Vào tối Thứ Bảy ngày 5 tháng 6 năm 2021, phát biểu tại Hội nghị Đảng Cộng hòa tiểu bang Bắc Carolina, cựu Tổng thống Donald Trump đã mạnh mẽ đáp trả tuyên truyền của truyền thông thiên tả cho rằng ông đang nỗ lực “hủy hoại nền dân chủ”. Ông đã khẳng định dứt khoát: “Tôi là người đang nỗ lực cứu nền dân chủ -Họ muốn bịt miệng chúng ta; họ không từ nan làm câm miệng những người yêu nước Mỹ”.
Bắt đầu bài phát biểu kéo dài khoảng hơn một giờ đồng hồ, ông Trump nói: “Thật tuyệt vời được quay lại Greenville, gặp mặt nhiều người yêu nước đáng tự hào tại Bắc Carolina, những người yêu đất nước ta, ủng hộ quân đội ta, tôn trọng cảnh sát, vinh danh lá cờ của chúng ta và luôn luôn đặt nước Mỹ lên trên hết”.
Ông Trump cũng đã chỉ trích những chính sách tồi tệ của chính quyền Biden mà người Mỹ có thể phải chấp nhận đó là điều bình thường.
“Hãy nói về các nhà lãnh đạo của chúng ta: Họ đang quỳ gối trước Trung Cộng; nước Mỹ đang bị hạ phẩm giá và bị bẽ mặt trên vũ đài thế giới; sự tự do của chúng ta đang bị văn hóa xóa sổ cánh tả lấn át; và chính quyền Biden đang đưa lý thuyết chủng tộc phê phán độc hại và phân biệt đối xử bất hợp pháp vào dạy trẻ em trong các trường học”.
Tổng Thống Joe Biden đang đưa nước Mỹ đi về đâu mà sau 100 ngày làm Tổng thống, ông Joe Biden được báo chí Hoa Kỳ ca ngợi thành công phi thường, nhứt là chiến dịch chích ngừa bệnh dịch Vũ Hán, vực dậy nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân chúng, đầu tư mạnh nhằm cải thiện và xây dựng hạ từng cơ sở, …Ông Biden khép lại 40 năm « cách mạng tự do kinh tế » theo thuyết « anglo-saxonne » của những người tiền nhiệm.
Vào Bạch Ốc vừa yên vị, ông Tổng thống Joe Biden bèn mở toạt hầu bao, giúp dân có lợi tức thấp (75,000 Mỹ Kim/năm), dân thất nghiệp, chủ các cơ sở kỷ nghệ, thương mại nạn nhơn của đại dịch tàu, chiến dịch chích ngừa, … làm cho một thành phần không nhỏ dân Mỹ hoan nghênh nhiệt liệt. Nhiều người hết lòng ủng hộ ông Trump nhưng nay vẫn không nở từ chối lòng tốt của ông Biden cho tiền chi dùng. Ông theo đường lối của Franklin D. Roosevelt và chủ thuyết « New Deal », của Dwight Eisenhower với « chương trình hiện đại hóa », của Lydon Johnson của « Great Society » . Ông Biden sẳn sàng để ra 1900 tỷ Mỹ kim vực dậy kinh tế hậu đại dịch, tính ra chiếm mất hết gần 9% PIB Mỹ. Ông còn đề xuất thêm chương trình canh tân hạ từng cơ sở, tiếp theo là giáo dục gia đình. Dự tính này cũng cần một số ngân khoản tương tợ trong nhiều năm. Tính chung phải lên đến 6000 tỷ Mỹ kim.
Ông Biden dồn hết nổ lực nhằm vào kinh tế sau khi đã phát động chiến dịch chích ngừa đại dịch Vũ Hán -Tàu Từ nay, ông chấm dứt chương trình một cách tận gốc 40 năm kinh tế tự do đã qua. Ông tận lực quay ngược chiều và đưa nước Mỹ đến sự phân cực rõ rệt. Thời của « Nhà nước bao cấp » nay thật sự trở lại . Một cuộc điều tra rộng lớn vừa được Viện Américain Pew Research Center thực hiện hôm 22/04/21, kết quả cho thấy sự bất mãn của dân chúng đối với chủ thuyết « kinh tế tiền- Covid » vì nó quá bất bình đẳng (50%). Trái lại, dân chúng hoan nghênh ông Biden tăng thuế nhà giàu nhiều, xóa thuế cho giới trung lưu. Như vậy kể từ nay, thuyết «cách mạng tự do kinh tế» của những năm 1980 đã được khai tử và mai táng.
Đắc cử năm 1979, Thủ tướng Anh, bà Magaret Thatcher, quả quyết không có gì có thể thay thế thuyết «cách mạng tự do về kinh tế», biến nước Anh củ kỷ trở thành một nước hiện đại, ảnh hưởng mạnh và phồn thịnh. Tiếp theo, Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1981 quả quyết « chánh phủ là vấn đề ».Ông cắt bớt ngân sách liên bang, giảm thuế và biến chánh phủ thành vai trò giám sát các xí nghiệp. Ngược lại, Tổng thống Joe Biden ngày nay theo bước chân của Tổng thống François Mitterrand ở Pháp, bốn tháng sau, chủ trương quốc doanh hóa tất cả các xí nghiệp lớn và ngân hàng, ban hành thuế đánh vào nhà giàu. Đường lối của ông không đi xa được. Thất bại ê chề. Giới tư bản ôm vốn chạy ra ngoại quốc. Ông Tổng thống Mitterrand kịp quay lại với đường lối kinh tế chính thống để có thể duy trì nước Pháp trong Âu châu và trong hệ thống toàn cầu. Tiếp theo, các chế độ «tả khuynh dân chủ-xã hội» ở Âu châu đều phải «giảm bớt Nhà nước», như Tony Blair ở Anh, Gerhard Schroder ở Đức, … Ngày nay xã hội xáo trộn, kinh tế khủng hoảng làm cho người ta thấy đời sống cần được bảo vệ nên tư tưởng kinh tế tả khuynh mới xuất hiện trở lại khá mạnh. Đồng thời đòi hỏi sự bình đẳng cũng trở thành quan trọng.
Sau khi mở cửa lại, những người theo dõi tình hình kinh tế Mỹ đều bàng hoàng vì nạn lạm phát bùng phát quá nhanh. Giá tiêu thụ chỉ trong một năm, tới tháng tư vừa qua,vọt lên với một mức độ chưa hề thấy từ năm 2008. Những con số do chánh phủ phổ biến xác nhận lạm phát đang tăng phi mã vào tháng 4/21 làm thị trường ở NY mất giá (Dow Jones mất 0.36 %, Nasdaq mất 1.21%). Lạm phát tính theo giá tiêu thụ là 0.8% trong tháng 4/21 (giới phân tích kinh tế chỉ nghĩ 0.2%) nhưng trong 12 tháng sẽ tăng lên 4.2%, mức cao nhứt trong 13 năm qua (Tribune.Fr, 21/05/21). Tiêu thụ gia đình lần đầu tiên từ 7 tháng nay chậm lại. Sự tin tưởng ở dân chúng xuống mức thấp nhứt, thất nghiệp cao và viển ảnh không có gì chắc chắn lắm trong lúc đó trợ cấp 1,400 Mỹ kim chi dùng sắp hết và không tránh khỏi hoang mang hằng triệu gia đình dân Mỹ. Trước tình hình không có gì phấn khởi lắm, các chỉ số ngã qua màu đỏ, nhiều gia đình đã bắt đầu hạn chế tiêu dùng (AFP). Nhưng nếu không có chương trình trợ cấp lớn như vậy thì mức tiêu thụ đã không có, tức ở mức 0 vào đệ I tam cá nguyệt 2021. Đồng thời vẫn không thiếu những nhà kinh tế nhìn tình hình nước Mỹ lạc quan hơn. Theo họ, Mỹ sẽ có thể có năm 2021 chiếm kỷ lục về tuyển dụng nhân công vì sẽ có hơn 6 triệu việc làm từ nay tới 12 tháng Tuy nhiên vẫn chưa đủ để đưa nước Mỹ trở lại tình trạng trước khi đại dịch Vũ Hán xảy ra, với mức thất nghiệp là 3.5%. Người ta chưa dám chờ đợi mức thất nghiệp này vào giữa năm tới. Kinh tế vực dậy nhưng hảy còn suy yếu nên dân chúng phải rất thận trọng trong mọi sinh hoạt…
Về ngoại giao, đất nước và chính phủ Hoa Kỳ ngày nay không còn được tôn trọng. Mới đây, Trung Cộng đã từ chối nói chuyện với Bộ trường Quốc phòng Lloyd Austin, điều đó cho thấy không ai sợ hãi cũng như tôn trọng Hoa Kỳ dưới thời ông Biden. Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng Ngụy Phương Hòa và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Bắc Kinh Hứa Kỳ Lượng, người thân cận với lãnh đạo Trung Cộng là ông Tập Cận Bình, sẽ không nhận cuộc gọi của ông Austin. Điều này cho thấy người Trung Cộng coi mình là bên có quyền lực. Hàm ý của một bài báo xuất hiện trên trang web tuyên truyền của Trung Cộng–Thời báo Hoàn cầu, những hồi đáp này dường như cho thấy rằng Bắc Kinh tin rằng họ có thể giành được sự nhượng bộ từ Hoa Thịnh Đốn bằng cách trì hoãn. Hoa Kỳ đang tìm kiếm một sự nhượng bộ Bắc Kinh một cách tuyệt vọng, chính phủ ông Biden đã chọn cách chống lại Trung Cộng từ vị trí yếu thế của mình.
Người Trung Quốc rõ ràng có ưu thế. Tương tự, lãnh đạo Bắc Hàn đã phớt lờ yêu cầu nói chuyện của chính phủ ông Biden. Như Tôn Tử đã nói trong cuốn “Nghệ Thuật Chiến Tranh” như sau: “Bằng cách nắm giữ lợi thế cho mình, anh ta có thể khiến kẻ thù tiếp cận theo cách của anh ta muốn; hoặc, bằng cách gây tổn thất, anh ta có thể khiến kẻ thù không thể đến gần.”.
Sự xuất hiện chính thức lần đầu tiên từ ngày rời Tòa Bạch Ốc của cựu Tổng Thống thứ 45 Hoa Kỳ tại North Carolina 5 tháng 6 và sắp tới ngày 9 đến 11 tháng 7 năm 2021 tại Dallas, Texas đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính trường Hoa Kỳ cũng là thách thức đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden và đàng Dân Chủ. Lịch sử Hoa Kỳ trải qua 245 năm với nhiều thử thách trong quá khứ nhưng nước sẽ mãi tiếp tục vĩ đại bởi những người con dân yêu nước Mỹ.
Thái Hóa Lộc