Cảm Nghĩ Tuổi Già: Tuổi già có gì thay đổi?

Share this post on:
Adobe stock

Tất cả chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng phải già. Làm sao tránh được! Ðã có “sinh” là có “lão”. Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống. Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin.…… 

Nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn “How a Man Ages,” (*) ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau: 

• Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi. 

• Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.
• Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.
• Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.
• Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.
• Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch nên tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.
• Các cơ bắp làm cho phổi hoạt ðộng bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
• Trọng lượng của thận giảm từ 20% ðến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).

• Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng lượng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút…… 

Hiểu được lẽ vô thường của cuộc đời, sẽ thấy quyền lực, danh xưng cũng chỉ là những ảo vọng mà thôi, chỉ lôi cuốn con người vào vòng tục lụy không lối thoát.

Cuộc đời ngắn ngủi quá, sự sống và cái chết chỉ cách nhau bằng một hơi thở. Cái lằn ranh vô hình đó ai cũng biết nhưng được bao nhiêu người tỉnh thức?

Hôm nay ta còn sống, còn nói cười, còn nghĩ mình cứ sống mãi, sống hoài để tận hưởng những lạc thú của trần gian, để hơn thua, vênh váo, được mất với đời. Nhưng khi nhắm mắt rồi, cát bụi lại trở về với cát bụi hư vô…

Khi đôi mắt nhắm nghiền và đôi tay lạnh ngắt
Quả tim không chuyển nổi máu tươi hồng
Thì danh vọng phải trả về cho sắc sắc
Thì bạc tiền đành hoãn lại chốn không không….
Những ân ái, hận thù và mưu chước
Những thăng trầm vinh nhục cũng luôn trôi.

Nguồn:

https://tinhte.vn/thread/cam-nghi-ve-tuoi-gia.3285966/

(Nhận từ email của quoc huynh <quynh.quoc47@>)

———–

(*) Curtis Pesmen, tác giả cuốn “How a Man Ages,” Curt Pesmen là tác giả, người quảng bá, nhà sản xuất phim tài liệu và đồng sáng lập của BoCo Media, LLC . Ông phục vụ với tư cách là Người quảng bá Nghiên cứu Chống lại Ung thư ruột già (Đại tràng), Springfield, MO, và là Người ủng hộ Người phản biện cho Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư Texas (CPRIT).

Chút Lời bàn:

Có không ít người tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giữ tính ngông cuồng của thuở còn trẻ (thời ngựa non háu đá), ưa khích bác châm chọc công kích người khác, đến khi mất đi nhận được những lời bình phẩm, đàm tiếu không mấy hay khiến gia đình, con cháu hậu duệ phải chịu nhiều buồn phiền. Đó là bài học quý cho mọi người.

Vì thế người đời có câu: “Hùm chết để da, người chết để tiếng” (tiếng có tiếng tốt và tiếng xấu) và “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” (tất cả những tiếng tốt xây dựng trong suốt cuộc đời bỗng chốc mất hết khi gặp phải lỗi lầm do tuổi già) là vậy. DS.