Tân thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính về Miền Tây hợp lực cùng Ba Dũng

Share this post on:

22/04/2021

Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng

Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng vốn rất gần gũi nay lại gần gũi hơn

Việc Phạm Minh Chính phớt lờ đề xuất của nhóm lợi ích Hà Tĩnh gạt Đặng Quốc Khánh chọn Nguyễn Thanh Nghị cho ghế bộ trưởng Bộ Xây Dựng thì rõ ràng, Phạm Minh Chính đã ngầm ủng hộ ai rồi.

Việc Phạm Minh Chính càng ngày càng tỏ thái độ ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng ắt hẳn làm cho ông Nguyễn Phú Trọng khó chịu, tuy nhiên thế lực của ông Phạm Minh Chính hiện nay không phải là thế lực mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm gì được. Cũng tựa như thời Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, thì thời ông Phạm Minh Chính cũng vậy, cũng là thế lực ngang ngửa với thế lực Nguyễn Phú Trọng chứ không hề kém cạnh. So với Nguyễn Xuân Phúc, ông Phạm Minh Chính hơn rất xa.

Thế lực Thanh Hóa có 6 ủy viên trung ương đảng, trong đó có một ủy viên Bộ Chính trị chính là ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính thì rất mạnh. Trong các ủy viên trung ương đảng gốc Thanh Hóa, có ông Lê Ngọc Quang làm tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Ông này rất quan trọng, đài truyền hình Việt Nam là một trong 4 ông lớn của truyền thông nhà nước trong đó có Báo Nhân Dân, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền Hình Việt Nam VTV và Thông Tấn Xã Việt Nam. Mỗi bước đi chiến lược của Phạm Minh Chính đều được dọn đường bởi đài truyền hình Việt Nam. Đây là lợi thế.

Thanh Hóa là địa phương thuộc miền Bắc, như vậy nhóm lợi ích Thanh Hóa được làm đại biểu quốc hội đại diện cho miền bắc mang thông điệp của thủ tướng truyền đến chính quyền mà những người này đại diện. Còn miền nam xa xôi, ông Phạm Minh Chính cần phải nắm những địa phương này để sức ảnh hưởng của ông Chính trải đều khắp đất nước. Đó là điều cần thiết. Khi còn làm thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho Hải Phòng để nắm thành phố phía Bắc này, thì tương tự hiện nay ông Phạm Minh Chính cũng muốn làm đại diện cho đơn vị hành chính miền nam để gây ảnh hưởng của ông lên khu vực này.

Cần Thơ là thành phố lớn thứ nhì ở Miền Nam sau TP. HCM

Nếu nói TP. HCM là trái tim của cả miền nam thì Cần Thơ là trái tim miền tây nam bộ. Cả khu vực miền nam chỉ có 2 thành phố trực thuộc trung ương, đó là Sài Còn (chính quyền Việt Nam gọi là TP.HCM) và thành phố Cần Thơ.

Thành Phố HCM bị thế lực Nguyễn Phú Trọng chiếm, ông Nguyễn Văn Nên là người của ông Trọng. Vì vậy, Phạm Minh Chính không thể làm đại diện cho dân TP.HCM được. Cũng tương tự như trước đây, Hà Nội bị ông Nguyễn Phú Trọng nắm, nên ông Nguyễn Tấn Dũng mới làm đại biểu cho thành phố lớn thứ hai miền bắc – Hải Phòng.

Với lại trước đây thành phố Hồ Chính Minh nếu ông Nguyễn Phú Trọng không nắm thì nó cũng nằm trong tầm kiểm soát của ông Trương Tấn Sang, mà ông Trương Tấn Sang thì không ưa Nguyễn Tấn Dũng và bất cứ ai thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng.

Trước đây bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một đàn em thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng được phân công làm đại biểu Quốc hội đại diện cho Thành Phố Cần Thơ. Vùng Cà Mau – Kiên Giang thì thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của cha con ông Nguyễn Tấn Dũng, còn thành phố cần thơ với bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm đại diện thì thuộc quyền cũng thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Tấn Dũng nhưng là kiểm soát gián tiếp.

Hiện nay có tin ông Thủ tướng Phạm Minh Chính ứng cử đại biểu Quốc hội ở Cần Thơ. Nghĩa là ông Phạm Minh Chính thay vai trào của bà Nguyễn Thị Kim Ngân trước đây.

Sau cái gọi là Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm đại biểu Cần Thơ, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm đại biểu TP. HCM, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính làm đại biểu Cần Thơ và ông Chủ tịch Quốc Vương Đình Huệ làm đại Hải Phòng. Bốn người chia nhau cát cứ ở 4 thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, cùng kết hợp với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Phạm Minh Chính sẽ kiểm soát khá tốt khu vực miền tây nam bộ.

Phạm Minh Chính về miền tây Ba Dũng lợi gì?

Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử tại TP Cần Thơ thay vai trò bà Nguyễn Thị Kim Ngân trước đây. Khi ông Chính đại diện cho Cần Thơ, ông sẽ điều khiển được thành phố này. Được biết, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ về ứng cử tại một địa phương ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sau nhiều lần ngã giá giữa các phe nhóm với nhau, ông Phạm Minh Chính đã về Miền Tây Nam bộ hợp sức cùng Ba Dũng.

Một chi tiết đáng lưu ý là một đồng hương Thanh Hóa của ông thủ tướng Phạm Minh Chính là ông Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long ứng cử tại Kiên Giang. Ông Lê Thành Long như là cầu nối giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng mỗi khi về Kiên Giang làm việc. Có thể nói, qua kỳ phân chia khu vực đại diện để ứng cử Quốc Hội, ông Phạm Minh Chính đã cùng đồng hương của ông vào Nam và kết nối chặt chẽ với Nguyễn Tấn Dũng. Một liên minh mới hình thành trông rất gần gũi.

Theo cơ cấu đại biểu được phân bổ, TP.HCM có 30 đại biểu thì có 13 ứng viên Trung ương gửi về, Hà Nội có 12/29 ứng viên từ các cơ quan Trung ương, Thanh Hóa có 7/14 đại biểu ở Trung ương, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương có lần lượt 13, 12, 11 đại biểu thì mỗi tỉnh có 6 ứng viên Trung ương…

Nói là cơ cấu, nhưng thực chất là cũng đấu giành và dàm phán mớ có được trật tự cuối cùng. Qua hội nghị hiệp thương ăn chia ghế đại biểu quốc hội thì thực tế đã rõ lên một điều là, sợi dây kết nối giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng ngày càng chặt chẽ, điều này tạo nên một liên minh Phạm Minh Chính – Nguyễn Tấn Dũng. Liên minh này sẽ là liên minh này khi mạnh lên, Nguyễn Thanh Nghị sẽ thay cha liên minh với Phạm Minh Chính ăn chia lợi ích của cả miền tây nam bộ và cả chính phủ nữa.

Được biết lần này ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử tại thủ đô Hà Nội. Đây là lần thứ 5 liên tiếp ông đại diện cho địa phương này. Nhóm lợi ích Hà Nội có đến 20 ủy viên trung ương đảng và ông Nguyễn Phú Trọng là ngôi sao dẫn dắt nhóm này. Cùng với Vương Đình Huệ nắm Hải Phòng, xem như ông Nguyễn Phú trọng nắm chặt khu vực miền Bắc. Đối trọng với ông Nguyễn Phú Trọng thì Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Minh Chính đang nắm chắc khu vực Miền Tây Nam bộ.

Võ Văn Thưởng cũng đang âm thầm tạo ảnh hưởng

Đáng chú ý là Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ứng cử tại TP Đà Nẵng thay vì ở Đồng Nai như khóa trước. Được biết trước đây, Võ Văn Thưởng làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi. Nay ông Thưởng làm đại diện cho thành phố lớn nhất miền trung xem ra ông Thưởng cũng rất không ngoan. Ông Phạm Minh Chính muốn nắm miền tây nam bộ, ông Nguyễn Phú Trọng kết hợp với Vương Đình Huệ đang nắm vững khu vực miền bắc, niền trung còn trống ông Võ Văn Thưởng liền trám vào.

Thống kê cho thấy có 17/18 ủy viên Bộ Chính trị tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Ủy viên Bộ Chính trị duy nhất không tham gia ứng cử là Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Để trám vào vị trí ông Nên, Nguyễn Xuân Phúc về thành phố này đại diện, ông Phúc đã hết quyền lực, ông có đại diện cho dân thành phố này thì ông cũng không thể kiểm soát được thành phố này, mà quyền kiểm soát đó sẽ vẫn là trong tay ông Nguyễn Văn Nên.

Được biết, có 11 đại biểu được giới thiệu ở khối cơ quan Đảng; khối Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước có 3 người; các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương) 130 đại biểu; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng và Công an) có 15 đại biểu; lực lượng vũ trang là 14 đại biểu; TAND tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước mỗi cơ quan 1 đại biểu; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên 29 đại biểu.

Như vậy là mâm quyền lực cuối cùng cũng đã chia xong. Quan chức nào đại diện cho địa phương nào đã được an bài. Một lần nữa cho thấy chính trường Việt Nam đang phân cưc mạnh mẽ. Nguyễn Phú Trọng và Vương Đình Huệ kiểm soát phía Bắc, Phạm Minh Chính kết hợp với cha con ông Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát Miền Tây Nam Bộ, Võ Văn Thưởng tranh thủ kiểm soát miền trung, còn Nguyễn Xuân Phúc thì về TP. HCM ngồi cho có chứ không kiểm soát được gì. Thời của Nguyễn Xuân Phúc xem như đã hết.

Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://thoibao.de/blog/2021/04/22