Bình luận, Chiến tranh Việt Nam, CSVN, Đảng CSVN, Độc tài, Đời sống, Saigon, Tư do ngôn luận, Tự do tôn giáo, Văn hóa, Văn Học, Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa, Xã Hội Chủ Nghĩa

Thư ngỏ của nữ ca sĩ Joan Baez gửi Nước CHXHCN Việt Nam – ngày 1/5/1979 (cách đây 42 năm)

0 Comments
Nữ ca sĩ Joan Baez, 1963.

(Joan Baez, Một nhà hoạt động xã hội, một nữ ca sĩ nổi tiếng từng phản đối chiến tranh tại Việt Nam thập niên 60 do sự tuyên truyền của Cộng Sản)

Nghe âm thanh do Đỗ Hiếu đọc

Thời báo New York ngày 1/5/1979

Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện tại Việt Nam. Lễ kỷ niệm ăn mừng (chiến thắng) đáng lẽ sẽ được quý vị tổ chức nên được thay thế bặng một thời điểm đau buồn. Một nghịch lý thật bi thảm, sự tàn ác, bạo lực và áp bức do các thế lực ngoại bang áp đặt trên đất nước của quý vị và các bạn trong hơn một thế kỷ trước nay vẫn tiếp diễn dưới chế độ hiện tại (ở Việt Nam).

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người bị kết án với những «tội ác» mà chỉ duy nhất vì lương tâm của họ (*), đã bị bắt, giam cầm và tra tấn trong các nhà tù và trại cải tạo. Thay vì đem lại niềm hy vọng và hòa giải cho Việt Nam từng bị chiến tranh tàn phá, chính phủ của quý vị và các bạn đã tạo nên một cơn ác mộng đau đớn xóa đi những tiến bộ đạt được trong nhiều lĩnh vực của xã hội Việt Nam.

Chính phủ của quý vị báo cáo ​​vào tháng 2 năm 1977 có khoảng 50.000 người bị giam giữ. Các nhà báo, các quan sát viên độc lập và những người tị nạn ước tính số tù nhân chính trị hiện nay từ 150.000 đến 200.000. Cho dù con số chính xác như thế nào, những sự kiện đang diễn ra đã vẽ thành một bức tranh ác nghiệt. Các báo cáo được chứng minh đã xuất hiện trên báo chí khắp toàn cầu, từ Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek.

Chúng tôi đã nghe những câu chuyện kinh hoàng từ những người dân Việt Nam, từ công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo, các tu sĩ Phật giáo, từ những Thuyền nhân, Nghệ sĩ và Chuyên gia và những người đã từng chiến đấu cùng với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Các nhà tù tràn ngập với hàng ngàn hàng ngàn «người bị giam giữ.» Nhiều người đã mất tích mà không bao giờ trở lại. Nhiều người bị đưa đến các trại tập trung cải tạo, với những bữa ăn thiếu đói, gạo ẩm cơm thiu, buộc phải ngồi xổm, chân tay bị còng, chết ngạt trong các thùng sắt “connex” (**). Con người được dùng như máy dò mìn cho con người, dọn dẹp bằng tay chân các bãi mìn (còn hoạt đông). Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ van xin được chết đi.

Nhiều nạn nhân là nam giới, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và tranh đấu cho mục tiêu thống nhất và nền tự quyết dân tộc; họ từng là những người chủ trương hòa bình, là thành viên của các nhóm tôn giáo, các tổ chức đạo đức và triết học, từng phản đối chính sách độc tài của các ông Thiệu và Kỳ; họ là những nghệ sĩ, trí thức từng thể hiện tinh thần sáng tạo. Và họ đã trở thành nạn nhân của các chính sách độc tài do chính phủ quý vị tạo ra.

Những yêu cầu của Ân xá Quốc tế và những tổ chức khác để điều tra khách quan về tình trạng nhà tù vẫn chưa được đáp ứng. Những câu hỏi của gia đình về chồng, vợ, con gái hoặc con trai của mình đều bị khước từ. Chính những cam kết của quý vị và các bạn tuân giữ các nguyên tắc cơ bản về phẩm giá, tự do và quyền tự quyết của con người đã thúc đẩy nhiều người Mỹ phản đối chính phủ miền Nam Việt Nam và phản đối sự tham gia của nước chúng tôi vào cuộc chiến.

Chính những cam kết đó buộc chúng tôi phải lên tiếng chống lại sự vi phạm nhân quyền một cách tàn bạo của quý vị. Như trong thập niên 60, giờ đây chúng tôi lại lên tiếng để người dân của quý vị có quyền được sống. Chúng tôi kêu gọi chính phủ quý vị chấm dứt việc bỏ tù và tra tấn – cho phép các quan sát viên quốc tế và trung lập đến thanh tra các nhà tù và trại cải tạo của quý vị. Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy tuân theo những nguyên tắc của bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà quốc gia của Qúy vị đã cam kết duy trì với tư cách một thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi mong quý vị tái khẳng định cam kết của mình đối với các nguyên tắc cơ bản tôn trọng tự do và phẩm giá con người để có hòa bình thực sự ở Việt Nam.

Ngày 1 tháng 5 năm 1979

Joan Baez, Chủ tịch

Humitas/Ủy ban Nhân quyền Quốc tế

(*) Lý do chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn luận…),

(**) Thùng sắt container để chuyên chở hàng.

ĐỒNG KÝ TÊN

Ansel Adams
Edward Asner
Albert V. Baez
Joan c. Baez
Peter S. Beagle
Hugo Adam Bedau
Barton J. Bernstein
Daniel Berrigan
Robert Bly
Ken Botto
Kay Boyle
John Brodie
Edmund G. «Pat» Brown
Yvonne Braithwaite Burke
Henry B. Burnette, Jr.
Herb Caen
David Carliner
Cesar Chavez
Richard Pierre Claude
Bert Coffey
Norman Cousins
E. L. Doctorow
Benjamin Dreyfus
Ecumenical Peace Institute Staff
MiIni Farina
Lawrence Ferlinghetti
Douglas A. Fraser
Dr. Lawrence Zelic Freedman
Joe Fury
Allen Ginsberg
Herbert Gold
David B. Goodstein
Sanford Gottlieb
Richard J. Guggenhime
Denis Goulet, Sr.
Bill Graham
Lee Grant
Peter Grosslight
Thomas J. Gumbleton
Terence Hallinan
Francis Heisler
Nat Hentoff
Rev. T. M. Hesburgh, C.J.C.
John T. Hitchcock
Art Hoppe
Dr. Irving L. Horowitz
Henry S. Kaplan, M.D.
R. Scott Kennedy
Roy C. Kepler
Seymour S. Kety
Peter Klotz-Chamberlin
Jeri Laber
Norman Lear
Philip R. Lee, M.D.
Alice Lynd
Staughton Lynd
Bradford Lyttle
Frank Mankiewicz
Bob T. Martin
James A. Michener
Marc Miller
Edward A. Morris
Mike Nichols
Peter Orlovsky
Michael R. Peevey
Michael R. Peevey
Geoffrey Cobb Ryan
Ginetta Sagan
Leonard Sagan, M.D.
Charles M. Schultz
Ernest L. Scott
Jack Sheinkman
Jerome J. Shestack
Gary Snyder
I. F. Stone
Rose Styron
William Styron
Lily Tomlin
Peter H. Voulkos
Grace Kennan Warnecke
Lina Wertmuller
Morris L. West
Dr. Jerome P. Wiesner
Jamie Wyeth
Peter Yarrow
Charles W. Yost

Written By

thoisu 02