Thời sự Thứ Hai 18/12/2023: *Bắc Hàn phóng hỏa tiễn liên lục địa. *Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Israel. *Tấn công mạng làm gián đoạn các trạm xăng Iran. *Người sáng lập phần mềm AI SenseTime qua đời. *Ô Donald Trump có thể chọn bà Nikki Haley cùng liên danh. *Hong Kong xét xử Jimmy Lai.

Share this post on:

Võ Thái Hà tổng hợp


Bắc Triều Tiên phóng tên lửa liên lục địa có khả năng tấn công Mỹ

Trọng Thành /RFI

Bắc Triều Tiên vừa phóng một tên lửa liên lục địa sáng nay, 18/12/2023, ra khu vực biển Nhật Bản. Theo bộ Quốc Phòng Nhật Bản, về mặt lý thuyết, tên lửa này có khả năng tấn công trực tiếp nước Mỹ. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cực lực lên án Bắc Triều Tiên về vụ bắn thử nói trên. 

A TV screen shows a file image of North Korea's missile launch during a news program at the Seoul Railway Station in Seoul, South Korea, Monday, Dec. 18, 2023. North Korea fired an intercontinental ba

Hình ảnh tên lửa của Bắc Triều Tiên được phát trên TV đặt tại một nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 18/12/2023. AP – Ahn Young-joon 

Theo Yonhap, tên lửa Bắc Triều Tiên được phóng theo góc cao, với độ cao tối đa là 6.000 km, đã bay được khoảng 1.000 km. Ước tính tên lửa liên lục địa này có khả năng bay hơn 15.000 km, nếu phóng ở góc thông thường, tức từ 30 độ đến 45 độ. Hãng tin NHK cho biết thêm tên lửa Bắc Triều Tiên rớt xuống vùng biển nằm bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, và không gây thiệt hại. Hiện tại Bình Nhưỡng chưa đưa ra thông báo về vụ bắn thử này.

Trả lời AFP, chuyên gia về Bắc Triều Tiên Park Won-gon, Đại học Ewha (Hàn Quốc), cho biết tên lửa này có thể là loại Hwasong-18, ‘‘sử dụng nhiên liệu rắn’’. Có nhiều khả năng Bắc Triều Tiên đang tiếp tục tìm cách cải tiến Hwasong-18, đặc biệt về công nghệ ‘‘để tên lửa trở lại bầu khí quyển an toàn’’.

Về phía Hàn Quốc, thông tín viên Trần Công từ Seoul cho biết cụ thể:

Lần phóng hôm nay được cho là để phản đối quyết định của Hàn Quốc và Hoa Kỳ về việc tổ chức cuộc họp Nhóm tư vấn hạt nhân (NCG) vào tuần trước và thực hiện các hoạt động nhằm đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, tổng thống Hàn Quốc hôm nay tuyên bố « cần phải đáp trả mạnh mẽ và ngay lập tức trước bất kỳ hành động khiêu khích nào của Bắc Triều Tiên chống lại lãnh thổ và người dân chúng ta ». Ông cũng nhấn mạnh cần hợp tác với quốc tế để lên án và ngăn chặn các hoạt động hạt nhân, đồng thời tăng cường các cuộc tham vấn hạt nhân với Hoa Kỳ cũng như tăng cường khả năng răn đe hạt nhân với Bình Nhưỡng. 

Đặc biệt, hôm qua, 17/12, còn là ngày kỷ niệm 12 năm ngày mất của cố chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên Kim Jong-il (cha của Chủ tịch Kim Jong-un). Do đó, vụ phóng tên lửa lần này cũng được đánh giá là để phô trương năng lực quốc phòng và củng cố tinh thần đoàn kết của người dân.

Hãng tin Hàn Quốc KBS nói đến việc vụ bắn tên lửa liên lục địa này cũng nhằm siết chặt “đoàn kết” trong nội bộ. Cách đây ít hôm, truyền thông Hàn Quốc chú ý đến việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un khóc trong một cuộc họp quan trọng về vấn đề phụ nữ Bắc Triều Tiên không chịu sinh đẻ. Đây là điều hiếm khi xảy ra. Diễn biến nói trên cho thấy không khí khác thường trong chế độ Bắc Triều Tiên.

Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ lên án vụ bắn thử ‘‘là một vi phạm mới đối với các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An’’. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ‘‘cực lực lên án’’ vụ bắn thử ‘‘đe dọa hòa bình và ổn định tại khu vực’’. 

Trung Quốc ‘‘ủng hộ mạnh mẽ’’ Bắc Triều Tiên

Bắc Kinh không trực tiếp phản ứng về vụ bắn thử nói trên. Theo AFP, trong cuộc trả lời họp báo hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết Bắc Kinh ‘‘ghi nhận các diễn biến mới’’, và cho rằng ‘‘vấn đề bán đảo Triều Tiên là phức tạp và tế nhị’’, ‘‘các hành động thái răn đe và áp lực quân sự’’ chỉ khiến tình hình thêm trầm trọng.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ra thông báo cho biết, trong cuộc họp hôm nay với thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Pak Myong Ho tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định : ‘‘Trong bối cảnh có nhiều biến động dữ dội trên trường quốc tế, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên tiếp tục duy trì đoàn kết, hậu thuẫn nhau mạnh mẽ’’.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Israel, bàn thảo giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến ở Gaza 

18/12/2023 

Reuters 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Israel hôm 18/12/2023.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Israel hôm 18/12/2023. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 18/12 đến Israel để tham dự các cuộc đàm phán dự kiến tập trung vào việc Israel sẽ chấm dứt cuộc chiến cường độ cao ở Gaza và chuyển sang một cuộc xung đột hạn chế nhưng có trọng tâm, Reuters dẫn lời các quan chức cho biết.

Đối với ông Austin, chuyến đi này là một hành động cân bằng tinh tế. Ông kiên định ủng hộ quyền tự vệ đúng đắn của Israel sau các cuộc tấn công bất ngờ của nhóm chiến binh Palestine Hamas vào ngày 7/10. Nhưng ông cũng ngày càng lên tiếng về hoàn cảnh khó khăn của dân thường ở Gaza khi các cuộc tấn công của Israel làm tăng thương vong.

Trong một bài phát biểu hồi đầu tháng này, ông Austin đi xa hơn khi gọi dân thường là “trung tâm trọng lực” trong cuộc chiến của Israel với Hamas, phong trào Hồi giáo Palestine cầm quyền ở Gaza và cảnh báo về những nguy cơ của sự cực đoan hóa của họ.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên đi cùng ông Austin rằng ông dự kiến sẽ thảo luận về kế hoạch của Israel chuyển sang giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến trong cuộc hội đàm với các lãnh đạo cấp cao của Israel, bao gồm Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.

Quan chức này nói: “Những gì quý vị thấy về các hoạt động trên bộ cường độ cao, cộng với các cuộc không kích, ngày hôm nay sẽ không tiếp diễn mãi mãi. Đó là một giai đoạn của chiến dịch”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi quan tâm đến việc hỗ trợ người Israel lập kế hoạch cho quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra như thế nào khi họ đưa ra quyết định rằng các hoạt động lớn trên bộ sẽ kết thúc và họ đã sẵn sàng chuyển đổi”.

Ông Michael Eisenstadt, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Quân sự và An ninh thuộc Viện Chính sách Cận Đông Washington (Washington Institute for Near East Policy), cho biết cả Mỹ và Israel dường như đều đồng ý về việc sau này sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến dịch.

Tuy nhiên, Washington muốn điều đó xảy ra sớm hơn, có lẽ trong vài tuần nữa, trong khi Israel cảm thấy cần thêm thời gian, ông nói.

Ông nói: “Vì vậy, họ đồng ý cơ bản về đường hướng phía trước và sự cần thiết phải chuyển đổi sang một cách tiếp cận có mục tiêu hơn, nhưng có những khác biệt về thời gian”.

Khi Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đến thăm Israel vào tuần trước, ông Netanyahu nói với ông rằng Israel sẽ chiến đấu “cho đến khi giành chiến thắng tuyệt đối”. Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho biết cuộc chiến sẽ “kéo dài hơn vài tháng”.

Với việc giao tranh ác liệt trên bộ mở rộng trong tháng này trên khắp chiều dài Dải Gaza và các tổ chức viện trợ cảnh báo về một thảm họa nhân đạo, ông Biden hồi tuần trước cho biết Israel có nguy cơ mất đi sự hỗ trợ của quốc tế vì các cuộc không kích “bừa bãi” giết chết dân thường Palestine.

Trong một dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden đang tập trung cao độ vào cuộc xung đột Israel-Hamas, ông Austin sẽ được Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của quân đội Hoa Kỳ, Tướng Không quân Charles “C.Q” Brown, tháp tùng đến Israel.

Ông Austin và ông Brown cũng đang chật vật với hậu quả của cuộc chiến trong khu vực, với các nhóm liên kết với Iran thực hiện làn sóng tấn công chống lại quân đội Mỹ ở Iraq và Syria và phong trào Houthi của Yemen tấn công các tàu ở Biển Đỏ để ủng hộ Hamas.

Phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn cho biết cuối tuần qua họ đã tấn công khu nghỉ dưỡng Eilat ở Biển Đỏ của Israel bằng một đàn máy bay không người lái.

Bộ Tư lệnh Trung tâm của Hoa Kỳ cho biết tàu khu trục Carney hôm 16/12 bắn hạ 14 máy bay không người lái của Houthi trên Biển Đỏ. Anh quốc cũng cho biết một trong các tàu chiến của họ đã bắn hạ một máy bay không người lái bị nghi ngờ tấn công nhằm vào tàu buôn.

Gaza: Quân đội Israel phát hiện đường hầm dài 4 km của Hamas

Trọng Thành/RFI 

18/12/2023

Hôm qua, 17/12/2023, hơn hai tháng kể từ đầu cuộc chiến tranh tại Gaza, quân đội Israel thông báo phát hiện được một ‘‘đường hầm dài nhất’’ và rộng nhất của Hamas. 

Sur cette photo prise lors d'une tournée médiatique organisée par l'armée israélienne le 15 décembre 2023, des soldats visitent un tunnel que le Hamas aurait utilisé pour attaquer Israël via le poste

Lính Israel tại một đường hầm của Hamas ở Gaza, 15/12/2023. © AMIR COHEN / Reuters 

Thông tín viên Michel Paul tường trình từ Jérusalem : 

Đây là đường hầm lớn nhất cho đến nay mà quân đội Israel phát hiện được. Đường hầm dài 4 km, có nơi sâu tới 50 mét. Điểm cuối của đường hầm chỉ nằm cách cửa khẩu Erez, ở cực bắc dải Gaza, vài trăm mét.  

Đó là một mạng lưới đường hầm khổng lồ, được chia thành nhiều nhánh, theo giải thích của một sĩ quan với các nhà báo có cơ hội đến thăm địa điểm này ngày hôm qua. Đường hầm nói trên đủ rộng để các xe cỡ nhỏ lưu thông. Đường hầm được trang bị hệ thống đường ống, điện, thông gió, cống rãnh, mạng lưới thông tin liên lạc và đường ray.  

Quân đội Israel cũng công bố những hình ảnh về việc xây dựng đường hầm, được cho là do Muhamad Sinwar, anh của thủ lĩnh Hamas ở Gaza, giám sát. Theo quân đội Israel, việc xây dựng đường hầm này đã mất nhiều năm trời, tiêu tốn hàng triệu euro

Vô hiệu hóa hệ thống đường hầm của Hamas, ước tính dài tổng cộng 500 km, tại dải Gaza là một mục tiêu chính của chiến dịch can thiệp quân sự của Israel tại vùng lãnh thổ Palestine. Theo quân đội Israel, Hamas đã sử dụng đường hầm này để vận chuyển các phương tiện cho cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ngày 07/10/2023 trên lãnh thổ Israel.


Truyền thông Iran, Israel: Cuộc tấn công mạng làm gián đoạn các trạm xăng khắp Iran 

18/12/2023 Reuters 

Ảnh minh họa xe chờ bơm xăng ở Iran.

Ảnh minh họa xe chờ bơm xăng ở Iran. 

Một nhóm tin tặc mà Iran cáo buộc có liên kết với Israel tuyên bố họ đã thực hiện các cuộc tấn công mạng làm gián đoạn dịch vụ tại các trạm xăng trên khắp Iran hôm 18/12, truyền hình nhà nước Iran và truyền thông địa phương Israel đưa tin.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji trước đó nói với đài truyền hình nhà nước Iran rằng dịch vụ đã bị gián đoạn tại khoảng 70% trạm xăng của Iran và sự can thiệp từ bên ngoài có thể là nguyên nhân.

Đài truyền hình nhà nước Iran cho biết nhóm Predatory Sparrow tuyên bố họ đứng đằng sau sự gián đoạn này. Các phương tiện truyền thông địa phương của Israel cũng đưa tin về tuyên bố này.

“Cuộc tấn công mạng này được thực hiện một cách có kiểm soát để tránh thiệt hại tiềm tàng cho các dịch vụ khẩn cấp”, nhóm Predatory Sparrow cho biết trong tuyên bố của mình theo truyền thông Iran.

Cơ quan phòng vệ dân sự Iran, cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh mạng của đất nước, cho biết họ vẫn đang xem xét tất cả các nguyên nhân có thể gây ra sự gián đoạn trong khi điều tra.

Truyền thông nhà nước Iran cho biết thêm, nhóm tin tặc này trước đây đã tuyên bố thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào các trạm xăng, mạng lưới đường sắt và nhà máy thép của Iran.

Vụ tấn công mạng hôm 18/12 là sự cố đầu tiên như vậy kể từ năm 2021, khi một cuộc tấn công mạng lớn ở Iran làm gián đoạn hoạt động bán nhiên liệu, khiến hàng dài người phải xếp hàng tại các trạm xăng trên khắp đất nước. Giá xăng bán lẻ ở Iran được trợ cấp rất nhiều. Iran cáo buộc Israel và Mỹ đứng đằng sau những cuộc tấn công đó.

Truyền thông Iran đưa tin, sự gián đoạn bắt đầu vào sáng sớm ngày 18/12 và đặc biệt nghiêm trọng ở Tehran, buộc nhiều trạm xăng phải vận hành thủ công.

Ông Owji cho biết: “Ít nhất 30% trạm xăng đang hoạt động, số còn lại đang dần giải quyết tình trạng gián đoạn dịch vụ”.

Ông Reza Navar, người phát ngôn của hiệp hội trạm xăng Iran, nói với hãng tin bán chính thức Fars rằng vấn đề phần mềm là nguyên nhân gây ra sự gián đoạn.

Ông Navar cho biết: “Sự cố phần mềm với hệ thống nhiên liệu đã được xác nhận ở một số trạm trên toàn quốc và các chuyên gia hiện đang khắc phục sự cố”.

Ông Navar nói thêm rằng không có tình trạng thiếu nhiên liệu nhưng kêu gọi tài xế không đến trạm xăng.

Bộ dầu mỏ trước đó nói với truyền hình nhà nước rằng sự gián đoạn này không liên quan đến kế hoạch tăng giá nhiên liệu, một chính sách gây ra các cuộc biểu tình rộng rãi vào năm 2019 và dẫn đến đàn áp bạo lực.

Truyền hình nhà nước cho biết các trạm xăng đang tìm cách cung cấp nhiên liệu thủ công và sẽ mất ít nhất 6 đến 7 giờ để giải quyết vấn đề này.

Israel vẫn chưa bình luận về vụ tấn công mạng ở Iran.

Cơ quan An ninh Mạng của Israel hôm 18/12 cho biết Iran và Hezbollah đứng đằng sau một nỗ lực tấn công mạng nhằm vào một bệnh viện ở miền bắc Israel khoảng ba tuần trước. Họ nói rằng cuộc tấn công đã bị ngăn chặn nhưng tin tặc đã có thể lấy được “một số thông tin nhạy cảm được lưu trữ trong hệ thống thông tin của bệnh viện”.


Trung Quốc: Người sáng lập tập đoàn phát triển phần mềm AI SenseTime Thang Hiểu Âu qua đời 

Reuters

Tuệ Chân biên dịch – Thứ hai, 18/12/2023 

Trung Quốc: Người sáng lập tập đoàn phát triển phần mềm AI SenseTime Thang Hiểu Âu qua đời

Logo của SenseTime tại văn phòng SenseTime ở Thượng Hải vào ngày 13/12/2021. (Ảnh: Aly Song/Reuters) 

Ông Thang Hiểu Âu (Tang Xiao’ou), người sáng lập Tập đoàn SenseTime, một trong những công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất Trung Quốc, vừa qua đời hôm thứ Sáu (15/12), theo thông báo của công ty này. 

Ông Thang Hiểu Âu, một giáo sư tại Đại học Trung văn Hồng Kông, đã thành lập một công ty phát triển phần mềm, vốn đang phát triển mạnh mẽ trong việc phục vụ nhu cầu về công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong cả lĩnh vực tư nhân lẫn lĩnh vực công. 

SenseTime cho biết ông Thang qua đời do một căn bệnh chưa được xác định và không công bố tuổi của ông. 

“Trong thời điểm đau buồn này, chúng tôi muốn bày tỏ lời phân ưu sâu sắc nhất tới gia đình Giáo sư Thang!” công ty đã đăng trên tài khoản WeChat chính thức của mình.

“Trí tuệ, niềm đam mê và sự khám phá khoa học bất tận của Giáo sư Thang sẽ luôn là nguồn cảm hứng để chúng tôi giữ vững tâm nguyện thuở ban đầu của mình và tiến về phía trước.”

Nhìn lại chiến trường Ukraine trong năm 2023

Năm 2022, các vùng lãnh thổ trên chiến trường liên tục qua tay Nga và Ukraine. Nhưng trong năm nay, chuyển động trên mặt trận đã phần lớn chậm lại. Hồi đầu năm, Nga tiến hành một cuộc tấn công vào thị trấn Bakhmut ở miền đông Ukraine và thành công sau nhiều tháng đẫm máu. Chiến dịch đó được dẫn đầu bởi Wagner, một đơn vị lính đánh thuê của Nga. Đến tháng 6, lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin đã phát động một cuộc nổi dậy gây chấn động chống lại các chỉ huy quân sự Nga, làm lung lay quyền lực của tổng thống Vladimir Putin. Nhưng sau đó ông Prigozhin đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay đầy bí ẩn gần Moscow.

Trong khi đó, Ukraine chuyển sang tiến công và mở chiến dịch phản công vào mùa hè. Song cho đến nay chiến dịch không mang lợi nhiều thắng lợi. Điều này khiến tướng Valery Zaluzhny, người đứng đầu lực lượng vũ trang Ukraine, nói với The Economist rằng cuộc xung đột đã đi vào bế tắc. Bình luận của ông đã khiến cho cả Kiev và phương Tây kinh ngạc. Sau gần hai năm chiến sự, rõ ràng Ukraine và những nước ủng hộ họ phải sẵn sàng cho một cuộc chiến tiêu hao kéo dài.

Một cuộc chiến mới: Chiến sự ở Gaza

Quan hệ của Israel với thế giới Ả Rập đáng lẽ sẽ bình thường hóa trong năm 2023. Thậm chí còn có tin đồn về một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa nhà nước Do Thái và Ả Rập Saudi. Nhưng vào ngày 7 tháng 10, Hamas, nhóm dân quân Palestine điều hành Dải Gaza, đã phát động một cuộc tấn công vào Israel khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt cóc hàng trăm người khác. Các cuộc không kích đáp trả của Israel và cuộc xâm lược Gaza đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.

Israel đặt mục tiêu truy tìm các thủ lĩnh của Hamas và phá hủy các trung tâm chỉ huy của tổ chức này, phần lớn nằm trong mạng lưới hầm ngầm bao la. Vấn đề là thường dân đang bị kẹt giữa hai làn đạn. Quốc tế đang ngày càng bất bình khi không kích đổ xuống các trại tị nạn và quân đội Israel tiến vào bệnh viện al-Shifa, bệnh viện lớn nhất ở Gaza. Những cảnh báo về xung đột quy mô lớn có thể lan rộng khắp Trung Đông cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Lệnh ngừng bắn tạm thời đã giúp một số con tin được thả, nhưng nhiều người vẫn bị giam giữ và cuộc chiến ở Gaza còn lâu mới kết thúc.

Azerbaijan đưa quân vào Nagorno-Karabakh

Nagorno-Karabakh, một vùng sắc tộc Armenia nằm bên trong biên giới của Azerbaijan, thường xuyên xảy ra xung đột trong nhiều thập niên qua. Năm nay cuộc giao tranh diễn ra ngắn ngủi nhưng mang tính quyết định. Vào tháng 9, Azerbaijan đã phát động một cuộc tấn công ngắn buộc chính phủ ly khai phải đầu hàng và giải tán. Phần lớn dân số, khoảng 120.000 người trước cuộc giao tranh, đã phải rời bỏ nhà cửa và di cư đến Armenia, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Đầu tháng 12, Armenia và Azerbaijan cho biết sẽ nỗ lực hướng tới bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc xung đột vẫn còn đó. Armenia cảm thấy bị phản bội bởi Nga, đồng minh lịch sử của họ, bên đang đứng ngoài cuộc dù từng tuyên bố sẽ đảm bảo hòa bình cho khu vực. Sự thụ động của Nga phần nào phản ánh thái độ khinh thường của nước này đối với Nikol Pashinyan, thủ tướng Armenia, người đã lật đổ chế độ tham nhũng thân Điện Kremlin vào năm 2018. Nhưng kết quả của cuộc chiến cũng cho thấy ảnh hưởng đang suy yếu của Nga trong khu vực cũng như ảnh hưởng ngày càng tăng của các cường quốc khác, nổi bật là Thổ Nhĩ Kỳ, nước ủng hộ Azerbaijan.

Nội chiến ở Sudan

Vào năm 2021, quân đội quốc gia Sudan và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), một nhóm bán quân sự, đã cùng nhau tiến hành đảo chính nhằm ngăn chặn một chính phủ dân sự. Nhưng chỉ chưa đầy hai năm sau, họ dắt tay nhau vào một cuộc tranh giành quyền lực hồi tháng 4 và dẫn đến nội chiến ở quốc gia lớn thứ ba châu Phi.

Trong bảy tháng đầu, xung đột đã cướp đi ít nhất 10.000 sinh mạng và khiến khoảng 6,3 triệu người phải di dời. Một phần thủ đô Khartoum bị san phẳng. RSF hiện kiểm soát hầu hết Darfur, một khu vực phía tây rộng lớn, nơi có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy lực lượng dân quân đã gây ra các vụ diệt chủng chống lại người Masalits, một nhóm sắc tộc da đen châu Phi.

Đàm phán giữa quân đội và RSF, do Mỹ và Ả Rập Saudi làm trung gian, đã diễn ra tại Jeddah. Nhưng RSF khó có thể lùi bước trước cuộc chiến mà họ đang giành thế thắng. Nhiều người lo ngại thế giới đang để cho nhà nước Sudan sụp đổ mà không hề chú ý.


Ông Donald Trump không loại trừ khả năng chọn bà Nikki Haley làm ứng cử viên liên danh 

Do Kos Temenes của NTD News thực hiện

Vân Sa lược dịch

Thứ hai, 18/12/2023 

Mặc dù có tin đồn rằng bà Haley có thể nhận lời mời trở thành phó tổng thống, nhưng điều đó vẫn chỉ là đồn đoán. 

Ông Donald Trump không loại trừ khả năng chọn bà Nikki Haley làm ứng cử viên liên danh

Bà Nikky Haley, cựu Thống đốc Nam Carolina và là Đại sứ Liên Hiệp Quốc, tham gia cuộc tranh luận sơ bộ tổng thống lần thứ tư của Đảng Cộng Hòa tại Đại học Alabama ở Tuscaloosa, Alaska, hôm 06/12/2023. (Ảnh: Jim Watson/AFP qua Getty Images) 

Cựu Tổng thống Donald Trump không loại trừ khả năng chọn bà Nikky Haley, cựu Thống đốc Nam Carolina và là đối thủ của ông trong Đảng Cộng Hòa, làm ứng cử viên liên danh của ông trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tin này được đưa theo một đoạn phim do chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Ron DeSantis, Thống đốc tiểu bang Florida, đăng trên X. 

Trong đoạn phim đó, vị ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng Hòa này đã trả lời câu hỏi liên quan đến những bình luận của con dâu ông, cô Lara Trump, trên Newsmax hồi đầu tuần về việc liệu ông có cân nhắc đến việc chọn bà Haley là ứng cử viên liên danh của mình hay không. 

“Không có gì là không thể,” cô đáp. 

Cựu Tổng thống Trump tiếp tục nói rằng điều này khó có thể xảy ra; tuy nhiên, ông ấy cũng không thể loại trừ khả năng đó. 

Tôi và bà Nikki lúc nào cũng hòa hợp với nhau,” ông Trump nói và nói thêm, “Chúng tôi có một số điểm chung và một số điểm bất đồng, và một vài trong số các điểm đó rất quan trọng.” 

Chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Haley bắt đầu chậm nhưng gần đây đã mạnh mẽ hơn khi bà tiến lên đều đặn trong một số cuộc thăm dò gần đây. Bà hiện đang cạnh tranh với ông DeSantis để giành vị trí thứ hai. 

Mặc dù có tin đồn rằng bà Haley có thể nhận lời mời trở thành phó tổng thống nhưng tin đồn đó vẫn là đó vẫn là suy đoán. 

Bà Haley từng phục vụ trong chính phủ của ông Trump với vai trò là đại sứ tại Liên Hiệp Quốc và duy trì sự hợp tác tốt đẹp trong công việc với Tổng thống đương thời Trump, nhưng bà thấy mình có mâu thuẫn với một số cách giải quyết vấn đề của ông trong thời gian gần đây. 

Vào năm 2021, bà tuyên bố công khai rằng bà sẽ không tranh cử nếu ông quyết định tái tranh cử vào Tòa Bạch Ốc vào năm 2024, nhưng sau đó bà đã đảo ngược quyết định của mình. 

Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Trump xác nhận bất kỳ cái tên nào, cũng như người mà ông sẽ chọn làm ứng cử viên liên danh sau khi ông nắm chắc được quyền đề cử trong tay. 

Trong tour vận động tranh cử của mình, ông DeSantis đã bác bỏ mọi khả năng chấp nhận một thỏa thuận trở thành ứng cử viên liên danh với các đối thủ Đảng Cộng Hòa của mình.

Ông DeSantis nói: “Tôi có thể nói với quý vị trong bất kỳ trường hợp nào, tôi sẽ không chấp nhận điều đó bởi vì đó không phải là lý do tại sao tôi tranh cử. Tôi đang chạy đua để giành được đề cử và trở thành tổng thống. Và tôi hoàn toàn ổn, quý vị biết đấy, tôi thà làm thống đốc còn hơn là làm phó tổng thống, không phải suy nghĩ gì hết. Tôi có thể làm nhiều hơn cho tiểu bang của mình và đất nước này mà không nghĩ ngợi gì cả.”


Hong Kong bắt đầu xét xử trùm ông truyền thông Jimmy Lai

BBC News

18/12/2023

Phóng viên vây quanh ông Lai

Nguồn hình ảnh, GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh, 

Truyền thông và giới phê bình theo dõi sát phiên tòa xử ông Jimmy Lai

Hong Kong bắ đầu phiên tòa xét xử Jimmy Lai – ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ. Ông Lai bị cáo buộc “câu kết với thế lực ngoại bang”.

Ông Jimmy Lai (Lê Trí Anh) bị giam từ tháng 12 năm 2020 và có thể phải ngồi tù chung thân nếu bị kết tội.

Ông Lai bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia, một luật mà Trung Quốc bị cáo buộc là đã triển khai nhằm trấn áp người bất đồng chính kiến.

Vụ án của ông đã gây rúng động quốc tế và được nhiều người coi là phép thử cho tính độc lập tư pháp của Hong Kong.

Bắc Kinh đưa ra Luật An ninh Quốc gia vào năm 2020 để đáp lại các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, và khẳng định rằng luật này là cần thiết để dập tắt bất ổn. Trung Quốc coi ông Lai là kẻ phản quốc tìm cách phá hoại an ninh quốc gia. Giới phê bình thì cho rằng trường hợp của ông Lai là một ví dụ cho việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát Hong Kong.

Đội ngũ pháp lý của ông Lai cho biết ông đã bị từ chối quyền được xét xử công bằng. Họ chỉ ra thực tế rằng Bắc Kinh đã từ chối việc ông Lai chọn đại diện pháp lý, ngăn cản việc ông chọn một luật sư người Anh và ông Lai đang bị xét xử bởi ba thẩm phán do lãnh đạo Hong Kong John Lee (Lý Gia Siêu) chỉ định.

Ông Lai mang song tịch Hong Kong và Anh Quốc. Hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Anh David Cameron đã kêu gọi trả tự do cho ông Lai.

Người biểu tình phe ủng hộ chính phủ đứng sau hình ông Lai,

Nguồn hình ảnh, Anthony Kwan/Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Người biểu tình thân chính phủ đứng sau hình ông Lai, người có thể phải ngồi tù chung thân nếu bị kết tội

Ông Cameron nói: “Jimmy Lai là một nhà báo, nhà xuất bản nổi tiếng và thẳng thắn, ông đã trở thành mục tiêu của một nỗ lực rõ ràng nhằm ngăn chặn việc thực thi ôn hòa các quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu đạt”.

Ông Lai, người chỉ trích mạnh mẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc, là một trong những nhân vật nổi bật nhất bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia (NSL) của Hong Kong.

Ông Jimmy Lai là gương mặt tiêu biểu ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong như Phong trào Dù vàng năm 2014, biểu tình phản đối dự luật dẫn độ vào năm 2019. Ông Lai đã thành lập và điều hành một số cơ quan truyền thông nổi tiếng nhất Hong Kong, trong đó có Apple Daily (hiện đã bị đóng cửa).

Ông Lai cũng đang phải đối mặt với cáo buộc xúi giục nổi loạn theo luật thời thuộc địa vì các bài đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), các cuộc phỏng vấn mà ông chủ trì cũng như các bài báo đăng trên Apple Daily.

Một số cáo buộc nghiêm trọng nhất chống lại ông Lai tập trung vào Apple Daily, tờ báo do ông thành lập năm 1995. Tờ báo lá cải tiếng Trung này đã chỉ trích gay gắt Bắc Kinh, thậm chí có lúc kêu gọi các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với các quan chức Trung Quốc.

Apple Daily buộc phải đóng cửa vào tháng 6 năm 2021, sau khi bị phong tỏa khối tài sản trị giá 2,3 triệu USD. Cảnh sát đã đột kích các văn phòng và bắt giữ một số biên tập viên chủ chốt của tờ báo – cáo buộc họ “câu kết với ngoại bang” để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.