Thời sự thế giới Thứ năm 24/3/2022: Họp NATO về Ukraine – Phương Tây đoàn kết sau một tháng Nga tấn công Ukraine – ​Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?

Share this post on:

Những diễn biến mới nhất ở Ukraine (Theo Sky news)

Hôm nay đánh dấu ngày thứ 29 của cuộc chiến ở Ukraine, giờ đây sẽ bước sang tháng thứ hai.

Đã có nhiều lệnh trừng phạt hơn đối với Nga –  Công bố các tàu bị phá hủy và các cuộc họp ngoại giao.

Dưới đây là những diễn biến mới nhất:

  • – Các nhà lãnh đạo NATO đã gặp nhau vào sáng nay, với cuộc họp của G7 và EU vào cuối ngày hôm nay, khi cộng đồng quốc tế đang cố gắng đối phó với cuộc khủng hoảng;
  • – Mỹ sẽ gửi hỏa tiễn chống hạm cho Ukraine, trong khi Anh đề nghị bàn giao thêm tên lửa;
  • – Ukraine tuyên bố đã phá hủy một con tàu đổ bộ ở phía nam cảng Berdyansk;
  • – Tổng thống Zelenskyy nói Ukraine xứng đáng là một thành viên đầy đủ của EU;
  • – Phó đại sứ Liên Hiệp Quốc của Nga nói với Sky News rằng họ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ‘nếu bị khiêu khích’;
  • – Bộ Quốc phòng Anh cho biết các lực lượng Nga đang được bổ sung thêm lính đánh thuê và lính nghĩa vụ nước ngoài sau những tổn thất nặng nề;
  • – Trên mặt đất, nhiều hành lang nhân đạo đã được mở ra – nhưng Mariupol đã bị loại khỏi danh sách

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 24 tháng 3 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp

Mỹ chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho cuộc tấn công hạt nhân từ Nga

https://thoibao.de/wp-content/uploads/2022/03/hat-nhan-tb.jpg

Putin đã tuyên bố dùng vũ khí “răn đe” đối với các quốc gia tham ra hỗ trợ Ukraine chiến đấu chống lại cuộc xâm lược từ Nga 

Không thể loại trừ một sự leo thang hạt nhân của Nga: Hoa Kỳ hiện đang chuẩn bị cho việc này. Thiết lập nhóm phản ứng nhanh có tên „Mãnh hổ“ để chuẩn bị cho các phản ứng trước một cuộc xâm lược của Nga vào các nước NATO – đây sẽ là trọng tâm của cuộc họp liên minh hôm nay.

Hiện Mỹ đang xây dựng các phương án dự phòng trong trường hợp Tổng thống Nga Putin sử dụng vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân. Điều này được báo cáo bởi “New York Times”, trích dẫn các thành viên của nhóm „Mãnh hổ“. Theo báo cáo, đội ngũ quan chức an ninh quốc gia đã được cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Jake Sullivan, tập hợp vào ngày 28 tháng 2 – 4 ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Nhóm Mãnh hổ cũng đang kiểm tra các phản ứng có thể xảy ra nếu Nga xâm phạm lãnh thổ NATO và tấn công các đoàn xe chở vũ khí và vật tư tới Ukraine. Theo New York Times, nhóm nghiên cứu cũng đang xem xét các kịch bản nếu Nga cố gắng mở rộng cuộc chiến sang các nước láng giềng như Moldova và Georgia. Nhóm cũng đang nghiên cứu câu hỏi làm thế nào để các nước châu Âu có thể chuẩn bị cho số lượng lớn người tị nạn.

Nền tảng cho những cân nhắc này là giả định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thất vọng vì quân đội của ông ta không đạt được tiến bộ ở Ukraine hoặc ông muốn cảnh báo phương Tây chống lại sự can thiệp, New York Times cho biết.

Ví dụ, nếu bom hóa học được sử dụng, các đám mây cực độc cũng có thể lan tới lãnh thổ NATO. Điều này đặt ra câu hỏi liệu đây có nên được coi là một cuộc tấn công vào liên minh phòng thủ phương Tây hay không.

Báo cáo cho biết những kịch bản này dự kiến sẽ là trọng tâm của phiên họp bất thường của 30 quốc gia NATO vào thứ Năm tuần này, cuộc họp sau cánh cửa đóng kín ở Brussels lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng Hai. Việc sử dụng điện thoại di động và các chuyên gia tư vấn sẽ không được phép trong cuộc họp quan trọng này.

Lê Trung Khoa – Thoibao.de tổng hợp 

Tổng thống Zelensky nói Liên Hiệp Quốc ‘thất bại’ trong vấn đề Ukraine – March 23, 2022 

https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/03/AAVpkxO-696x522.jpeg

Photo Credit: BEHROUZ MEHRI / POOL / AFP qua Getty Images

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Tư đã chỉ trích Liên hiệp quốc và Hội đồng Bảo an của tổ chức này, nói rằng họ đã hoạt động kém hiệu quả trong cuộc chiến kéo dài một tháng của Nga chống lại Ukraine.

“Quý vị thấy rằng các tổ chức quốc tế đã thất bại”, Zelensky nói trong một bài phát biểu trên video với các nhà lập pháp Nhật Bản hôm thứ Tư. “Ngay cả LHQ và Hội đồng Bảo an … Họ có thể làm gì? Cải cách là điều cần thiết”

Ông nói thêm: “Họ cần sự trung thực để trở nên hiệu quả. Để thực sự quyết định và thực sự ảnh hưởng, không chỉ thảo luận.”

Zelenskyy đã kêu gọi LHQ, NATO, Liên minh châu Âu và các quốc gia phương Tây tăng cường hỗ trợ Ukraine kể từ khi Nga xâm lược vào tháng Hai.

Ukraine và các đồng minh phương Tây đã chỉ trích Nga và các nhà ngoại giao của nước này tại LHQ, xem xét kỹ lưỡng các tuyên bố sai sự thật về cuộc chiến và chế  nhạo họ trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, các cuộc thảo luận của Liên Hiệp Quốc dường như đã thất bại trong việc tạo ra bất kỳ tiến bộ có ý nghĩa nào trong việc khuất phục cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine.

Tổng thư ký António Guterres đã hối thúc Nga rút lực lượng khỏi Ukraine và tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột. 

Hồi đầu tháng 3, ông nói rằng ông đã tiếp xúc với nhiều quốc gia trong nỗ lực hòa giải cuộc chiến như Trung Quốc, Pháp, Đức và Israel. 

Nhưng một tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho các lực lượng của mình xâm lược Ukraine, các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra đã không mang lại nhiều tiến triển. 

Trong khi các lực lượng Nga dường như đã bị đình trệ trên nhiều mặt trận, các hầm trú ẩn, bệnh viện và nhà cửa đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công của Nga.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Madeleine Albright, từ trần – 24/3/2022 

Reuters 

Bà Madeleine Albright, cựu Ngoại trưởng Mỹ, phát biểu tại Đại hội đảng Dân chủ tại Philadelphia ngày 26/7/2016.

Bà Madeleine Albright, cựu Ngoại trưởng Mỹ, phát biểu tại Đại hội đảng Dân chủ tại Philadelphia ngày 26/7/2016. 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Madeleine Albright, từ trần ngày 23/3, hưởng thọ 84 tuổi, theo thông báo từ gia đình.

Bà Albright là một nhà ngoại giao cứng rắn của Mỹ. Thời thơ ấu, bà chạy lánh Đức quốc xã, rời khỏi quê hương lúc bấy giờ là Czechoslovakia trong thời Đệ nhị Thế chiến và sau đó trở thành nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ.

“Chúng tôi đau buồn loan báo Tiến sĩ Madeleine K. Albright, Ngoại trưởng thứ 64 của Mỹ và là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này, đã từ trần sáng nay. Nguyên nhân do ung thư,” gia đình bà chia sẻ trên Twitter.

Bà từng là đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc từ năm 1993 đến 1997 và làm Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Bill Clinton, từ năm 1997 đến 2001.

Bà từng sang Bình Nhưỡng vào năm 2000 để gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-il, trở thành quan chức cao cấp nhất của Mỹ thăm quốc gia cộng sản cô lập này trong nỗ lực áp lực Triều Tiên chấm dứt chương trình võ khí hạt nhân nhưng bất thành.

Bà sinh ngày 15/5/1937 tại Prague với tên khai sinh là Marie Jana Korbelova. Năm 1939, gia đình bà chạy sang Lodon khi Đức chiếm đóng Czechoslovakia. Lên 10 tuổi, bà theo học tại Thuỵ Sĩ và lấy tên là Madeleine.

Sau chiến tranh, gia đình bà rời London trở lại Czechoslovakia, lúc đó dưới chế độ cộng sản hà khắc.

Cha bà, một nhà ngoại giao và là một học giả chống chủ nghĩa cộng sản, đã đưa gia đình sang Mỹ, nơi ông giảng dạy về quan hệ quốc tế tại Đại học Denver. Một trong những sinh viên được ông yêu mến là bà Condoleezza Rice, người sau này trở thành nữ ngoại trưởng thứ nhì của Mỹ vào năm 2005, dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Bà Albright học Đại học Wellesley ở Massachusetts và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Columbia. Bà thông thạo hay gần như thông thạo 6 thứ tiếng, gồm tiếng Czech, Pháp, Ba Lan, tiếng Nga, cũng như tiếng Anh.

Vào năm 1959 bà kết hôn với ông Joseph Medill Patterson Albright, người bà quen biết khi làm việc cho tờ Denver Post. Hai người có ba cô con gái. Họ ly dị vào năm 1982.

Joe Biden thăm châu Âu

Khi tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Brussels để dự ba hội nghị thượng đỉnh vào thứ Năm tuần này — với các nhà lãnh đạo NATO, EU và G7 — các đồng minh muốn gửi đi một thông điệp về sự đoàn kết và quyết tâm. Chắc chắn sẽ có tuyên bố gửi thêm vũ khí đến Ukraine, thêm trừng phạt đối với Nga và gửi quân tiếp viện đến sườn phía đông NATO — cũng như nhiều cảnh báo hơn để ngăn Trung Quốc hỗ trợ cuộc chiến.

Các quan chức phương Tây cho rằng Nga đang yếu đi và NATO mạnh hơn (ít nhất là về mặt ủng hộ của công chúng). Song họ cũng phải cẩn thận. Trừng phạt đang gây khó khăn kinh tế ở mọi nơi chứ không chỉ ở Nga. Và việc cấp thêm vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ kéo NATO gần hơn vào cuộc xung đột, qua đó làm tăng nguy cơ leo thang hạt nhân. Đâu là ranh giới giữa giúp đỡ Ukraine và tham chiến? Không ai thực sự biết câu trả lời.

Trích phỏng vấn ngoại trưởng Ukraine của The Economist

Liên minh châu Âu đã làm chính họ và cả thế giới ngạc nhiên khi đồng lòng đặt ra các biện pháp trừng phạt và an ninh trước quyết định xâm lược Ukraine của Vladimir Putin. Nhưng khi cuộc chiến tiếp diễn, Dmytro Kuleba cho rằng quyết tâm của EU đã bắt đầu suy yếu. Ông nói với The Economist: “Những gì tôi thấy trong mười ngày qua là Liên minh Châu Âu đang lùi bước.”

Ngoại trưởng Ukraine cho biết khả năng giành ưu thế của Ukraine dựa vào sức chịu đựng của chính mình. “Chúng tôi luôn biết là sẽ không có nước nào sánh vai cùng chúng tôi, rằng đó sẽ là thập giá chúng tôi tự vác,” ông nói.

Nhưng ông Kuleba khẳng định phương Tây có thể giúp nhiều. Ông muốn có biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn, bao gồm việc cấm tàu Nga vào các cảng ở châu Âu. Và ông cho rằng phương Tây có thể gửi các vũ khí mạnh hơn. Nước ông đang đối mặt hiểm họa sống còn. Ông nói: “Kế hoạch của Putin vẫn như cũ. Ông ta thực sự không công nhận quyền sinh tồn của Ukraine.”

Tranh cãi về kế hoạch dời phủ tổng thống Hàn Quốc

Chưa đầy hai tuần sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk-yeol một lần nữa làm chia rẽ công luận. Trước khi nhậm chức vào ngày 10 tháng 5, ông Yoon dự định chuyển văn phòng tổng thống ra khỏi Nhà Xanh, một khu phức hợp mà theo ông là “biểu tượng của chế độ phong kiến,” và đến khu nhà Bộ Quốc phòng cách đó vài km về phía nam. Ông tuyên bố muốn đưa quyền lực đến gần hơn với người dân.

Trong vòng vài giờ sau khi tổng thống đắc cử công bố kế hoạch của mình vào Chủ nhật, một bản kiến nghị phản đối động thái này đã ngay lập tức đạt 200.000 chữ ký cần thiết để buộc giới chức phản hồi. Những người phản đối e ngại chi phí và rủi ro an ninh của việc vội vàng dời văn phòng của người đầu chính phủ và lực lượng vũ trang, đặc biệt vào thời điểm Triều Tiên liên tục phóng tên lửa. Ngoài ra những người sống quanh khu nhà Bộ Quốc phòng cũng ngại vấn đề giao thông và biểu tình. Cho dù có được toại nguyện hay không, ông Yoon có thể sẽ chỉ thấy mình xa rời người dân hơn dự định ban đầu.

Căng thẳng giữa Toshiba với nhà đầu tư

Vào thứ Năm, hội đồng quản trị Toshiba sẽ yêu cầu các cổ đông chấp thuận tách mảng sản xuất chip và ổ cứng ra khỏi công ty. Họ chỉ cần quá bán. Nhưng một nhóm các nhà đầu tư lại muốn giữ nguyên Toshiba để có thể bán cổ phần về sau này.

Toshiba gần như phá sản vào năm 2017 sau một thương vụ đầu tư thất bại và một vụ bê bối kế toán vốn buộc hãng phải phát hành cổ phiếu mới. Vụ bê bối này khiến quyền kiểm soát công ty rơi nhiều hơn vào tay các nhà đầu tư chủ động nước ngoài. Effissimo Capital Management, một quỹ có trụ sở tại Singapore, trở thành cổ đông lớn nhất. Khi Effissimo thiết kế lại định hướng của công ty, ban giám đốc đã phản đối. Căng thẳng dẫn đến một vụ bê bối thứ hai, trong đó ban lãnh đạo thông đồng với chính phủ Nhật Bản để chống lại áp lực từ cổ đông. Song giờ đây các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm hơn 50% cổ phần – đủ để phá vỡ kế hoạch của Toshiba.

Di sản văn hóa Ukraine bị tàn phá trong chiến tranh

Ngoài bi kịch đối với con người, cuộc chiến của Nga cũng đe dọa di sản văn hóa của Ukraine. Đất nước này có nhiều viện bảo tàng, kho tàng và các công trình đẹp, từ các nhà thờ Byzantine bằng gạch đến các bến xe buýt thời Xô Viết mang hơi hướm chủ nghĩa vị lai. Chúng phần nào đã bị phá hủy.

Trong đó có 25 tác phẩm nghệ thuật của Maria Prymachenko, một nghệ sĩ dân gian nổi tiếng chuyên vẽ những con thú lai vui tươi. Chúng bị phá hủy khi pháo kích đốt cháy một bảo tàng nhỏ gần ngôi làng của bà. Trong khi đó, gần như mọi công trình ở Kharkiv bị hư hại, bao gồm cả một số tòa nhà theo trường phái Tân Nghệ thuật (Art Nouveau) ở trung tâm thành phố. “Kharkiv của chúng tôi là một Warsaw mới, một Dresden mới, một Rotterdam mới” (những nơi đã từng bị phá hủy di sản nghệ thuật – NBT), sử gia kiến trúc hàng đầu của thành phố cho biết.

Tiếp theo có lẽ là Kyiv. Các công trình văn hóa ở thủ đô bao gồm Nhà thờ Thánh Sophia với tháp chuông màu xanh trắng, nằm ngay đối diện tu viện Thánh Michael Vòm Vàng. Thiệt hại là không thể đong đếm được.

EU muốn thảo luận với Tổng thống Biden về khả năng bảo đảm việc cung cấp thêm khí đốt tự nhiên từ Hoa Kỳ

Người đứng đầu bộ phận điều hành của Liên minh Âu Châu cho biết bà sẽ thảo luận với Tổng thống Joe Biden về khả năng bảo đảm việc cung cấp thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Hoa Kỳ cho khối 27 quốc gia này. 

Trình bày tại Nghị viện Âu Châu trước chuyến thăm Âu Châu của Tổng thống Biden, bà Ursula von der Leyen cho biết bà sẽ thảo luận với ông về “cách ưu tiên vận chuyển LNG từ Hoa Kỳ đến Liên minh Âu Châu trong những tháng tới.” 

EU nhập cảng 90% lượng khí đốt tự nhiên dùng trong sản xuất điện, sưởi ấm cho gia đình, và cung cấp cho lĩnh vực công nghiệp, trong đó Nga cung cấp gần 40% lượng khí đốt và ¼ lượng dầu của EU. 

Khối này đang tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga bằng cách đa dạng hóa các nhà cung cấp. Bà von der Leyen cho biết EU đang hướng tới việc đạt được một cam kết về các nguồn cung bổ sung từ Hoa Kỳ “trong hai mùa đông tới.” 

NATO họp thượng đỉnh, quyết định tăng cường khả năng phòng thủ sườn đông

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo tại Bruxelles, Bỉ ngày 23/03/2022. REUTERS – GONZALO FUENTES 

Ba thượng đỉnh về cùng một đề tài là Ukraina. Ngày 24/03/2022, lãnh đạo NATO, khối G7 và Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles nhằm gia tăng áp lực với Nga trong hồ sơ Ukraina và nhất là tăng cường khả năng phòng thủ ở sườn đông Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. 

Trước khi khai mạc thượng đỉnh NATO sáng nay, với sự tham gia trực tiếp của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Sotltenberg nêu lên khả năng triển khai các « đơn vị chiến thuật » đến Bulgari, Hungary, Rumani và Slovakia nhằm trấn an các quốc gia gần sát Nga và Ukraina.

Đặc phái viên của đài RFI Juliette Gheerbrant từ Bruxelles tường thuật về chương trình nghị sự dầy đặc của các lãnh đạo phương Tây với một trong tâm duy nhất là Ukraina.

Khoảng 40 nhà lãnh đạo trên thế giới tập hợp về trụ sở NATO vào lúc 10 giờ sáng nay dưới sự canh phòng về an ninh cao độ. Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu qua cầu truyền hình trong cuộc họp của NATO cũng như trong khuôn khổ thượng đỉnh của nhóm G7 và của Liên Hiệp Châu Âu dự trù diễn ra vào lúc 14 giờ 15 và 16 giờ 15 chiều nay. Trong ngày, nhiều cuộc họp tay đôi cũng được dự trù, chẳng hạn như tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có buổi làm việc riêng với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Tại ba cuộc họp cấp cao này giới lãnh đạo sẽ bàn về những biện pháp trừng phạt Nga và viện trợ cho Ukraina. Điểm quan trọng nhất là NATO cũng như Liên Hiệp Châu Âu chứng tỏ các thành viên đoàn kết.

NATO thông báo tăng cường viện trợ cho Ukraina đồng thời đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại Đông Âu. Còn đối với thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu, các bên sẽ phải thảo luận về nhiều hồ sơ lớn. Các vấn đề đó gồm chính sách trừng phạt Nga xâm chiếm Ukraina, chính sách năng lượng chung của toàn khối đối với dầu khí của Nga,  27 nước trong Liên Âu phải tìm ra một giải pháp để bảo đảm các nguồn cung ứng về năng lượng, và các biện pháp hỗ trợ người dân Ukraina, những điều kiện tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn đã chạy trốn chiến tranh ».

Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, từ Kiev sẽ phát biểu tại ba cuộc họp quan trọng này. Tối qua, trong một đoạn video ông đã phát biểu bằng tiếng Anh, kêu gọi toàn dân trên thế giới đồng lòng với Ukraina chống chiến tranh, nhân danh « tự do » và « sự sống ».

Hàn Quốc : Lần đầu tiên từ năm 2017, Bắc Triều Tiên bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa

Người dân Hàn Quốc đứng xem những hình ảnh tư liệu về vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên trong chương trình thời sự tại nhà ga Seoul, Hàn Quốc hôm 20/03/2022. AP – Ahn Young-joon 

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm nay, 24/03/2022, cho biết Bắc Triều Tiên vừa bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Đây là vụ phóng đầu tiên một vũ khí mạnh như thế kể từ năm 2017. 

Theo hãng tin AFP, trong bản thông cáo, tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh vụ bắn tên lửa nói trên là một hành động « vi phạm lệnh tạm ngưng thử nghiệm các tên lửa đạn đạo liên lục địa mà chủ tịch Kim Jong Un đã hứa với cộng đồng quốc tế ». Theo ông Moon Jae In, đây cũng là hành động vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, « đe dọa nghiêm trọng đến bán đảo Triều Tiên, khu vực và cộng đồng quốc tế ».

Trong khi đó, theo thông báo của bộ Quốc Phòng Nhật Bản, tên lửa liên lục địa mà Bắc Triều Tiên bắn hôm nay đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của nước này trong vùng biển Nhật Bản, ở một điểm cách bán đảo Oshima khoảng 150 km. Đối với Tokyo, vụ bắn thử lên lửa đạn đạo này là « một mối đe dọa nghiêm trọng » đến an ninh của Nhật Bản.

Theo lời ông Makoto Oniki, nhân vật lãnh đạo số hai của bộ Quốc Phòng Nhật, tên lửa của Bắc Triều Tiên lần này « đã bay ở độ cao hơn 6.000 km, cao hơn rất nhiều so với tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 được phóng lên vào năm 2017 », như vậy, đây là một tên lửa liên lục địa mới.

Bình Nhưỡng đã chính thức tạm ngưng các vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa trong thời gian lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un thương lượng với tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng các cuộc đàm phán giữa hai bên đã thất bại vào năm 2019. 

Publicité

Bất chấp các biện pháp trừng phạt rất nghiêm ngặt của quốc tế, Bắc Triều Tiên đã gia tăng nỗ lực hiện đại hóa quân đội. Vào tuần trước, Bình Nhưỡng đã bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng vụ thử đã thất bại : tên lửa đã phát nổ ít lâu sau khi được phóng lên.

Nga – Ukraine: Lãnh đạo phương Tây đoàn kết sau một tháng nổ ra cuộc chiến

Jessica Parker & Jonathan Beale – Phóng viên BBC News, Brussels và Norway

Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên

Tổng thống Mỹ, Joe Biden, sẽ cùng các lãnh đạo phương Tây tới Brussels vào thứ Năm tham dự ba hội nghị thượng đỉnh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Nato, G7 và EU tổ chức các cuộc họp này, thể hiện sự đoàn kết hiếm thấy ở phương Tây.

Ông Biden sẽ tham gia cả ba cuộc, đây là chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ tới hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels.

Nhưng chuyến thăm của ông tới Brussels không chỉ mang tính biểu tượng.

Nga xâm lược Ukraine đã mang lại cho liên minh phòng thủ phương Tây Nato một nhận thức mới về mục đích của nó. Và khi EU cố gắng chấm dứt phụ thuộc năng lượng với Nga, EU cần xây dựng và củng cố các mối quan hệ khác, đặc biệt là với Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ xuất hiện qua video với các nhà lãnh đạo NATO và EU.

30 tổng thống và thủ tướng của các thành viên NATO sẽ đồng ý hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine và triển khai lưc lượng quân đội mới với các đồng minh phương Đông. Mục đích của họ là thể hiện sự đoàn kết với Kyiv, dù đó chỉ là một vấn đề.

Binh lính Thụy Điển, không thuộc Nato, tham gia tập trận ở Na Uy

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, 

Binh lính Thụy Điển, không thuộc Nato, tham gia tập trận ở Na Uy

Nhiều nước, nhưng không phải tất cả, sẵn sàng cung cấp vũ khí. Vương quốc Anh cho biết dùng cả hai cuộc họp G7 và NATO để “tăng cường đáng kể viện trợ phòng thủ cho Ukraine”.

Nhưng liên minh cũng đã nói rõ rằng họ sẽ không tham gia trực tiếp hơn và các yêu cầu lặp đi lặp lại của ông Zelensky về một vùng cấm bay đối với Ukraine đã bị phớt lờ.

Không rõ Nato sẽ phản ứng ra sao nếu Nga leo thang xung đột đáng kể ở Ukraine – ví dụ tấn công vào đoàn xe chở vũ khí của phương Tây, sử dụng vũ khí hóa học hoặc thậm chí là vũ khí hạt nhân chiến thuật. Các lằn ranh đỏ của Nato cho đến nay vẫn được vẽ ở các đường biên giới.

Phòng thủ tập thể

Vài tuần trước, 30.000 binh sĩ NATO từ 25 quốc gia đã tập trận ở Na Uy trong khuôn khổ Exercise Cold Response, một cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu nay mang nhiều ý nghĩa hơn.

Giống như Ukraine, Na Uy giáp Nga. Khác biệt chính là, với tư cách là một thành viên của NATO, Na Uy được che chắn bởi cam kết “phòng thủ tập thể” – tấn công một quốc gia là tấn công vào tất cả thành viên Nato.

Các nhà lãnh đạo EU đã phản ứng nhanh trước cuộc xâm lược của Nga bằng một loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Các nhà lãnh đạo EU đã phản ứng nhanh trước cuộc xâm lược của Nga bằng một loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn

“Tôi nghĩ có được cuộc tập trận như thế này là khá tốt, chứng tỏ với các nước như Nga … rằng bạn không muốn gây rối với Nato”, một lính công vụ trẻ người Na Uy tên là Peder nói với BBC.

Các lãnh đạo Nato tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của khối này. Họ đã triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ tới sườn phía đông của liên minh, cùng nhiều khẩu đội phòng không, tàu chiến và máy bay.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói rằng đây là “điều bình thường mới” sau khi Nga xâm lược Ukraine. Nga sẽ có được chính những gì họ không muốn – Nato tiến gần biên giới của họ. Trong tương lai gần Các nhóm tác chiến của NATO sẽ trải dài từ Baltic đến Biển Đen.

Hai quốc gia EU không phải là thành viên của Nato – Thụy Điển và Phần Lan – đã gửi binh sĩ tham gia tập trận ở Na Uy. Họ dường như đang tiến gần hơn với Nato sau cuộc xâm lược của Nga.

Tổng thống Trump từng đặt câu hỏi về sự tồn tại của Nato và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng cho Nato là bị “chết não”. Nhưng chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Brussels là bằng chứng cho thấy rằng việc kiềm chế một nước Nga hung hăng hơn quan trọng hơn bao giờ hết.

EU thống nhất nhanh chóng mặt

Chiến lược quốc phòng cũng sẽ được nêu trong hội nghị thượng đỉnh EU, các lãnh đạo sẽ thông qua các kế hoạch nhằm kéo các quốc gia thành viên gần nhau hơn để lập kế hoạch quân sự, tình báo và mua sắm vũ khí. Một mong muốn là có một lực lượng triển khai nhanh 5.000 quân.

Đó là một phần của chủ đề ” chiến lược tự chủ” mà ông Macron đề xướng.

Lập luận cho rằng một châu Âu có chủ quyền hơn là một châu Âu an toàn hơn, cho dù đó là bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và chip bán dẫn đáng tin cậy hay bằng cách tăng chi tiêu quân sự.

Nhưng chủ đề khó nhất đối với 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu nguồn cung cấp năng lượng tương lai, khi họ cố gắng không phụ thuộc Nga.

Các biện pháp trừng phạt có tác dụng gì không?

Sau sự thống nhất nhanh chóng lúc đầu về các biện pháp trừng phạt trên tất cả 27 quốc gia thành viên, giờ đây đã có những rạn nứt rõ ràng về việc họ cần làm gì tiếp theo.

‘Tiền máu’

Giá năng lượng tăng vọt cũng là mối quan tâm được các nhà lãnh đạo EU thảo luận vào thứ Sáu.

Nhưng có những quốc gia đang kích động khi họ bày tỏ cực kỳ khó chịu về việc giao tiền mặt cho Điện Kremlin để trả tiền năng lượng. “Đó là tiền máu”, một nhà ngoại giao Trung Âu nói. “Tôi không nghĩ rằng một số quốc gia hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình.”

Khả năng Tổng thống Biden cung cấp cho châu Âu thêm Khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) của Mỹ là một yếu tố quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm. Mỹ là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.

Ông dự kiến công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chính trị Nga, cũng như những kẻ được gọi là giới tài phiệt.

Tuy nhiên, triển vọng về các lệnh trừng phạt mới của EU trong tuần này đang giảm bớt. Một số người ở Brussels gọi đó là “sự mệt mỏi”, trong khi những người khác khẳng định đây là thời điểm thích hợp để tích trữ.XEM THÊM:
Thới Bình – Đâu phải bây giờ công nhân mới “không đủ sống”! – 24/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1egyLvBKv_NSHWaDNf5r1GcBMHas-fQFC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tiền lương tối thiểu khu vực sản xuất kinh doanh chỉ đáp ứng được 65 – 70% mức sống tối thiểu.

Năm 2013, tại hội thảo về “Mức sống tối thiểu và những vấn đề đặt ra đối với việc xác định lương tối thiểu và lương đủ sống cho người lao động” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội mới tổ chức, khi ấy, Phó vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Lê Xuân Thành thừa nhận, với mức lương thời điểm đó, lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ chi trả được 50% mức sống tối thiểu. Con số này ở khu vực sản xuất là 70%. Cũng vì vậy mà năm 2012 vừa qua có tới 80% các cuộc đình công nổ ra với nguyên nhân chính là tranh chấp về lương.

“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai? – Phân tích của Ái Châu – 

23/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1Ep3gHRiRsELXH9iBBcTxA_r_u9FOsM3V/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việt Nam cho đến nay chỉ chọn 3 nước làm “đối tác chiến lược toàn diện” là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ đã đề nghị 3 lần nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “đối tác chiến lược” (thấp hơn “đối tác chiến lược toàn diện” một bậc) nhưng Việt Nam chưa trả lời.

Hôm 21/3/2022, Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc Knapper đề nghị nâng tầm quan hệ Việt Mỹ lên “đối tác chiến lược”. Mỹ ít nhất đã đề nghị nâng quan hệ lên thành “đối tác chiến lược” với Việt Nam từ thời Ngoại trưởng Hillary Clinton. Gần đây nhất, trong chuyến thăm tháng 8/ 2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nhắc lại đề xuất nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược”. Cả ba lần nêu trên, Mỹ đều là phía chủ động, nhưng Việt Nam vẫn im lặng.

Thời sự Việt Nam – Ngày Thứ năm 24 tháng 3 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1oyWvd0DmHPPRzfOp7JlxO7qiOTQLXbU-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hiếu Chân  – Từ chiến tranh Ukraine lo số phận Việt Nam – Cuộc xâm lược của Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế nghĩ tới một hành động tương tự của Tập Cận Bình ở Đông Á.

23/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1jlFPl9xrGLn_uRtdOi6mke0rX4BOJb_w/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc xâm lược của Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế nghĩ tới một hành động tương tự của Tập Cận Bình ở Đông Á. Nhưng trong hai khu vực bị Trung Quốc nhắm tới – đảo quốc Đài Loan và các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông như Philippines và Việt Nam – giới phân tích ngày càng nghiêng về khả năng Việt Nam mới là nơi xảy ra cuộc xung đột kế tiếp của thế giới.

Trong một bài bình luận đăng trên báo Nikkei Asia Review hôm thứ Hai 21 Tháng Ba, ông Derek Grossman, chuyên viên phân tích quốc phòng tại tổ chức nghiên cứu RAND Corp., cựu cố vấn tình báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cho rằng khả năng xảy ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc cao hơn là giữa Trung Quốc với Đài Loan. Điều đó có nghĩa là Việt Nam chứ không phải Đài Loan có nguy cơ trở thành miếng mồi ngon của Trung Quốc trong tương lai, giống như Ukraine đang là mục tiêu xâm lược của Putin.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 24 tháng 3 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/11cGq8zNAYDI8GRkA6dEh8yAbFSo4Oajp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Về sự kháng cự mang tính công dân tại Ukraine – Tác giả: Ioulia Shukan

Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư

20/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1Rl9-0ZZBsClhHwnx8RzZkEC4hA_XTr98/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đứng trước sự xâm lăng đất nước bởi quân đội Nga, sự kháng cự mang tính công dân của người Ukraine gây ấn tượng mạnh. Nhưng sự huy động này không phải nảy sinh từ hư vô, nó là kết quả của một quá trình dài biến chiến tranh thành hoạt động quen thuộc thường ngày kể từ khi chiến tranh bắt đầu nổ ra với cách mạng Maidan (2013-2014).

Từ khi cuộc tấn công mới của Nga vào Ukraine bắt đầu hôm 24 tháng 2 năm 2022, chúng ta đã nhận được từ đất nước này nhiều hình ảnh về sự huy động quần chúng mang tính công dân. Đàn ông và phụ nữ gia nhập các toán dân quân bảo vệ lãnh thổ để ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga, làm nhớ lại sự gia nhập các đội quân tình nguyện vào đầu cuộc chiến Donbass tám năm về trước.

Từ rất lâu trước khi tiếng súng nổ, đã có một cuộc tranh giành quyền lực về ngôn ngữ ở Ukraine – Tác giả: Phillip M. Carter

Người dịch: Lê Thị Hạnh

Nguồn: “Long before shots were fired, a linguistic power struggle was playing out in Ukraine”, The Conversation, ngày 09.03.2022

https://docs.google.com/document/d/1w3Nx7t7Em3vF4N3XSiAqj1V47BUXyRUl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việc Nga xâm lược Ukraine có liên quan gì đến ngôn ngữ?

Nếu bạn hỏi nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, câu trả lời là các chính sách của chính phủ Ukraine thúc đẩy việc sử dụng tiếng Ukraine là bằng chứng về “tội ác diệt chủng” đối với người dân tộc Nga ở miền đông nói tiếng Nga, và do đó cung cấp một phần lý do cho cuộc xâm lược.

Ta hãy để việc tuyên truyền như vậy sang một bên, có một thứ khác liên kết chiến tranh với ngôn ngữ: đó là quyền lực.

Quốc tế đang viện trợ quân sự cho Ukraine như thế nào? – Nguồn: Dieser Waffe geben ukrainische Soldaten den Spitznamen „In Love“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

https://docs.google.com/document/d/10a-xNvZmsLsmlTOLi8JUF4ke_yLQglYP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ nhiều tuần nay, Tổng thống Ukraine Zelensky yêu cầu quốc tế tăng cường viện trợ vũ khí chống lại xe tăng và máy bay của Nga. Trong khi Berlin vẫn có khó khăn trong việc cung cấp vũ khí thì chính phủ nhiều nước khác giải quyết vấn đề này vừa nhanh vừa nhiều hơn. Trong đó có hai hệ thống vũ khí được đặc biệt quan tâm.

Đức đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Lúc đầu thì chỉ cung cấp mũ bảo hiểm và dụng cụ y tế, sau có giúp một ít vũ khí nhưng số lượng ít hơn nhiều so với số lượng đã hứa. Nhiều chính phủ khác giúp đỡ trên quy mô lớn và công khai điều này, một số khác lại thích im lặng. Sau đây là một cái nhìn tổng quan:

Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa? – Nguồn: Adam Posen, “The End of Globalization?“, Foreign Affairs, 17/03/2022.

Adam Posen là Chủ tịch của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

24/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1t8JGe7DAHtLK0JJevhFC-0qxCVxIQvX-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.