Thời sự Thứ Tư 07/02/2024: *Hamas đề nghị ngừng bắn 135 ngày, chấm dứt chiến tranh? *Ngoại trưởng Mỹ trở lại Israel. *Hoà Lan cáo buộc TQ xâm nhập mạng quân sự. *Hạ viện Mỹ bác dự luật viện trợ cho Israel. *Houthi nói gây thiệt hại 2 tàu ở Biển Đỏ. *EU tìm tăng nguồn cung đạn dược cho Ukraine. *Người TQ nhập cư bất hợp pháp vào Guam. *Bangkok « không dung túng » đối lập Cam Bốt ở Thái Lan. *Phán quyết tòa án ICJ lợi cho Ukraine

Share this post on:

Võ Thái Hà tổng hợp


Hamas đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 135 ngày, dọn đường chấm dứt chiến tranh

Khung cảnh hoang tàn sau cuộc thả bom của Israel vào thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Khung cảnh hoang tàn sau cuộc thả bom của Israel vào thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza

Hamas đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza kéo dài hơn 4 tháng rưỡi, dọn đường cho việc chấm dứt chiến tranh. Đây là một động thái nhằm đáp lại đề nghị của các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập vào tuần trước. Đề nghị này được Mỹ và Israel ủng hộ, Reuters đưa tin.

Theo bản dự thảo mà Reuters xem được, đề xuất phản hồi của Hamas bao gồm ba giai đoạn, kéo dài 45 ngày mỗi giai đoạn. 

Đề xuất bao gồm việc trao đổi các tù nhân Palestine với những con tin Israel còn lại mà nhóm Hamas đã bắt giữ vào ngày 7/10/2023. 

Quy trình tái thiết Gaza sẽ bắt đầu, lực lượng Israel sẽ rút lui hoàn toàn, các thi thể và hài cốt sẽ được trao đổi.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Israel sau khi gặp các nhà lãnh đạo hòa giải Qatar và Ai Cập trong nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ nhất từ khi cuộc chiến bắt đầu, nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài. 

Theo đề nghị của Hamas, tất cả các con tin Israel là nữ giới, nam giới dưới 19 tuổi, người già và người bệnh sẽ được thả trong giai đoạn 45 ngày đầu tiên để đổi lấy phụ nữ và trẻ em Palestine từ nhà tù của Israel.

Những con tin nam giới còn lại sẽ được thả trong giai đoạn hai và được trao đổi trong giai đoạn ba. 

Đến cuối giai đoạn ba, nhóm Hamas hy vọng các bên có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh.

Hamas viết trong một bản bổ sung của đề xuất rằng họ mong muốn 1.500 tù nhân được trả tự do và một phần ba trong số đó được chọn từ danh sách những người Palestine bị Israel tuyên án chung thân.

Thỏa thuận ngừng bắn cũng sẽ tăng cường lượng cung cấp lương thực và viện trợ khác cho người dân đang tuyệt vọng ở Gaza, những người đang phải đối mặt với nạn đói và thiếu hụt nghiêm trọng nhu yếu phẩm. 

Tại Israel, một phong trào đang ngày càng lan rộng, đòi hỏi chính quyền phải nỗ lực hơn nữa để đưa các con tin về nhà, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc kí kết thỏa thuận với nhóm Hamas.

Quân đội Israel hôm thứ Ba (6/2) cho biết 31 con tin còn lại ở Gaza được xác nhận đã chết. 

Phía Israel trước đó cho biết 136 con tin vẫn còn bị giữ ở Gaza sau khi 110 người được trả tự do theo thỏa thuận ngừng bắn kéo dài bảy ngày hồi tháng 11, khi đó Israel cũng thả 240 người Palestine họ đang giam giữ. 

Trích dẫn một đánh giá của Israel được chia sẻ với các quan chức Mỹ và Ai Cập, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng 50 con tin có thể đã chết, chỉ khoảng 80 người là còn sống.

Israel bắt đầu chiến dịch tấn công quân sự ở Gaza sau khi các chiến binh Hamas giết chết 1.200 người và bắt 253 con tin ở miền nam Israel ngày 7/10/2023. 

Bộ Y tế Gaza cho biết ít nhất 27.585 người Palestine đã được xác nhận thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của Israel, cùng với hàng ngàn người khác được cho là bị chôn vùi dưới đống đổ nát.


Ngoại trưởng Mỹ trở lại Israel bàn về thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Thanh Hà /RFI

07/02/2024

Ngày 07/02/2024, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trở lại Israel để thảo luận với chính quyền Netanyahu về thỏa thuận ngừng bắn trên lãnh thổ Gaza. Thỏa thuận này bao gồm việc trả tự do cho các con tin đổi lấy viện trợ nhân đạo cho thường dân Palestine. Càng lúc càng có nhiều tín hiệu cho thấy phong trào Hồi Giáo Hamas đồng ý về một đợt hưu chiến thứ nhì.   

U.S. Secretary of State Antony Blinken arrives at Ben Gurion International airport in Tel Aviv, Israel, February 6, 2024.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đến sân bay quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv, Israel, ngày 6/2/2024. via REUTERS – POOL 

Ngoại trưởng Blinken đến Jerusalem vào lúc, theo như ghi nhận của các phóng viên hãng tin AFP, quân đội Israel tiếp tục chiến dịch quân sự tại Khan Younès ở miền nam Gaza. Nhiều nguồn tin thông thạo dự đoán « Rafah sẽ là mục tiêu kế tiếp của quân đội Israel ». Do vậy hôm nay, trên nguyên tắc, bộ trưởng Quốc Phòng Israel Yoav Gallant cũng sẽ có cuộc hội đàm với ngoại trưởng Mỹ.

Trước khi thảo luận với thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm nay, ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đến Ai Cập và Qatar, hai nhà trung gian hòa giải giữa Israel và Hamas.

Về phía Hamas, không đi sâu vào chi tiết nhưng phong trào Hồi Giáo Palestine này cho biết họ « đánh giá tích cực » đề xuất về một lệnh ngừng bắn mà « Mỹ, Qatar và Ai Cập » cùng tán đồng. Đề xuất đó đã được đưa ra hồi cuối tháng 1/2024 tại Paris.

Thủ tướng Qatar tỏ ra « lạc quan » về hồ sơ này. Theo hãng tin AFP, những đòi hỏi cụ thể từ phía Hamas đã được chuyển đến cơ quan tình báo đối ngoại của Israel. Văn phòng thủ tướng Netanyahu yêu cầu các giới chức liên quan « xem xét kỹ » những đề xuất của tổ chức Hamas.

Hiện vẫn còn 132 con in Israel bị cầm giữ tại Gaza. Từ sau loạt tấn công của Hamas ngày 07/10/2023, cuộc can thiệp quân sự của Israel vào Gaza đã khiến hơn 27.000 người Palestine thiệt mạng, đa số là thường dân, theo thống kê từ phía chính quyền Hamas.


Hoà Lan cáo buộc Trung Quốc xâm nhập hệ thống mạng quân sự

Phan Minh /RFI

07/02/2024

Các cơ quan tình báo Hà Lan hôm qua, 06/02/2024, thông báo đã phát hiện một phần mềm gián điệp của Trung Quốc trong mạng tin học mà quân đội Hà Lan sử dụng. 

illustration, cybersécurité

Ảnh minh họa về an ninh mạng. © Business Wire 

Theo hãng tin Anh Reuters, đây là lần đầu tiên Hà Lan công khai tố cáo những hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng về an ninh quốc gia đang gia tăng giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc Phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết : “Điều quan trọng là phải công khai thông tin để công chúng biết đến hoạt động gián điệp kiểu này của Trung Quốc, vì điều này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng vệ đối với những hoạt động đó.”

Các cơ quan tình báo Hà Lan (MIVD và AIVD) cho biết tin tặc Trung Quốc đã đặt phần mềm gián điệp vào hệ thống mạng của quân đội Hà Lan mà 50 nhân viên sử dụng cho những hoạt động nghiên cứu của bộ Quốc Phòng. Họ nhấn mạnh sự việc này nằm trong khuôn khổ hoạt động gián điệp rộng lớn của Trung Quốc chống lại Hà Lan và các đồng minh của Hà Lan.

Tuy vậy, báo cáo hôm qua của tình báo Hà Lan không nêu rõ tin tặc đã tìm cách lấy những thông tin gì. Báo cáo cũng cho biết Hà Lan không chịu thiệt hại nặng nề, bởi hệ thống này tách biệt với hệ thống mạng chính của bộ Quốc Phòng. Trong một báo cáo khác vào tháng 04/2023, cơ quan MIVD cho biết Trung Quốc đang tìm cách mua lại công nghệ vũ trụ của Hà Lan một cách bất hợp pháp.

Bắc Kinh hôm nay, 07/02, khẳng định không có liên quan đến hoạt động gián điệp mạng nói trên, xem những cáo buộc của Amsterdam​​​​ là “vô căn cứ”.


Hạ viện Mỹ bác dự luật chỉ viện trợ cho Israel do đảng Cộng hòa giới thiệu 

07/02/2024 

Reuters 

Điện Capitol ở Thủ đô Washington, ngày 4/2/2024.

Điện Capitol ở Thủ đô Washington, ngày 4/2/2024. 

Hôm 6/2, Hạ viện Hoa Kỳ bác bỏ dự luật do đảng Cộng hòa chủ xướng về việc cấp 17,6 tỷ USD cho Israel, vì đảng Dân chủ nói rằng họ muốn một dự luật có nội dung rộng hơn để bao gồm cả viện trợ cho Ukraine, tài trợ nhân đạo quốc tế và khoản ngân sách mới cho an ninh biên giới, theo Reuters.

Với 250 phiếu thuận và 180 phiếu chống, dự luật của đảng Cộng hòa thất bại vì nó được trình ra theo quy trình cấp tốc mà cần phải có đa số phiếu thuận chiếm 2/3 mới được thông qua. Cuộc bỏ phiếu hầu như đi theo đường lối đảng phái, mặc dù có 14 đảng viên Cộng hòa phản đối dự luật này và 46 đảng viên Dân chủ ủng hộ.

Viện trợ cho Israel – một trong những nước nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ – lâu nay vẫn thường nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng trong Quốc hội. Nhưng nhiều người phản đối gọi dự luật này của Hạ viện là một mưu đồ chính trị của đảngCộng hòa nhằm đánh lạc hướng sự phản đối của họ đối với dự luật của Thượng viện trị giá 118 tỷ USD kết hợp việc cải tổ chính sách nhập cư của Hoa Kỳ và tài trợ mới cho an ninh biên giới cùng với hàng tỷ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine, Israel và các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Mike Johnson, Chủ tịch Hạ viện, thành viên đảng Cộng hòa, nói rằng dự luật của Thượng viện không có bất cứ cơ hội nào ở Hạ viện, thậm chí ngay cả trước khi nó được đưa ra. Và các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện hôm 6/2 nói họ không nghĩ rằng dự luật này sẽ nhận được đủ số phiếu để được thông qua.

Dân biểu Rosa DeLauro, đảng viên đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện, phát biểu: “Điều này không mang lại kết quả gì và làm chậm trễ việc viện trợ đến các đồng minh của chúng ta và cung cấp cứu trợ nhân đạo”. Bà nói thêm: “Các đồng minh của chúng ta đang đối mặt với những mối đe dọa hiện hữu và bạn bè cũng như kẻ thù của chúng ta trên toàn cầu đang theo dõi, chờ xem Mỹ sẽ phản ứng thế nào”.

Tổng thống Joe Biden, thành viên đảng Dân chủ, người ủng hộ dự luật của Thượng viện, hứa sẽ phủ quyết dự luật chỉ dành cho Israel của Hạ viện.

Những người ủng hộ dự luật tài trợ cho Israel khẳng định đây không phải là một chiêu trò chính trị, nói rằng điều quan trọng là phải nhanh chóng hành động để hỗ trợ cho Israel khi nước này phản ứng với cuộc tấn công chết chóc ngày 7/10 của các chiến binh từ Gaza do Hamas cai trị.

Dân biểu Ken Calvert, thành viên đảng Cộng hòa, Chủ tịch Tiểu ban Phân bổ Quốc phòng, người giới thiệu dự luật này, nói: “Dự luật này chỉ đơn thuần cung cấp các nguồn lực cần thiết cho đồng minh thân cận nhất của chúng ta trong khu vực và cả quân đội của chúng ta nữa”.

Các thành viên Quốc hội đã loay hoay trong nhiều tháng nay để giải quyết vấn đề đưa viện trợ an ninh ra nước ngoài, đặc biệt là tới Ukraine khi nước này chiến đấu với quân xâm lược Nga. Ông Biden đã hai lần đề nghị Quốc hội xem xét thông qua dự luật chi tiêu khẩn cấp, gần đây nhất là vào tháng 10.

Hạ viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số đã thông qua dự luật chỉ dành cho Israel vào tháng 11/2023, nhưng nó chưa bao giờ được đưa lên Thượng viện do đảngDân chủ lãnh đạo, vì các nhà đàm phán làm việc theo yêu cầu của ông Biden về một gói an ninh khẩn cấp có quy mô rộng hơn và đảng Cộng hòa yêu cầu mọi hỗ trợ an ninh phải được kết hợp với những thay đổi trong chính sách nhập cư và an ninh ở biên giới với Mexico.


Houthi nói họ bắn và gây thiệt hại 2 tàu ở Biển Đỏ 

07/02/2024 – Reuters 

Bản đồ khu vực Biển Đỏ.

Bản đồ khu vực Biển Đỏ. 

Hôm 6/2, nhóm Houthi của Yemen có liên kết với Iran cho biết họ đã bắn tên lửa vào 2 tàu ở Biển Đỏ, gây thiệt hại cho cả 2 tàu này, theo Reuters.

Lực lượng Houthi sử dụng máy bay không người lái và tên lửa nhắm mục tiêu vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ kể từ giữa tháng 11/2023, việc này được họ mô tả là hành động thể hiện tình đoàn kết với người Palestine chống lại Israel trong cuộc chiến ở Gaza.

Người phát ngôn quân sự của nhóm này cho biết họ bắn tên lửa hải quân vào tàu Star Nasia và tàu Morning Tide, xác định hai tàu này lần lượt là tàu treo cờ Marshall Islands của Mỹ và Barbados của Anh.

Một quan chức của Bộ vận tải biển Hy Lạp cho hay tàu Star Nasia thuộc sở hữu của Hy Lạp, do Star Bulk Carrier quản lý, bị hư hại do vụ nổ lúc 11h15, giờ GMT, đồng thời nói thêm rằng thủy thủ đoàn của tàu không bị thương.

Quan chức này nói tiếp rằng hiện chưa rõ vụ nổ là do thủy lôi hay tên lửa gây ra.

Bộ Tư lệnh Trung tâm của quân đội Hoa Kỳ (Centcom) thông báo là nhóm Houthi đã bắn 3 tên lửa vào tàu Star Nasia, tàu này báo cáo có thiệt hại nhẹ nhưng không có thương tích. Centcom viết trên trang X, trước đây là Twitter, rằng một tàu Hải quân Hoa Kỳ hoạt động gần tàu Star Nasia đã bắn hạ một trong những tên lửa đó. Centcom cho biết tàu Star Nasia vẫn có thể đi biển và đang tiếp tục hướng tới điểm đến.

Công ty Furadino Shipping của Anh, chủ sở hữu của tàu Morning Tide, nói với Reuters rằng con tàu hiện đang hoạt động bình thường, nhưng không cung cấp thêm thông tin.

US Centcom cho hay 3 tên lửa do Houthi bắn đã rơi xuống biển gần Morning Tide nhưng không gây thiệt hại hay thương tích.

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm gián đoạn hoạt động vận chuyển toàn cầu và buộc các công ty phải chuyển sang hành trình dài hơn và tốn kém hơn vòng qua miền nam châu Phi, đồng thời làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến Israel-Hamas có thể lan rộng gây bất ổn cho khu vực Trung Đông trên bình diện rộng hơn.

Hoa Kỳ và Anh bắt đầu tấn công các mục tiêu bên phía nhóm Houthi ở Yemen vào tháng trước để trả đũa các cuộc bắn phá nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.


EU tìm ra cách tăng nguồn cung đạn dược cho Ukraina

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2024/02/eu-tim-ra-cach-tang-nguon-cung-dan-ukraina.jpg

Josep Borrell, nhà ngoại giao cấp cao EU (nguồn ảnh: RBC). 

Trong cuộc họp báo hôm 5/2 với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan, Radoslaw Sikorski, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu, Josep Borrell, nói rằng việc Liên minh châu Âu ngừng cung cấp vũ khí cho các nước khác là cách hiệu quả nhất để tăng cường cung cấp đạn dược cho Ukraina.

Theo ông, vấn đề không phải là ngành công nghiệp châu Âu không thể sản xuất thêm đạn dược mà một phần sản xuất được xuất khẩu sang nước thứ ba.

Ông Borrell nói: “Cách tốt nhất để bán nhiều hơn hoặc quyên góp nhiều hơn cho Ukraina là cố gắng nói với người khác rằng ‘Xin hãy đợi, các bạn không có chiến tranh. Bạn có thể đợi vài tháng và chuyển hướng những sản phẩm này sang Ukraina. Đây là một quyết định chính trị mà các quốc gia thành viên EU phải đưa ra”..

Nhà ngoại giao hàng đầu EU nói rằng, những ngày này ông đã cố gắng truyền đạt ý kiến ​​​​này đến các bộ trưởng, và đề xuất ngừng hoạt động xuất khẩu như vậy. Tuy nhiên, chỉ các nước thành viên EU mới có thể quyết định việc này.


Kinh tế Nga ổn định bất chấp khó khăn

Trong những tháng đầu tiên của cuộc xâm lược Ukraine, nền kinh tế Nga dường như đứng trên bờ vực suy thoái. Tuy nhiên, sau giai đoạn hỗn loạn ngắn ngủi khi các biện pháp trừng phạt quốc tế được áp dụng, nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại. Số liệu công bố vào thứ Tư dự kiến ​​sẽ cho thấy GDP đang tăng khoảng 4% một năm. Điều đó có nghĩa là tổng thống Nga, Vladimir Putin, đang lãnh đạo một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất thế giới.

Nhưng trước mặt ông Putin là một nghịch lý, khi nền kinh tế phát triển quá nhanh. Trong những tháng gần đây, bộ tài chính đã bơm rất nhiều tiền vào nền kinh tế, đặc biệt là để thúc đẩy nỗ lực chiến tranh. Lạm phát do vậy đã lên cao, khoảng 7% một năm. Tiền lương đang tăng vọt vì nhu cầu lao động cao ngất ngưởng trong khi nguồn cung bị hạn chế (các số liệu cũng sẽ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đang ở gần mức thấp nhất mọi thời đại). Tuy nhiên, dù lạm phát có khó chịu, so với những gì nhiều người Nga từng mong đợi cách đây hai năm, nền kinh tế của họ đã tỏ ra ổn định đáng ngạc nhiên.


Liệu Uber có tạo được lợi nhuận trong năm nay?

Từ khi thành lập vào năm 2009 cho đến đầu năm 2023, Uber không làm ra được một đồng lợi nhuận nào. Nhưng đến năm ngoái, công ty gọi xe lớn nhất thế giới đã báo cáo lợi nhuận hoạt động đầu tiên. Từ đó, giá cổ phiếu của công ty tăng 180%, thành tích tốt thứ ba trong số các công ty S&P 500.

Vào thứ Tư Uber sẽ công bố kết quả quý. Liệu hãng có tiếp tục hoạt động tốt? Các dấu hiệu đều đầy hứa hẹn. Doanh thu từ việc hiển thị quảng cáo trong ứng dụng Uber đang tăng lên. Sau thời kỳ suy thoái, nguồn cung tài xế hiện đã dồi dào, một phần vì ngày càng có nhiều người đi tìm việc làm.

Nhưng cũng có một số trở ngại. EU đang tìm cách phân loại lại những người làm việc trên nền tảng kỹ thuật số thành nhân viên chính thức, thay vì nhân viên hợp đồng. Điều này sẽ buộc các công ty như Uber phải chi các khoản lợi ích cho nhân viên và đẩy chi phí lên cao. Ngoài ra, các đối thủ nhỏ hơn, như Lyft, cũng đang thèm khát giành thị phần. Uber có thể gặp khó khăn trong việc lặp lại thành công của năm 2023.


Sức hút của Trump trên truyền hình Mỹ đã giảm

Les Moonves, khi đó là giám đốc đài truyền hình CBS, đã nói về chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump vào năm 2016 là: “Điều đó có thể không tốt cho nước Mỹ, nhưng cực kỳ tốt cho CBS.” Các bình luận điên rồ của ông Trump và khả năng có một chiến thắng bất ngờ giúp tỉ lệ người xem tăng vọt.

Tuy vậy, phần tiếp theo tỏ ra kém thú vị hơn. Những gã khổng lồ tin tức truyền hình cáp như Fox, sẽ công bố kết quả quý vào thứ Tư, đã không có “cú hích Trump” như trong những năm bầu cử gần đây. Lượng người theo dõi tin tức của Fox về cuộc họp kín ở Iowa vào tháng trước thấp hơn một phần ba so với năm 2020 hay 2016. Các đối thủ như CNN và MSNBC cũng ghi nhận điều tương tự.

Tính bất ngờ của ông Trump không còn nữa. Và các cuộc thăm dò cho thấy rất ít người Mỹ hào hứng với ông hoặc đối thủ 81 tuổi của ông, Joe Biden. Hơn nữa, những tin tức liên tục về bệnh dịch và chiến tranh đã khiến người xem kiệt sức.


Tổng thống độc tài của Azerbaijan ra tái tranh cử 

Tổng thống Ilhem Aliyev, người kế nhiệm cha năm 2003, sẽ tái tranh cử vào thứ Tư. Ông gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Phe đối lập hầu như im lặng – ít nhất 13 nhà báo đã bị bắt vì các cáo buộc bịa đặt về buôn lậu, tống tiền và côn đồ trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Azerbaijan hiện đứng thứ 151 trên 180 nước trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới công bố, xếp sau cả Sudan và Libya.

Ông Aliyev, người đã kêu gọi bầu cử sớm hơn một năm so với quy định của hiến pháp, đang trên đà thắng lợi. Việc Nga xâm lược Ukraine giúp ích cho ông ít nhiều. Cuộc chiến đã khiến các nhà lãnh đạo khu vực và phương Tây bận tâm khi Azerbaijan tái chiếm Nagorno-Karabakh, một vùng đất ly khai có đa số người Armenia, vào tháng 9 năm 2023. Hơn 100.000 người đã chạy trốn khỏi lãnh thổ vì sợ bị đàn áp. Và khi EU tìm cách loại bỏ khí đốt của Nga, họ đã đồng ý tăng gấp đôi nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan cho tới năm 2027. Khi Azerbaijan chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP29 vào tháng 11 năm nay, ông Aliyev dường như không thể bị ngăn cản.


Người TQ nhập cư bất hợp pháp tràn vào Guam, đe dọa lãnh thổ Mỹ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/02/47925922781_8aa78732c2_k-840x480.jpeg

Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ trên đảo Guam ngày 22/5/2019. (Ảnh: U.S. Indo-Pacific Command / Flickr) 

Dân biểu đảng Cộng Hòa tại đảo Guam, Hoa Kỳ, ông James Moylan cảnh báo, Guam đang bị một lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc “xâm nhập”. Ông đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền Biden để bảo vệ Guam khỏi sự đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Dân biểu James Moylan được bầu vào năm 2022 với tư cách là đại diện không bỏ phiếu của hòn đảo này tại Quốc hội Hoa Kỳ.

Ông nói rằng hầu hết người Trung Quốc nhập cảnh trái phép có xu hướng đến từ quần đảo Bắc Mariana và đây là một mối đe dọa lớn. Ông cũng lưu ý rằng người Trung Quốc trên đảo có thể thay mặt ĐCSTQ thu thập thông tin tình báo xung quanh đảo Guam và các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo.

Trong các báo cáo hồi tháng trước, dân biểu Moylan cho biết, một thuyền trưởng và 3 người khác bị cáo buộc vận chuyển trái phép công dân Trung Quốc đến Guam.

Cũng trong tháng trước, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ đã giải cứu 6 công dân Trung Quốc khỏi một chiếc thuyền bị chìm ở phía bắc hòn đảo. Vào tháng 6, hơn 20 công dân Trung Quốc đã đến Guam bằng thuyền.

Ông nói chính quyền địa phương của Guam bị hạn chế về những hành động mà họ có thể thực hiện, vì đây là “vấn đề liên bang”. Nhưng ông tiết lộ với Fox News rằng hòn đảo này không nhận được sự trợ giúp cần thiết từ chính quyền Biden.
James Moylan

Tháng trước, ông Moylan đã cố gắng báo cáo những lo ngại về việc người nhập cư Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Guam cho Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ.

Ông cũng yêu cầu ICE điều tra và hành động, đặc biệt là việc buôn bán ma túy vào lãnh thổ khi đề cập đến việc gần đây đã phát hiện ra 60 pound cocaine trên bãi biển Guam. Ông Moylan cho biết ông vẫn chưa nhận được phản hồi từ ICE.

Ông cũng nhấn mạnh Guam bị tấn công bằng phần mềm độc hại từ ĐCSTQ. Ngày 31/1, Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo các nhà lập pháp, rằng tin tặc Trung Quốc đang chuẩn bị tạo ra sự hỗn loạn và gây tổn hại cho công dân và cộng đồng Mỹ trong thế giới thực.

Ông Moylan nhận định, ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ để tấn công Guam và xâm nhập vào hệ thống liên lạc của hòn đảo này.

Ông nói rằng vì Guam là “vùng đất cực tây của Hoa Kỳ” nên Guam có “sự đầu tư đáng kể”, bảo vệ Guam cũng chính là bảo vệ Hoa Kỳ.

Ông nói thêm rằng cảnh báo của Giám đốc FBI Wray trước Quốc hội về vụ hack của Trung Quốc là rất quan trọng, vì nó thực sự đã xảy ra trên lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Guam là lãnh thổ cực tây của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và là nơi sinh sống của khoảng 170.000 công dân Hoa Kỳ. Bộ Quốc phòng sở hữu khoảng 1/4 đảo Guam và duy trì lực lượng quân sự gồm gần 7.000 binh sĩ đang tại ngũ trên đảo.

Guam là nơi có Căn cứ Hải quân Guam, căn cứ tàu ngầm duy nhất của Hải quân ở Tây Thái Bình Dương và Căn cứ Không quân Andersen. Đây là một căn cứ không quân lớn, có khả năng chứa máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu của Mỹ.

Nhưng Guam gần Bắc Kinh hơn nhiều so với Hawaii và nằm trong tầm bắn của tên lửa hạt nhân mà ĐCSTQ và Triều Tiên sở hữu. Các quan chức Mỹ cảnh báo, Trung Quốc đã dành nhiều thập kỷ để phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung có thể nhắm tới Guam.

Ông Moylan cảnh báo rằng các tên lửa của Trung Quốc như tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 dự kiến ​​sẽ có tầm bắn từ 1.000 – 3.000 km. Phạm vi đạt tới Guam. Ông cho biết tên lửa này được mệnh danh là “Sát thủ đảo Guam”. Vì vị trí của Guam, nên mọi kịch bản chiến tranh diễn ra đều sẽ liên quan đến hòn đảo này.

Ông cảm nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong Quốc hội, đồng thời lưu ý rằng một phái đoàn quốc hội lưỡng đảng từ Ủy ban Quân vụ Hạ viện đã đến thăm Guam.

Ông Moylan cho biết trọng tâm của hòn đảo này là đảm bảo rằng Hoa Kỳ và Guam đủ mạnh, để ngăn chặn ĐCSQT và lợi ích của họ với các nước tham gia như Nhật Bản, Philippines và Đài Loan.

Lộ Khắc / Vision Times


Phnom Penh cám ơn Bangkok « không dung túng » các nhà đối lập Cam Bốt ở Thái Lan

Thanh Hà /RFI

07/02/2024

Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet công du Thái Lan hôm nay, 07/02/2024, với trọng tâm « thắt chặt quan hệ song phương », tăng cường hợp tác kinh tế. Lãnh đạo chính phủ Phnom Penh đặc biệt cảm ơn Bangkok « không dung túng » các nhà đối lập Cam Bốt trên lãnh thổ Thái Lan. 

Cambodian Prime Minister Hun Manet reviews an honour guard with Thailand's Prime Minister Srettha Thavisin at the Government House, during Manet's visit to Thailand, in Bangkok, Thailand, February 7,

Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet (T) và thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin (P) trong lễ tiếp đón tại trụ sở chính phủ Thái Lan, Bangkok, ngày 07/02/2024. REUTERS – ATHIT PERAWONGMETHA 

Trong cuộc đối thoại đầu tiên với đồng cấp Thái Lan Srettha Thavisin, ông Hun Manet đã « cảm ơn chính quyền Bangkok không dung túng trên lãnh thổ Thái Lan các hoạt động làm khuynh đảo chính trị nội bộ » xứ Chùa Tháp, sau khi cách nay vài ngày cảnh sát Thái Lan bắt giữ ba nhà ly khai Cam Bốt.

Ông Hun Manet đồng thời cam kết sẽ có hành động « tương tự » đối với những công dân Thái Lan bị xem là có thể gây phương hại đến ổn định chính trị tại Bangkok. Trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Thái Lan, thủ tướng Cam Bốt lưu ý những cam kết này giúp thúc đẩy « ổn định và lòng tin » giữa hai nước láng giềng sát cạnh.

Các nhà đấu tranh nhân quyền từ lâu tố cáo Phnom Penh sách nhiễu và truy bức các nhà đối lập, đồng thời chỉ trích Bangkok bắt giữ các nhà đối lập Cam Bốt trên đất Thái Lan. Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc HCR năm 2021 đã lên án Thái Lan trục xuất ba người tị nạn Cam Bốt về Phnom Penh.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, cựu thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đưa con trai lên kế vị sau gần 4 thập niên điều hành đất nước với một bàn tay sắt. Trong thời gian cầm quyền, Hun Sen đã lần lượt loại trừ hết mọi đối thủ chính trị. Phó giám đốc đặc tránh khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, ông Phil Robertson, chỉ trích Bangkok tiếp tay với Cam Bốt bịt miêng đối lập. Theo ông, đây là một « vết nhơ » trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông Srettha Thavisin. Đây cũng là một tín hiệu mạnh Phnom Penh gửi đến những gương mặt đối lập hiếm hoi trên lãnh thổ Cam Bốt hay ở hải ngoại.

Bên cạnh vế « hợp tác » nhằm ngăn chận những hoạt động có thể làm khuynh đảo chính quyền của nước láng giềng, kinh tế và thương mại là hồ sơ quan trọng khác trong chuyến công du Thái Lan của ông  Hun Manet lần này. Theo thông cáo của Bangkok, đôi bên sẽ tập trung vào « những hợp tác kinh tế song phương, đặc biệt là tại các vùng giáp ranh giữa Cam Bốt và Thái Lan, đẩy mạnh đầu tư và thương mại hai chiều, phát triển du lịch, …». Ngoài buổi làm việc với thủ tướng Srettha Thavisin, ông Hun Manet còn dự trù hội kiến quốc vương Maha Vajiralongkorn và dự diễn đàn doanh nghiệp Thái Lan – Cam Bốt. 


XEM THÊM (hd press)

Ukraine tuyên bố thắng Nga: giải thích phán quyết của tòa án LHQ về vụ Crimea và Donbas

THỨ TƯ, NGÀY 31 THÁNG 1 NĂM 2024 — OKSANA ZOLOTAROVA, ANDRII PASICHNYK, ANTON KORYNEVYCH, MFA

(European Pravda)

Phán quyết này cũng đặt ra các quy trình khác trong chuyển động. 

‘Tác động chính trị và danh tiếng của việc Nga bị coi là nước vi phạm luật pháp quốc tế sẽ làm suy yếu thêm tính hợp pháp quốc tế của chế độ Putin, đặc biệt đối với các quốc gia vẫn còn đang do dự.’

Nga đã ẩn náu sau những lá chắn của cái gọi là “Cộng hòa nhân dân Luhansk và Donetsk”. Nhiệm vụ của Ukraine là chứng minh rằng Nga có mặt ở đó.

Vào ngày cuối cùng của tháng 1 năm 2024, Ukraine đã nghe phán quyết đúng thẩm quyền trong vụ kiện đầu tiên chống lại Nga tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Ý kiến ​​đã bị phân cực về vấn đề này, nhưng các luật sư quốc tế liên quan khẳng định rằng đó là một chiến thắng cho Ukraine.

Pravda Châu Âu hân hạnh giới thiệu một bài viết chung của các luật sư này, giải thích và tranh luận tại sao sự kiện này lại quan trọng và nêu chi tiết cách Ukraine đạt được phán quyết này của Tòa án.

* * * *

Vào ngày 31 tháng 1 năm 2024, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã đưa ra phán quyết trong vụ Ukraine kiện Liên bang Nga về việc áp dụng Công ước quốc tế về ngăn chặn tài trợ khủng bố (ICSFT) và Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD). 

Chúng tôi gọi vụ án này là Vụ án lớn, vừa vì nó liên quan đến việc vi phạm đồng thời hai công ước của Liên hiệp quốc, vừa xem xét số lượng người liên quan cũng như khối lượng tài liệu và bằng chứng được nộp lên Tòa án.

Trong phán quyết của ICJ, Nga bị kết tội vi phạm cả hai Công ước. Như một phần thưởng tuyệt vời, Tòa án cũng tuyên bố Nga phạm tội vi phạm lệnh bắt buộc áp dụng các biện pháp tạm thời.

Nga là kẻ vi phạm luật pháp quốc tế. Bây giờ nó là chính thức.

Có thể sẽ có những cuộc tranh luận kéo dài về số lượng yêu sách của Ukraine được chấp nhận hay bị bác bỏ. Hãy để việc đó cho các học giả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng luật học thường sử dụng cái gọi là phương pháp “bồn rửa bát”, trong đó bạn đưa ra tất cả các lập luận mà bạn có thể hy vọng rằng ít nhất một trong số chúng sẽ có hiệu quả.

Ukraine không thể để thua Vụ án lớn. Nga cũng không thể. Vì nhiều lý do, chủ yếu là chính trị. Cuộc xâm lược quy mô lớn đã nâng mức rủi ro trong trường hợp này lên mức tối đa.

Và Ukraine đã thắng. Các vi phạm của Nga được thiết lập theo từng công ước.

Vì vậy, đây là một phán quyết lịch sử.

Phán quyết này là chưa từng có đối với ICJ và sẽ đi vào lịch sử. Các chuyên gia về luật quốc tế sẽ nghiên cứu nó, mỗi lần khám phá ra những sắc thái mới.

Tuy nhiên, tài liệu được tòa án phê chuẩn không cung cấp thông tin chi tiết về cách Ukraine đạt được phán quyết này và những gì nước này hy vọng tiếp theo. Đó là lý do tại sao chúng tôi viết bài viết này.

Tại sao Ukraine đặc biệt quay sang ICJ?

Vụ án lớn được khởi xướng vào năm 2014 khi Nga chiếm Crimea và bắt đầu xâm chiếm Donbas. Hồi đó, người Ukraine tin rằng họ đang trải qua thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử đất nước. Hành động của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế và nước này phải chịu trách nhiệm. Cần nhấn mạnh rằng hành động của giới lãnh đạo Nga, trong đó có Putin, chắc chắn là tội phạm.

Tuy nhiên, Ukraine tập trung vào việc buộc Nga phải chịu trách nhiệm với tư cách một nhà nước.

Trong luật pháp quốc tế, việc giải quyết tranh chấp liên chính phủ là trách nhiệm của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Tuy nhiên, việc khiếu nại lên ICJ không hề đơn giản. Việc cả hai bên đều là thành viên Liên hợp quốc đưa tranh chấp ra trước ICJ là chưa đủ. Nga cũng cần phải đồng ý giải quyết tranh chấp ở The Hague, điều mà nước này sẽ không bao giờ làm. Vì vậy, lựa chọn duy nhất là tìm một hiệp ước quốc tế quy định giải quyết tranh chấp tại ICJ và chứng minh rằng Nga đã vi phạm các quy định của hiệp ước đó.

Phía Ukraine đã kiểm tra các hiệp ước mà Nga là thành viên và tìm thấy hai hiệp ước tương ứng với hành động của Nga. Những tội ác mà Điện Kremlin gây ra ở Donbas đã vi phạm Công ước tài trợ khủng bố, ICSFT, và những tội ác gây ra ở Crimea đã vi phạm Công ước về phân biệt chủng tộc, CERD. Điều này quyết định việc lựa chọn công cụ pháp lý để khởi kiện Nga.

Do đó, Ukraine đã thông báo cho ICJ rằng Nga đang tài trợ cho các hoạt động khủng bố ở miền đông Ukraine và ở Crimea, nước này cũng đang thực hiện chính sách phân biệt đối xử có hệ thống đối với người dân tộc Ukraina và người Tatars ở Crimea.

Tuy nhiên, nhiều thứ đã thay đổi kể từ đó. Một trong những nhiệm vụ của Ukraine khi khiếu nại lên Tòa án năm 2014-2015 là chứng minh rằng “họ đã ở đó”, như Nga tuyên bố “họ không có ở đó”. Đúng là hoàn cảnh (và do đó các nhiệm vụ) đã thay đổi về cơ bản vào năm 2022, nhưng khi đó, Vụ án lớn đã ở giai đoạn cuối.

Ukraine thắng trận đầu tiên trên tòa án

Điều làm cho Vụ án lớn trở nên khác biệt so với những vụ khác là việc chúng tôi biết trước rằng Nga không quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp và sẽ cố gắng phá hoại mọi bước đi mà Ukraine thực hiện để đạt được công lý. 

Do đó, Ukraine đã phải trải qua nhiều thủ tục kỹ thuật kéo dài để không tạo cơ hội cho Nga phá hoại vụ án.

Ví dụ, Ukraine có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Vì vậy, gần nửa năm đã được dành cho cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên với các đại diện của Liên bang Nga để nghe họ lặp lại tuyên truyền của họ về ‘người dân Donbas’ và ‘chế độ Kiev’. Không có kỳ vọng về sự thành công trong các cuộc đàm phán như vậy, nhưng dù thế nào Ukraine cũng phải vượt qua chúng. Từ năm 2014 đến năm 2016, Bộ Ngoại giao Ukraine đã gửi cho Nga hơn 80 công hàm ngoại giao. Ukraine đã tiến hành bảy vòng đàm phán chỉ để đảm bảo (và thuyết phục Tòa án) rằng Nga không có ý định giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

Vào ngày 16 tháng 1 năm 2017, Ukraina cuối cùng đã nộp đơn khiếu nại lên ICJ.

Thủ tục xem xét vụ án có hai giai đoạn. Đầu tiên, Tòa án phải xác nhận quyền tài phán của mình (quyền xem xét tranh chấp). 

Việc xem xét nội dung vụ việc chỉ có thể bắt đầu nếu Ukraina thắng ở giai đoạn này. Nếu không, vụ án đã khép lại và Nga đã khui sâm panh.

Vào ngày 8 tháng 11 năm 2019, Ukraina đã “giành được quyền tài phán”, nghĩa là nước này đã vượt qua giai đoạn đầu một cách thành công. Tòa án cho rằng Ukraine đã sử dụng hết các biện pháp khắc phục tạm thời (nếu không có hai năm trao đổi thư từ và đàm phán hạ thấp phẩm giá, Ukraine sẽ nhận được lời từ chối).

Chỉ sau đó việc xem xét trường hợp thực sự mới bắt đầu.

Vào thời điểm đó, toàn bộ khiếu nại của Ukraine hoàn toàn mang tính suy đoán vì ICJ chưa bao giờ xem xét bất cứ điều gì tương tự. Ukraine trở thành quốc gia yêu sách đầu tiên trong lịch sử sử dụng Công ước tài trợ khủng bố để khiếu nại một quốc gia khác. Vì vậy, không rõ liệu Tòa án có sẵn sàng xem xét những trường hợp như vậy nói chung hay không. Cáo buộc một quốc gia hạt nhân tài trợ cho khủng bố là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Đối với Công ước về phân biệt chủng tộc, Georgia đã sử dụng nó để chống lại Nga vào năm 2008, là quốc gia đầu tiên làm như vậy. Tuy nhiên, người Gruzia đã bị đánh bại khi ICJ từ chối quyền tài phán của họ. Nga đã giành chiến thắng. Ukraine phải rút kinh nghiệm từ Georgia, tránh những sai lầm và trở thành nước đầu tiên thành công.

Ukraine chứng minh tội lỗi của Nga như thế nào?

Hầu hết các thủ tục tố tụng tại ICJ đều diễn ra bằng văn bản. 

Mỗi bên tranh chấp lần lượt nộp hai tài liệu cơ bản bằng văn bản, trình bày quan điểm của mình và cung cấp bằng chứng. Chúng được gọi là đài tưởng niệm, đài tưởng niệm phản hồi, câu trả lời và lời đáp lại.

Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, Ukraine đã đệ trình bản ghi nhớ của mình, một tài liệu dài hàng nghìn trang với hơn 20 phụ lục. Không có ích gì khi đo lường bằng chứng trên từng trang giấy – nó được đo bằng tập hoặc hộp. Phía Ukraine phải mất vài ngày mới in được những tài liệu này. Và nó đã phải thuê một chiếc xe buýt nhỏ để chở di vật về Triều đình.

Lượng bằng chứng phong phú như vậy là chưa từng có tại ICJ, khiến cơ quan này phải sửa đổi các quy định của mình và đặt ra giới hạn 750 trang cho các phụ lục của các tài liệu chính sau Vụ án lớn ở Ukraine.

Bản chất của những hành vi vi phạm của Nga theo Công ước tài trợ khủng bố bắt nguồn từ việc Nga không làm gì để ngăn cản việc chuyển tài sản cho cái gọi là DPR (Cộng hòa nhân dân Donetsk) và LPR (Cộng hòa nhân dân Luhansk), vốn đang thực hiện các hành động nhằm mục đích buộc chính phủ Ukraine phải thay đổi trật tự hiến pháp.

Theo Công ước phân biệt chủng tộc, Ukraine tuyên bố rằng Nga đang tiến hành một chiến dịch hủy diệt văn hóa đối với người dân tộc Ukraina và người Tatars ở Crimea ở Crimea bị chiếm đóng.

Phản biện của Nga là gì?

Họ có thể tóm gọn lại là “bạn chẳng hơn gì chúng tôi”. Nga cố gắng lập luận rằng Ukraine cũng tham gia vào hoạt động khủng bố, nhưng Tòa án không bị thuyết phục. Nhưng đơn giản là Nga không có lập luận nào khác.

Sau ngày 22 tháng 2 năm 2022, khi Nga tiến hành xâm lược toàn diện vào Ukraine, đã có sự thay đổi đáng kể. Tất cả các luật sư đẳng cấp thế giới đại diện cho Nga tại Tòa án đều tuyên bố chấm dứt hợp tác với Moscow. Vì vậy, Nga đã phải bổ sung đội ngũ pháp lý của mình với các giáo sư luật quốc tế đến từ Trung Quốc và Iran.

Từ ngày 6 đến ngày 18 tháng 6 năm 2023, trong các phiên điều trần trực tiếp về nội dung vụ án, Tòa án đã nghe thấy một loạt tuyên truyền tập trung của Nga về ‘chế độ Kiev’, ‘xe tăng đào trong mỏ than ở Donbas’ và những tuyên truyền rác rưởi trắng trợn khác, hiện nay với giọng Trung Quốc và Iran.

Và vào ngày 31 tháng 1 năm 2024, Tòa án đã công bố phán quyết của mình: Ukraine chiến thắng.

Cái gì tiếp theo?

Vụ án lớn sẽ tiếp tục. 

Phán quyết này cũng đặt ra các quy trình khác trong chuyển động. 

Tác động chính trị và danh tiếng của việc Nga bị coi là nước vi phạm luật pháp quốc tế sẽ làm suy yếu thêm tính hợp pháp quốc tế của chế độ Putin, đặc biệt đối với các quốc gia vẫn còn đang do dự.

Và cuối cùng, phán quyết mang tính quyết định vì mọi chiến thắng ngoại giao đều truyền cảm hứng cho người Ukraine và quân đội Ukraine.

Anton Korynevych, đặc vụ Ukraine, Đại sứ lưu động tại Bộ Ngoại giao Ukraine

Oksana Zolotarova, đồng đại diện của Ukraine, Giám đốc Tổng cục Luật quốc tế, Bộ Ngoại giao

Andrii Pasichnyk, Cố vấn Đại sứ quán Ukraine tại Hoa Kỳ