Tin tức thế giới ngày Thứ hai 07 tháng 02 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp
Ngoại trưởng Mỹ với chuyến công du nhằm tái khẳng định sự tập trung vào Châu Á – 07/02/2022 – Reuters
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ đặt mục tiêu với chuyến công du tới Thái Bình Dương trong tuần này để tái khẳng định với thế giới rằng trọng tâm chiến lược dài hạn của Washington vẫn là khu vực châu Á – Thái Bình Dương bất chấp cuộc khủng hoảng leo thang với Nga về Ukraine, theo Reuters.
Vào ngày 7/2, Ngoại trưởng Blinken sẽ khởi hành tới Australia, Fiji và Hawaii để họp với các đồng minh quan trọng và tái khẳng định cam kết đẩy lùi điều mà Hoa Kỳ gọi là “sự cưỡng ép” về kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Điểm nổi bật trong tuần sẽ là cuộc họp của nhóm không chính thức gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ được gọi là Bộ tứ, nhằm thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao liên quan đến Triều Tiên và các cuộc thảo luận về mối quan tâm đối với các đảo ở Thái Bình Dương, nơi các quan chức Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc muốn thiết lập các căn cứ.
Chuyến đi của ông Blinken diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc và Nga tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược “không có giới hạn” khi khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Hoa Kỳ cũng đang tham gia vào một cuộc tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh.
Ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về khu vực Đông Á, đã chỉ trích Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo trước chuyến đi của ông Blinken, nói rằng cuộc gặp của ông Tập với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 4/2 lẽ ra nên là cơ hội để khuyến khích giảm leo thang căng thẳng về vấn đề Ukraine.
Một tuyên bố chung của Nga và Trung Quốc tố cáo các động thái của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc thông qua AUKUS, một hiệp ước theo đó Hoa Kỳ và Anh sẽ cung cấp cho Australia các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Ông Charles Edel, một chuyên gia về châu Á và Australia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), lưu ý rằng ông Blinken tới Australia bất chấp mối quan hệ đối đầu giữa Ukraine với người Nga và ngoại giao căng thẳng giữa các quốc gia thành viên NATO.
“Chuyến đi của ông ấy nhấn mạnh tầm quan trọng – và thách thức – đối với Washington để duy trì sự tập trung vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương,” ông Edel nói.
Trong cuộc họp Quad dự kiến diễn ra tại Melbourne, bốn quốc gia dự kiến sẽ thảo luận về cách thúc đẩy các mục tiêu của họ bao gồm chính sách khí hậu và cung cấp vaccine COVID-19 cho Đông Nam Á trước hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào tháng 5 tại Nhật Bản mà Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ tham dự.
Covid-19 : Ottawa ban bố tình trạng khẩn cấp do cuộc biểu tình của giới xe tải Canada
Một người biểu tình cầm bình xăng dầu đứng trước đoàn xe tải, ở trung tâm thủ đô Ottawa, Canada, ngày 05/02/2022. Dave Chan AFP
Từ 10 ngày nay, hàng trăm xe tải hạng nặng đổ về Ottawa từ khắp nơi trên đất nước Canada, « chiếm đóng » và làm tê liệt trung tâm thủ đô với những tiếng ồn khủng khiếp : Các tài xế đòi Quốc Hội Canada chấm dứt chứng nhận tiêm chủng và các biện pháp dịch tễ ngừa Covid-19. Để đối phó với « tình trạng mất kiểm soát », thị trưởng Ottawa, Jim Watson, ngày Chủ Nhật 06/02/2022 đã ban bố « tình trạng khẩn cấp ».
Từ Quebec, thông tín viên Pascale Guéricolas cho biết thêm chi tiết :
« Đối với thị trưởng Ottawa, chính quyền hiểu được vụ việc. Sự xuất hiện của các xe tải hạng nặng và xe chở hàng kéo dài khoảng một km gần tòa nhà Quốc Hội Canada là một mối nguy hiểm nghiêm trọng và đe dọa sự an toàn của người dân sống trong khu vực. Khi ban bố tình trạng khẩn cấp, thị trưởng Ottawa hy vọng sẽ có thêm phương tiện và sự hỗ trợ của chính phủ để chấm dứt tình trạng chiếm đóng trung tâm thành phố.
Rất nhanh chóng, lực lượng cảnh sát đã cảnh báo các tài xế xe tải. Kể từ hôm nay, họ không còn có thể đi trên đường phố với những bình dầu để tiếp nhiên liệu đầy thùng cho xe tải hoặc với những bình gas để nướng thịt ngoài trời. Từ khoảng 10 ngày nay, tại một số khu vực trong thành phố, có những chòi gỗ tạm bợ đã được dựng lên, đó là nơi người biểu tình trữ thực phẩm và quần áo ấm.
Quá chán nản vì cho đến nay các nhà chức trách vẫn không có hành động đối phó, một người dân sống ở trung tâm thành phố đã khiếu kiện đòi số tiền bồi thường gần 6 triệu euro. Người phụ nữ này đưa ra thời hạn vài giờ để những người lái xe tải đường dài trở về nhà, trước khi kiện họ ra tòa án ».
Thỏa thuận hạt nhân Iran chưa có đột phá
Các nhà đàm phán sẽ tề tựu về Vienna trong tuần này cho vòng đàm phán thứ chín mang tính quyết định nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung được ký kết dưới thời Tổng thống Barack Obama hồi năm 2015 nhưng bị Donald Trump từ bỏ ba năm sau đó. Nó hạn chế chương trình hạt nhân của Iran và thắt chặt các hoạt động kiểm tra, đổi lại việc dỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt.
Iran đã tiến gần hơn đến khả năng chế tạo bom hạt nhân. Các nhà ngoại giao đều nhận định hai tuần tới chính là “chung kết”, nhưng không thống nhất về khả năng có bứt phá. Mỗi tuần trôi qua khiến triển vọng của thỏa thuận càng xa vời hơn. Đối với Mỹ, mỗi ngày trôi qua chương trình hạt nhân Iran càng trở nên khó đảo ngược. Còn đối với Iran là khả năng họ sẽ lại bị trừng phạt nếu ông Trump hoặc một đảng viên Cộng hòa khác trở lại nhiệm sở, một điều rất có khả năng xảy ra.
Ấn Độ xảy ra bạo loạn vì thiếu việc làm
Người trẻ Ấn Độ từ lâu thất vọng về tình trạng thiếu việc làm ở nước này. Mới tháng trước hàng ngàn người đã bạo loạn ở hai bang nghèo ở miền bắc, Uttar Pradesh và Bihar. Cả hai bang đều không có chính quyền tốt, và khét tiếng với tỷ lệ tham nhũng cao. Trong trường hợp này, bạo loạn xuất phát từ tình trạng cạnh tranh khốc liệt cho các công việc văn thư trong ngành đường sắt quốc doanh.
Tuần này, bầu cử khu vực sẽ được tổ chức ở 5 bang, bao gồm cả bang Uttar Pradesh rộng lớn, với dân số hơn 220 triệu. Liệu biểu tình có dẫn đến hậu quả chính trị? Đảng Bharatiya Janata cầm quyền có vẻ tự tin. Trong dự thảo ngân sách tuần trước, chính phủ đã hứa chi mạnh cho cơ sở hạ tầng, qua đó tạo ra nhiều việc làm. Trong khi đó họ lại cắt giảm chi tiêu cho một chương trình việc làm khá phổ biến ở nông thôn. Quyết định này tuy rủi ro, nhưng cũng cho thấy thủ tướng Narendra Modi tự tin về triển vọng của đảng mình.
Haiti ngày càng lún sâu vào khủng hoảng
Tình hình Haiti ngày càng tệ đi kể từ khi cựu tổng thống Jovenel Moïse bị ám sát vào tháng 7 năm ngoái. Các băng đảng tạo dựng được thế lực trong khi nền kinh tế gần như sụp đổ. Giờ đây, nền chính trị mong manh của đất nước, vốn chìm trong tham nhũng, càng trở nên bất ổn khi nhiệm kỳ của thủ tướng kiêm tổng thống đương nhiệm Ariel Henry đi đến hồi kết.
Ông Henry lên tiếp quản ghế tổng thống sau cái chết của ông Moïse, và dự kiến rời nhiệm sở ngày 7 tháng 2, thời điểm người tiền nhiệm của ông đáng lẽ sẽ mãn nhiệm. Hai nhóm dân sự đã chọn cựu thống đốc ngân hàng trung ương Fritz Alphonse Jean để thay ông lãnh đạo một chính phủ chuyển tiếp. Song ông Henry không đồng ý. Ông khẳng định sẽ chỉ rời đi sau cuộc bầu cử quốc gia – một điều viễn vông trong tình trạng bất ổn hiện tại. Trong khi đó, số người Haiti tị nạn bị Mỹ trục xuất về nước đang ngày càng tăng. Tình trạng hỗn loạn có lẽ sẽ chỉ ngày một tồi tệ hơn.
Mỹ đấu tranh với Trung Quốc trên mặt trận bán dẫn
Các quan chức của Tổng thống Joe Biden thường nêu vấn đề buôn bán chất bán dẫn khi thảo luận với các đồng minh của Mỹ. Mục tiêu là giữ cho chất bán dẫn, cũng như các công cụ và vật liệu được dùng để sản xuất chúng, khỏi tay Trung Quốc trong khi không làm ảnh hưởng đến sản xuất toàn cầu.
Để làm vậy, các chính phủ và công ty đã và đang thiết lập các diễn đàn nhằm điều chỉnh chính sách, trong đó Hội đồng Công nghệ và Thương mại EU-Hoa Kỳ là chính thức nhất. Chất bán dẫn sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi hội đồng họp trong năm nay. Ngoài ra đàm phán thương mại về chip cũng đã xuất hiện bên lề các cuộc họp quốc tế.
Tất cả đều có cùng một vấn đề. Bất kỳ quy tắc thương mại về chip nào nhằm làm tổn thương Trung Quốc đều có nguy cơ gây thiệt hại cho ngành công nghệ Mỹ. Các quy định nhẹ nhàng có thể là tốt hơn về lâu dài, nhưng sẽ cho phép các nhà sản xuất chip Trung Quốc tận dụng cơ hội. Do đó sẽ rất khó để soạn thảo các quy tắc thương mại cho ngành công nghiệp phức tạp nhất thế giới.
Biden đấu với USPS
USPS có kế hoạch chi $11.3 tỷ để mua 165,000 xe giao hàng mới trong 10 năm tới (ảnh: Irfan Khan/Los Angeles Times/Getty Images)
Các quan chức môi trường của chính quyền Joe Biden đang tìm cách chặn hợp đồng mua xe tải chạy xăng của Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS) trị giá $11.3 tỷ. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Agency-EPA) cảnh báo Tổng giám đốc USPS Louis DeJoy hãy dừng kế hoạch thay thế đội xe giao bưu phẩm già nua bằng hàng ngàn phương tiện mới chạy xăng. Ngày thứ Tư, chính quyền Biden đã tung ra một “chiêu” mới vào phút chót để làm hỏng kế hoạch của USPS (độc lập với hành pháp), nêu lý do “những thiệt hại mà các xe đưa thư ô nhiễm gây ra cho khí hậu và sức khỏe người dân Mỹ”.
Tranh chấp về kế hoạch chi $11.3 tỷ của USPS để mua 165,000 xe tải giao hàng mới trong 10 năm tới có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu của Tổng thống Biden khi ông muốn chuyển đổi tất cả xe hơi và xe tải của liên bang sang năng lượng sạch. Các phương tiện giao nhận của USPS chiếm đến một phần ba đội xe của chính phủ. Ngày thứ Tư, EPA và Hội đồng Nhà Trắng về Chất lượng Môi trường (White House Council on Environmental Quality) đã gửi thư tới USPS yêu cầu xem xét lại phần lớn kế hoạch mua các phương tiện chạy bằng xăng đồng thời hãy đánh giá lại tác động môi trường bằng kỹ thuật phân tích mới, chính xác hơn.
EPA cũng yêu cầu USPS tổ chức một buổi điều trần công khai về kế hoạch hiện đại hóa đội xe, điều mà cơ quan này từ chối thực hiện. Giao thông vận tải là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất ở Mỹ, và vẫn chưa có dấu hiệu giảm dù doanh số bán xe điện tăng khá. Những người ủng hộ xe điện hy vọng áp lực với USPS sẽ tạo ra cú huých cho công nghệ nhiên liệu sạch. Trong khi các nhà hoạch định chính sách đồng ý rằng đội xe già cỗi và không an toàn của USPS cần nâng cấp sớm, thì câu hỏi “nên nâng cấp thế nào” đang dẫn đến cuộc chiến giữa Tổng giám đốc USPS Louis DeJoy (nhà tài trợ chính của Donald Trump và là người cuối cùng của chính quyền liên bang cũ còn tại vị) với các quan chức Biden, các nhóm môi trường và Nghiệp đoàn Công nhân Xe hơi (United Auto Workers).
Gói chi tiêu của Biden sẽ cung cấp $6 tỷ để thay thế xe tải chở thư bằng xe điện. DeJoy, người giám sát quyết định trao hợp đồng xe tải của cơ quan cho Công ty Quốc phòng Oshkosh có trụ sở tại tiểu bang Wisconsin, đã ký kế hoạch với việc phân bổ 10% xe tải mới dùng điện, 90% dùng xăng và mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu không quá 0,4 dặm/gallon cho đội xe có tuổi đời gần 30 năm. Khi được hỏi tại sao không cho USPS mua hơn 10% xe điện, ông viện lý do không đủ khả năng chi trả.
Trong tuần qua, các nhà bảo vệ môi trường và cơ quan quản lý chất lượng không khí California đã kêu gọi EPA không để USPS gây hại cho môi trường và đề nghị EPA chuyển tranh chấp lên Hội đồng Nhà Trắng về Chất lượng Môi trường (nơi chuyên hòa giải những bất đồng giữa các cơ quan liên bang về các hành động ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng). Tuy nhiên, EPA từ chối, nêu lý do rằng rất hiếm khi sử dụng cách này trong quá khứ. Thay vào đó, EPA gửi thư cảnh báo cho USPS với hy vọng ban lãnh đạo tự nguyện thay đổi lập trường. Nếu USPS bỏ qua sự phản đối của chính quyền Biden và vẫn tiếp tục hợp đồng mua xe mới, các nhóm môi trường sẽ khởi kiện.
Hạ viện có kế hoạch bỏ phiếu trong những ngày tới để thông qua luật xóa phần lớn khoản nợ của USPS (quá $200 tỷ). Do đó, USPS sợ là một sự đánh giá xấu có thể khiến đảng Dân chủ trì hoãn cuộc bỏ phiếu. Mối quan tâm về cách thức phân tích môi trường của USPS đã âm ỉ nhiều tháng. EPA chỉ trích USPS chỉ xem xét chuyển hơn 10% số xe thay mới sang xe điện trong khi phân tích của chính USPS cho thấy khoảng 95% tuyến đường vận chuyển thư có thể được điện hóa.
Từ lâu, ban lãnh đạo USPS xem việc duy tu các phương tiện xuống cấp là một trong những thách thức cấp bách nhất tốn kém hàng trăm triệu đôla mỗi năm, khiến cơ quan gặp bất lợi trên thị trường thương mại điện tử. Nhưng những khó khăn tài chính kéo dài với khoản nợ nợ $206.4 tỷ khiến USPS không thể đầu tư vào xe mới. Cuối năm tài chính 2021, USPS báo cáo thanh khoản $23.9 tỷ (phần lớn đến từ tiền tài trợ khẩn cấp đại dịch của Quốc hội).
Các chuyên gia về xe điện cho biết nếu không có sự cải thiện lớn về khả năng tiết kiệm nhiên liệu, đội xe mới của USPS sẽ đốt cháy khoảng 110 triệu gallon xăng mỗi năm, và chỉ giảm được 18% mức tiêu thụ nhiên liệu so với mẫu xe hiện tại. Ước tính EPA cho thấy tổng lượng khí thải từ các xe xăng mới của USPS sẽ đạt gần 20 triệu tấn so với tuổi thọ dự kiến 20 năm của xe, gần bằng lượng khí thải hàng năm của 4.3 triệu xe chở khách.
Chính phủ Hoa Kỳ cho biết cuộc xâm lược Ukraine có thể xảy ra ‘bất cứ lúc nào’ – Jack Phillips
Tổng thống Joe Biden cùng cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan (bên trái) và Ngoại trưởng Antony Blinken (thứ hai bên trái) tham dự cuộc gặp trực tuyến với Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador, trong Phòng Roosevelt của Tòa Bạch Ốc hôm 01/03/2021. (Ảnh: Andrew Harnik/AP Photo)
Một phụ tá hàng đầu của Tòa Bạch Ốc đã khẳng định hôm 06/02 rằng Nga có thể xâm lược Ukraine “bất cứ lúc nào” trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và Hoa Thịnh Đốn đang bế tắc kéo dài nhiều tuần.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan của chính phủ Tổng thống Biden nói với ABC News: “Nó có thể xảy ra ngay ngày mai hoặc có thể mất vài tuần.” Ông nói, Tổng thống Nga Vladimir Putin “đã tự đặt mình vào tình thế phải khai triển quân đội để có thể hành động khai chiến chống lại Ukraine bất cứ lúc nào.”
“Chúng tôi tin rằng có một khả năng rất thật là ông Vladimir Putin sẽ ra lệnh tấn công Ukraine. Sự việc này có thể xảy ra theo một số hình thức khác nhau. Nó có thể xảy ra ngay trong ngày mai hoặc có thể mất vài tuần,” ông Sullivan nói và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ vẫn đang cố gắng theo đuổi con đường ngoại giao.
Nga đã tập trung một số lượng quân đáng kể dọc theo biên giới Nga-Ukraine trong những tuần gần đây. Quân đội cũng đã được khai triển ở Belarus gần đó.
Tuy nhiên, khi xuất hiện trên ABC News, ông Sullivan lại khẳng định rằng lực lượng quân đội Hoa Kỳ được điều động tới Âu Châu gần đây không nhằm mục đích chống lại quân đội Nga ở Ukraine.
Ông Sullivan cũng không trực tiếp giải quyết thông tin về việc Tòa Bạch Ốc đã thông báo cho các nhà lập pháp rằng một cuộc xâm lược toàn diện của Nga có thể dẫn đến việc Kyiv nhanh chóng thất thủ và có khả năng dẫn đến 50,000 người thương vong khi ông xuất hiện trong chương trình trò chuyện có ba người tham dự hôm 06/02.
Trong khi đó, quân đội và thiết bị của Hoa Kỳ hôm 06/02 đã đáp xuống đông nam Ba Lan ở gần biên giới với Ukraine theo lệnh của Tổng thống Biden là khai triển 1,700 binh sĩ ở đó, trong bối cảnh lo ngại về một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Dự kiến sẽ có thêm hàng trăm bộ binh của Sư đoàn Dù 82 sẽ đến phi trường Rzeszow-Jasionka.
Những binh sĩ đó “đã được gửi đến để bảo vệ lãnh thổ NATO bởi vì chúng ta có nghĩa vụ thiêng liêng theo Điều 5 là bảo vệ các đồng minh NATO của mình và gửi một thông điệp rõ ràng tới Nga rằng, nếu nước này cố gắng thực hiện bất kỳ hành động quân sự hoặc gây hấn nào đối với các đồng minh NATO của chúng ta, thì họ sẽ phải đối diện với một phản ứng mạnh mẽ,” ông Sullivan nói với ABC.
Một chiếc phi cơ Boeing C-17 Globemaster của Lục quân Hoa Kỳ đã chở đến vài chục binh sĩ và phương tiện.
Chỉ huy của họ là Thiếu tướng Christopher Donahue, người vào ngày 30/08/2021 là người lính Mỹ cuối cùng rời Afghanistan, sau một chiến lược di tản bị chỉ trích rộng rãi sau khi phiến quân Taliban nhanh chóng chiếm lấy Afghanistan và thủ đô Kabul của nước này.
Ông Donahue nói tại phi trường vào cuối tuần qua (05-06/02), “Việc chi viện của quốc gia chúng ta ở Ba Lan cho thấy sự đoàn kết của chúng ta với tất cả các đồng minh của mình ở Âu Châu và rõ ràng là trong giai đoạn bất ổn này, chúng ta biết rằng đoàn kết là sức mạnh.”
Ông Jack Phillips là một phóng viên tin tức thời sự của The Epoch Times tại New York.
Úc: Thủ tướng tiết lộ ngày mở cửa biên giới cho du khách ngoại quốc đến Úc
Thủ tướng Úc trong buổi họp báo sáng nay
Thủ tướng Scott Morrison vừa công bố tất cả những du khách đã chích ngừa xong được phép đến Úc kể từ ngày 21 tháng 2.
Một buổi họp của hội đồng an ninh quốc gia vào hôm nay để bàn thảo về việc khi nào có thể mở cửa lại biên giới cho du khách quốc tế. Và cuối cùng đã đi đến một quyết định nói trên.
Dưới luật hạn chế hiện tại chỉ có công dân Úc, thường trú nhân, một số loại visa và những trường hợp ngoại lệ được phép vào Úc.
Sau hai năm đóng cửa biên giới, ông Morrison cho biết những hạn chế nên trên sẽ bị hủy bỏ kể từ ngày 21 tháng 2 tới.
“Nếu bạn đã chích ngừa xong, chúng tôi sẵn sàng chào đón bạn đến Úc và tôi biết ngành kỹ nghệ du lịch cũng đang chờ đợi điều này,” ông nói với các ký giả hôm nay.
Những người không chích ngừa muốn đến Úc cần phải nộp đơn xin “travel exemption” và phải cung cấp bằng chứng họ không thể chích ngừa vì lý do sức khỏe.
Ông Morrison nói trường hợp trục xuất một người nổi tiếng như Novak Djokovic phải được xem như lời cảnh cáo đối với người muốn bẻ luật.
“Bạn được visa là một việc nhưng để vào Úc bạn cần phải chích ngừa xong,” ông Morrison nói.
“Tôi nghĩ biến cố xảy ra vào đầu năm nay đã gởi một thông điệp rõ ràng đến mọi người khắp thế giới, đó là điều kiện cần thiết để đến Úc.”
Du khách đến Úc chỉ cần chích xong hai liều, không đòi hỏi phải chích liều trợ lực mặc dầu một số chuyên viên y khoa yêu cần chích phủ phải thay đổi định nghĩa của từ “fully vaccinated”.
Chủ tịch Văn phòng Du lịch của Úc, John Hart cho biết quyết định mở cửa biên giới của chính phủ là một tin vui lớn cho ngành du lịch của Úc.
Ông cho biết sự đóng cửa biên giới với thế giới gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc gia. Mỗi tháng đóng cửa gây thiệt hại $3.75 tỉ Úc kim cho nền kinh tế của Úc.
“Để bảo đảm chúng ta là một nơi đến cạnh tranh quốc tế, chính phủ nên bồi hoàn lại tiền visa, bỏ những chi phí di chuyển của du khách để khuyến khích họ đến Úc,” ông nói.
“The fact is here in Australia, the variant is here in Australia. And for those who are coming in who are double vaccinated, they don’t present any greater risk than those who are already here in Australia,” he said.
“It’s a sensible and I think very important move for us to make as we sort of, as best as we possibly can this year drive Australia back to a position of as much normality as we can achieve.”
Hoa Kỳ : USDA chi 1 tỷ đôla để thúc đẩy nông nghiệp thân thiện với khí hậu – 07/02/2022 – Reuters
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) Tom Vilsack.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ đầu tư 1 tỷ đôla vào các dự án thí điểm thúc đẩy các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc thu giữ và lưu trữ các-bon làm nóng khí hậu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) Tom Vilsack nói với Reuters.
Cơ quan này sẽ công bố chương trình Đối tác vì Khí hậu-Hàng hóa thông minh vào cuối ngày 7/2.
Chương trình này sẽ khai thác nguồn vốn từ Tập đoàn Tín dụng Hàng hóa của USDA, tổ chức cung cấp tới 30 tỷ đôla hàng năm từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ để giúp ổn định giá nông sản và hỗ trợ thu nhập từ nông dân.
Khoản đầu tư này là sáng kiến mới nhất của chính quyền Biden nhằm chống biến đổi khí hậu, với mục tiêu cắt giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của khu vực nông nghiệp vào năm 2030 và đưa Hoa Kỳ vào con đường đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Các dự án đủ điều kiện có thể bao gồm các sáng kiến cắt giảm hoặc thu giữ lượng khí thải mê-tan ở các trang trại bò sữa hoặc các chương trình mở rộng việc sử dụng các phương pháp canh tác giúp hấp thụ nhiều carbon làm ấm khí hậu hơn từ khí quyển và lưu trữ trong đất.
Bộ trưởng Vilsack cho biết việc mở rộng các hoạt động như vậy có thể nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ khi các công ty thực phẩm và nhà xuất khẩu ngày càng thúc đẩy quá trình khử cacbon trong chuỗi cung ứng của họ.
Ông nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi nghĩ rằng có một cơ hội đang nổi lên ở đây, khi người tiêu dùng yêu cầu thực phẩm được sản xuất bền vững hơn ở Hoa Kỳ và chắc chắn là ở thị trường xuất khẩu”.
Từ trước đến nay, một số sáng kiến tập trung vào khí hậu đã phải vật lộn để mở rộng quy mô vì chi phí thường vượt quá lợi nhuận.
“Chương trình này … về cơ bản có thể giảm thiểu rủi ro cho nông dân để họ có thể học cách làm và thấy được kết quả khả quan”, ông Vilsack nói.
Nguồn tài trợ sẽ được trao cho các tổ chức công và tư đủ điều kiện bao gồm chính quyền tiểu bang và địa phương, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp nhỏ, chính quyền bộ lạc và các tổ chức cũng như các trường cao đẳng và đại học.
Các đơn xin tài trợ từ 5 đến 100 triệu đôla sẽ đến hạn trước ngày 8/4, trong khi những đơn xin trợ cấp nhỏ hơn sẽ đến hạn vào ngày 27/5.
LHQ: Bắc Hàn đánh cắp tiền mã hóa nhằm phát triển tên lửa
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Liên Hiệp Quốc liên tục cảnh báo chế độ củ Kim Jong-Un cho thấy mối đe dọa cao về an ninh mạng
Bắc Hàn đã đánh cắp hàng triệu đôla tiền mã hóa bằng cách tấn công mạng để tài trợ cho các chương trình tên lửa của nước này, theo một báo cáo Liên Hiệp Quốc được công bố trước truyền thông.
Các nhà điều tra phát hiện giữa năm 2020 đến giữa năm 2021, Bắc Hàn đã thu được hơn 50 triệu đôla tiền mã hóa thông qua các cuộc tấn công mạng.
Theo báo cáo, các cuộc tấn công mạng như vậy mang lại “nguồn tiền quan trọng” cho các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Các phát hiện đã được gửi đến một ủy ban phụ trách giám sát và thực thi các lệnh trừng phạt thuộc Liên Hiệp Quốc vào ngày 4/2.
Các cuộc tấn công mạng được nhắm đến ít nhất ba cuộc trao đổi tiền mã hóa ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Trong báo cáo cũng có trích dẫn phần tham khảo về một nghiên cứu hồi tháng 1 của công ty an ninh mạng Chainalysis cho thấy các cuộc tấn công mạng của Bắc Hàn có thể đã thu về 400 triệu đôla tiền mã hóa hồi năm 2021.
Vào năm 2019, theo một báo cáo, Liên Hiệp Quốc cho biết Bắc Hàn đã tích trữ ước tính là 2 tỷ đôla cho các chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt bằng cách thực hiện những vụ tấn công mạng tinh vi.
Hội đồng Bảo an đã cấm Bắc Hàn tiến hành các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên báo cáo của Liên Hiệp Quốc cũng chỉ ra rằng bất chấp các lệnh trừng phạt nặng nề, Bắc Hàn vẫn có thể tiến hành phát triển kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình.
Bắc Hàn đã tiếp tục tìm kiếm vật liệu, công nghệ và phương pháp ở nước ngoài thông qua các nghiên cứu khoa học phối hợp và phương tiện kỹ thuật số.
Các chuyên gia giám sát những lệnh trừng phạt cũng nói rằng có “sự gia tăng” đáng kể trong các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Mỹ ngày 4/2 nói rằng Bắc Hàn đã tiến hành 7 vụ thử tên lửa chỉ trong tháng 1.
“Bắc Hàn đang thể hiện khả năng triển khai nhanh, tính di động cao (bao gồm trên biển) và tính chiến đấu được cải tiến về sức mạnh tên lửa,” các giám sát viên cho biết.
Vào ngày 4/2, Trung Quốc và nga đã từ chối ký vào một tuyên bố lên án việc Bắc Hàn tăng cường các vụ phóng tên lửa.
Ngày 6/2, Mỹ công bố đặc phái viên về Bắc Hàn của nước này sẽ có cuộc gặp với các quan chức Nhật Bản và Hàn Quốc vào cuối tuần này để thảo luận về tình hình.
Liên Hiệp Quốc cũng phát hiện tình hình nhân đạo tại Bắc Hàn đang tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo Liên Hiệp Quốc thì đây có lẽ là hậu quả từ quyết định đóng cửa biên giới của nước này vì đại dịch.
Việc thiếu thông tin từ Bắc Hàn cũng đồng nghĩa chuyện xác định xem quốc gia này bị tác động như thế nào từ các lệnh trừng phạt quốc tế là rất khó khăn, theo Liên Hiệp Quốc.
XEM THÊM:
Ts. Phạm Đình Bá – Trần Quỳnh, giải văn chương Runeberg ở Phần Lan – 07/02/2022 –
YLE tường thuật: “Cuốn sách được tạo ra giữa văn hóa Phần Lan và Việt Nam. Thế hệ lớn tuổi sống trong cộng đồng Việt, trong khi những người trẻ có kỹ năng ngôn ngữ di chuyển thuận lợi trong các nền văn hóa khác nhau và làm quen với những người mới.”
Giải Runeberg với số tiền thưởng 20,000 euros được trao cho Quỳnh Trần sau khi chọn ra từ 10 ứng viên.
Ban Giám Khảo cho biết: “Cuốn tiểu thuyết của Trần không trình bày hay đưa ra những lời giải thích sẵn, mà cho phép người đọc tự tạo ra những cách giải thích của riêng mình. Cuốn tiểu thuyết này là một bổ sung mới mẻ cho văn học Phần Lan, một tổng thể săn chắc và đẹp đẽ.”
Gs. Tạ Văn Tài – Đem đại nghĩa thắng hung tàn: Luật quốc tế, chủ quyền và quyền chủ quyền . Phần 1 – 06/02/2022 – Giáo sư Tạ Văn Tài, cựu GS Đại học Harvard
Bài gồm 2 phần.
Đây là làm một việc mà đạo đức nghề nghiệp luật sư (code of professional ethics) khuyến khích như một sứ mạng: cố kéo dài luật pháp (extension of the law) để nhấn đến mức tối đa lợi ích của của người hay quốc gia mình biện hộ. Ngay cả nước ưa dọa dùng võ lực và cũng đã dùng võ lực là Trung Quốc cũng phải đồng ý, dù là đồng ý miễn cưỡng, với các nước Đông Nam Á là nên biến các quy tắc ứng xử nhiệm ý ở Biển Đông (Declaration of Conduct) thành một Bộ luật Ứng xử (Code of Conduct), với giá trị cưỡng hành để có chính nghĩa của luật pháp có hiệu lực bó buộc.
Bản án Trọng tài về việc Phi kiện Trung Quốc ngày 12 tháng 7, 2016 của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) là một bản án tuyên phán về ý nghĩa luật pháp và không có hiệu lực cưỡng hành về mặt buộc một quốc gia phải hành động gì đó, nhưng bản án không kháng cáo được mà là chung quyết và bó buộc các phe dương tụng về mặt thẩm quyền xét xử (compulsory jurisdiction) – dù Trung quốc lờ Tòa án đi, mà chỉ làm một bài viết bên ngoài Tòa án, không xuất hiện mà nạp Tòa.
Gs. Tạ Văn Tài – Đem đại nghĩa thắng hung tàn: Luật quốc tế, chủ quyền và quyền chủ quyền . Phần 2 – 06/02/2022 – Giáo sư Tạ Văn Tài, cựu GS Đại học Harvard
Phải công nhận đã từ rất lâu, có lẽ từ 1988 khi chiếm Gac Ma, Trung quốc không chiếm thêm thực thể đá đất nào mới. Về phía các quốc gia khác có quyền lợi chống bá quyền Trung Quốc, thì trong hơn hai năm nay, 2017-2019, Hoa Kỳ đã thực hiện, cùng với một số nước đồng minh như Anh, Úc, các vụ hải hành xác nhận tự do hàng hải (Freedom of navigation operations- FONOPS) đi sát vào các mỏm đá ở Trường Sa và Hoàng Sa. Ngay cả Pháp và Nhật cũng biểu lộ quyết tâm bảo vệ an ninh và quyền tự do hàng hải tại Biển Đông và sẵn sàng can thiệp chung khi tình thế đòi hỏi. (Theo tin Nikkei trước khi lên đường sang Tokyo ngày 26/01/2018, Bộ trưởng Florence Parly của Pháp cho rằng Pháp-Nhật cần biểu lộ quyết tâm bảo vệ an ninh và quyền tự do hàng hải tại Biển Đông và sẵn sàng can thiệp chung khi tình thế đòi hỏi. Lên án chiến lược của Trung Quốc đặt quốc tế trước « chuyện đã rồi », nữ bộ trưởng Pháp cảnh cáo: Không phải cứ cắm cờ ở nơi nào đó, thì nơi đó đổi chủ).
Mekong khô cạn? – (The Mekong Runs Dry?) – Bangkok Tribune – Bình Yên Đông lược dịch – September 15, 2021
Nhìn kỹ vào việc cai quản nước trong diễn đàn mới đây, Diễn đàn Đối thoại 4: Mekong Khô Cạn? cho thấy cả tiến bộ lẫn thụt lùi của các khuôn khổ hợp tác chánh yếu giúp cai quản việc phát triển sông Mekong, sồng dài thứ 12th trên thế giới, đa dạng sinh học đứng thứ 2nd, và là nền thủy sản nước ngọt nội địa lớn nhất thế giới, từ lâu đã nuôi dưỡng đến 60 triệu người dân sống ven sông trong lưu vực
Chảy qua khung cảnh khác nhau, từ núi non hiểm trở của cao nguyên Tibet (Tây Tạng) đến đồng bằng thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần 5.000 km, sông Mekong, con sông dài thứ 12th trên thế giới và có đa dạng sinh học phong phú đứng thứ 2nd chỉ sau Amazon, từ lâu đã nuôi dưỡng đến 60 triệu người sống ven sông tùy thuộc vào nền thủy sản nước ngọt nội địa lớn nhất thế giới, với khoảng 25% số cá đánh được trên toàn cầu.
Chuyển động Biển Đông, Quad, Indonesia, chiến lược kinh tế của Biden – 07/02/2022 – Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
1. Chuyển động quân sự
Trung Quốc dường như khá im ắng trong những ngày đầu năm mới âm lịch và thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh. Không có hoạt động quân sự lớn nào được thông báo trong thời gian này.
Trong những ngày qua, nhóm tác chiến HKMH/ USS Abraham Lincoln của Mỹ đã rời Biển Đông trong khi nhóm tác chiến HKMH/ USS Carl Vinson hiện đã rời khu vực Tây Thái Bình Dương và đang trên đường trở về Mỹ, kết thúc chuyến triển khai đến khu vực.
Tuy nhiên, ngoài tàu USS Abraham Lincoln, Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện của hai tàu đổ bộ tấn công USS America và USS Essex ở khu vực.
Thời sự Việt Nam – 07/02/2022
Nguyễn Nam – Ai đã làm Tây nguyên xáo trộn niềm tin tín ngưỡng? – 07/02/2022
Đặc trưng của “văn hóa tôn giáo” là nó đã kích đẩy những chủ nhân ở chính vùng đất của họ nhiều yếu tố tích cực như củng cố các giá trị đạo đức, thực hành tiết kiệm, giúp họ làm ăn kinh tế, đoàn kết, tiếp cận được những cái mới. Thực tế cho thấy những cải tổ về các thủ tục cưới xin mà chay do các tôn giáo mang lại có vẻ ưu trội hơn so với các tập tục rườm rà tốn kém của văn hóa buôn làng.
Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra xu hướng rằng: “Văn hóa tôn giáo” đã tạo ra sự liên kết xã hội mạnh mẽ qua niềm tin, thờ phượng. Nó vượt trên sự liên kết bằng huyết tộc, để có một liên kết rộng hơn, tạo điều kiện cho cư dân tại chỗ thích nghi hội nhập và lĩnh hội tri thức.
Tính tích cực ấy của tôn giáo cần phải được nhìn nhận.
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 07 tháng 02 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp
Lê Thành Nhân – Cái gọi là Olympic 2022 Bắc Kinh! – 05/02/2022
Tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vietnamese Nationalist Party) đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam đã đăng trên website của tổ chức https://vietquoc.org rằng “Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tham dự Olympic 2022 Bắc Kinh là tự tay đốt cháy bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”
BẢO TRỢ HD PRESS:
Sản phẩm tăng cường sức khỏe HE 07 Pro
Mua online tại:
Trên Amazon: https://www.amazon.com/dp/B09RTFMVWN
Trên website: hdhealthproduct.com hoặc Sinhluc.net