước mắt trong vắt như thủy tinh: 

Trong muôn dòng trái đất tuôn đi

Dòng trong nhất là dòng nước mắt (Lệ, 1971)  

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ thời thế 

Trong tù, không gian chật lại, bốn mùa co lại, thời gian không gian cùng chui chung một kiếp với tù nhân. Và mùa xuân, mùa hy vọng cũng chịu cực hình như người tù phạm: 

Bốn bức rào nứa

Cứa vào mùa xuân

Một cách bất nhân

Mùa xuân máu ứa! (Đoản thơ, 48) 

Không gian và thời tiết trong tù cũng là không gian và thời tiết của đất nước. Nhưng người tù không được biết gì về thời thế, về chiến tranh, về tình cảnh dân tộc. Người tù cũng giống như người nhà nông xưa, phải xem trời để biết nắng, xem mây đoán mưa. Người tù cảm nhận thời thế gián tiếp qua thiên nhiên, vũ trụ. Khi đất nước bị suy vong, khi con người bị trấn áp, cơn thịnh nộ của đất trời giáng xuống núi rừng như một lời cảnh giác: 

Đêm bão giật, lửa loè muôn tiếng sét

Nổ đùng đùng như đánh phá sơn lâm

Nước từ trời cao đổ xuống ầm ầm

Cả rừng núi lồng lên gầm quát thét (Đoản thơ, 95) 

Trước cơn thịnh nộ của đất trời, người tù Nguyễn Chí Thiện đã hiểu tất cả. Ông phẫn nộ và hờn oán chính mình, người mình, về chuyện nước non tan tác: 

Giận thân rồi lại giận đời

Giận thời chuyên chính, giận người hèn ngu

Giận trời, giận đất âm u

Giận sông, giận núi quân thù dọc ngang (Đoản thơ, 140) 

Nguyễn Chí Thiện sống trong tù trong suốt thời gian chiến tranh, nhưng chắc ông đã hy vọng miền Nam sẽ thắng. Những câu thơ sau đây đánh dấu sự tuyệt vọng của nhà thơ khi miền Nam thua trận, cả nước quy về một mối cộng sản: 

Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan

Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn (Vì ấu trĩ, 1975) 

Và trong con người ốm o, tù tội ấy, luôn luôn có sẵn ý định lật đổ định mệnh của mình và của dân tộc. Ý chí sắt đá ấy toát thành những lời thơ vũ bão, đặc dị, khác thường: 

Trong bóng đêm đè nghẹt

Phục sẵn một mặt trời

Trong đau khổ không lời

Phục sẵn toàn sấm sét

Trong lớp người đói rét

Phục sẵn những đoàn quân

Khi vận nước xoay vần

Tất cả thành nguyên tử (Trong bóng đêm, 1976) 

Sau này, khi chế độ toàn trị chỉ còn là quá khứ, những Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Hoàng Cầm, Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện, Bùi Ngọc Tấn… sẽ trở thành chứng nhân của lịch sử; một lịch sử sống động, trực tiếp, thành thực về vùng đồng lầy, viết bằng những từ trần trụi, không khoan nhượng, mô tả chính sách triệt hạ nhân quyền ở Việt Nam, trong hậu bán thế kỷ XX: 

Đạo lý tối cao ở xứ đồng lầy

Là lừa thầy, phản bạn

Và tuyệt đối trung thành vô hạn

Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng

Hạt thóc, hạt ngô phút hoá xích xiềng

Hoạ, phúc toàn quyền của đảng (Đồng lầy, 1972) 

Không ai kêu nổi một lời

Mồm dân Đảng khoá đã mười mấy năm (Gửi Bertrand Russell, 1968) 

Lời thơ tuy như nói, nhưng có tác dụng bằng trăm lời nói thường, bởi nó có cấu trúc nội tâm là sự thật.

Bài Đồng lầy là một bản trường ca về thời đại Nguyễn Chí Thiện đã sống, một cõi đồng lầy với những kiếp người như những con giun, với bọn ếch nhái lên làm chủ và lũ sậy lau co đầu cúi rạp. Cõi mộng chỉ đến trong giây lát, rồi nhà thơ lại phải quay về với thực tại, của đêm đen, của dân tộc đẫm trong ám khí đồng lầy

Trời cao biển rộng có cũng như không!

Một tiếng quạ đêm ảo não rỏ xuống đồng

Tôi tỉnh hẳn, trở về cơn ác mộng

Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang động

Những con cưng của ngừng đọng tối tăm

Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm

Nên chúng tưởng màn đen là ánh sáng!

Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng

Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen

Lũ sậy lau còm cõi đứng chen

Hơi có gió là cúi đầu rạp hết

Bát ngát xung quanh một mầu khô chết (Đồng lầy) 

Cả đoạn thơ trên bị một tiếng quạ đêm rỏ xuống đồng làm tan nát. Đúng ra, chỉ một chữ rỏ thần tình, chua xót, một chữ rỏ xác định phong cách thơ. 

Đồng lầy làm năm 1972, tóm tắt cuộc đời Nguyễn Chí Thiện, từ tuổi hai mươi, đầy tin tưởng vào tương lai, vào ánh sáng cách mạng mùa thu: 

“Mơ ước

Đợi chờ

Vĩ đại…

Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại

Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại

Ngỡ cờ sao rực rỡ,

Tô thắm mầu xứ sở yêu thương

Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường

Hung bạo phá bờ kim cổ

Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông

Mặt trời sự sống

Thổ ra từng vũng máu hồng (Đồng lầy) 

Lời thơ cổ điển theo lối kể các truyện nôm xưa: Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, lại mang sắc hiện đại của Một mùa thu năm qua cách mạng tiến ra đất Việt. Nhưng cơn mộng cách mạng của Nguyễn Chí Thiện -chậm hơn các bậc đàn anh, vì ông ra đời sau, và cũng chấm dứt sớm hơn nhiều người khác, bởi ông đã nhìn thấy trước sự thật: Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường-  kéo theo một chuỗi dài rùng rợn: 

Hung bạo phá bờ kim cổ

Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông

Mặt trời sự sống

Thổ ra từng vũng máu hồng 

Lời thơ mạnh mẽ. Chí khí vẫy vùng.

Thơ mang bạo lực như cách mạng, nhưng một bạo lực phản cách mạng.

Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện là hai nhà thơ miền Bắc chối bỏ rất sớm Cách mạng mùa thu. Ông đã nhận ra trách nhiệm lớn nhất của cuộc cách mạng này là du nhập chính sách đấu tranh giai cấp (của Mác, qua lăng kính Mao, vào đất Việt) là một dòng lũ, bùn, cuốn trôi tổ quốc: 

Một mùa thu nước lũ

Trở thành bùn nước mênh mông

Lớp lớp sóng hồng man dại

Chìm trôi quá khứ tương lai

Máu, lệ, mồ hôi, rớt rãi

Đi về ai nhận ra ai!

Khiếp sợ, sững sờ, tê dại!

Lịch sử quay tít vòng ngược lại

Thời hùm beo rắn rết công khai

Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai (Đồng lầy) 

Chỉ có Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện dám mô tả cách mạng mùa thu như thế. Nguyễn Chí Thiện bị bắt năm 1960. Phùng Cung, 1961. Nguyễn kể năm 1970 gặp Phùng trong trại tù Phong Quang, Yên Bái. Tình cờ chăng? Phùng và Nguyễn cùng tố cáo chiến tranh Nam Bắc?  

Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác

Đảng lùa đi, tan tác, thương vong

Mái ngói, mái gianh, lệ thảm ròng ròng

Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng

Đảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng

Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng

Lưới thép nền chuyên chính tung quăng

Khốc liệt, bậy xằng, ức oan, cay đắng

Dân đen tay trắng cam đành

Từ núi rừng hoang vu tới phố xá thị thành

Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát

Mầu áo vàng cảnh sát

Tràn lan, nhợt nhạt cả mầu xanh!

Cuộc sống đồng lầy rộp rát, nhoét tanh

Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm hại

Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại. (Đồng lầy, 1972) 

Đồng lầy là một bài thơ thời thế, bài thơ dấn thân, bài thơ tranh đấu, luận tội cộng sản và kết án chiến tranh. Đồng lầy cũng là một bài diễn ca trong phong cách Hà Thành chính khí caĐại Nam quốc sử diễn ca... Sau này, khi mọi chuyện lắng xuống, người ta mới có thể đánh giá bản trường ca này một cách công bình hơn. Nhưng chắc chắn nó sẽ là một bài thơ cần phải đọc để tìm hiểu thời đại này. 

Bài Con tầu rêu, là một thành công khác, một giá trị nghệ thuật và tư tưởng.

Dùng Con tầu rêu Nguyễn Chí Thiện muốn mượn hình ảnh con tầu say (bateau ivre) của Rimbaud, để chỉ những con tầu tự do, hay sự tự do của chính mình. Thơ buồn bã như một lời tâm sự: 

Con tầu say như ních chật không gian

Giữa mùa điên không biết lực điêu tàn

Xô vỡ vụn nơi ngời băng tuyết loá

Trong trắng xoá những ngày mưa tầm tã

Con tầu đau vật vã trước bờ xanh

Phiá mờ xa thôn xóm đứng yên lành

Thân tầu đã tan tành trên mũi đá.

Cay đắng quá những bến nghèo tàn tạ

Đón trông tầu lui tới, đứng buồn thiu

Khi tầu tôi men đến cũng dập dìu

Gây sóng gió đắm dìm cho nhục nhã

Ôi tiếp tới nước triều dâng vật vã

Con tầu run chưa tiến đã chờn lui

Đành một mai nơi đáy nước rêu vùi

Làm chỗ ở cho tôm, sò, ốc, cá

Tôi đã biết những đêm dài dòng dã

Con tầu câm trôi giữa đám trăng sao

Biết dừng đâu, không bóng hải cảng nào

Ra tín hiệu đón con tầu buồn bã

Tôi đã biết những bình minh đói lả

Biến sang mầu loang tím của chiều hoang

Con tầu đi, sức kiệt, lệ dòng hàng

Thương xót những mảnh tầu trôi vạn ngả… (Con tầu rêu, 1965) 

Niềm tuyệt vọng của Nguyễn Chí Thiện về tự do đã dấy lên rất sớm, từ thời thanh niên, tù tội, Từ năm 1965.

Con tầu tự do trong tim người tù trẻ phóng đi tìm một bến bờ, tìm sự đồng thanh tương ứng. Nhưng con tầu của chàng đơn độc một mình. Nó đã mắc nạn. Không ai cứu giúp. Không ai cho cập bến, đến cả các bến nghèo, họ cũng đuổi tầu đi. Họ cũng dìm cho tầu chìm, dường như trên mảnh đất này, tự do là yếu tố đã bị yểm, bị mọi người bỏ qua, bị sa thải như một vật phù phiếm, người ta không cần dùng đến. 

Tất cả những đắng cay của con tầu rêu, chìm dưới đáy biển, vận vào thơ, làm nên linh hồn tập Hoa địa ngục.

Không ai hiểu hơn tác giả, không ai có thể định nghiã đúng thơ ông bằng vài đoản thơ sau đây mà chúng tôi chép lại như lời kết của chính tác giả về đời mình, về tự do và về thân phận dân tộc: 

Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt

Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan

Hoa trưởng sinh trong tù, bệnh, cơ hàn

Hương ẩm mốc, mầu nhở nham, xám xịt.

Toàn bộ thơ tôi nặng nề cay cực

Không một sắc mầu mang khí lực xanh tươi

Vần điệu nghe như quỷ khóc ma cười

Do sáng tạo tận cùng sâu đáy vực (Đoản thơ, 112, 113) 

Nguyễn Chí Thiện đã chết. Một cái chết đột ngột, không ai ngờ, trừ “tác giả”. Một cái chết nhanh, trần trụi, phanh phui sự thực như thơ ông: Cái chết đứng của Từ Hải trước trận tiền, bằng những cơn ho xé phổi, bằng lục phủ ngũ tạng tan tành như trái phá, trong một ngoại hình gần như vô bệnh. 

Cái chết làm câm đi những lời ngụy biện trong các chiến dịch “Nguyễn Chí Thiện thật giả, giả thật” nối tiếp nhau bôi nhọ ông trong vòng nhiều năm, dường muốn chôn ông lần nữa, bắn ông bằng thứ ám khí tàn ác không kém gì 27 năm tù cộng sản, của những kẻ sống dưới xã hội tự do, những kẻ tạm gọi là “đồng hội, đồng thuyền”.

Khi Hồ Thích bị các đồng chí trong Quốc Dân Đảng Trung Hoa đánh, Phan Khôi viết: “Thà chịu cái độc thủ của kẻ cường quyền, của bọn tiểu nhân; không thà chịu cái chó má của bạn đồng chí, của người quân tử”. 

Đấy là Phan Khôi nói về cái chó má của người quân tử, còn trường hợp Nguyễn Chí Thiện, lại là cái chó má của bọn tiểu nhân, phỏng có đáng nhắc đến chăng? 

Sự lựa chọn, luôn luôn sự lựa chọn làm nên con người. Trong muôn vàn lời tiếng ném ra, con người có khả năng lựa chọn tiếng nào hữu tình, hữu lý; tiếng nào phản, ngụy, trắc, gian. 

Trong muôn ngàn tiếng muốn tìm ra

Tiếng nào thiết tha

Tiếng nào trung thực

Hãy lắng nghe tiếng vọng từ đáy vực (Đoản thơ, 114) 

Chúc thư Nguyễn Chí Thiện để lại là chúc thư ngôn ngữ và tư tưởng: Mặc kệ ngục tù, mặc kệ xác thân rữa nát, tư tưởng và ngôn ngữ vẫn sống, sống lâu, sống dài, sống mãi: 

Song ngôn ngữ ngày đêm vẫn sống

Âm thầm đưa tư tưởng sang sông

Qua muôn trùng hệ thống xiềng gông

Đang ra sức dựng thay cầu cống

Thoát khỏi đầu là tư tưởng sống (Từ tư tưởng, 1971) 

Thụy Khuê

Paris tháng 6-8/2013


[1] DoỦy Ban Tranh Đấu Cho Tù Nhân Chính Trị Tại Việt Nam, nhóm Nguyễn Hữu Hiệu, Viên Linh in tại Washington DC, 1980.

[2] Do Phong trào thanh niên hành động, in ronéo tại Pháp, không đề năm.

[3] Mắt thuyền: chữ của Lưu Trọng Lư.

Nguyễn Chí Thiện (1939-2012) và Hoa địa ngục (rfi.fr)

19/09/2013 

” Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện là hai nhà thơ miền Bắc chối bỏ rất sớm Cách mạng mùa thu. Ông đã nhận ra trách nhiệm lớn nhất của cuộc cách mạng này là du nhập chính sách đấu tranh giai cấp (của Mác, qua lăng kính Mao, vào đất Việt) là một dòng lũ, bùn, cuốn trôi tổ quốc: 

Một mùa thu nước lũ

Trở thành bùn nước mênh mông

Lớp lớp sóng hồng man dại

Chìm trôi quá khứ tương lai “

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục

Hoa địa ngục là một hành trình thơ, là một hành trình sống. Hoa địa ngục là tác phẩm sớm nhất mô tả đầy đủ hai khía cạnh: chế độ tù ngục và cuộc sống con người trong chế độ toàn trị, ngay từ năm 1960, ở miền Bắc. Văn bản xuất hiện năm 1979, cũng là sớm nhất, khi những hồi ký của tù nhân cải tạo miền Nam chưa ra đời và hai mươi năm sau, ở miền Bắc mới có tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 củaBùi Ngọc Tấn.

Thụy Khuê

Năm 1979, một tập thơ từ Hà Nội được chuyển ra nước ngoài. 1980, được in ra. Những ấn bản đầu tiên không đề tên tác giả, chỉ biết đó là một người tù, một kẻ mạo hiểm đã đem tác phẩm của mình “ném vào” toà đại sứ Anh. Tác giả lập tức bị bắt. Bị tù. Đó là Hoa địa ngục của Nguyễn Chí Thiện.

Hoa địa ngục, khi mới in, mang những tên như Tiếng vọng từ đáy vực[1], Quê hương tù ngục[2]v.v… Nhiều năm sau mới trở lại với tên Hoa địa ngục do tác giả chọn. 

Hoa địa ngục hay những đoá hoa nẩy sinh từ địa ngục -chắc hẳn đã cảm hứng từ Fleurs du mal (Ác hoa), những đoá hoa nảy sinh từ nỗi đau, từ cõi ác của Baudelaire- chiếu vào cuộc đời tù ngục và con người dưới chế độ toàn trị, theo truyền thống Đỗ Phủ.

Nguyễn Chí Thiện nổi tiếng ngay, được nhiều giải thưởng quốc tế của các cơ quan tranh đấu cho nhân quyền, song thơ ông có lẽ chưa bao giờ được đánh giá đúng mức khi ông còn sống. 

Bởi nhiều lý do, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là điểm cộng đồng người Việt hải ngoại chia nhiều phe phái: Phái tả thiên cộng không chấp nhận những câu thơ chạm đến “bác” trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phái hữu, phần đông không chú ý tới thi ca và tranh đấu; phần nhỏ cực hữu, sử dụng ông như một vũ khí, một viên đạn trực tuyến chống cộng. Phái “văn học” xếp thơ ông vào loại chính trị “phi nghệ thuật”. Cuối cùng chỉ còn lại một số ít người trung thành với thi ca và tự do, đã bảo vệ ông trong suốt hành trình lâm nạn và số đông quần chúng vô danh, vô nhãn, đọc thơ ông trong im lặng. 

Những thành kiến cả yêu lẫn ghét, thường dựa vào mấy câu thơ ông kịch kiệt chửi cộng sản làm nền. Chính những câu thơ này đã tạo ra cliché một Nguyễn Chí Thiện chống cộng cực đoan, quá khích, đi ra ngoài thế giới thi ca Nguyễn Chí Thiện. 

Nguyễn Chí Thiện, trong sâu thẳm của thi ca, hình hài, và ngôn ngữ, trong tác phong, trong cách diễn đạt, là một nhân cách thật, một con người thật. Chỉ vì nói thật mà mắc vòng tù tội. Một con người ngây thơ, thành thật, ngơ ngác, vấp ngã trước bao giả trá, tàn ác của chế độ độc tài. Tính thật ấy toát ra trong lời nói, trong câu văn, không hoa mỹ, không vòng vo. Chất thật ấy bao trùm không gian, bọc lấy người nghe, như một điệu buồn, như một hồn ma không đất đậu trên quê hương mà gian dối đã thở thành sự thật. 

Năm 1960, ở tuổi 21, vì trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử thế chiến thứ hai, Nguyễn Chí Thiện phạm tội “phản tuyên truyền”, bị kết án hai năm, nhưng phải tù 3 năm rưỡi, cho đến 1964.

Năm 1966, bị tình nghi làm thơ chống chế độ, lại bị bắt, bị tù 11 năm, 1977 được thả.

Năm 1979 đến toà đại sứ Anh gửi hay “ném” tập thơ Hoa địa ngục, bị bắt tức khắc. Bị tù 12 năm, đến 1991.

Trước sau tổng cộng 27 năm.

Ngày 28/10/1991, Nguyễn Chí Thiện được thả. Tháng 1/1995, được sang Hoa Kỳ. 

Nguyễn Chí Thiện, trong sâu thẳm của lời nói, lời thơ, chính là sự thành thật đã qua đời dưới một thế quyền mà sự giả trá đã trở thành quốc sách. 

Sự thành thật nguyên thuỷ toát ra từ giọng nói và thi ca của ông, làm cho người nghe, người đọc trong các xã hội “tân tiến” phải ngạc nhiên vì chất men “quê mùa” còn sót lại trong con “người rừng” đã trải gần ba mươi năm tù hãm, đói khát, bệnh tật. Đối với thế giới “văn minh”, Nguyễn Chí Thiện là người tiền sử. 

Làm thơ khi bắt gặp một cảnh huống, một ý nghĩ, một tâm sự, một chạnh lòng,… Ông là nhà thơ trần thuật, một người kể chuyện bằng thơ. Thơ ông gần với lời, thơ ông chính là lời nói vội chưa kịp tu từ thành thi ca, còn nguyên chất ròng khổ đau tù ngục. 

Hoa địa ngục là thiên hồi ký về cuộc đời tù tội trong những căn ngục riêng, dưới mái giam chung là cuộc đời trong xã hội cộng sản

Người ta trách thơ ông thiếu nghệ thuật, cũng phải. Ở địa vị ông, có nhà thơ nào còn kịp nghĩ đến nghệ thuật làm thơ? Còn kịp nghĩ đến việc gọt giũa một chữ đẹp cho thơ? Hay tất cả cũng sẽ như ông: chớp nhoáng, ghi lại những đớn đau gào thét trong thịt da tâm não. 

Bản thảo Hoa địa ngục tập hợp những bài thơ viết tay, dưới đề năm, chắc là những trang giấy rời, cho nên khi in ra, mỗi người sắp xếp theo một lối, hầu như vô trật tự, không theo thời gian, mà cũng không theo chủ đề, các bản in thường có rất nhiều chữ đánh máy sai, nhưng tạm gọi là đầy đủ, chỉ hơn kém nhau một vài bài. 

Lối in vội này, in tất cả này, chỉ có ích lợi nhất thời; nhưng về lâu về dài, sẽ gây rối loạn cho độc giả: những bài thơ dở làm giảm giá trị những bài thơ hay, nhụt chí người đọc. Bởi thơ cần hay không cần nhiều. Biết bao nhà thơ đã làm giảm giá trị của mình bằng những bài thơ dở hoặc những lời thơ lập đi lập lại nhiều lần. Nguyễn Chí Thiện cũng không ngoại lệ. 

Vậy điểm đầu tiên, khi in hoặc in lại thơ Nguyễn Chí Thiện, có lẽ nhà xuất bản nên tuyển, lược những bài dở hoặc lập lại; rồi xếp theo chủ đề, hoặc theo thứ tự thời gian, để làm sáng tỏ vũ trụ thơ Nguyễn Chí Thiện: Thân phận con người trong xã hội toàn trị

Nguyễn Chí Thiện là nhân chứng không thể loại trừ về một guồng máy kiểm soát con người từ trí óc đến hành động, từ tay chân đến tư tưởng. Hoa địa ngục vừa là một hành trình thơ, vừa là một hành trình sống.Hoa địa ngục là tác phẩm sớm nhất mô tả đầy đủ hai khía cạnh: chế độ tù ngục và cuộc sống con người trong chế độ toàn trị, ngay từ năm 1960, ở miền Bắc. 

Văn bản xuất hiện năm 1979, cũng là sớm nhất, khi những hồi ký của tù nhân cải tạo miền Nam chưa ra đời và hai mươi năm sau, ở miền Bắc mới có tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 củaBùi Ngọc Tấn. 

Hoa địa ngục là câu chuyện một thanh niên bước vào đời tràn đầy hy vọng: 1954, miền Bắc bắt đầu cuộc sống hoà bình, độc lập, sau chín năm chiến tranh. Ba năm sau, 1957, chàng sáng tác bài Mắt em, thơ tình, có lẽ là bài thơ đầu tiên được lưu lại, mang nét lãng mạn của cái “thủa ban đầu lưu luyến ấy“, lần đầu rung động trước đôi mắt thuyền[3]Mắt em thời chưa đi tù, là một hợp âm ca dao, Lưu Trọng Lư và TTKH trong tình yêu thứ nhất: 

Mắt em mềm mại con đò

Anh nhìn chẳng thấy hẹn hò một câu

Mắt em trong mát giòng sâu

Anh nhìn chẳng thấy nhịp cầu bắc qua

Mắt em là một vườn hoa

Vắng anh, thắm nở chói loà sắc hương

Vườn hoa ấy, cảnh thiên đường

Anh nhìn chỉ thấy cửa thường đóng nghiêm (Mắt em, 1957) 

Người thanh niên 18 tuổi của một Hà Thành đã tiếp thu cách mạng được ba năm, nhưng chưa “lột xác”: vẫn còn mộng đôi mắt thuyền của Lưu Trong Lư, vẫn còn mơ giai nhân đài các “đóng nghiêm” trong khung cửa của Thâm Tâm TTKH. 

Một năm sau, 1958, thơ đã buồn hơn, đã nhuốm màu hoang sơ Hà Nội sau bốn năm “giải phóng”. Thơ luyến nhớ dĩ vãng. Hà Nội bây giờ nằm im, lo sợ, chờ đợi bản án Nhân Văn: 

Quanh hồ liễu rủ

Giữa hồ tháp đứng âm u

Đền Ngọc Sơn không hương khói lạnh lùng

Cầu Thê Húc nằm nghe lá rụng…

Đâu những bác thầy tầu, thầy cúng

Những bà già đi lễ năm xưa?

Cảnh hồ gươm mưa nắng bốn mùa

Lẩn quất bóng rùa, lặng lẽ… (Quanh hồ liễu rủ, 1958) 

Lại một năm nữa trôi qua, 1959, lịch sử miền Bắc xuyên dần vào thơ. Cái sợ của người dân thấm dần vào không gian, cỏ lá. Không khí âm u vượt biên Hà Nội, trải rộng, trải dài, lan tới núi rừng, tới thượng du, tới những bản xa nơi địa đầu hoang dã: 

Vài cánh dơi chập chờn quanh cổ miếu

Rừng ngả dần mầu hiểm bí, âm u

Gió đìu hiu thoang thoảng lạnh hơi chiều

Sương ẩm ướt bắt đầu rơi phủ

Trong lặng vắng vút ngân dài tiếng hú

Vài cánh chim lạc lõng vội bay về

Lời tối tăm vang dậy bốn bề

Tiếng ếch nhái côn trùng trong cỏ nước

Người lữ khách giật mình chân rảo bước

Bàn mường xa có kịp tới qua đêm? (Vài cánh dơi, 1959) 

Nhưng 1959 cũng là năm người thanh niên hai mươi tuổi ngước mắt nhìn xã hội, nhìn con người và cuộc sống. Niềm vui đánh đuổi được thực dân Pháp đã qua lâu rồi, chỉ còn lại mầu đỏ búa liềm, liệm dần cuộc đời thực tại trong bốn bức tường độc tài của một người, một đảng. 

Nguyễn Chí Thiện bắt đầu vẽ chân dung. Bức tranh đầu, ông vẽ một người mù, một xẩm tân thời sống trong chế độ mới; đồng thời cũng là ý thức của chính mình, lần đầu tiên tỉnh dậy, nhìn thấy sự thực nằm sau những bức bình phong giả, bài trí ánh sáng, ấm no tân tạo: 

Tôi thường đi qua phố

Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ

Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo

Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên

Dốc hơi tàn thổi đứt đoạn như rên

Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng

Đã mang lại ấm no và ánh sáng!

Một buổi sớm anh như choáng váng

Gục xuống đường, tiêu rớt sang bên

Tôi vội vàng chạy lại đỡ anh lên

Anh chỉ khẽ rên: Trời, đói quá! (Tôi thường đi qua, 1959) 

Năm 1959 đối với Nguyễn Chí Thiện đánh dấu ngõ quặt của nhận thức. Ngày Thiện đỡ người mù dậy, cũng là ngày anh đỡ chính anh, mang tâm thức anh từ vùng tối ra vùng sáng. Nhưng đó cũng là ngày đại hoạ cho anh: từ nay, anh sẽ thay người mù bước vào bóng tối của lao tù cho đến hết tuổi trẻ. 

Năm 1960, lại một bước nữa dấn thân vào định mệnh: Nguyễn Chí Thiện nhận dạy thay một người bạn ốm vài giờ lịch sử cho lớp học bổ túc văn hóa ở Hải Phòng. Bài giảng về đại chiến thứ hai, thấy sách giáo khoa viết Nhật đầu hàng là do Hồng Quân Liên Xô đánh bại quân Nhật ở Mãn Châu, Thiện bèn đính chính: Nhật đầu hàng vì Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử. Chuyện vu vơ, chẳng dính líu gì đến chính trị Việt Nam, thế mà anh bị đưa ra toà, lãnh án 2 năm tù vì tội “phản tuyên truyền”. Người con trai 20 tuổi, bị giam vì trót dậy học trò sự thực, chưa tiên đoán được những gì sẽ đến trong tương lai: 

Nửa đời thân thế long đong

Nhà thương tù ngục xoay vòng tuổi xuân

Một năm thổ huyết hai lần

Mười năm cấm cố tiêu dần thịt da

Rừng hoang biên giới mưa sa

Hoẵng kêu nấc gịong xa xa trên ngàn

Chăn đơn khôn ấm nỗi hàn

Co lên đất tấm thân tàn bỏ đi… (Đêm nằm nghe, 1974) 

1961, nẩy sinh một Nguyễn Chí Thiện khác, một nhà thơ lột xác, đã thôi lãng mạn, đã từ yêu đương, miễn tiếc nhớ, để bước vào thực chất lao tù, bước vào định mệnh: 

Có những chiều mưa buồn lạnh cóng

Giữa bùn trơn tê tím xương da

Chống cuốc nhìn rừng núi bao la

Trong bụi nước mờ mờ lẩn bóng…

Có những chiều mặt trời như lửa bỏng

Giọt mồ hôi mờ xót con ngươi

Đặt gánh phân nhìn bốn phía đất trời

Rừng núi đứng im lìm trong nắng loá

Có những chiều thịt gân rời rã

… (Có những chiều, 1961) 

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ nhân chứng 

Từ đây, Nguyễn Chí Thiện trở thành nhà thơ nhân chứng, trở thành Đỗ Phủ của địa ngục trần gian, của thiên đường cộng sản. Tia mắt ánh xanh lạ lùng ở một người châu Á ấy đã quắc lên. 

Ở tuổi 23, ông viết bài thơ đầu tiên mô tả thực chất đời tù. Ở người thanh niên lãng mạn mơ mộng hiền lành mấy năm về trước, nay đã có sự đổi thay toàn diện từ lực tâm đến lực bút, những chữ dữ dội, khốc liệt, vung lên: 

Chúng tôi sống giữa lòng thung lũng

Bốn bên là rừng núi bọc vây quanh

Ở rúc chui trong mấy dẫy nhà tranh

Đầy rệp muỗi, đầy mồ hôi, bóng tối

Bệnh tật cho nhau, đời ôi hết lối

Tuyệt vọng ngấm dần, hồn xác tả tơi

Bảo đây là kiếp sống của con người

Của trâu, chó? So làm sao, quá khó!

Làm kiệt lực, nếu không giây trói đó

Ốm ngồi rên, báng súng thúc vào lưng

Bướng lại ư? Hãy cứ coi chừng

Xà lim tối, chân cùm dập nát!

Lũ chúng tôi triền miên đói khát

Đánh liều xơi tất cả củ cây rừng

Bữa cơm xong mà cứ tưởng chừng

Chưa có một thứ gì trong ruột cả!

Đêm nằm mơ, mơ toàn mơ thịt cá

Ngày lắm người vơ cả vỏ khoai lang

Có ai ngờ thăm thẳm chốn rừng hoang

Đảng cất giấu dân lành hàng chục vạn

Và sát hại bằng muôn ngàn thủ đoạn

Vừa bạo tàn vừa khốn nạn, gian ngoa

Biết bao người chết thảm chết oan

Chết kiết lỵ, chết thương hàn, sốt rét

Chết vì nuốt cả những loài bọ rết

Vì thuốc men, trò bịp khôi hài

Chế độ tù bóc lột một không hai

Biết bao cảnh, bao tình quằn quại

Có những kẻ thân hình thảm hại

Phổi ho lao thổ huyết vẫn đi làm

Lời kêu xin phân giải chỉ thêm nhàm

Phòng y tế dữ hơn phòng mật thám!

Những con bệnh bủng vàng hay nhợt xám

Bước khật khừ như bóng quỷ hồn ma

Có những buổi mưa rơi tầm tã

Vác áo quần ra đứng cả ngoài sân

Lũ công an lục soát toàn thân

Thu đốt cả vật tối cần- miếng dẻ!

Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻ

Thiên đường cụ hứa như thế kia a?

… (Chúng tôi sống, 1962) 

Chúng tôi sống, 1962, là một bản cáo trạng, một bản hùng văn, một bức tranh cô đọng và chi tiết về cuộc sống hàng ngày của những tù nhân chính trị trên đất Bắc, chưa bao giờ được viết, chưa bao giờ được công bố.

Chúng tôi sống làbức tranh hiện thực rỏ máu. Sự thật này, năm 1962 không ai tin được, bởi mọi người còn chưa hết say chiến thắng Điện Biên, còn đang hướng về một thiên đường tuyệt đối sau khi dẹp xong bọn “phản động” Nhân Văn Giai Phẩm.

Phải 40 năm sau, Bùi Ngọc Tấn mới viết những sự thật này thành tiểu thuyết. 

Nguyễn Chí Thiện đi sớm hơn thế hệ ông bốn mươi năm, vì vậy mà ông đã không được đánh giá đúng mức, bởi trong số những người ca tụng Bùi Ngọc Tấn sau này, rất nhiều đã từng đào thải Nguyễn Chí Thiện. 

Chúng tôi sống nói lên sức sống mãnh liệt của người thanh niên tên Chí Thiện, hiểu tại sao có sự trở mình của một ngòi bút bẩm sinh vốn nhu mì, nay đã lột xác trở thành đanh thép; giải thích tại sao một thanh niên ốm o ho lao, có thể sống còn và tồn tại sau 27 năm tù. 

Trong số những chàng trai bị tù vì tư tưởng, Chí Thiện hiện rõ nét, bởi anh là một nhà thơ,  dám nghĩ, dám ghi lại ngoại cảnh và tâm cảnh của mình. Anh bắt đầu đầu đặt câu hỏi, về trời, về đất, về nước, về thân phận. Nguyễn Chí Thiện suy nghĩ lao lung: 

Trời u ám, cây hay là xương xám?

Mây đục mờ, hay vải liệm mầu tang?

Gió đìu hiu lạnh buốt can tràng

Hay hơi thở nơi dương tàn âm thịnh?

Lòng thung vắng mịt mù hoang lạnh

Hay mồ ma huyệt địa rấp xương khô?

Từng đoàn đi thiểu não toán tội đồ

Hay quỷ đói nơi trần gian địa ngục?

Những chàng trai mặt gầy đen nhẫn nhục

Mắt lạnh lùng, ngời sáng lửa âm u

Họ ngước trông non nước mịt mù

Và cúi xuống, nặng nề suy nghĩ… (Trời u ám, 1962) 

Kể từ đêm trừ tịch 1961, Chí Thiện nhận thức được vai trò nhân chứng của mình. Kể từ nay, anh quyết tâm ghi lại trong đầu từng cảnh sắc, từng hình ảnh, từng chi tiết nhỏ nhoi: 

Đêm rừng, rả rích mưa, phòng dột

Ôm gối ngồi run lạnh nhìn nhau

Chấm lửa mờ xanh một ngọn đèn dầu

Thùng nước giải, thùng phân, sàn rệp đốt

Đêm trừ tịch tù năm sáu mốt. (Đêm rừng rả rích, 1962) 

Mỗi trạng huống, mỗi âm thanh, có thể trở thành một bài thơ khủng khiếp. Chưa nơi nào, chưa thơ nào mà kiếp người kinh hoàng đến thế: 

Trời mưa tầm tã đêm qua

Sáng nay lạc rỡ còn pha trộn bùn

Sá gì bệnh sán, bệnh giun!

Dịp may hiếm có, tùn tùn nuốt nhai

Tôi nghe rào rạo bên tai

Một nhân lạc phải trộn hai nhân bùn (Trời mưa tầm tã, 1962) 

Cái đói ở đây không còn nguyên chất sinh học nữa nữa, không còn trọn khối nữa, mà nó đã hoá thân, hóa chất, nhập vào mỗi âm thanh: tùn tùn nuốt nhai, rào rạo bên tai, một nhân lạc trộn hai nhân bùn. Nó đánh động lương thức người đọc như một thứ bom nổ chậm mà chắc. 

Vẫn chuyện rỡ lạc, năm sau, cái đói mở ra một trận tuyến khác: nó dẫn đến sự trừng trị, nó là cái cớ để cái ác có cơ hội ra tay, như nhân với quả: 

Toán tôi rỡ lạc ngoài đồng

Có ông quản giáo ngồi trông đàng hoàng

Thừa cơ quản giáo trông ngang

Một anh tranh thủ vội vàng nuốt nhai

Vài nhân lạc cả vỏ ngoài

Quả tang! Báng súng nện hoài không thôi!

Mồm anh toé máu, vều môi. (Toán tôi rỡ lạc, 1963) 

Chưa có một thế giới nào dã man đến thế: vừa chết đói vừa bị đánh. 

Nhưng sự kinh hoàng đến từ chỗ khác: Sự thản nhiên của người kể, nhẹ nhàng như thuật một chuyện vui hàng ngày. Những chữ thừa cơ, tranh thủ hàm ý khôi hài, càng làm tăng tốc ác, làm dầy cái bạo tàn, làm tê liệt hệ thần kinh người đọc.

Thơ Nguyễn Chí Thiện không gọt giũa mỗi chữ mỗi lời, cũng không cao siêu tư tưởng, mà chỉ là những lời lẽ bình thường, thậm chí tầm thường nữa, nhưng chúng làm ta giật mình bởi chất dã man, tàn bạo ẩn trong những con chữ nhu mì hiền hậu, lừa ta vào ổ phục kích bất ngờ. 

Cũng năm 1963 này, Nguyễn Chí Thiện sáng tạo những câu thơ lãng mạn pha máu và nước mắt. Sự tuyệt vọng lên ngôi, người thanh niên 24 tuổi, sau ba năm tù tội, đã nghiền tan cái lãng mạng của thời mình trong những dòng thơ tuyệt vọng, những câu thơ tím bầm mình mẩy, những vần thơ run sợ thất thần trên đường lên máy chém: 

Khi ta tới mặt trời đã nguội

Gió mùa thu trở gió may cào

Những mầm non khô cứng tế bào

Mau thay sắc mang mầu xanh rớt

Và mặt đất hoá thành mặt thớt

Và con người con cá thiu ươn

Khắp nơi nơi nhung nhúc loài lươn

Loài giun đất không quằn khi dẫm

Tình mộng đã vùi chôn một nấm

Hận thù trơ trọi sống mồ côi

Những vần thơ lãng mạn câm rồi

Còn rỏ xuống một dòng đỏ sẫm (Khi ta tới, 1963) 

Những vần thơ lãng mạn câm rồi -chính là thơ bị trảm tấu, thơ bị tử hình- là đỉnh cao của tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng trở thành độc dược, ngấm dần vào cơ thể thanh niên, hủy hoại hệ thần kinh, rút dần xương tuỷ: 

Mầu thời gian đã chuyển về sắc xám

Vị thời gian đã ngả tới mùi thiu

Nửa trang đời dập, xoá, tẩy còn lưu

Và còn đó nửa trang dài lạnh trắng…

Tim trúng độc hóa ra bầu mật đắng

Hệ thần kinh một mớ chỉ xù lông

Nửa trang đời không một chữ nào trông

Thành nét chữ, nửa trang đời lạnh trắng…

Dông gió hết bơ phờ trong quạnh vắng

Cảnh hoang tàn cây đổ mái nhà xiêu

Nửa trang đời thâm tím với bầm biêu

Lòng dột nát, nửa trang đành bỏ trắng? (Mầu thời gian, 1963) 

Đã xa rồi cái buổi “mầu thời gian xanh xanh” của Đoàn Phú Tứ. Mầu thời gian, ở Nguyễn Chí Thiện, nó sắc xám, nó đã ngả mùi thiu, nó là trái tim trúng đạn, nó là hệ thần kinh rối bét như mớ chỉ xù, nó là nửa trang đời bỏ trắng, nó là chưa sống mà đã chết… nó là mầu tuyệt vọng của thời gian. Bên cạnh sự tuyệt vọng của thời gian, là sự hấp hối của một người em tập kết: 

Những manh áo vải

Tả tơi

Vật vã

Vào thịt da…

Em có lạnh lắm không?

Mưa gió mênh mông

Thung lũng sũng nước bùn

Bệnh xá mối đùn, ẩm mốc

Những khuôn mặt xanh vàng gầy rộc

Nhìn nhau, đờ đẫn không lời

Nhát nhát em ho

Từng miếng phổi tung rời

Bọt sùi, đỏ thắm!

Em chắc oán đời em nhiều lắm

Oán con tầu tập kết Ba Lan

Trên sóng năm nào

Đảo chao

Đưa em rời miền Nam chói nắng…

Sáng nay em không trống không kèn

Giã từ cuộc sống

Xác em rấp trên đồi cao gió lộng (Anh gặp em, 1965) 

Toàn bộ thời gian, không gian, người, vật, đều sống trong mùi tử khí, đều là những chân dung xác chết, nối tiếp nhau trong vườn hoa địa ngục. Người đọc lạc vào cửa tử trong trận đồ bát quái không tìm được lối ra. Bên cạnh xác người em tập kết là xác chết một thân trâu: 

Trông trâu mà khiếp cho trâu

Lở loang, tanh loét, sắc mầu nhở nham

Lệnh ban giám thị nhà giam

Mừng ngày quốc khánh cho làm thịt ăn

Tù nhân tính toán băn khoăn

Bốn mươi cân thịt, người ăn một nghìn! (Trông trâu mà, 1967) 

Trong bữa tiệc mừng quốc khánh, mỗi người tù được hưởng 40g thịt trâu chết bệnh. Chưa có cao lương nào đạt vị khôi hài chua chát cay độc đến vậy. Nhưng chưa hết, bên cạnh xác trâu lở loang, tanh loét; bên cạnh một nghìn xác tù hom hem; bên cạnh bữa tiệc quốc khánh quái đản, lại là một chân dung người: 

Bác nằm liền sát cầu tiêu

Mùi phân nước giải sớm chiều nồng hôi

Bác ơi, bác sắp chết rồi

Bác không còn sức để ngồi được lên

Bác nằm thoi thóp khẽ rên

Bát cơm ngô, bát rau dền đặt bên

Bác thèm một miếng đường phèn

Nhà giam Cộng sản bác quên bác tù

Trưa nay cái chết lù lù

Tới khiêng bác – Khối hận thù ngàn thu! (Ốm đau không thuốc, 1968) 

Cuối cùng, sống chết giao lưu trong một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Người hấp hối và thần chết trò chuyện với nhau trong không gian âm dương giao kết, buốt lạnh: 

Nhìn thần chết hiện lên dần từng bước

Thân tù cao không có lực xô lùi

Anh chết oan, chết thảm, chết dập vùi

Hồn khổ não không thể nào siêu thoát

Đêm đêm hiện về đây lạnh toát

Bộ đồ đen, bụng phù trướng, bước đi

Anh ngước nhìn tôi, ra hiệu, chẳng nói gì

Mặt bủng xám, mắt ngời lên sáng quắc

Thế đủ rồi, tôi hiểu, hãy nên lui

Thể xác anh chuột khoét đã chôn vùi

Hồn anh hãy về vui nơi cực lạc

Lưu luyến chi đời tù lao đói rạc

Sống đọa đầy thoi thóp, sống ngựa trâu

Chết như anh, hết khổ có chi sầu

… (Nhìn thần chết, 1968) 

Trong nhiều năm, Nguyễn Chí Thiện ngồi vẽ chân dung như thế, bức nọ để cạnh bức kia, thành cuộc triển lãm một quần hội nửa người, nửa thú, đang sống mà đã chết. Một thế giới người, vật, âm, dương, không phân chia giai cấp, không phân liệt đấu tranh. Một vùng ngoại biên, trên sông lú, người và vật cùng bị giam trong một không gian kín, chết sống giao thoa. Cái đói là bát cháo lú khiến người tù quên mình khi trước đã từng là một con người: 

Suất cơm tôi một hôm đánh đổ

Tôi còn đương đau khổ nhìn theo

Thì nhanh như một đàn heo

Bốn, năm đầu bạc dẫm trèo lên nhau

Bốc ăn một lúc sạch làu

Miếng cơm, miếng đất, lầu bầu chửi nhau! (Suất cơm tôi, 1966) 

Trên bờ sông nghĩa địa ấy, người thanh niên Chí Thiện tồn tại như một vong hồn: 

Tôi đương sống, nhưng từ lâu đã chết

Chết trong tim, trong óc, chết tâm hồn

Cố đào lên bao thứ sớm vùi chôn

Song chúng đã xông mùi, tan rữa hết (Đoản thơ, 2) 

Kẻ nhận định thơ mình đúng nhất cũng lại là tác giả. Mười năm sau khi vào tù lần thứ nhất, Nguyễn Chí Thiện “nhận định” thơ mình: 

Thơ của tôi không phải là thơ

Mà là tiếng cuộc đời nức nở

Tiếng của nhà giam ngòm đen khép mở

Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ

Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ

Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ

Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở

Tiếng dạ dầy đói lả bóp bâng quơ

Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ

Tiếng bất lực trước muôn ngàn xụp lở

Toàn tiếng của cuộc đời sống dở

Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ! (Thơ của tôi, 1970) 

Năm năm sau, 1975, ông làm bài thơ thứ nhì định nghiã thơ mình, khốc liệt hơn: 

Thơ của tôi không có gì là đẹp

Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao

Thơ của tôi không có gì cao

Như chết chóc, mồ hôi, báng súng

Thơ của tôi là những gì kinh khủng

Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương

Thơ của tôi kém phần tưởng tượng

Nó thực như tù, như đói, như đau thương

Thơ của tôi chỉ để đám dân thường

Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ (Thơ của tôi, 1975) 

Không còn gì để bàn trước những lời thơ như thế. Quá khích ư? Đúng là quá khích. Nhưng có gì quá khích hơn bị tù vì tội nói thực? Có gì quá khích hơn sự đọa đầy đến chết vì tư tưởng? Không có gì để khen chê trước những lời thơ như thế. Không có gì liên quan tới nghệ thuật trước những lời thơ như thế. Không có gì hàm súc, không có gì ngụ ẩn trong những lời thơ như thế. Phê bình đành chịu. Phê bình đành gác bút. Có lần J.P. Sartre nói: Trước một em bé chết đói, cuốn Buồn nôn của tôi không có nghiã lý gì. Chúng ta bảo: trước những dòng thơ tù như thế, mọi khen chê, mọi nghệ thuật, đều trở nên vô nghiã. Phê bình đành á khẩu. 

Trước mắt tôi, mặt trời hấp hối

Sau lưng tôi, bóng tối mịt mùng

Bên phải tôi, tù ngục chập chùng

Còn bên trái, súng nhằm tim chắn lối! (Đoản thơ, 152) 

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ trào phúng 

Nhưng thơ Nguyễn Chí Thiện không chỉ có ngục tù, không chỉ có đớn đau và xác chết, ông còn có những bài thơ trào phúng vẽ chân dung lãnh tụ rất có duyên: 

– Về bác Mao: 

Bác Mao cân nặng tạ hai

Thịt ùn lên mặt, mặt hai ba cằm

Người dân Trung Quốc thì thầm:

“Nó là Đổng Trác nhưng dâm hơn nhiều!” (Đoản thơ, 126) 

– Về bác Hồ:

 Bác Hồ rồi lại bác Tôn!

Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng

Nước da hai bác mầu hồng

Nước da các cháu nhi đồng mầu xanh… (Bác Hồ rồi lại) 

– Lại về bác Hồ: 

Bác Hồ tới thăm thiếu nhi

Bác cười bác hỏi chi li ngọn ngành

Việc ăn ở, việc học hành

Lao động bác dặn chấp hành tốt, nhanh

Kẹo bánh bác hứa để dành

Chủ nghiã xã hội hoàn thành sẽ cho!

Thiếu nhi khăn đỏ cổ cò

Vỗ tay suông chúc bác Hồ sống lâu… (Bác Hồ tới thăm, 1967) 

– Về học thuyết Mác: 

Học thuyết Mác, này đây sọt rác

Xét lại làm gì, tốt nhất vất nó đi

Sử sách sau này đỡ mất công ghi

Thêm quá nhiều trang xám xì tội ác (Đoản thơ, 169) 

– Về thiên đường Mác: 

Thiên đường cụ Mác dân mơ

Tỉnh ra tài sản bị vơ nhẵn rồi

Chỉ còn lại chút mồ hôi

Đổ ra vì sợ, vì nuôi Đảng rồ! (Đoản thơ, 180) 

Vẽ chân dung các đại lãnh tụ như thế không phải dễ. Đó là lối thơ dân gian, lối thơ bút tre của những cụ đồ hóm hỉnh. Tính chất hóm này những ai đã từng nghe Nguyễn Chí Thiện nói chuyện thường bắt gặp: trong cái bi thảm tột đỉnh, tâm hồn ông bao giờ cũng hướng về một lối thoát, dù rất bé, về phiá mặt trời: ông là người của niềm vui, của lạc quan. Ông thích cười nhưng cuộc đời đã làm môi ông chụm lại che kín hàm răng. Nhưng mắt ông thường lộ một ánh lửa trêu ngươi, nhạo báng, thách thức, chơi khăm, những thế quyền, những bạo lực.  

Bị tuyệt vọng đè nát cuộc đời, nhưng ông không chết vì tuyệt vọng. 

Bên cạnh tiếng cười, thơ ông là một cõi mênh mông lệ, cõi nước mắt trong vắt như thủy tinh: 

Trong muôn dòng trái đất tuôn đi

Dòng trong nhất là dòng nước mắt (Lệ, 1971)  

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ thời thế 

Trong tù, không gian chật lại, bốn mùa co lại, thời gian không gian cùng chui chung một kiếp với tù nhân. Và mùa xuân, mùa hy vọng cũng chịu cực hình như người tù phạm: 

Bốn bức rào nứa

Cứa vào mùa xuân

Một cách bất nhân

Mùa xuân máu ứa! (Đoản thơ, 48) 

Không gian và thời tiết trong tù cũng là không gian và thời tiết của đất nước. Nhưng người tù không được biết gì về thời thế, về chiến tranh, về tình cảnh dân tộc. Người tù cũng giống như người nhà nông xưa, phải xem trời để biết nắng, xem mây đoán mưa. Người tù cảm nhận thời thế gián tiếp qua thiên nhiên, vũ trụ. Khi đất nước bị suy vong, khi con người bị trấn áp, cơn thịnh nộ của đất trời giáng xuống núi rừng như một lời cảnh giác: 

Đêm bão giật, lửa loè muôn tiếng sét

Nổ đùng đùng như đánh phá sơn lâm

Nước từ trời cao đổ xuống ầm ầm

Cả rừng núi lồng lên gầm quát thét (Đoản thơ, 95) 

Trước cơn thịnh nộ của đất trời, người tù Nguyễn Chí Thiện đã hiểu tất cả. Ông phẫn nộ và hờn oán chính mình, người mình, về chuyện nước non tan tác: 

Giận thân rồi lại giận đời

Giận thời chuyên chính, giận người hèn ngu

Giận trời, giận đất âm u

Giận sông, giận núi quân thù dọc ngang (Đoản thơ, 140) 

Nguyễn Chí Thiện sống trong tù trong suốt thời gian chiến tranh, nhưng chắc ông đã hy vọng miền Nam sẽ thắng. Những câu thơ sau đây đánh dấu sự tuyệt vọng của nhà thơ khi miền Nam thua trận, cả nước quy về một mối cộng sản: 

Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan

Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn (Vì ấu trĩ, 1975) 

Và trong con người ốm o, tù tội ấy, luôn luôn có sẵn ý định lật đổ định mệnh của mình và của dân tộc. Ý chí sắt đá ấy toát thành những lời thơ vũ bão, đặc dị, khác thường: 

Trong bóng đêm đè nghẹt

Phục sẵn một mặt trời

Trong đau khổ không lời

Phục sẵn toàn sấm sét

Trong lớp người đói rét

Phục sẵn những đoàn quân

Khi vận nước xoay vần

Tất cả thành nguyên tử (Trong bóng đêm, 1976) 

Sau này, khi chế độ toàn trị chỉ còn là quá khứ, những Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Hoàng Cầm, Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện, Bùi Ngọc Tấn… sẽ trở thành chứng nhân của lịch sử; một lịch sử sống động, trực tiếp, thành thực về vùng đồng lầy, viết bằng những từ trần trụi, không khoan nhượng, mô tả chính sách triệt hạ nhân quyền ở Việt Nam, trong hậu bán thế kỷ XX: 

Đạo lý tối cao ở xứ đồng lầy

Là lừa thầy, phản bạn

Và tuyệt đối trung thành vô hạn

Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng

Hạt thóc, hạt ngô phút hoá xích xiềng

Hoạ, phúc toàn quyền của đảng (Đồng lầy, 1972) 

Không ai kêu nổi một lời

Mồm dân Đảng khoá đã mười mấy năm (Gửi Bertrand Russell, 1968) 

Lời thơ tuy như nói, nhưng có tác dụng bằng trăm lời nói thường, bởi nó có cấu trúc nội tâm là sự thật.

Bài Đồng lầy là một bản trường ca về thời đại Nguyễn Chí Thiện đã sống, một cõi đồng lầy với những kiếp người như những con giun, với bọn ếch nhái lên làm chủ và lũ sậy lau co đầu cúi rạp. Cõi mộng chỉ đến trong giây lát, rồi nhà thơ lại phải quay về với thực tại, của đêm đen, của dân tộc đẫm trong ám khí đồng lầy

Trời cao biển rộng có cũng như không!

Một tiếng quạ đêm ảo não rỏ xuống đồng

Tôi tỉnh hẳn, trở về cơn ác mộng

Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang động

Những con cưng của ngừng đọng tối tăm

Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm

Nên chúng tưởng màn đen là ánh sáng!

Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng

Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen

Lũ sậy lau còm cõi đứng chen

Hơi có gió là cúi đầu rạp hết

Bát ngát xung quanh một mầu khô chết (Đồng lầy) 

Cả đoạn thơ trên bị một tiếng quạ đêm rỏ xuống đồng làm tan nát. Đúng ra, chỉ một chữ rỏ thần tình, chua xót, một chữ rỏ xác định phong cách thơ. 

Đồng lầy làm năm 1972, tóm tắt cuộc đời Nguyễn Chí Thiện, từ tuổi hai mươi, đầy tin tưởng vào tương lai, vào ánh sáng cách mạng mùa thu: 

“Mơ ước

Đợi chờ

Vĩ đại…

Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại

Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại

Ngỡ cờ sao rực rỡ,

Tô thắm mầu xứ sở yêu thương

Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường

Hung bạo phá bờ kim cổ

Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông

Mặt trời sự sống

Thổ ra từng vũng máu hồng (Đồng lầy) 

Lời thơ cổ điển theo lối kể các truyện nôm xưa: Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, lại mang sắc hiện đại của Một mùa thu năm qua cách mạng tiến ra đất Việt. Nhưng cơn mộng cách mạng của Nguyễn Chí Thiện -chậm hơn các bậc đàn anh, vì ông ra đời sau, và cũng chấm dứt sớm hơn nhiều người khác, bởi ông đã nhìn thấy trước sự thật: Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường-  kéo theo một chuỗi dài rùng rợn: 

Hung bạo phá bờ kim cổ

Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông

Mặt trời sự sống

Thổ ra từng vũng máu hồng 

Lời thơ mạnh mẽ. Chí khí vẫy vùng.

Thơ mang bạo lực như cách mạng, nhưng một bạo lực phản cách mạng.

Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện là hai nhà thơ miền Bắc chối bỏ rất sớm Cách mạng mùa thu. Ông đã nhận ra trách nhiệm lớn nhất của cuộc cách mạng này là du nhập chính sách đấu tranh giai cấp (của Mác, qua lăng kính Mao, vào đất Việt) là một dòng lũ, bùn, cuốn trôi tổ quốc: 

Một mùa thu nước lũ

Trở thành bùn nước mênh mông

Lớp lớp sóng hồng man dại

Chìm trôi quá khứ tương lai

Máu, lệ, mồ hôi, rớt rãi

Đi về ai nhận ra ai!

Khiếp sợ, sững sờ, tê dại!

Lịch sử quay tít vòng ngược lại

Thời hùm beo rắn rết công khai

Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai (Đồng lầy) 

Chỉ có Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện dám mô tả cách mạng mùa thu như thế. Nguyễn Chí Thiện bị bắt năm 1960. Phùng Cung, 1961. Nguyễn kể năm 1970 gặp Phùng trong trại tù Phong Quang, Yên Bái. Tình cờ chăng? Phùng và Nguyễn cùng tố cáo chiến tranh Nam Bắc?  

Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác

Đảng lùa đi, tan tác, thương vong

Mái ngói, mái gianh, lệ thảm ròng ròng

Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng

Đảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng

Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng

Lưới thép nền chuyên chính tung quăng

Khốc liệt, bậy xằng, ức oan, cay đắng

Dân đen tay trắng cam đành

Từ núi rừng hoang vu tới phố xá thị thành

Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát

Mầu áo vàng cảnh sát

Tràn lan, nhợt nhạt cả mầu xanh!

Cuộc sống đồng lầy rộp rát, nhoét tanh

Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm hại

Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại. (Đồng lầy, 1972) 

Đồng lầy là một bài thơ thời thế, bài thơ dấn thân, bài thơ tranh đấu, luận tội cộng sản và kết án chiến tranh. Đồng lầy cũng là một bài diễn ca trong phong cách Hà Thành chính khí caĐại Nam quốc sử diễn ca... Sau này, khi mọi chuyện lắng xuống, người ta mới có thể đánh giá bản trường ca này một cách công bình hơn. Nhưng chắc chắn nó sẽ là một bài thơ cần phải đọc để tìm hiểu thời đại này. 

Bài Con tầu rêu, là một thành công khác, một giá trị nghệ thuật và tư tưởng.

Dùng Con tầu rêu Nguyễn Chí Thiện muốn mượn hình ảnh con tầu say (bateau ivre) của Rimbaud, để chỉ những con tầu tự do, hay sự tự do của chính mình. Thơ buồn bã như một lời tâm sự: 

Con tầu say như ních chật không gian

Giữa mùa điên không biết lực điêu tàn

Xô vỡ vụn nơi ngời băng tuyết loá

Trong trắng xoá những ngày mưa tầm tã

Con tầu đau vật vã trước bờ xanh

Phiá mờ xa thôn xóm đứng yên lành

Thân tầu đã tan tành trên mũi đá.

Cay đắng quá những bến nghèo tàn tạ

Đón trông tầu lui tới, đứng buồn thiu

Khi tầu tôi men đến cũng dập dìu

Gây sóng gió đắm dìm cho nhục nhã

Ôi tiếp tới nước triều dâng vật vã

Con tầu run chưa tiến đã chờn lui

Đành một mai nơi đáy nước rêu vùi

Làm chỗ ở cho tôm, sò, ốc, cá

Tôi đã biết những đêm dài dòng dã

Con tầu câm trôi giữa đám trăng sao

Biết dừng đâu, không bóng hải cảng nào

Ra tín hiệu đón con tầu buồn bã

Tôi đã biết những bình minh đói lả

Biến sang mầu loang tím của chiều hoang

Con tầu đi, sức kiệt, lệ dòng hàng

Thương xót những mảnh tầu trôi vạn ngả… (Con tầu rêu, 1965) 

Niềm tuyệt vọng của Nguyễn Chí Thiện về tự do đã dấy lên rất sớm, từ thời thanh niên, tù tội, Từ năm 1965.

Con tầu tự do trong tim người tù trẻ phóng đi tìm một bến bờ, tìm sự đồng thanh tương ứng. Nhưng con tầu của chàng đơn độc một mình. Nó đã mắc nạn. Không ai cứu giúp. Không ai cho cập bến, đến cả các bến nghèo, họ cũng đuổi tầu đi. Họ cũng dìm cho tầu chìm, dường như trên mảnh đất này, tự do là yếu tố đã bị yểm, bị mọi người bỏ qua, bị sa thải như một vật phù phiếm, người ta không cần dùng đến. 

Tất cả những đắng cay của con tầu rêu, chìm dưới đáy biển, vận vào thơ, làm nên linh hồn tập Hoa địa ngục.

Không ai hiểu hơn tác giả, không ai có thể định nghiã đúng thơ ông bằng vài đoản thơ sau đây mà chúng tôi chép lại như lời kết của chính tác giả về đời mình, về tự do và về thân phận dân tộc: 

Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt

Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan

Hoa trưởng sinh trong tù, bệnh, cơ hàn

Hương ẩm mốc, mầu nhở nham, xám xịt.

Toàn bộ thơ tôi nặng nề cay cực

Không một sắc mầu mang khí lực xanh tươi

Vần điệu nghe như quỷ khóc ma cười

Do sáng tạo tận cùng sâu đáy vực (Đoản thơ, 112, 113) 

Nguyễn Chí Thiện đã chết. Một cái chết đột ngột, không ai ngờ, trừ “tác giả”. Một cái chết nhanh, trần trụi, phanh phui sự thực như thơ ông: Cái chết đứng của Từ Hải trước trận tiền, bằng những cơn ho xé phổi, bằng lục phủ ngũ tạng tan tành như trái phá, trong một ngoại hình gần như vô bệnh. 

Cái chết làm câm đi những lời ngụy biện trong các chiến dịch “Nguyễn Chí Thiện thật giả, giả thật” nối tiếp nhau bôi nhọ ông trong vòng nhiều năm, dường muốn chôn ông lần nữa, bắn ông bằng thứ ám khí tàn ác không kém gì 27 năm tù cộng sản, của những kẻ sống dưới xã hội tự do, những kẻ tạm gọi là “đồng hội, đồng thuyền”.

Khi Hồ Thích bị các đồng chí trong Quốc Dân Đảng Trung Hoa đánh, Phan Khôi viết: “Thà chịu cái độc thủ của kẻ cường quyền, của bọn tiểu nhân; không thà chịu cái chó má của bạn đồng chí, của người quân tử”. 

Đấy là Phan Khôi nói về cái chó má của người quân tử, còn trường hợp Nguyễn Chí Thiện, lại là cái chó má của bọn tiểu nhân, phỏng có đáng nhắc đến chăng? 

Sự lựa chọn, luôn luôn sự lựa chọn làm nên con người. Trong muôn vàn lời tiếng ném ra, con người có khả năng lựa chọn tiếng nào hữu tình, hữu lý; tiếng nào phản, ngụy, trắc, gian. 

Trong muôn ngàn tiếng muốn tìm ra

Tiếng nào thiết tha

Tiếng nào trung thực

Hãy lắng nghe tiếng vọng từ đáy vực (Đoản thơ, 114) 

Chúc thư Nguyễn Chí Thiện để lại là chúc thư ngôn ngữ và tư tưởng: Mặc kệ ngục tù, mặc kệ xác thân rữa nát, tư tưởng và ngôn ngữ vẫn sống, sống lâu, sống dài, sống mãi: 

Song ngôn ngữ ngày đêm vẫn sống

Âm thầm đưa tư tưởng sang sông

Qua muôn trùng hệ thống xiềng gông

Đang ra sức dựng thay cầu cống

Thoát khỏi đầu là tư tưởng sống (Từ tư tưởng, 1971) 

Thụy Khuê

Paris tháng 6-8/2013


[1] DoỦy Ban Tranh Đấu Cho Tù Nhân Chính Trị Tại Việt Nam, nhóm Nguyễn Hữu Hiệu, Viên Linh in tại Washington DC, 1980.

[2] Do Phong trào thanh niên hành động, in ronéo tại Pháp, không đề năm.

[3] Mắt thuyền: chữ của Lưu Trọng Lư.

Nguyễn Chí Thiện (1939-2012) và Hoa địa ngục (rfi.fr)