Thời sự ngày Thứ ba 02 tháng 01 năm 2024

Share this post on:

Võ Thái Hà tổng hợp


Mỹ thông báo rút hàng không mẫu hạm ra khỏi Đông Địa Trung Hải

Minh Anh /RFI 02/01/2024

Ngày 31/12/2023, hai quan chức cao cấp Mỹ trên kênh truyền hình ABC News của Mỹ cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford, cùng với tám phi đội bay và 4000 thành viên thủy thủ đoàn sẽ rời Đông Địa Trung Hải trong những ngày sắp tới.  

File-This Dec. 15, 2017, file photo shows the aircraft carrier Gerald R. Ford

Ảnh minh họa chụp ngày 15/12/2017: Hàng không mẫu hạm Mỹ Gerald R. Ford ASSOCIATED PRESS – Steve Earley 

Thông tin này đã được bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận: Hàng không mẫu hạm sẽ về đến Mỹ trong « những ngày tới đây ». Hải quân Mỹ, trong một thông cáo nêu rõ, USS Gerald Ford, được điều đến Đông Địa Trung Hải để « góp phần củng cố vị thế răn đe của Mỹ trong khu vực và phòng thủ, sẽ phải được đưa trở về cảng ban đầu như dự kiến để chuẩn bị cho những chiến dịch triển khai tương lai »  

Thông cáo của Hải quân Mỹ còn nói thêm rằng, « bộ Quốc Phòng thường xuyên thẩm định vị thế của các lực lượng trên thế giới và sẽ duy trì những khả năng đáng kể cả ở Địa Trung Hải và khắp vùng Trung Đông. » 

Tại Israel, việc Mỹ thông báo rút USS Gerald Ford khiến một số tướng lĩnh quan ngại. Đầu tháng 10/2023, Washington đã cho điều chiến hàng không mẫu hạm thế hệ mới, chạy bằng năng lượng hạt nhân và có tải trọng đến 100 ngàn tấn, đến khu vực với mục tiêu : Thể hiện sự hậu thuẫn với Israel ngay sau cuộc tấn công đẫm máu của phe Hamas, cũng như là nhằm ngăn chặn Iran và phe Hezbollah Liban mở rộng xung đột ra toàn khu vực. 

Dù vậy, một trong số các quan chức cao cấp Mỹ khi trả lời ABC đã khẳng định rằng « Hoa Kỳ vẫn có năng lực quân sự rất lớn trong vùng, và rất linh hoạt ». Ngoài việc điều bổ sung thêm hai tầu chiến, Hoa Kỳ vẫn duy trì một chiếc hàng không mẫu hạm gần Yemen, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công nhắm vào các tầu thương mại do phe Houthi tiến hành. Các hành động này của phe Houthi nhằm biểu thị sự hậu thuẫn với phe Hamas. 

Liệu rằng thông báo rút hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford về nước có là một dấu hiệu Mỹ giảm ủng hộ Israel ?

Trả lời RFI Pháp ngữ, Karim Bitar, giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế trường đại học Saint – Joseph tại Beyruth nhận định : 

« Quả thật, có một sự thay đổi trong chính sách của Mỹ lúc này sau gần hai thàng bày tỏ sự hậu thuẫn vô điều kiện không gì lay chuyển với Israel. Nước Mỹ trong năm bầu cử nhận ra rằng ngày càng có nhiều tiếng nói phản đối không chỉ trong số các đồng minh của Mỹ trong thế giới Ả Rập, mà còn ở cả thế hệ người Mỹ mới, đặc biệt là những người ủng hộ đảng Dân Chủ của Joe Biden.  

Những người này cho rằng Mỹ đã đi quá đà khi để Israel “tự tung tự tác”. Chính vì thế, theo tôi, không loại trừ khả năng đây là một tín hiệu gián tiếp gởi đến Israel, rằng đã đến lúc phải có sự kềm chế và nhất là chúng ta không nên để sự hiện diện của chiếc ô Mỹ này ở Địa Trung Hải biến thành cái cớ để mở rộng phạm vi xung đột, lẩn tránh nhìn thẳng vào thực tế và tấn công Liban cũng như các đối tác khác của Iran trong khu vực. » 


Iran điều tàu khu trục Alborz tới Hồng Hải

Phan Minh /RFI

02/01/2024

Truyền thông địa phương, hôm qua 01/01/2024, đưa tin tàu khu trục Alborz của Iran đã tiến vào Hồng Hải sau khi băng qua eo biển Bab-el-Mandeb trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên tuyến hàng hải chiến lược này, nơi lực lượng Houthi ở Yemen không ngừng tấn công các tàu chở hàng “có liên quan đến Israel”

In this image provided by the U.S. Navy, the amphibious dock landing ship USS Carter Hall and amphibious assault ship USS Bataan transit the Bab al-Mandeb strait on Aug. 9, 2023. The top commander of

Ảnh minh họa : Chiến hạm Mỹ kiểm soát eo biển Bab-el-Mandeb, giữa Hồng Hải và vịnh Eden, thông ra Ấn Độ Dương. AP – Mass Communications Spc. 2nd Class Moises Sandoval 

Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi cho biết cụ thể :

Tàu khu trục Alborz băng qua eo biển Bab-el-Mandeb để vào Hồng Hải và gặp một tàu chiến khác của Iran đã có mặt trong khu vực.

Teheran ủng hộ về mặt chính trị và quân sự lực lượng Houthi, vốn đang kiểm soát phần lớn Yemen và đã gia tăng các cuộc tấn công ở Hồng Hải nhắm vào các tàu “có liên quan đến Israel” trong những tuần gần đây, nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine ở dải Gaza.

Tàu khu trục Iran tiến vào khu vực này trong bối cảnh quân đội Mỹ hôm Chủ nhật cho biết đã đánh chìm ba tàu chiến của Houthi sau khi lực lượng này tấn công một tàu chở hàng của một công ty vận tải Đan Mạch. Mười chiến binh đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Hoa Kỳ, và Houthi đã thề sẽ trả thù.

Kể từ đó, căng thẳng đã gia tăng giữa Teheran và các nước phương Tây. Ngoại trưởng Anh Quốc đã điện đàm với người đồng nhiệm Iran để cảnh cáo về các cuộc tấn công tiếp theo của lực lượng Houthi.

Về phần mình, Hossein Amir Abdollahian đã tố cáo “thái độ tiêu chuẩn kép” của một số nước phương Tây.

Điều này cho thấy Iran can thiệp ngày càng sâu đối với cuộc xung đột Palestine-Israel đang ngày càng lan rộng trong khu vực. Ngoại trưởng Iran đã tiếp phát ngôn viên của lực lượng Houthi và hoan nghênh sự ủng hộ của họ đối với Palestine.


Thái Lan, Trung Quốc miễn thị thực cho công dân của nhau từ tháng 3 

02/01/2024 

Reuters 

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin.

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin. 

Hôm 2/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết rằng chính quyền nước này và Thái Lan đang liên lạc và mong muốn thực hiện việc miễn thị thực cho công dân hai nước, theo Reuters.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cho hay trong một cuộc họp báo rằng cả hai bên cũng sẽ tăng cường giao lưu nhân dân.

Cũng hôm 2/1, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin nói rằng Thái Lan và Trung Quốc sẽ miễn trừ lâu dài các yêu cầu về thị thực đối với công dân của nhau kể từ tháng 3.


Trung Quốc kêu gọi người dân Đài Loan thúc đẩy ‘thống nhất hòa bình’ 

02/01/2024 

Reuters 

Ông Tống Đào, Chủ nhiệm Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Quốc.

Ông Tống Đào, Chủ nhiệm Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Quốc. 

Chủ nhiệm Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Quốc hôm 2/1 kêu gọi người dân Đài Loan thúc đẩy quá trình “thống nhất hòa bình”, nói rằng đó là mong muốn chung của người dân hai bên eo biển Đài Loan.

Thông điệp của ông Tống Đào (Song Tao), được đưa ra chưa đầy hai tuần trước khi Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào ngày 13/1, tiếp nối lời phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình trong bài diễn văn đêm giao thừa Tết dương lịch rằng việc Trung Quốc “thống nhất” với Đài Loan là điều bất khả kháng.

“Tổ quốc rốt cuộc sẽ được thống nhất, và chắc chắn sẽ được thống nhất”, ông Tống nói trong thông điệp năm mới trên trang web của văn phòng ông.

Đây là mong muốn chung và sứ mệnh chung của người dân hai bên eo biển Đài Loan, ông Tống nói thêm.

Ông nói người dân Đài Loan nên “thúc đẩy quan hệ hai bờ eo biển để quay trở lại con đường phát triển hòa bình đúng đắn và thúc đẩy quá trình thống nhất hòa bình của tổ quốc”.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Cả đảng Dân Tiến cầm quyền lẫn đảng đối lập lớn nhất là Quốc Dân đảng, đều nói rằng chỉ có người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.

Trung Quốc lâu nay mời mọc Đài Loan về mô hình tự trị “một quốc gia, hai chế độ”, nhưng không có đảng chính thống nào của Đài Loan ủng hộ ý tưởng đó.

Ông Tống nhắc lại sự ủng hộ của Trung Quốc đối với “một quốc gia, hai chế độ” và phản đối nền độc lập chính thức của Đài Loan hoặc “sự can thiệp của các thế lực bên ngoài”.

Thông điệp của ông không đề cập đến cuộc bầu cử mà Văn phòng Đài Loan Sự vụ coi là sự lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình.

Trung Quốc tiếp tục gây áp lực quân sự xung quanh hòn đảo, dừng cắt giảm thuế quan đối với một số loại hàng của Đài Loan và đe dọa các biện pháp kinh tế tiếp theo khi gần đến ngày diễn ra bầu cử.


Tổng Thống Đài Loan tuyên bố quan hệ với Trung Quốc phải do dân quyết định

BBC News

01/01/2024

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh tại Đài Bắc, Đài Loan ngày 10/10/2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh tại Đài Bắc, Đài Loan ngày 10/10/2023

Tổng thống sắp mãn nhiệm của Đài Loan đưa ra các thông điệp mạnh mẽ sau phát biểu đêm giao thừa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo bài viết của Reuters

Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, hôm thứ Hai khẳng định quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc phải được quyết định bởi ý chí của người dân và hòa bình phải dựa trên sự “phẩm giá”. 

Phát biểu này được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố việc “thống nhất” với Đài Loan là điều chắc chắn sẽ xảy ra. 

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đang gia tăng áp lực quân sự với mục đích khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo dân chủ Đài Loan – nơi sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào ngày 13/1. 

Trong phát biểu vào Giao thừa, Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện giọng điệu cứng rắn hơn so với năm ngoái, khi đó ông chỉ đơn thuần nói rằng người dân hai bờ eo biển Đài Loan là “người cùng một nhà”. 

Tại buổi họp báo đầu năm diễn ra tại Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc, khi được hỏi về phát biểu của ông Tập Cận Bình, bà Thái Anh Văn cho biết dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc định hướng quan hệ với Trung Quốc. 

“Điều này có nghĩa là tôn trọng ý chí chung của người dân Đài Loan để đưa ra quyết định. Xét cho cùng, chúng ta là một quốc gia dân chủ,” bà nhấn mạnh. 

Trung Quốc nên tôn trọng kết quả bầu cử của Đài Loan, và trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển thuộc về cả hai bên, bà Thái Anh Văn nói thêm. 

Trung Quốc coi cuộc bầu cử như là một lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình, và đã nhiều lần từ chối các đề nghị đối thoại từ phía bà Thái Anh Văn, cho rằng bà là một người theo chủ nghĩa ly khai. 

Bà Thái Anh Văn coi việc tăng cường và hiện đại hóa quốc phòng là ưu tiên hàng đầu, bao gồm việc thúc đẩy chương trình tàu ngầm nội địa của Đài Loan. 

“Nhà ai cũng có khóa cửa, không phải để chọc tức hàng xóm mà để đảm bảo an toàn cho bản thân. Cửa của đất nước cũng vậy. Người dân Đài Loan mong muốn hòa bình, nhưng chúng tôi muốn hòa bình trong phẩm giá,” bà nói. 

Chính phủ Đài Loan liên tục cảnh báo rằng Trung Quốc đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử, thông qua thông tin sai sự thật, uy hiếp quân sự và gây sức ép về thương mại; bà Thái Anh Văn hy vọng người dân cảnh giác trước điều đó. 

Sau khi cáo buộc Đài Loan tạo dựng rào cản thương mại, Trung Quốc đã cắt giảm một vài ưu đãi thuế quan cho hòn đảo này. Tuần trước, Trung Quốc lại tiếp tục đe dọa sẽ áp dụng thêm các biện pháp kinh tế. 

Bà Thái Anh Văn nhấn mạnh rằng các công ty Đài Loan phải hướng đến toàn cầu hóa và đa dạng hóa. 

“Đây là con đường đúng đắn, thay vì quay lại phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt khi thị trường bất ổn của Trung Quốc có nhiều rủi ro khó lường,” bà nói. 

Trung Quốc đặc biệt phản đối Phó Tổng thống đương nhiệm Lại Thanh Đức, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền tại Đài Loan, người đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​với mức độ cách biệt khác nhau. Trung Quốc cho rằng ông cũng là một người theo chủ nghĩa ly khai nguy hiểm. 

Cả DPP và đảng đối lập lớn nhất của Đài Loan – Quốc Dân Đảng – đều nhất trí rằng chỉ có người dân trên đảo mới có thể quyết định tương lai của họ. 

Bà Thái Anh Văn không thể tái ứng cử sau hai nhiệm kỳ. Bà sẽ rời nhiệm sở vào tháng 5 khi vị tổng thống tiếp theo lên tuyên thệ.


Châu Âu chế tạo siêu máy tính được cho là nhanh nhất thế giới

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/01/sieumaytinh.jpg

Trung tâm siêu máy tính Jülich, nơi JUPITER được lắp đặt. (Ảnh: Trung tâm siêu máy tính Jülich) 

Siêu máy tính JUPITER đặt tại Đức có tiềm năng trở thành siêu máy tính nhanh nhất thế giới, theo tờ Interesting Engineering.

Châu Âu đang chuẩn bị chế tạo siêu máy tính exascale đầu tiên mang tên JUPITER, có thể trở thành cỗ máy nhanh và mạnh nhất thế giới. JUPITER sẽ mở đường cho những phát hiện khoa học và sáng tạo chưa từng có trong các lĩnh vực từ biến đổi khí hậu tới vật lý lượng tử, thông qua thực hiện phép tính mà rất ít máy tính ở Mỹ và Trung Quốc hiện nay có thể làm được.

Siêu máy tính này hướng tới đạt thành tựu đột phá ở châu Âu bằng cách tiến hành một tỷ tỷ phép tính số học mỗi giây. Công suất tính toán ở cấp đặc biệt này sẽ cung cấp phương hướng mới cho các mô phỏng khoa học.

Siêu máy tính exascale có thể thực hiện một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, tương đương công suất tính toán của 10.000 chiếc laptop gộp lại. Hiện nay, chỉ có hai siêu máy tính exascale được công nhận chính thức trên thế giới là Frontier ở Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge tại Tennessee và Aurora ở Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne tại Illinois. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sở hữu ít nhất 2 cỗ máy exascale chưa được kiểm tra và xếp hạng trong danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới.

JUPITER (Joint Undertaking Pioneer for Innovative and Transformative Exascale Research) sẽ được chế tạo ở Trung tâm siêu máy tính Jülich tại Đức bởi Liên doanh máy tính hiệu suất cao châu Âu (EuroHPC JU), dự án cộng tác giữa Liên minh châu Âu và các công ty tư nhân. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, giáo sư Thomas Lippert, giám đốc Trung tâm siêu máy tính Jülich, cho biết JUPITER có tiềm năng trở thành siêu máy tính nhanh nhất thế giới cho ứng dụng AI, với hơn 90 exaflop ở 8 bit. Exaflop là đơn vị đo sức mạnh tính toán tổng hợp của các hệ thống máy tính. Mỗi exaflop tương đương một tỷ tỷ phép tính mỗi giây.

JUPITER sẽ có thiết kế dạng module độc đáo bao gồm hai bộ phận chính là module Booster và module Cluster. Module Booster sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến của NVIDIA (gần 24.000 NVIDIA GH200 GPU) để cung cấp công suất tính toán cho ứng dụng mô phỏng, như huấn luyện mô hình AI có thể tạo ra hình ảnh thực tế và văn bản.

Module Cluster sẽ sử dụng bộ xử lý Rhea mới của SiPearl, sản xuất tại châu Âu, để giải quyết nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi băng thông bộ nhớ cao. Hai module sẽ được kết hợp bởi Eviden vào nền tảng BullSequana XH3000 tiết kiệm năng lượng và làm mát bằng chất lỏng của họ, vận hành như một siêu máy tính nhất quán bởi hệ điều hành ParaStation Modulo của ParTec. JUPITER là kết quả hợp tác giữa ParTec, Eviden, SiPearl, và NVIDIA với cộng đồng khoa học châu Âu. Đây sẽ là siêu máy tính exascale đầu tiên ở châu Âu.

Quá trình lắp đặt JUPITER sẽ bắt đầu vào đầu năm 2024. Người sử dụng có thể thử nghiệm và chuẩn bị cho hệ thống theo chương trình JUPITER Early Access, cho phép hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan để chế tạo và tối ưu hóa phiên bản tốt nhất có thể của hệ thống cho cộng đồng khoa học.

Phan Anh


Nhật Bản: Động đất mạnh 7,6 độ richter rung chuyển thời gian dài, núi lửa phun trào với cột khói cao tới 1.600 mét

Nhật Bản: Động đất mạnh 7,6 độ richter rung chuyển thời gian dài, núi lửa phun trào với cột khói cao tới 1.600 mét

Vào ngày 1/1/2024, một trận động đất mạnh 7,6 độ richter đã xảy ra ở tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, gây hư hại đường sá địa phương. (Ảnh: Yomiuri Shimbun/AFP qua Getty Images) 

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo sóng thần sau khi trận động đất mạnh 7,6 độ richter xảy ra ở bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa, miền trung Nhật Bản. Video được cư dân mạng đăng tải cho thấy trận động đất kéo dài, có biên độ lớn, một số địa phương tạm thời bị cắt, ngoài ra còn xuất hiện tình trạng nước biển tiếp tục tràn vào đất liền.

Vào khoảng 16h06 giờ địa phương ngày 1/1, đã xảy ra một trận động đất mạnh ở khu vực Noto, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản với cường độ từ 5 độ trở lên. Khoảng 16h10, một trận động đất khác có cường độ 7,6 độ richter tiếp tục xảy ra ở khu vực này. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết trận động đất xảy ra lúc 4h10 chiều giờ địa phương ở độ sâu 10 km.

Sau trận động đất, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo sóng thần đối với các khu vực ven biển Nhật Bản gồm các tỉnh Ishikawa, Niigata và Toyama .

Video đăng tải trên mạng cho thấy nước biển bắt đầu chảy ngược vào bên trong cầu Hagiura ở thành phố Toyama, tỉnh Toyama, cạnh tỉnh Ishikawa.

Một video khác cho thấy trận động đất rất mạnh và kéo dài. Ví dụ, trong một sân chơi bowling, các cơ sở trong nhà rung chuyển rất dữ dội, thỉnh thoảng có người la hét, đồng thời nghe thấy tiếng đồ vật rơi xuống đất nghi là bị vỡ. một phút.

Một ga tàu khác bị nghi đã bị rung chuyển dữ dội khi trận động đất xảy ra và nguồn điện tạm thời bị cắt trong sân ga.

Ngày 1/1, MBC South Japan Broadcasting, cơ quan truyền thông địa phương ở Kagoshima, Kyushu, Nhật Bản đưa tin, chỉ sau 3 giờ chiều giờ địa phương, trước khi xảy ra trận động đất, núi lửa Ontake trên đảo Suwanose ở làng Jushima, tỉnh Kagoshima đã phun trào, với cột khói cao tới 1.600 mét.

Theo báo cáo, tro núi lửa dự kiến ​​sẽ rơi xuống đảo vào lúc 21h cùng ngày. Khu vực xung quanh miệng núi lửa này vẫn nằm trong tình trạng hạn chế cảnh báo phun trào cấp 2.

Lý Ngọc biên dịch


Israel rút bớt quân khỏi Gaza

Hôm thứ Hai, quân đội Israel thông báo sẽ bắt đầu rút bớt binh sĩ khỏi Gaza. Quân dự bị từ hai lữ đoàn sẽ được đưa về nhà trong tuần này; trong khi ba lữ đoàn khác sẽ về Israel để huấn luyện. Việc huy động hơn 300.000 quân dự bị đã gây căng thẳng cho nền kinh tế đất nước – với khả năng giảm 2% trong quý 4 năm 2023. Việc đưa một số người về nước có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động. Nó cũng có thể xoa dịu tổng thống Joe Biden, người đã thúc đẩy Israel thay đổi chiến thuật ở Gaza.

Nhưng nó không báo hiệu chiến tranh sẽ kết thúc. Người phát ngôn của quân đội Daniel Hagari cho biết sẽ có “giao tranh kéo dài” trong năm 2024. Liên Hợp Quốc cho biết 85% trong số 2,2 triệu người dân ở Gaza đã phải di dời. Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo về nạn đói đang rình rập, với 26% dân số đang phải chịu cảnh đói cùng cực. Đối với người dân Gaza, năm mới có thể còn ảm đạm hơn năm ngoái.


Cuộc bầu cử đáng ngờ của Congo

Félix Tshisekedi, tổng thống đương nhiệm của Congo, được tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử ở nước này với tỷ lệ phiếu cao ngất ngưởng là 73%. Tuy vậy, chín ứng viên đối thủ, bao gồm cả người về thứ hai Moïse Katumbi, đã bác bỏ kết quả và yêu cầu bỏ phiếu lại, tuyên bố cuộc bầu cử là một “trò hề.”

Theo một nhóm quan sát, cuộc bỏ phiếu ngày 20/12 đã được gia hạn thêm ngày thứ hai sau khi gần 60% điểm bỏ phiếu mở cửa muộn và gần 15% không mở cửa. Ở một số vùng xa xôi, việc bỏ phiếu dường như vẫn diễn ra sau đó 5 ngày. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt 43%, thấp nhất kể từ khi bầu cử được tổ chức trở lại ở Congo vào năm 2006.

Một cuộc biểu tình của phe đối lập hôm 27/12 đã bị cảnh sát giải tán thô bạo. Khi kết quả được công bố vào ngày 31 tháng 12, quân đội đã được triển khai tại các khu vực của thủ đô Kinshasa. Ông Katumbi nói sẽ không phản đối kết quả trước tòa vì toà án thiên vị. Trong khi đó, bất kỳ nỗ lực nào để phản đối kết quả trên đường phố cũng sẽ chỉ bị đàn áp.


Lĩnh vực sản xuất bước vào năm 2024 với hy vọng vượt qua khó khăn

Ngành công nghiệp đang chậm lại trên toàn cầu. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy sau giai đoạn bùng nổ hậu đại dịch Covid, phần lớn các công ty sản xuất đã giảm tốc trong năm 2023. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu: công nghiệp đang suy thoái nghiêm trọng và số liệu mới nhất từ ​​tháng 10 cho thấy đà giảm không hề có dấu hiệu đảo chiều. Liệu năm 2024 có khá hơn? Đợt công bố chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của khu vực đồng euro vào thứ Ba có thể sẽ cho thấy triển vọng sáng sủa hơn một chút.

Sản lượng sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục. Dữ liệu của Áo từ tuần trước vẫn cho thấy đà sụt giảm mạnh. Triển vọng toàn cầu cũng không được cải thiện nhiều. PMI sản xuất của Trung Quốc đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 12. Song phần hỏi về tương lai trong khảo sát của Áo ghi nhận nhiều phản hồi tích cực hơn, báo hiệu rằng mọi thứ có thể đã chạm đáy.


Indonesia khép lại năm 2023 thành công và bước vào năm bầu cử 2024

Vào thứ Ba, Indonesia sẽ công bố số liệu lạm phát năm. Lạm phát dự kiến sẽ nằm trong phạm vi mục tiêu 2-4% của ngân hàng trung ương vào năm 2023. Nền kinh tế Indonesia cũng đã trải qua một năm ổn định, với tốc độ tăng trưởng dao động 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm nhẹ do giá hàng hóa cơ bản giảm. Trong khi đó, đồng rupiah suy yếu có lẽ do bất ổn chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 2.

Cuộc bầu cử sẽ chứng kiến Joko Widodo, thường được gọi là Jokowi, mãn nhiệm tổng thống. Trong nhiệm kỳ 10 năm của ông, Indonesia là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ năm trong số 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này được thúc đẩy bởi các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng, bao gồm kế hoạch 34 tỷ USD để xây dựng thủ đô mới Nusantara và sự phát triển của ngành công nghiệp niken. Cả hai ứng viên hàng đầu để kế nhiệm ông, Prabowo Subianto và Ganjar Pranowo, đều nói rằng họ sẽ tiếp tục các chính sách kinh tế của ông Widodo. Cho dù người chiến thắng có là ai, chính sách cũng sẽ không thay đổi quá nhiều.


Phi cơ của Japan Airlines bốc cháy ở sân bay Haneda, Tokyo

BBC News – 02/01/2024

EPA

Nguồn hình ảnh, EPA

Một chiếc máy bay của hãng hàng không Japan Airlines bốc cháy sau khi va chạm với một phi cơ tuần duyên có kích thước nhỏ hơn trên đường băng tại sân bay Haneda của Tokyo.

Toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đã được sơ tán nhưng 5 trong số 6 thành viên phi hành đoàn trên chiếc phi cơ tuần duyên đã thiệt mạng, cảnh sát nói. Cơ trưởng của phi cơ này bị thương.

Hình ảnh ghi lại được cho thấy ngọn lửa bùng cháy bao trùm chiếc máy bay. Lửa cháy lan xuống cả đường băng.

Đội cứu hỏa vẫn đang chiến đấu để dập tắt ngọn lửa trên chiếc máy bay từ Sapporo trên đảo Hokkaido đáp xuống.

Chuyến bay 516 của hãng Japan Airlines khởi hành từ sân bay New Chitose của Sapporo lúc 16:00 giờ địa phương (07:00 GMT) và dự kiến hạ cánh tại Haneda lúc 17:40.

“Chúng tôi hiện đang đánh giá mức độ thiệt hại,” hãng hàng không cho biết, theo tường thuật của hãng truyền hình công NHK.

Cảnh sát Tokyo xác nhận thông tin năm thành viên phi hành đoàn thuộc lực lượng tuần duyên đã thiệt mạng và cho biết cơ trưởng bị thương nặng.

Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm. Lực lượng tuần duyên cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định vì sao và vào thời điểm nào hai máy bay va vào nhau.

Trước đó, Japan Airlines cho biết máy bay của họ đã va chạm với máy bay của lực lượng tuần duyên sau khi hạ cánh, NHK đưa tin.

Máy bay của lực lượng tuần duyên đang bay từ Haneda tới sân bay Niigata để hỗ trợ nhiệm vụ cứu hộ và cứu trợ sau trận động đất hôm thứ Hai ở Ishikawa. Đây là một trong bốn chiếc phi cơ đang thực hiện nhiệm vụ tới địa điểm xảy ra động đất.

Đoạn video phát trên truyền hình cho thấy nhiều xe cứu hỏa có mặt tại hiện trường khi khói lửa bốc lên từ chiếc máy bay.

Một người phụ nữ đã đăng bức ảnh chụp đám đông khổng lồ đang theo dõi hiện trường.

“Tôi đã có mặt trên máy bay khi đó. Tôi lúc này an toàn rồi. Ơn chúa”, cô viết trên X, nền tảng trước đây có tên là Twitter.

Sân bay Haneda đã đóng cửa tất cả các đường băng sau vụ việc, Reuters dẫn lời người phát ngôn của sân bay này nói.


XEM THÊM:

Nga chi khoảng 620 triệu USD cho cuộc tấn công ngày 2 tháng 1 – Forbes

ECONOMICHNA PRAVDA — THỨ BA, NGÀY 2 THÁNG 1 NĂM 2024, 15:13

Nga chi khoảng 620 triệu USD cho cuộc tấn công ngày 2 tháng 1 - Forbes

HẬU QUẢ CỦA CUỘC TẤN CÔNG CỦA NGA VÀO NGÀY 2 THÁNG 1 Ở KIEV. ẢNH: KOSTIANTYN LIBEROV/LIBKOS/GETTY IMAGES

Cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào Ukraine hôm 2/1 khiến Nga thiệt hại khoảng 620 triệu USD.

Nguồn: Tính toán của Forbes dựa trên dữ liệu từ Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Theo số liệu sơ bộ, trong đêm và rạng sáng 2/1, quân đội Nga đã sử dụng 99 tên lửa và máy bay không người lái tấn công các loại nhằm vào Ukraine:

  • Ở đợt đầu tiên, Nga tấn công bằng UAV Shahed-136/131 – toàn bộ 35 chiếc đều bị tiêu diệt;
  • Trong buổi sáng, Nga sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS phóng ít nhất 70 tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555/Kh-55;
  • Nga cũng phóng 10 tên lửa không đối không Kh-47M2 Kinzhal từ tiêm kích MiG-31K;
  • 3 tên lửa hành trình Kalibr;
  • 12 tên lửa Iskander-M/S-300/S-400;
  • 4 tên lửa chống radar Kh-31P. 

Valerii Zaluzhnyi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 10 trong số 10 tên lửa hiếu khí KH-47M2 Kinzhal, 59 trong số 70 tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555/Kh-55 và 3 trong số 3 tên lửa hành trình Kalibr. 

“Do vẫn chưa biết chính xác việc phân bổ tên lửa theo loại, Forbes ước tính giá trị của chúng vào khoảng 620 triệu USD,” tờ báo viết.

Các ước tính sau đây được sử dụng để tính toán: chi phí của một tên lửa Kh-101 – 13 triệu USD, Kalibr – 6,5 triệu USD, Iskander – 3 triệu USD, Onix – 1,25 triệu USD, Kh-22 – 1 triệu USD, hệ thống Tochka – 0,3 triệu USD, Kh-55 – 2 triệu USD, Kh-555 – 4 triệu USD, Kh-47 Kinzhal – 15 triệu USD, Shahed-136 – 50.000 USD.

 Nguồn:

Theo Ukraine Pravda


Phó lãnh đạo Hamas nước ngoài Saleh al-Arouri bị giết trong cuộc tấn công được cho là của Israel ở Lebanon

JACOB MAGID Hôm nay, 6:42 chiều   

Chỉ huy Hamas Saleh al-Arouri. (Ảnh chụp màn hình YouTube)

Phó lãnh đạo Hamas ở nước ngoài Saleh al-Arouri đã bị giết trong một cuộc tấn công của Israel ở Dahiyeh, ngoại ô Beirut, tờ al-Mayadeen có liên hệ với Hezbollah đưa tin.

Arouri được coi là nhân vật quan trọng nhất của Hamas trong việc dàn dựng các cuộc tấn công khủng bố chống lại Israel ở Bờ Tây.

Israel vẫn chưa bình luận về vụ tấn công được cho là.

Theo Times of Israel