Đánh bom ở Kabul: Chủ nghĩa khủng bố đang trỗi dậy?

Share this post on:

Mạn Vũ | DKN 20 phút trước 328 lượt xem

Một tay súng Taliban (Ảnh: Youtube/ CNBC Television).

Mục lục bài viết

  • Tổ chức khủng bố không còn ‘ngán’ Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden
  • Tại sao những kẻ khủng bố hiện nay lại cao giọng?
  • Việc chống khủng bố của Hoa Kỳ sẽ trở nên đặc biệt khó khăn trong tương lai

Ngày 26/8 đã xảy ra 2 vụ đánh bom tự sát, một vụ ở cổng Abbey thuộc sân bay Kabul, vụ còn lại khách sạn Baron gần đó. Hai vụ đánh bom khiến 13 quân nhân Mỹ, 90 dân thường Afghanistan thiệt mạng…

Tuy Tổ chức Nhà nước Hồi giáo ISIS đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ đánh bom này nhưng Taliban cũng có phần trách nhiệm trong đó. Bởi vì hiện tại Taliban đang quản lý vấn đề an toàn ở Kabul, nên nếu xảy ra vấn đề an toàn thì tổ chức này phải chịu trách nhiệm.

Tổ chức khủng bố không còn ‘ngán’ Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden

Ban đầu Taliban có một thoả thuận với Mỹ rằng, họ sẽ không tấn công những người Mỹ đến sân bay. Sau đó con đường từ thành phố đến sân bay đã được mở, nhưng thực tế những con đường này đã bị Taliban chặn lại. Điều này nghĩa là Taliban ngang nhiên thất hứa. 

Công dân Mỹ không thể đến được sân bay, như thế họ sẽ không có cách nào để rời khỏi Afghanistan. Liệu công dân Mỹ có thể ẩn náu ở đó một thời gian, đợi đến khi sóng yên biển lặng rồi họ sẽ rời Afghanistan? Sẽ không còn thời gian, bởi vì hạn chót rút quân là vào ngày 31/8. 

Nhưng nhìn vào tình huống hiện tại, công dân Mỹ sẽ không thể kịp rút về nước trước ngày 31/8. Nếu không kịp rút thì làm thế nào? Sau đó ông Biden đã thương lượng với Taliban rằng quân Mỹ có thể ở lại Afghanistan một thời gian nữa không? Kết quả Taliban như muốn ‘quát’ vào mặt Biden, họ cương quyết bác bỏ kế hoạch của Mỹ, yêu cầu quân Mỹ phải nhanh chóng rời khỏi đây. 

Nếu tất cả quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan vào ngày 31/8 thì điều gì sẽ xảy ra đối với những công dân Mỹ còn lưu lại nơi đây? Họ sẽ trở thành con tin. Như vậy sẽ tái hiện lại câu chuyện khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 (1).

Những kẻ khủng bố mà Mỹ đưa vào ngục Afghanistan phải thuộc hạng phạm tội nghiêm trọng, ấy thế mà những kẻ này đã được thả sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan. 

Ngoài những kẻ đó, còn có những phần tử sống sót qua những cuộc truy quét của quân đội Mỹ nhắm vào Nhà nước Hồi giáo, những kẻ khủng bố đến từ Iran, Al-Qaeda… hầu như tất cả những kẻ khủng bố đang tụ họp rồi hình thành trung tâm khủng bố ở Kabul. Tính thêm cả Taliban thì số lượng phần tử khủng bố ở Afghanistan trở nên đặc biệt lớn.

Không chỉ Taliban tấn công những người Mỹ, các phần tử khủng bố còn lại có thể tìm kiếm những người châu Âu hoặc Mỹ vẫn còn ở lại Afghanistan để giết họ. Do đó tình huống ở Afghanistan đang trở nên càng ngày càng nghiêm trọng như lời tướng McMaster nói.  

Vậy thì số lượng người Mỹ còn lại ở Afghanistan khoảng bao nhiêu?

Hai địa điểm xảy ra vụ đánh bom tự sát ở gần sân bay Kabul ngày 26/8 (ảnh chụp màn hình chương trình ‘Giang Phong mạn đàm‘ đăng ngày 27/8).

Mọi người thấy rằng Taliban đã thất hứa, quát vào mặt Biden, phóng thích những kẻ khủng bố, để chúng có thể công khai tụ hội và hành động cùng nhau, uy hiếp an toàn cho xã hội quốc tế… Những kẻ khủng bố này đã không còn ngán nước Mỹ dưới thời Biden.

Tại sao những kẻ khủng bố hiện nay lại cao giọng?

Một bài viết trước đề cập rằng khi Mỹ rút khỏi Afghanistan thì nơi đây sẽ gặp một thảm hoạ nhân đạo, và để giải quyết vấn đề đó nước Mỹ có thể dùng quân bài: sử dụng máy bay không người lái mang theo bom đao phủ để tiêu diệt những kẻ khủng bố. Nhưng để có thể làm được điều này, người đứng đầu Tòa Bạch Ốc phải có ‘dũng khí’.

Nếu làm một vài so sánh, ta sẽ hiểu tại sao dưới thời Trump, những kẻ khủng bố lại ngoan ngoãn và không dám manh động, còn dưới thời Biden chúng lại ngang nhiên làm càn.

Nói về việc rút quân, có sự khác biệt giữa Trump và Biden. 

Nhưng Biden lại rút quân trước. Sau khi rút quân, số vũ khí và trang thiết bị đó đã rơi vào tay Taliban. Còn những người bình thường lại bị kẹt ở Afghanistan và không biết phải làm gì…

Khi Trump rút quân ông đã làm rất nhiều chuẩn bị trước đó. Ông Trump có giao ước rõ ràng với Taliban. Trump gọi điện trực tiếp cho Taliban và nói rất rõ ràng rằng: Khi Hoa Kỳ rút quân, nếu các ông có bất kỳ hành động đi quá giới hạn nào, bất kỳ hành động nào đe doạ công dân và quân đội Hoa Kỳ, các ông ngay lập tức sẽ bị oanh tạc ‘trước nay chưa từng có’. Ông Trump còn nói: Chúng tôi biết ai trong các ông đang ẩn nấp ở đâu. Nếu các ông không nghe lời, đừng nghĩ rằng chúng tôi không thể tìm thấy các ông”. 

Nói cách khác, ông đã đạt được thoả thuận như vậy với Taliban trước khi rút quân. Nếu Taliban vi phạm, ông Trump sẽ dùng máy bay không người lái để ‘giải quyết’ thủ lĩnh cao nhất của Taliban vì ông biết chắc chắn những thủ lĩnh đang ở đâu. Nhưng Biden lại không áp đặt bất cứ hạn chế nào đối với Taliban. 

Việc chống khủng bố của Hoa Kỳ sẽ trở nên đặc biệt khó khăn trong tương lai

13 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng, nước Mỹ không thể đứng nhìn. Bởi vì nếu anh cả – người đứng đầu thế giới tự do không chống được khủng bố thì còn ai dám đứng ra làm việc đó. Nhưng việc chống khủng bố của Mỹ sẽ vô cùng khó khăn trong tương lai. Về vấn đề này, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 27/8 có nhận định như sau: 

“Trong cuộc họp báo lúc 5h chiều ngày 26/8 (giờ miền đông), Biden tuyên bố rằng các phần tử khủng bố phải trả giá. Nhưng bây giờ lượng tiền mặt và vũ khí tiên tiến của Hoa Kỳ để lại cho Afghanistan trị giá khoảng 6 tỷ đô-la (gần 140 nghìn tỷ đồng) đều rơi vào tay Taliban, trong số đó có nhiều trực thăng Black Hawk… Tôi đã xem trên Twitter thấy rằng có những kẻ khủng bố đang được huấn luyện để lái những chiếc Black Hawk. Vì thế công cuộc chống khủng bố của Hoa Kỳ trong tương lai sẽ đặc biệt khó khăn. 

Tôi cho rằng ngay cả Hoa Kỳ không muốn quản Afghanistan nữa, thì với những phần tử khủng bố ẩn trốn ở đó thì Mỹ không thể không quản. Nếu Hoa Kỳ quản thì chỉ có thể điều động quân đội hoặc máy bay không người lái để giải quyết vấn đề. Với cơ cấu tình báo và trang bị quân sự của Hoa Kỳ họ có thể làm được, nhưng người đứng đầu Tòa Bạch Ốc phải có những động thái cứng rắn. 

Nếu Trump còn làm tổng thống chắc chắn phần tử khủng bố rất ngoan ngoãn, không hung hăng càn quấy, còn các vụ tấn công khủng bố ở Afghanistan thời Trump cực kỳ cực kỳ ít. Hơn nữa Trump thật sự hạ quyết tâm dùng máy bay không người lái để giải quyết những kẻ khủng bố như tiêu diệt Soleimani – nhân vật cấp cao thứ hai của tổ chức Vệ binh cách mạng Iran vào tháng 1/2020, hay trừ khử giám đốc tài chính của Taliban vào ngày 12/1/2020. 

Do đó từ tháng Hai năm ngoái đến lúc Trump không còn tại nhiệm, khoảng thời gian đó không có cuộc tấn công khủng bố ở Afghanistan. Vậy nên tôi nghĩ rằng đối phó với khủng bố không thể nói ‘lời vương đạo’”.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của DKN.

Chú thích: 

(1) Khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979: Khi ấy ở Iran nổ ra cuộc cách mạng Hồi giáo, sau đó nhiều phần tử cấp tiến chiếm Đại sứ quán Hoa Kỳ khiến cho 66 nhà ngoại giao và dân thường người Mỹ bị giam giữ làm con tin. 

Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào ngày 4/11/1979 kết thúc vào ngày 20/11/1981, kéo dài 444 ngày (gần 1 năm 3 tháng). Ngoại giới đánh giá cuộc khủng hoảng con tin thể hiện sự kém cỏi và yếu đuối của Jimmy Carter, cho nên ông đã thất bại trong cuộc tái tranh cử tổng thống vào năm 1980.