Đại dịch Covid: Brazil vượt ngưỡng 500.000 người chết
An táng người tử vong vì Covid-19 tại một nghĩa trang ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 18/06/2021. AP – Bruna Prado
Trong lúc một số khu vực trên thế giới như Hoa Kỳ, và một số quốc gia châu Âu, dịch bệnh đã trong tầm kiểm soát, tại Brazil đại dịch Covid-19 tiếp tục trầm trọng với hơn 2.300 người chết trong vòng 24 giờ. Tổng số người chết vì dịch tại quốc gia Nam Mỹ này hôm qua, 19/06/2021, vượt ngưỡng 500.000.
Theo con số mới nhất của bộ Y Tế Brazil, đã có 500.800 người chết kể từ đầu đại dịch. Với số lượng người chết nói trên, theo số liệu chính thức, Brazil là quốc gia đứng thứ hai về số người chết do Covid, sau Hoa Kỳ, đứng thứ 8 thế giới, tính theo tỷ lệ người tử vong trên 100.000 dân. Tuy nhiên, nhiều nhà dịch tễ học cho rằng con số thống kê nói trên thấp hơn nhiều so với tổn thất thực tế.
Chỉ trong ngày hôm qua, thứ Bảy 19/06, tại quốc gia 212 triệu cư dân này, đã có thêm hơn 82 nghìn ca nhiễm mới được ghi nhận. Trong tuần qua, số người chết hàng ngày lại vượt ngưỡng 2.000 người, lần đầu tiên kể từ ngày 10/05.
Theo báo cáo hàng tuần của cơ sở y khoa nổi tiếng Fiocruz, tình hình có thể sẽ trầm trọng hơn trong những tuần tới tại Brazil, vào thời điểm Nam bán cầu bước vào mùa đông. Fiocruz cho biết cụ thể là các khoa điều trị tích cực đều sắp quá tải : 80% số giường điều trị tích cực tại 19 trên 27 bang, và 90% tại 8 bang còn lại.
Các chuyên gia đặc biệt lo ngại về tốc độ tiêm chủng quá chậm trễ, sự lan tràn của các biến thể virus ngày càng ác hiểm hơn, và đặc biệt là chủ trương chống mang khẩu trang, chống các biện pháp phong tỏa phòng dịch của tổng thống Bolsonaro.
Phóng sự của thông tín viên Sarah Cozzolino từ Rio de Jainero :
« Marcia để tang ngày hôm nay. Người phụ nữ về hưu này giương cao một biểu ngữ tưởng nhớ đến 500.000 người chết vì Covid. Bà nói : ‘‘Tôi đã mất đi một người bạn gái bác sĩ. Bạn tôi làm việc trên tuyến đầu, cô ấy mới chỉ được tiêm chủng một liều. Thật quá đau buồn ! Chúng tôi đến đây là để tranh đấu. Trong lúc đó tổng thống thì vẫn tiếp tục diễu hành với xe mô tô, cổ vũ mọi người không đeo khẩu trang’’.
Marcia đeo ba khẩu trang, một khẩu trang FFP2, một khẩu trang phẫu thuật, và một chiếc nữa có dòng chữ : ‘‘Bolsonaro cút đi !’’.
Claudio, đến từ bờ bên kia của vịnh Rio, cùng với con gái và vợ. Ông nói : ‘‘Tất nhiên là chúng tôi sợ dịch bệnh. Nhưng những kẻ ủng hộ Bolsonara đang tập hợp nhau lại, chúng tôi phải cảnh giác. Tôi còn sợ Bolsonara hơn cả virus. Tôi căm ghét Bolsonaro hơn cả virus !’’
Trong lúc Brazil có nguy cơ phải gánh chịu tiếp một làn sóng dịch bệnh thứ ba, tổng thống Brazil liên tục tuyên bố miễn nhiễm bằng con đường tự nhiên qua lây bệnh sẽ hiệu quả hơn tiêm chủng. Cintia cảm thấy mất hết lòng tin. Cô nói :
‘‘Bất hạnh thay, chính quyền liên bang nhẽ ra đã phải bảo vệ chúng tôi, những người làm nghề y, nhưng họ đã làm hoàn toàn ngược lại. Ngay từ đầu họ đã phủ nhận khoa học. Họ đã không tạo điều kiện tốt cho chúng tôi trong công việc. Họ đã không quan tâm đến vac-xin đúng vào thời điểm cần có’’.
Cho dù kế hoạch tiêm chủng đã được đẩy sớm hơn tại nhiều thành phố lớn, như Rio, cho đến nay mới có chưa đầy 15% dân số Brazil được tiêm chủng đủ hai liều ».
Hoa Kỳ tặng 2.5 triệu liều vắc-xin COVID-19 cho Đài Loan, nhiều gấp 3 lần dự kiến
Ảnh chụp màn hình Twitter.
Trong khi Trung Quốc liên tục điều máy bay quân sự đến gây rối cho Đài Loan, một quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ nói với Reuters rằng Hoa Kỳ sẽ chuyển 2,5 triệu liều vắc-xin Covid-19 của Moderna đến Đài Loan, gấp hơn 3 lần số lượng được công bố trước đó. Các quan chức Hoa Kỳ cũng lên án nỗ lực của Trung Quốc nhằm cản trở việc mua vắc xin của Đài Loan.
Lô vắc-xin này được vận chuyển từ thành phố Memphis, tiểu bang Tennessee tới thành phố Đài Bắc trên đảo Đài Loan vào ngày 20/6. Vị quan chức Mỹ cho biết lô vắc-xin này được chuyển nhanh chóng do chuyên gia Mỹ và Đài Loan có thể giải quyết các vấn đề về quy định.
Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) hôm thứ Bảy viết trên Facebook rằng họ đang trông đợi 2,5 triệu liều vắc-xin Modena sẽ đến Đài Loan vào ngày mai.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price đã tweet vào sáng thứ Bảy: “Máy bay đang cất cánh! 2,5 triệu liều vắc-xin mà chúng tôi quyên góp đang được chuyển đến Đài Loan. Đây là nơi có quan hệ đối tác y tế với Hoa Kỳ đã giúp cứu sống nhiều người ở đây và trên khắp thế giới. Bộ Ngoại giao tự hào được hỗ trợ Tổng thống Mỹ trong cam kết giúp thế giới đánh bại COVID-19”. 05b793a9b39327163ff306b&theme=light&widgetsVersion=82e1070%3A1619632193066&width=550px
Wheels up! Our donation of 2.5 million vaccine doses is on the way to Taiwan, whose health partnership with the U.S. helped save lives here and around the world. @StateDept is proud to support @POTUS’ commitment to help the world defeat COVID-19. pic.twitter.com/J0rgy753bs— Ned Price (@StateDeptSpox) June 19, 2021
Ông Price cũng đăng ảnh máy bay chở lô vắc-xin cất cánh.
Washington trước đó cam kết hỗ trợ Đài Bắc khoảng 750.000 liều vaccine Covid-19. Tuy nhiên, con số này đã tăng hơn gấp ba từ khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden cam kết chia sẻ 80 triệu liều vắc-xin cho thế giới.
Vị quan chức Mỹ nói: “Chúng tôi không phân bổ những liều vaccine này dựa trên trên điều kiện chính trị hoặc kinh tế. Chúng tôi tặng chúng với mục tiêu duy nhất là cứu sống mọi người. Vắc-xin của chúng tôi không có ràng buộc nào”.
Bà Tiêu Mỹ Cầm (Bi-khim Hsiao), đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ đã viết trên Twitter rằng: “Cảm ơn Hoa Kỳ rất nhiều vì sự hỗ trợ kịp thời cho vắc-xin của Đài Loan. Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 có thể cứu sống mạng người”.
Đài Loan có thể giúp NATO chống lại Trung Quốc
Theo trang World Dakkam, trong một thông cáo chung vào đầu tuần này, các nhà lãnh đạo NATO đã mô tả Trung Quốc là một mối đe dọa đối với “các lĩnh vực liên quan đến trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và an ninh liên minh”, thể hiện sự thay đổi lớn trong trọng tâm tổ chức.
Họ nói rằng Trung Quốc đang “nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân”, “không rõ ràng” về hiện đại hóa quân đội và “hợp tác quân sự với Nga”.
Sau cuộc họp của NATO tại Brussels, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bảo đảm với liên minh rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng cam kết của NATO.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng mô tả Bắc Kinh là một mối đe dọa. Bà nói: “Trung Quốc là đối thủ trong nhiều vấn đề, đồng thời là đối tác trong nhiều lĩnh vực. không thể đơn giản bỏ qua Trung Quốc… Chúng ta cần phải tìm ra sự cân bằng phù hợp”.
Tổng thư ký NATO Jason Stoltenberg cho biết liên minh không muốn xảy ra Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc, nhưng phản ứng của Bắc Kinh trước những lo ngại chính đáng của các nhà lãnh đạo thế giới dường như không thể tránh khỏi. ..
Thay vì cố gắng trao đổi một cách hiệu quả với các nhà lãnh đạo thế giới về mối quan tâm của họ, phái đoàn của Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu không đứng yên khi tổ chức này cho rằng TQ là “thách thức có hệ thống”.
Ông Stoltenberg nói: “Là một liên minh, chúng ta cần cùng nhau giải quyết những thách thức mà sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với an ninh của chúng ta”.
NATO coi việc thiết lập căn cứ của Trung Quốc ở châu Phi và hợp tác quân sự với Nga là những ví dụ về những thách thức như vậy, vì vậy các thành viên của NATO nên tìm kiếm hợp tác quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thiết lập mối quan hệ chính thức với Đài Bắc và từ chối chấp nhận chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng – các quốc gia dân chủ sẽ răn đe hoặc chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.
Hãng tin Reuters hôm thứ Ba đưa tin rằng các nhà lãnh đạo NATO tiếp tục công nhận sự đầu tư của họ vào Trung Quốc, mặc dù bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc.
Theo báo cáo, tổng thương mại của Đức với Trung Quốc năm ngoái đã vượt quá 257 tỷ đô la Mỹ, và thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 559 tỷ đô-la Mỹ. Những con số phi thường này sẽ nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của nền dân chủ để giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Thương mại với Trung Quốc cũng mang lại những rủi ro đáng kể, vì Bắc Kinh thường áp đặt các hạn chế thương mại đơn phương theo ý thích vì lý do chính trị.
Rõ ràng là Bắc Kinh đang ảo tưởng, gọi sự tăng trưởng của mình là “hòa bình” và tuyên bố những bình luận phản đối Bắc Kinh là “lén lút”. Chính quyền Trung Quốc đã giam giữ hàng triệu người dân tộc thiểu số trong các trại tập trung, tiến hành các cuộc tấn công mạng vào nhiều quốc gia, quân sự hóa các đảo trong khu vực xung đột và với Đài Loan. Phải chăng không có gì sai khi liên tục ép buộc và đe dọa các đồng minh của mình?
Sự tham gia ngày càng tăng của Hoa Kỳ vào NATO và sự chuyển hướng trọng tâm của NATO sang Trung Quốc là những dấu hiệu cho thấy nhiều sự hứa hẹn. Đài Loan nên tiếp tục lên tiếng về tầm quan trọng của mình trong việc giúp NATO đạt được các mục tiêu và kêu gọi sự tham gia vào các cuộc thảo luận của tổ chức.
CNN bị cáo buộc làm ‘loa’ tuyên truyền cho Trung Quốc
Kênh truyền thông CNN tiếp tục bị cáo buộc là “Mạng tin tức của Bắc Kinh” khi vừa cho công bố một báo cáo về tỷ lệ tiêm chủng dựa theo số liệu do Trung Quốc cung cấp.
Theo Fox News, hôm 28/6, CNN đã cho công bố một báo cáo với dòng tiêu đề, “Trung Quốc sắp đạt được mũi tiêm thứ một tỷ”.
Báo cáo của CNN viết: “Trong vòng vài ngày tới, Trung Quốc sẽ đạt 1 tỷ liều [vaccine] đáng kinh ngạc trong đợt tiêm chủng Covid-19 – một quy mô và tốc độ không có đối thủ nào trên thế giới [sánh được]”.
Báo cáo dẫn số liệu cụ thể: “Tính đến thứ Tư [15/6], Trung Quốc đã thực hiện [tiêm] hơn 945 triệu liều – gấp ba lần số lượng được cung cấp ở Hoa Kỳ và gần 40% trong số 2,5 tỷ liều được tiêm trên toàn cầu”.
Các thông tin ở trên được CNN trích dẫn từ “dữ liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc”. Theo dữ liệu này, chính quyền Trung Quốc đã lập được kỷ lục thế giới khi chỉ trong tháng 5, họ đã thực hiện được hơn 500 triệu mũi tiêm.
Tuy nhiên, CNN không cung cấp bất kỳ dữ liệu nào về hiệu quả của các loại vaccine do các công ty dược phẩm Trung Quốc phát triển và được dùng để tiêm cho người dân của họ.
CNN cũng ca ngợi khả năng ngăn chặn COVID của chính quyền Trung Quốc mặc dù là quốc gia làm phát sinh đại dịch, viết rằng “Do Trung Quốc đã ngăn chặn thành công coronavirus, [nên] nhiều người dân ban đầu không thấy cấp bách trong việc tiêm phòng”.
Israel gọi tổng thống tân cử Iran là « đồ tể »
Thủ tướng Israel, Naftali Bennett (G) trong phiên họp chính phủ đầu tiên tại Jerusalem, ngày 20/06/2021, đã gọi tổng thống tân cử Iran là “đồ tể AP – Emmanuel Dunand
Chế độ Hồi giáo Iran có tổng thống mới, sau cuộc bỏ phiếu với số cử tri tham gia thấp kỷ lục hôm 18/06/2021. Ngay sau khi có kết quả bầu cử, bộ Ngoại Giao Israel ra thông báo, gọi tổng thống tân cử Iran là « đồ tể », và cảnh báo nguy cơ Iran tăng tốc chương trình hạt nhân quân sự.
Thông báo của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Israel, Lior Haiat, nhấn mạnh : « Ebrahim Raissi, tên đồ tể của Teheran, đã bị cộng đồng quốc tế lên án, vì vai trò trực tiếp trong việc giết hại 30.000 người không qua xét xử ». Thông báo của bộ Ngoại Giao Israel cũng cảnh báo việc bầu lên một « nhân vật cực đoan, kiên quyết đẩy nhanh chương trình hạt nhân quân sự, cho thấy rõ các ý đồ hiểm ác thực sự của chế độ Iran. Điều này sẽ là một nỗi lo lớn của cộng đồng quốc tế ».
Đối với giới bảo vệ nhân quyền quốc tế, ông Ebrahim Raissi là hiện thân cho chính sách đàn áp của chế độ Hồi giáo Iran, tên tuổi nhân vật này gắn liền với các vụ sát hại hàng loạt tù nhân cánh tả năm 1988, khi Ebrahim Raissi đảm nhiệm một chức vụ lãnh đạo trong « tòa án cách mạng » Teheran. Tổ chức Amnesty International kêu gọi điều tra Ebrahim Raissi về « tội ác chống nhân loại ». Ebrahim Raissi vốn đã nằm trong danh sách đen các giới chức Iran, bị chính quyền Mỹ trừng phạt về tội « đồng lõa với các xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng ».
Về phần mình, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua khẳng định « cử tri Iran đã bị tước đoạt quyền lựa chọn những người lãnh đạo của mình, thông qua một tiến trình bầu cử tự do và trung thực », nhưng đồng thời cho biết Washington sẽ tiếp tục tham gia vào các thương lượng với Teheran, nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran.
51% không tham gia bầu cử
Về tình hình tại Iran sau bầu cử, thông tín viên Siavosh Ghazi từ Teheran cho biết thêm :
« Tại Tehera và ở nhiều thành phố khác, những người ủng hộ tổng thống đắc cử Ebrahim Raissi đổ xuống đường tối hôm qua, để ăn mừng chiến thắng. Đắc cử với 62% phiếu bầu, tuy nhiên thách thức với tân tổng thống là rất lớn. Trước hết vì 51% cử tri không tham gia bỏ phiếu. 49% cử tri đi bầu là số lượng người đi bầu tổng thống thấp nhất trong lịch sử 42 năm của chế độ Hồi giáo Iran.
Tiếp theo đó, gần 4 triệu cử tri, trong số 29 triệu tham gia bầu cử, đã bỏ phiếu trắng hoặc phiếu không hợp lệ, một dấu hiệu cho thấy mức độ bất bình trong một bộ phận lớn xã hội. Và cuối cùng là lạm phát vượt quá 50% và giá trị của đồng tiền Iran giảm mạnh những năm gần đây.
Trong tuyên bố đầu tiên, tổng thống đắc cử Ebrahim Raissi hứa hẹn chống lại nạn tham nhũng, và ưu tiên các tầng lớp nghèo khổ nhất. Vấn đề là, ngân khố Nhà nước đang trống rỗng. Iran khó xuất khẩu được dầu lửa, và nhất là khó thu được tiền đô la nhờ bán dầu, do các trừng phạt của Mỹ.
Ông Ebrahim Raissi cho biết ủng hộ các thương lượng để làm sống lại thỏa thuận hạt nhân 2015. Nếu đạt được trong những tuần tới, một thỏa thuận như vậy cho phép dỡ bỏ các trừng phạt của Mỹ, và chấn hưng nền kinh tế Iran ».
Họp chính thức tại Vienna
Theo Reuters, Liên Hiệp Châu Âu thông báo các bên liên quan trong Thỏa thuận hạt nhân Iran (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và Iran) có cuộc « họp chính thức » hôm nay, 20/06/2021 tại Vienna. Theo đại diện Nga Mikhaïl Oulianov cuộc họp mới hôm nay « sẽ quyết định tiến trình tiếp theo ». Các thương lượng về Thỏa thuận hạt nhân Iran diễn ra tại Vienna dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Châu Âu.