Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích Phạm Đoan Trang

Share this post on:

03/03/2023


Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (DRL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang.
Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (DRL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa lặp lại lời kêu gọi trả tự do cho Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động nổi tiếng đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm vì các hoạt động bị gán là “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (DRL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra lời kêu gọi trên Twitter hôm 27/2, đồng thời đăng chân dung nữ nhà báo 44 tuổi.

“Là một nhà báo và tác giả, bà Phạm Đoan Trang vận động ôn hòa cho nhân quyền, pháp quyền và một Việt Nam bao trùm hơn. Bà bị kết án 9 năm tù vì những vận động của mình”, Cục DRL cho biết.

Hồi tháng 1/2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố một chiến dịch vận động toàn cầu yêu cầu trả tự do cho gần 20 tù nhân chính trị đang bị giam cầm mà không có lý do chính đáng, gọi là Sáng kiến Không Lý do chính đáng (Without Just Cause), trong đó có nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Mỹ khởi động chiến dịch kêu gọi phóng thích tù nhân chính trị, trong đó có Phạm Đoan Trang

 EMBED SHARE

Bộ Ngoại giao Mỹ khởi động chiến dịch kêu gọi phóng thích tù nhân chính trị, trong đó có Phạm Đoan Trang

 EMBED SHARE

The code has been copied to your clipboard.


width  pxheight  px


The URL has been copied to your clipboard

No media source currently available

0:000:01:551:13

 Đường dẫn trực tiếp 

Bộ Ngoại giao Mỹ lặp lại lời kêu gọi phóng thích bà Phạm Đoan Trang giữa lúc Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tổ chức khóa họp thường kỳ lần thứ 52 tại tại Geneva, Thụy Sĩ, trong đó Việt Nam hiện là một thành viên. Khóa họp này diễn ra từ ngày 27/2 đến 4/4.

Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên khai mạc của khóa họp này hôm 27/2, nói rằng Hà Nội đặt con người ở vị trí “trung tâm” trong quá trình phát triển.

Ông nói qua lời phiên dịch tại phiên họp cấp cao của kỳ họp được trang UN Web TV truyền trực tiếp:

“Hành trang của Việt Nam đến với Hội đồng Nhân quyền là lịch sử hào hùng của dân tộc, những thành tựu đáng tự hào trong đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, là chủ trương luôn đặt con người ở vị trí trung tâm trong quá trình phát triển”.

Ông Quang đồng thời nói rằng Việt Nam cam kết mạnh mẽ với luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, và bày tỏ khát vọng về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Từ trước đến nay, vào các dịp khác nhau, chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam phóng thích bà Trang, người bị bắt từ tháng 10/2020 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Bà Vi Trần, đồng sáng lập Tổ chức phi chính phủ LIV có trụ sở ở California, nói với VOA về trường hợp của bà Trang đang thụ án tù 9 năm tại trại giam An Phước, Bình Dương, nơi cách gia đình ở Hà Nội hơn 1.500 km.

“Tôi biết rằng sự sắp xếp của chính quyền luôn luôn là để người bị giam cách xa gia đình và có rất nhiều trường hợp như vậy, vì họ làm khó cho người nhà khi đi thăm gặp người thân, và đó là một cách họ đối xử với tù nhân lương tâm.

“Việc Trang bị điều vào Nam để giam thì tôi không ngạc nhiên. Gia đình thăm gặp Trang thì rất khó. Đó là cách hành hạ con người mà tôi thấy là không có tử tế gì cho lắm!” bà Vi Trần nói.

Đại sứ Marc Knapper phát biểu qua video vinh danh bà Phạm Đoan Trang, ngày 14/03/2022. Photo YouTube State Department.
Đại sứ Marc Knapper phát biểu qua video vinh danh bà Phạm Đoan Trang, ngày 14/03/2022. Photo YouTube State Department.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper, người ca ngợi lòng quả cảm của Phạm Đoan Trang trong sự kiện vinh danh Phụ nữ Quốc tế Can đảm năm 2022, hôm 2/3 phát biểu trực tuyến với Viện Brookings nói rằng Hoa Kỳ thường xuyên nêu vấn đề các nhà tranh đấu bị giam giữa với phía Việt Nam, nhưng ông thừa nhận rằng giữa hai nước có sự khác biệt về vấn đề nhân quyền.

Ông Knapper cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền trong việc cải thiện mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Ông nói:

“Trong cuộc đối thoại nhân quyền gần đây nhất cách đây vài tháng, chúng tôi đã nêu lên những quan ngại liên quan đến tình hình nhân quyền, xã hội dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan đến những người đang bị giam cầm”.

Nhà ngoại giao Mỹ cho biết thêm:

“Chúng tôi tiếp tục bày tỏ mối quan ngại của mình theo cả hai cách tôn trọng, cởi mở, thẳng thắn, nhưng cũng theo cách riêng tư và kiểu như vận động sau hậu trường. Chúng tôi cố gắng không để những cuộc thảo luận này xuất hiện trang nhất của báo chí”.