Nguyễn Chính Nghĩa
(VNTB) – Đã hơn nửa thế kỷ ông Trọng vẫn tuôn ra những lời nói cứ như là sự sống không có gì thay đổi cả
Thế nhưng với một người đứng đầu một chế độ thì trí tuệ là quan trọng hơn rất nhiều so với đạo đức, nhất là với thể chế cùng văn hóa thủ lĩnh như Việt Nam. Do trình độ nhận thức chung còn thấp mà nền dân chủ là không rõ ràng trong đó dân thì mù mờ nhận thức về quyền lợi nên không hiếu còn người cầm quyền thì không biếu miễn phí bao giờ.
Ở ông Trọng có thể thấy một điều rõ ràng là bộ não đã trở nên xơ cứng đúng nghĩa là những gì ông đã tiếp thu từ thời trai trẻ đến nay. Đã hơn nửa thế kỷ ông vẫn tuôn ra những lời nói cứ như là sự sống không có gì thay đổi cả, trong khi họ được dạy theo nhãn quan của những người cánh tả là sự vật luôn vận động và biến đổi không ngừng.
Khi mà nước Liên xô, cái nôi của CNCS kiểu thức Nga (xin lưu ý là không phải kiểu Marx) đã sụp đổ tan tành từ hơn 30 năm về trước cùng cả khối Đông Âu đã biến đổi, trở thành các Nhà nước tự do, dân chủ như Phương Tây, trong đó lý thuyết để xây nên thứ chủ nghĩa ấy đem áp đặt độc đoán từ nước Nga sau Thế chiến II đã vào viện bảo tàng từ lâu rồi.
Chỉ còn vài nước ở châu Á với cái não trạng đặc trưng khác biệt, bị phân tách quá mức mà không thể hình thành nên tri thức cần thiết như người Âu châu như đã thấy được ngay từ thời kỳ Khai sáng của họ thế kỷ 18 nên không thể thay đổi được thể chế, để cho một nhóm nhỏ những con người vẫn cái mác Cộng Sản đã hoen ố trên thế giới độc quyền còn những người khác thì nương theo để cùng hưởng lợi bản thân theo đúng cái nếp nghĩ của một tập quán đã có sẵn giống như phò một triều đại phong kiến ngày trước, cha truyền thì con phải nối dẫu có ngu đần đến thế nào, còn ngày nay là một chủ nghĩa hư vô, nói và làm không cần ăn khớp nhau.
Qua những câu phát biểu của ông Trọng trong lễ nhận thâm niên tuổi đảng có thể thấy rõ cái não trạng đã bị nhồi cứng bởi một thứ lý thuyết giống như một ‘trò ảo thuật ngôn ngữ’ mà người không có trí tuệ không thể biết được nó ảo diệu ở chỗ nào. Vì muốn tung hô cho cái chủ nghĩa không có sức sống do không phù hợp với chân lý tồn tại từ bản chất bên trong của con người nên ông lại biến cách ra, bịa đặt ra một cách khiên cưỡng lời của một bài hát trước kia, rằng nếu là người hãy là người Cộng sản.
Thật ra thế hệ trẻ chúng tôi sống trong giai đoạn lịch sử ấy chỉ nghe tuyên truyền một phía từ họ coi cuộc chiến tranh giữa hai miền Bắc-Nam gắn chặt với cuộc chiến tranh với nước Mỹ mà họ gọi là chống thực dân kiểu mới xâm lược đất nước ta. Chỉ đến khi kết thúc chiến tranh năm 1975 cùng với những hiện thực bày ra trước mắt là một nhận thức rằng người Mỹ vào miền Nam không phải như thực dân Pháp ngày trước là khai thác thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, trái lại họ đã đổ quá nhiều tiền của vào đây dưới dạng viện trợ các mặt mà người CSVN nói rằng họ đã tiêu tiền xả láng ở Việt Nam, hoàn toàn mâu thuẫn với tuyên truyền chống thực dân kiểu mới để lừa mị dân ta. Điều đó cho thấy sự mâu thuẫn trong lời nói của họ giữa trước và sau chỉ để biện minh cho một sai lầm khủng khiếp vì bị TQCS gài bẫy lẫn thứ não trạng còn ở dạng sơ khai của người ‘tiền sử’.
Đến năm 1980 khi Đài truyền hình Việt nam cho chiếu bộ phim ‘VN thiên sử truyền hình’ trong đó có đưa ra suy luận cho hành động can thiệp của Tổng thống Dweight D. Eisenhower về sự sụp đổ dây chuyền theo hiệu ứng domino thì nhiều người có nhận thức mới vỡ lẽ ra rằng cuộc chiến mà chúng ta đã trả qua là một cuộc chiến ý thức hệ cực đoan, một trận chiến tư tưởng của hai hệ thống thế giới chưa từng có trên thế giới này bao giờ mà chúng ta do ngu dốt đã vô tình vướng vào thành người uỷ quyền một cách vô nghĩa vì cùng anh em một nhà lại đi bắn giết nhau vì mục tiêu của các nước lớn.
Thật ra lời bài hát là như sau :
Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa tôi sẽ là một đoôa hướng dương. Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người tôi xin chết cho quê hương. Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm. Từ Nam ra ngoài Bắc bao đêm nối liền. Là hoa tôi nở tình yêu ban sớm, cùng muôn trái tim ngất xây hòa bình. Là mây theo làn gió tôi bay khắp trời. Nghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lời. Là người xin một lần khi nằm xuống, nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ’.
Rõ ràng trong lời bài hát chẳng có câu nào như lời ông Trọng cả. Tôi có nhận xét là ở bài hát này giai điệu của nó trầm bổng rất hay, rất hợp với tâm tình người Việt. Kết hợp với lời của bài hát rất trau chuốt, khi lên cung bậc cao như đưa con người lên thanh cao, tinh khiết. Rồi khi xuống thấp như đưa người ta vào một thế giới huyền ảo, coi cái chết nhẹ nhàng tựa như lông hồng (hạc), chẳng có gì phải lo sợ, chẳng có gì phải lưu luyến với thế giới này vì sự cao đẹp của lý tưởng.
Không như những bài hát não nuột của các nhạc sĩ miền Nam điển hình là Lam Phương dưới chế độ Sài gòn làm lu mờ khí thế chiến đấu của họ, nhất là với tiếng hát làm não lòng người của anh Chế Linh(lính chê) hay như tiếng vọng của những oan hồn như của cô Thanh Tuyền. Những điều này cũng góp phần tạo nên chiến thắng cũng như sự thất bại của phía bên kia.
Không hiểu là ông Trọng có hiểu đúng từ ngữ hay ông nói theo thói quen dùng từ đã hằn sâu trong não bộ mà đến nay ông vẫn dùng từ ‘cách mạng’ với tình trạng nước Việt Nam. Từ này từ những thế kỷ trước trên thế giới giới cánh tả vẫn quen dùng để muốn thay đổi tình trạng bất công trong xã hội, biến nó thành ra những xã hội tốt đẹp hơn với nghĩa là’thay cũ đổi mới’. Đến khi người CS Nga làm cách mạng thành công họ càng thúc đẩy nó lên thành cao trào, nhất là từ nửa cuối thế kỷ 20 mà họ gọi là ba dòng thác cách mạng.
Ngày nay cả ba dòng thác ấy đều không còn chảy nữa. Nơi ấy chỉ còn là những bãi đất khô và người ta đã cho xây dựng nên trên đó những viện bảo tàng để kỷ niệm ngày nó còn nước….Nếu ông muốn làm cách mạng tiếp tục với tình trạng nước VN hiện nay để xóa bỏ bất công, chống lại thể chế tù mù, lẫn lộn giữa những người cách mạng và giới tư bản đỏ đã xuất hiện ngay trong đảng của ông thì điều đó đáng hoan nghênh, được toàn thể giai cấp công nhân lao khổ với đồng lương ít ỏi thậm chí là không đủ sống nhiệt liệt hưởng ứng và họ sẽ tôn vinh ông là Bác Hồ thứ hai của nước VN.
Xa hơn nữa ông Trọng còn trích dẫn nhiều câu nói của Nicolai Ostrovsky trong cuốn sách ‘Thép đã tôi (luyện) như thế’ nói về một thời kỳ dài lầm đường trong lịch sử của nước Nga vì những ảo tưởng của họ đưa đến một cuộc sống nghèo nàn và đơn điệu, chỉ còn biết lấy rượu, bia làm nguồn vui sau những giờ lao động mệt nhọc cũng tương tự như ở các nước Đông Âu mà tôi đã từng chứng kiến trước kia.
Người CS đã đưa nước Nga vào một cấu trúc xã hội duy lý, độc đoán của riêng họ dẫn đến không có khả năng phát triển toàn diện về kinh tế. Họ chỉ có bán dầu mỏ là chính để thu về ngoại tệ và phát triển mạnh ngành công nghiệp quân sự để giữ được cái thể chế ấy của họ, những mong thành một trung tâm của thế giới như một loại đế quốc kiểu mới, nhưng thất bại vì không theo đúng qui luật của sự tồn tại.
Những câu nói như của Ostrovsky là biểu thị của tình trạng xã của những con người ước vọng cao xa nhưng phi thực tế vì bị che mắt, bịt tai bởi chế độ nên đã không biết được rằng bên ngoài bức rào sắt kia để ngăn con người tiếp xúc với thế giới tự do người ta đã biến đổi xã hội như thế nào để mọi người cùng có hạnh phúc do bởi trình độ phát triển của sản xuất đã được nâng cao nhiều. Không còn như của riêng nước Nga để họ phải đem cái lý tưởng viển vông ấy đi giải phóng dân tộc, giải phóng con người nhưng thực chất lại là gông cùm họ vào trong một hệ thống nghèo nàn và đơn điệu như nước Nga.
Những điều hiển nhiên dễ thấy từ sự can thiệp quân sự của Nga vào các nước ấy cho thấy điều đó, Đông Đức 1952, Hungarie 1956, Tiệp khắc 1968 và Ba lan 1981. Không lẽ người dân ở những nước ấy họ mù cả, không hiểu thế nào là hạnh phúc để người Nga phải vào để dạy khôn họ. Tất cả chỉ vì hậu quả sau thời kỳ Phát xít đưa lại, khi Nga thắng trận một phần nhờ vũ khí của Đồng minh đem áp đặt thể chế mà họ phải sống như một kiểu ‘con tin’. Chỉ đến khi thời gian đủ dài, nước Nga thất bại về kinh tế mới phải thay đổi nhãn quan nhìn sự sống trong đó có đóng góp của người vợ ông Gorbachov, một nữ triết gia.
Cùng với những cải cách của nước Nga dưới thời Gorbachov để xã hội phải đi theo một trong hai hướng, một là có thể tiến lên CNCS hai là không tồn tại CNCS, ông Gorbachov cũng đã cởi mở trong cách nhìn nhận thế giới theo đúng cách tự nhiên của nó, không gò ép bất cứ điều gì. Chính vì thế ông đã để cho các nước tự do lựa chọn con đường của bản thân mình mà các nước ‘con tin’ của Nga trước kia vùng lên làm những cuộc cách mạng Nhung không đổ máu, chuyển sang các thể chế tự do, dân chủ như đa số các nước trên thế giới mà thoát khỏi nghèo nàn trước đó.
So sánh với thực tế trên thế giới này thì những câu nói của Ostrovsky thật vô nghĩa, ‘thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ’, làm sao con người ta phải lao khổ giống như đưa vào ‘lửa đỏ’ rồi sau đó lại vào ‘nước lạnh’ chỉ để đem lại những điều hư vô, những nghèo đói như ở nước ta, nước Trung Quốc và Triều tiên thởu trước. Muốn giải thích được rõ tất cả những điều này này người ta chỉ có thể bằng cách hiểu rõ ràng, hệ thần kinh con người là cái gì? Nó hoạt động theo cơ chế như thế nào?
Ông Trọng còn nêu lại câu thơ của Tố Hữu, ‘Còn một giây, một phút tàn hơi; Là còn chiến đấu quyết không thôi’, thể hiện cái não trạng của ông đã hoàn toàn xơ cứng, không thể thay đổi được. Nước Việt Nam nay đã đổi khác rất nhiều mà có thể gọi là đổi khác hoàn toàn, chỉ có điều không đổi khác là những con người với thứ lý luận vô nghĩa vẫn ngự trị trên những người dân Việt vì sợ hãi những ám ảnh của một ‘con ngáo ộp’ từ thời chiến tranh và nỗi vất vả từ cuộc sống nên chưa trưởng thành về nhận thức.
Những người như ông Trọng lại luôn tâm niệm chiến đấu với những con người như thế nếu họ cất lên tiếng nói lương tâm của mình, mong sao góp phần làm cho nước Việt Nam tốt đẹp hơn. Trong khi những con người được gọi là đồng chí của họ lại đã trở thành những tư bản (đỏ hay vàng tùy tâm suy luận), kẻ thù giai cấp theo quan niệm ngày trước của họ, cùng chè chén say sưa bất kể lúc nào có thể. Chỉ vì một thứ lý tưởng không có mà ông Trọng đã nhầm lẫn tốt, xấu và lẫn lộn bạn, thù.
Bạn vì nó cùng mang một cái mác, thù vì họ có lương tâm muốn cho nước Việt tốt đẹp hơn, đỡ bất công hơn. Nhưng do những trấn áp từ khi ông Trọng lên TBT tiếng nói lương tâm gần như đã bị triệt tiêu vì những con người ấy hầu như chỉ còn sau những chấn song sắt nhà tù. Trong một xã hội mà lấy trấn áp lương tâm con người làm mục đích thì lương tâm con người dường như đã chết thì văn hóa sẽ không còn và sức sống xã hội cũng đang chết dần.
Chiếu theo những kết quả tang thương, khổ đau của lịch sử nước nhà mà cả dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng quá nhiều. Tôi không ca ngợi ông Hồ như một lãnh tụ thiên tài mà do cái não trạng thích thần thánh hóa một con người nên những người CSVN lớp trước đã bị bọn Hán gian trà trộn trong họ xỏ mũi đưa tới những điều này. Nhưng tôi vẫn coi câu định thức của ông là đúng, ‘phải để cho người dân được mở miệng’!!! Để dân tộc tiến tới phồn thịnh và văn minh trong tình tương ái con người phải có một tầng lớp tinh hoa dẫn dắt nhưng phải không có những con người tụt hậu như ông Trọng. Vì mù mờ nhận thức mà vô tình chia xé dân tộc tiếp tục, tiếp tay cho kẻ thù tiếp tục đè nén dân tộc ta theo cách thức của chúng trong một thế giới đã thay đổi nhiều nhưng dân ta vẫn còn bị xiềng xích, xiềng xích bởi hệ tưởng lạc hậu so với thời đại.
(Còn tiếp)
(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả