Việt Nam-Hoa Kỳ: Blinken tìm cách nâng cấp quan hệ với Việt Nam khi Hà Nội đang chọn một lối đi hẹp

Share this post on:

Reuters – Tác giả: Humeyra Pamuk, Francesco Guarascio David Brunnstrom

Cù Tuấn dịch –

Song ngữ Việt Anh.

14-4-2023

U.S. Secretary of State Antony Blinken speaks during a joint press availability at the State Department with U.S. Defense Secretary Lloyd Austin, Philippine Secretary of Foreign Affairs Enrique Manalo, and Philippine Defense Chief Carlito Galvez Jr., in Washington, U.S., April 11, 2023. REUTERS/Elizabeth Frantz

HÀ NỘI, ngày 14 tháng 4 (Reuters) – Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đến thăm Việt Nam trong tuần này với hy vọng đạt được tiến bộ trong việc nâng cấp quan hệ với một đối tác thương mại quan trọng có chung mối quan ngại với Mỹ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Đối với Hà Nội, đó sẽ là một phép thử tế nhị: làm thế nào để thể hiện sự cởi mở với Mỹ mà không chọc giận Trung Quốc, một nước láng giềng khổng lồ cung cấp các nguyên liệu đầu vào quan trọng cho thương mại xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, hoặc nước Nga – một đối tác truyền thống khác.

Đó là một nỗ lực ngoại giao cân bằng mà Việt Nam đã thực hiện xuất sắc nhưng là một hành động đang trở nên phức tạp hơn trong một thế giới dường như đang chia thành các khối đối lập, với một bên là Mỹ và các đồng minh của họ, còn bên kia là Trung Quốc và Nga.

Blinken đến Hà Nội vào thứ Sáu 14/4 và sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam vào ngày 15/4 trước khi đến Tokyo để tham dự cuộc họp của Nhóm G7.

Đây sẽ là chuyến thăm Hà Nội đầu tiên của ngoại trưởng chính quyền Biden, người nhậm chức vào năm 2021, mặc dù Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến thăm Việt Nam vào tháng 8 năm đó.

Washington sẽ hy vọng đạt được tiến bộ trong việc thúc đẩy quan hệ thành đối tác “chiến lược” từ mối quan hệ mà trong thập kỷ qua được gọi là “toàn diện”.

Các quan chức Mỹ đã không nói mối quan hệ gần gũi hơn này có thể đòi hỏi những gì. Nhưng chuyên gia Đông Nam Á Murray Hiebert, người đã đến thăm Việt Nam vào tháng 2 và nói chuyện với các quan chức chính phủ cấp cao, cho biết điều đó có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác quân sự và cung cấp vũ khí của Mỹ.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có những giới hạn do chính sách của Việt Nam không cho phép nước ngoài đặt căn cứ, quân đội nước ngoài hoặc liên minh chống lại các nước khác. Hà Nội cũng ngần ngại khi thấy giá vũ khí tương đối cao của Mỹ và lo ngại rằng nguồn cung vũ khí này có thể bị các nhà lập pháp Mỹ chặn lại vì lý do nhân quyền.

Blinken cũng sẽ chính thức động thổ xây dựng một khu đại sứ quán mới của Mỹ tại Hà Nội, nơi mà nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Đông Á, Daniel Kritenbrink, đã gọi là “một biểu tượng mới tuyệt vời” về cam kết của Mỹ đối với một “quan hệ đối tác và tình hữu nghị lâu dài”.

Khi ký ức về Chiến tranh Việt Nam ngày càng trở nên xa vời, Washington giờ đây coi Hà Nội, theo cách nói của Kritenbrink, là “một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực”.

CÂN BẰNG GIỮA BẮC KINH VÀ WASHINGTON

Các chuyên gia nói rằng Mỹ đã chính thức đề cập đến việc nâng cao quan hệ với Việt Nam dưới thời chính quyền Trump, nhưng Hà Nội đã phản đối và dao động trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, vốn có thể phản ứng tiêu cực với động thái này.

Việt Nam, trong khi lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và phản đối các tuyên bố chủ quyền của đối thủ ở Biển Đông, vẫn có mối quan hệ kinh tế quan trọng với Bắc Kinh.

Hiebert và các nhà phân tích khác cho biết, mặc dù như vậy, Hà Nội hiện tại có vẻ đã sẵn sàng nâng cấp mối quan hệ với Mỹ, dù không có thông báo nào được mong đợi trong chuyến đi của Blinken và có thể sẽ được để dành cho một cuộc trao đổi cấp cao hơn.

Tháng trước, chứng kiến cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, cùng với chuyến thăm của Blinken có thể dẫn đến cuộc gặp giữa hai lãnh đạo vào tháng 7, kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác song phương chính thức giữa hai nước, theo các nhà phân tích.

Cơ hội để Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện lên tầm chiến lược sẽ cao hơn với chuyến thăm của Blinken vì nó sẽ mở đường cho một cuộc gặp cấp cao hơn”, Bích Trần, nghiên cứu viên phụ trợ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, cho biết.

Kritenbrink cho biết, Washington đang nỗ lực thuyết phục Việt Nam đa dạng hóa mua sắm quốc phòng thay vì chỉ mua từ Nga, một điều “rõ ràng là vì lợi ích của Việt Nam và cũng sẽ phù hợp với luật pháp Mỹ”.

Nhân quyền là một lĩnh vực nhạy cảm khác, và vài giờ trước khi Blinken đến, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng và nói rằng quan hệ đối tác song phương chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình.

Hôm 13/4, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Blinken “công khai và riêng tư thúc giục giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt việc lạm dụng có hệ thống quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa“.

Kritenbrink cho biết, ông “tin tưởng” Blinken sẽ nêu lên những lo ngại về nhân quyền khi tới Hà Nội.

https://baotiengdan.com/2023/04/14


Blinken seeking to upgrade Vietnam ties as Hanoi treads narrow path

By Humeyra Pamuk

, Francesco Guarascio and David Brunnstrom

[1/2] U.S. Secretary of State Antony Blinken speaks during a joint press availability at the State Department with U.S. Defense Secretary Lloyd Austin, Philippine Secretary of Foreign Affairs Enrique Manalo, and Philippine Defense Chief Carlito Galvez Jr., in Washington, U.S., April 11, 2023. REUTERS/Elizabeth Frantz

HANOI, April 14 (Reuters) – U.S. Secretary of State Antony Blinken arrived in Vietnam on Friday hoping for progress towards upgrading relations with a key trade partner that shares U.S. worries about China’s growing might.

For Hanoi, it will be a delicate test: how to show openness to the United States without angering China, a giant neighbor that supplies key inputs for Vietnam’s vital export trade, or Russia, another traditional partner.

It is a balancing act Vietnam has excelled at but one that is turning more complex in a world appearing to divide into opposing blocs, with the U.S. and its allies on one side and China and Russia on the other.

Blinken will meet Vietnamese leaders in Hanoi on Saturday before heading to Tokyo for a meeting of the Group of Seven rich nations.

It is the first Hanoi visit by the secretary of state of the Biden administration, which took office in 2021, although Vice President Kamala Harris visited in August that year.

Washington will be hoping for progress towards boosting relations to a “strategic” partnership from one that for the past decade has been called “comprehensive.”

Officials have not said what this closer relationship might entail. But Southeast Asia expert Murray Hiebert, who visited Vietnam in February and spoke with senior government officials, said it could include increased military cooperation and U.S. weapons supplies.

He noted, however, there were limits given Vietnam’s policy of not allowing foreign bases, foreign troops or alliances against other countries. Hanoi has also been put off by the relatively high price of U.S. arms and concerns that supplies could be blocked by U.S. lawmakers on human rights grounds.

Blinken will also formally break ground on a new U.S. embassy compound in Hanoi, in what the top U.S. diplomat for East Asia, Daniel Kritenbrink, called “a stunning new symbol” of the U.S. commitment to an “enduring partnership and friendship.”

With the Vietnam War era an increasingly distant memory, Washington now considers Hanoi, in Kritenbrink’s words, “one of America’s most important partners in the region”.

BALANCING BEIJING AND WASHINGTON

Experts say the U.S. broached formally elevating ties during the Trump administration, but Hanoi was resistant and has wavered amid escalating tensions between Washington and Beijing, which could react badly to the move.

Vietnam, while alarmed by China’s growing military and opposed to its rival claims in the South China Sea, has its vital economic ties with Beijing to consider.

Even so, Hanoi now appears amenable to upgraded ties with the U.S., Hiebert and other analysts say, although no announcement is expected during Blinken’s trip and will likely be saved for a higher-level exchange.

Last month saw a call between U.S. President Joe Biden and the head of Vietnam’s ruling Communist party Nguyen Phu Trong, which together with Blinken’s visit could lead to a meeting between the two in July, the 10th anniversary of the existing formal bilateral partnership, analysts say.

“The chance of the United States and Vietnam upgrading their comprehensive partnership to a strategic level is higher with Blinken’s visit because it will pave the way for a higher-level meeting,” said Bich Tran, an adjunct fellow at Washington’s Center for Strategic and International Studies.

Kritenbrink said Washington was working to persuade Vietnam to diversify defense purchases away from Russia, something that “obviously would be in Vietnam’s interests and also would conform to U.S. law.”

Human rights is another sensitive area, and hours ahead of Blinken’s arrival a State Department spokesperson condemned Vietnam’s jailing of a prominent political activist and said the bilateral partnership could only reach its full potential if the country improved its human rights record.

On Thursday, Human Rights Watch called on Blinken to “publicly and privately urge Vietnam’s leadership to end its systemic abuse of freedom of expression, association, and peaceful assembly.”

Kritenbrink said he was “confident” Blinken would raise rights concerns in Hanoi.

Reporting by Humeyra Pamuk, Francesco Guarascio and David Brunnstrom; additional reporting by Simon Lewis; editing by Don Durfee and Mark Heinrich

https://www.reuters.com/world/asia-pacific/blinken-seeking-upgrade-vietnam-ties-hanoi-treads-narrow-path-2023-04-13/