Nghe âm thanh do Đỗ Hiếu đọc
Đại-Dương
Phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas) thành hình từ năm 1987 khi bắt đầu cuộc nổi dậy đầu tiên của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Bờ Tây và Dải Gaza. Hiến chương Hamas cam kết tiêu diệt Israel.
Năm 2005, Israel quyết định rút quân và người định cư khỏi Dải Gaza để giao trọn vẹn cho Palestine. Năm 2007, Hamas giành quyền kiểm soát Gaza đã tiến hành 3 cuộc tấn công (2009, 2012, 2014) với Israel bằng kiểu đánh bom và pháo kích với vũ khí thô sơ, hạn chế nên ít gây thiệt hại. Tel Aviv đã trừng phạt thích đáng.
Dải Gaza dài 41km, rộng từ 6-12 km, diện tích 365 km2 với khoản 2 triệu dân Palestine đã khởi động cuộc tấn công vào Israel hơn 3,000 hoả tiễn với tầm bắn gần bao phủ Israel từ ngày 11/05/2021, đồng thời điều khiển chiến tranh du kích tại Đông Jerusalem. Chiến sự vẫn tiếp diễn.
Nguyên nhân xung đột triền miên
Trung Đông là nơi bắt nguồn của ba tôn giáo lớn chiếm phân nửa dân số thế giới: Do Thái giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo đều coi Abraham là tổ phụ, nhưng, lại chống nhau quyết liệt dẫn tới chiến tranh.
Do Thái giáo ra đời 3,000 năm trước so với 2,000 năm của Thiên Chúa giáo và 1,400 năm Hồi Giáo xuất hiện.
Cuộc Thập tự chinh của La Mã vì mục đích chiến tranh tôn giáo tại Trung Đông (1095-1272) đã thống trị Israel khoảng 1,000 năm. Một người Do Thái cưỡi lừa tiến vào Jerusalem tuyên bố sẽ giải phóng dân tộc đã bị Đế chế La Mã đóng đinh. Một số người Do Thái tin Jesus đã chết ghi vào Kinh Cựu Ước trong khi bộ phận khác tách rời và ghi trong Kinh Tân Ước với Lễ Giáng Sinh (Chúa ra đời) và Lễ Phục Sinh (Chúa sống lại).
Chàng trai trẻ Muhammad tự xưng “Nhà Tiên Tri” công nhận Jesus, Moise, Abraham, nhưng, nói rằng Kinh Koran là quyển kinh nguyên sơ và trọn vẹn nhất do Thượng đế ban cho còn Kinh Cựu Ước của Do Thái giáo và Kinh Tân Ước của Thiên Chúa giáo đã bị bóp méo. Mâu thuẫn xảy ra khi Hồi giáo gọi Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo là “dị giáo”. Ngược lại, Hồi giáo bị gọi “cực đoan”.
Cuộc Thập Tự Chinh Châu Âu bị quân Ottoman đánh bại năm 1272 tạo ra Đế chế Ottoman mà đến 1517, Ottoman trở thành một đế quốc lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Vua David của Israel đã chọn Jerusalem làm Kinh đô. Chúa Jesus xuất hiện ở Jerusalem. Nhà tiên tri Muhammad bay lên trời từ Jerusalem. Vì thế, Jerusalem trở thành quan trọng nhất đối với ba tôn giáo lớn nên xung đột triền miên chưa có đoạn kết.
Phải chăng có sự phân chia nhiệm vụ giữa Fatah và Hamas
Hiệp ước Hòa bình Oslo ký năm 1993 tại Hoa Thịnh Đốn và 1995 tại Ai Cập đã cho phép Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) cơ hội thành lập Nhà nước Palestine tại Bờ Tây (West Bank) và Dải Gaza mà từ bỏ giải pháp quân sự.
Nhưng, PLO đã chia hai nhiệm vụ: Fatah do Tổng thống Mahmoud Abbas đóng vai trò người hiền để moi tiền cộng đồng quốc tế; Ismail Haniya cầm đầu Hamas ở Dải Gaza tiến hành thánh chiến, liên kết với Iran thông qua các Nhóm Hezbollah ở Lebanon và Syria nhằm duy trì ngọn lửa tiêu diệt Israel.
Nước Palestine do Đế quốc Ottoman (Hồi giáo) tạo ra để xoá sổ Israel.
Năm 2018, Tổng thống Donald Trump cắt số viện trợ 225 triệu USD cho Palestine vì được dùng để tài trợ cho các hoạt động khủng bố. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã tháo khoáng như một lời khuyến khích Hamas hành động.
Sau 11 ngày giao tranh bằng hoả tiễn từ Hamas với Không quân Israel thì viên chức của Hamas tuyên bố Thoả ước ngừng bắn do Ai Cập vận động sẽ có kết quả. Nhưng, Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong bài phát biểu trước Quốc hội Israel đã gửi thông điệp rõ ràng tới Hamas “hoặc đầu hàng, hoặc Israel sẽ tiêu diệt bọn khủng bố, và sáp nhập từng mảnh đất mà Quân đội chiếm được. Thời khắc mà các anh tuyên bố hạ vũ khí cũng là thời khắc mà chúng tôi sẽ ngừng tiến công”.
Tổng thống Biden kêu gọi Israel ngừng bắn, nhưng, Thủ tướng Netanyahu không muốn tuân theo mẫu mực “tiếp tục kiềm chế” theo chiến thuật “đánh đánh, đàm đàm” nên đặt câu hỏi cho những người kêu gọi kiềm chế: “Khi tất cả người dân của bạn liên tục bị tấn công bởi hoả tiễn từ một kẻ thù ngoan cố với mục tiêu mà họ tuyên bố là giết hết tất cả những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên đất của bạn, thì khi ấy bạn có thể đến và nói chuyện với chúng tôi về sự kiềm chế”.
Thành quả ngoại giao của Hoa Kỳ tại Trung Đông
Sau khi trở thành Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, Barack Obama cùng Phó tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã áp dụng một chính sách ngoại giao vô cùng sai lầm khiến Mỹ sa lầy và trắng tay tại kho dầu lửa lớn nhất thế giới. (1) Đích thân TT Obama đến xin lỗi các quốc gia Trung Đông khi các Đế quốc Châu Âu chứ không phải Hoa Kỳ đã cai trị và bóc lột. (2) Ngoại trưởng Clinton dùng hầu hết thời gian để thúc đẩy các nước xây dựng nền dân chủ. Kết quả, Mùa Xuân Á Rập đã trở thành một môi trường hỗn loạn cuối cùng xung đột giữa dân chúng và nhà cầm quyền gia tăng, độc tài vẫn hoàn độc tài. Libya trở thành quốc gia thất bại toàn diện mà vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm vì Obama từng hãnh diện chỉ huy từ ghế sau. Rồi công khai đổ lỗi cho Thủ tướng Anh Quốc, Tony Blair và Tổng thống Pháp, Francois Hollande xúi dại. ISIL chỉ còn 700 tay súng khi Tổng thống George W. Bush mãn nhiệm đã lên tới 30,000 quân vào 2015. (3) Suốt 8 năm, Obama-Biden để Iran kiểm soát Iraq và Syria. ISIL và Iran trở thành mối đe doạ toàn bộ Trung Đông. (4) Obama-Biden đã mở hết công suất ngoại giao, nhưng, không đạt được bất cứ thành tích nào. Bao nhiêu hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề hoà giải hoà hợp tôn giáo tại Trung Đông suốt 28 năm đều thất bại.
Vài năm sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã môi giới thành công để Israel ký Hiệp định hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), hay Hiệp ước Abraham mà không cần các cuộc Hội nghị quốc tế rình rang, tốn kém. Bahrain nối gót và sẽ mở rộng tới Sudan và Maroc.
Trong bài “Violence Shakes Trump’s Boast of ‘New Middle East’ đăng trên tờ The New York Times ngày 16/05/2021 chê bai thành tích ngoại giao của Trump nên phóng đại.
Sự thật không thể chối cãi: (1) Hiệp ước Hoà bình Ai Cập và Israel năm 1979 và Hiệp ước Hoà bình Israel-Jordan năm 1994 do hai vị Tổng thống Jimmy Carter và Bill Clinton làm trung gian khiến khả năng đụng độ quân sự giữa Israel và các nước Hồi giáo Sunni gần như bị triệt tiêu. (2) Các Hiệp ước mới do Tổng thống Trump làm trung gian tiếp tục tạo điều kiện cho các quốc gia Trung Đông thân thiện hơn. Càng nhiều Hiệp ước Hoà bình riêng rẽ tạo cơ hội hoà giải tôn giáo hơn.
Xung đột giữa Israel và Palestine không phải là cuộc đối đầu giữa Israel và Khối Sunni mà chỉ do Hamas muốn gây chiến. Không một nước Sunni nào muốn gởi quân tới bảo vệ Dải Gaza. Kinh nghiệm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) bị cô lập giúp cho Trung Đông duy trì nền hoà bình.
ISIL tiến như chẻ tre đã như một cơn đại dịch chết người bị Chính quyền Trump tiêu diệt trong một thời gian ngắn đem lại hoà bình cho Trung Đông.
Tổng thống Joe Biden không học được kinh nghiệm 8 năm thất bại tại Trung Đông, Châu Á, Ukraine nên tháo khoán tiền viện trợ để nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố.
Cộng đồng nhân loại cần sống trong an ninh chứ chẳng ai thích hỏa tiễn cứ rơi trên đầu.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
US says UNSC statement won’t calm Israel-Palestine violence (Aljazeera)
Fresh rocket fire targets south, center; Hamas says it’s aiming for IAF bases (Times of Israel)
IDF preps for ‘intensive night’ of Gaza airstrikes as two Thai workers killed (Jerusalem Post)
Violence Shakes Trump’s Boast of ‘New Middle East’ (NYT)