Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 27 tháng 6 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp

Share this post on:

Nghiên cứu: Ca COVID-19 đầu tiên có thể đã xuất hiện ở TQ vào tháng 10 năm 2019

Reuters

Hình ảnh chụp virus SARS-CoV-2 qua kính hiển vi electron

Virus gây bệnh COVID-19 có thể đã bắt đầu lây lan ở Trung Quốc vào đầu tháng 10 năm 2019, hai tháng trước khi trường hợp đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán ở miền trung nước này, một nghiên cứu mới cho biết vào ngày thứ Sáu.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kent của Anh sử dụng các phương pháp từ khoa học bảo tồn để ước tính rằng SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11 năm 2019, theo một bài viết đăng trên chuyên san PLOS Pathogens.

Họ ước tính rằng rất có thể ngày mà virus xuất hiện là ngày 17 tháng 11 năm 2019 và tới tháng 1 năm 2020 thì nó đã lây lan khắp toàn cầu.

Ca COVID-19 chính thức đầu tiên của Trung Quốc là vào tháng 12 năm 2019 và có liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán.

Tuy nhiên, một số trường hợp ban đầu không có mối liên hệ nào với chợ Hoa Nam, có nghĩa là SARS-CoV-2 đã lưu truyền trước khi đưa ra thị trường.

Một nghiên cứu chung do Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới công bố vào cuối tháng 3 thừa nhận có thể đã có những ca nhiễm lẻ tẻ ở người trước khi bùng phát ở Vũ Hán.

Trong một bài nghiên cứu công bố trong tuần này, Jesse Bloom của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở thành phố Seattle của Mỹ khôi phục được dữ liệu trình tự gene bị xóa bỏ từ các trường hợp COVID-19 ban đầu ở Trung Quốc.

Dữ liệu cho thấy các mẫu lấy từ chợ Hoa Nam “không mang tính đại diện” cho SARS-CoV-2 nói chung, và là một biến thể của một chuỗi tiền thân đã lưu truyền trước đó, vốn đã lây lan sang các vùng khác của Trung Quốc.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ xác nhận với Reuters rằng các mẫu được sử dụng trong nghiên cứu đã được nộp cho Kho Lưu trữ Trình tự Gene (SRA) vào tháng 3 năm 2020 và sau đó được xóa theo yêu cầu của các nhà điều tra Trung Quốc. Những người này nói chúng sẽ được cập nhật và nộp vào một kho lưu trữ khác.

Những người chỉ trích cho rằng việc xóa bỏ này là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang cố gắng che đậy nguồn gốc của COVID-19.

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Úc, được công bố hôm thứ Năm trên chuyên san Scientific Reports, sử dụng dữ liệu bộ gene để cho thấy SARS-CoV-2 gắn với các thụ thể của con người dễ dàng hơn nhiều so với các loài khác, cho thấy nó đã thích nghi với con người khi mới xuất hiện.

Nghiên cứu nói rằng có thể có một loài động vật không xác định khác với hấp lực còn mạnh hơn đóng vai trò như là một loài trung gian, nhưng không thể loại trừ giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Hội Đồng Châu Âu Ủng Hộ Hiệp Ước Minh Bạch Thông Tin Đại Dịch Toàn Cầu

Hôm thứ Ba (16/02/2021), YThủ Tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.

Thủ Tướng Johnson cho biết: “Tôi nghĩ điều thế giới cần thấy là một thỏa thuận chung về cách chúng ta theo dõi dữ liệu liên quan đến các đại dịch lây truyền từ động vật. Chúng tôi muốn có một thỏa thuận chung về tính minh bạch”

Ông Johnson hy vọng các cường quốc thế giới sẽ tham gia ký một hiệp ước toàn cầu về đại dịch, trong đó tất cả phải cam kết chia sẻ toàn bộ dữ liệu mình có để có thể tìm hiểu tận gốc những điều đã xảy ra và ngăn đại dịch bùng phát một lần nữa.

Charles Michel, chủ tịch Hội Dồng Châu Âu cũng đã đăng lên Twitter thể hiện sự hoan nghênh với sáng kiến của thủ tướng Anh: “Hãy cùng nhau thực hiện một hiệp ước chống đại dịch nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng đương đầu, vượt qua và phục hồi của toàn cầu trước đại dịch”.

Ông Johnson cũng muốn dẫn đầu các nỗ lực về cách tiếp cận toàn cầu trước đại dịch, bao gồm cả xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Tuy nhiên, một tuyên bố trước đó của các lãnh đạo G7 không đề cập cụ thể về bất kỳ hiệp ước nào nhằm đảo bảo tính minh bạch về đại dịch.

Tuyên bố của Thủ Tướng Anh được đưa ra trong bối cảnh London và Washington đang bày tỏ quan ngại về quyền tiếp cận thông tin của phái đoàn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách điều tra Covid-19 tại Trung Quốc.

Nhóm chuyên gia quốc tế thuộc WHO đã kết thúc cuộc điều tra tại thành phố Vũ Hán, nơi Covid-19 khởi phát, với đánh giá rằng không đủ bằng chứng để kết luận Covid-19 đã lan truyền tại Vũ Hán trước tháng 12/2019, thời điểm những ca nhiễm đầu tiên được chính quyền công bố.

Tuy nhiên, một chuyên gia trong nhóm cho biết đã phát hiện 13 biến thể tồn tại ở Vũ Hán từ tháng 12/2019. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy quy mô đợt bùng phát dịch lần đầu tiên ở Trung Quốc có thể lớn hơn so với báo cáo.

Hi vọng tìm thấy người sống sót mờ dần sau vụ sập chung cư ở Florida

Người dân tụ tập tại một địa điểm tưởng niệm trước một tòa nhà chung cư bị sập một phần trong khi lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm những người sống sót, ở Surfside gần Miami Beach, bang Florida, U.S., ngày 26 tháng 6, 2021.

Công tác tìm kiếm hơn 150 cư dân mất tích của một tòa nhà ở bang Florida đổ sập hai ngày trước ngày càng trở nên tuyệt vọng vào ngày thứ Bảy, khi đám cháy âm ỉ cản trở nỗ lực cứu hộ và các quan chức cho biết họ không tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của sự sống trong núi mảnh vỡ.

Một báo cáo năm 2018 mới được công bố cho thấy một kĩ sư đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hư hỏng lớn về kết cấu bên dưới sàn hồ bơi và “bê tông xuống cấp” trong hầm để xe dưới lòng đất của tòa nhà chung cư 12 tầng, ba năm trước khi nó sụp đổ mà không cảnh báo vào ngày thứ Năm khi hầu hết cư dân còn đang ngủ.

Mặc dù làm việc suốt ngày đêm tại địa điểm ở Surfside, một thành phố ven biển gần Miami, các đội tìm kiếm và cứu hộ vẫn chưa tìm thấy thêm người nào sống sót tính đến sáng thứ Bảy, Thị trưởng Miami-Dade Danielle Levine Cava cho biết trong một cuộc họp báo. Số người chết chính thức vẫn ở mức bốn người, dù con số đó chắc chắn sẽ tăng lên.

Các quan chức cho biết họ vẫn nuôi hi vọng một số người trong số 159 người mất tích có thể được tìm thấy còn sống nhưng thừa nhận rằng một đám cháy ở đâu đó bên dưới đống đổ nát đang làm chậm chân các toán cứu hộ, khiến khu vực tràn ngập khói và cản trở nỗ lực của các nhân viên cứu hỏa xác định nguồn gốc đám cháy.

Vào giữa trưa, khói bốc lên từ một ban công tầng hai trong phần vẫn còn đứng yên của tòa nhà, trong khi các nhân viên cứu hộ xịt nước vào đống đổ nát để kiểm soát bụi.

Với sự hỗ trợ của chó, máy quét hồng ngoại và thiết bị hạng nặng, lực lượng cứu hộ hi vọng có những khoảng không khí bên trong đống đổ nát có thể giữ cho những người bị mắc kẹt sống sót.

“Điều lớn nhất bây giờ là hi vọng,” Trưởng lực lượng Cứu hỏa Alan Cominsky nói. “Đó là điều đang thúc đẩy chúng tôi. Đây là một tình huống cực kì khó khăn.”

Thảm họa xảy ra vào sáng sớm ngày thứ Năm, khi một phần lớn của tòa nhà 40 năm tuổi bị đổ sập xuống đất.

Video do camera an ninh ghi lại cho thấy toàn bộ một mặt của tòa nhà bất ngờ gập làm hai phần, nối tiếp nhau, tung bụi mù mịt.

Nhà chức trách cho biết tòa nhà có hơn 130 căn hộ, khoảng 80 căn trong số đó có người ở. Khoảng một nửa dường như đã bị sập.

TT Biden kêu gọi người Afghanistan ‘quyết định tương lai của họ’

Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden hội kiến ổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và Chủ tịch Hội đồng Cao cấp về Hòa giải Quốc gia Abdullah Abdullah tại Nhà Trắng, ở Washington, ngày 25 tháng 6, 2021.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hội kiến Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và cựu đối thủ chính trị của ông, Abdullah Abdullah, vào thứ Sáu tại Nhà Trắng, nơi ông kêu gọi người Afghanistan quyết định tương lai của đất nước họ vào lúc những binh sĩ Mỹ cuối cùng chuẩn bị rời đi sau 20 năm chiến tranh và các lực lượng chính phủ chật vật đẩy lùi bước tiến của Taliban.

Ông Biden, ngồi bên cạnh ông Ghani và ông Abdullah trong Phòng Bầu dục, gọi họ là “hai người bạn cũ” và nói rằng sự ủng hộ của Mỹ dành cho Afghanistan sẽ không kết thúc mà sẽ được duy trì bất chấp việc Mỹ triệt thoái binh sĩ.

“Người Afghanistan sẽ phải quyết định tương lai của họ, họ muốn gì,” ông Biden nói, và nói thêm rằng “bạo lực vô nghĩa cần phải chấm dứt.”

Ông Ghani nói lực lượng an ninh Afghanistan đã chiếm lại sáu quận trong ngày thứ Sáu. Ông nói ông tôn trọng quyết định của ông Biden và rằng quan hệ đối tác giữa Mỹ và Afghanistan đang bước vào một giai đoạn mới.

“Chúng tôi quyết tâm có được sự thống nhất, chặt chẽ,” ông nói.

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội kiến, ông Ghani nói quyết định rút quân là toàn quyền của Mỹ và nhiệm vụ của Kabul là “quản lý những hệ quả.”

Ông nói thêm ông Biden đã nói rõ rằng đại sứ quán Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động và viện trợ an ninh sẽ tiếp tục và trong một số trường hợp được đẩy nhanh hơn.

Ông Abdullah nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters sau cuộc họp với ông Biden rằng các cuộc đàm phán bị đình trệ giữa người Afghanistan với nhau về một giải pháp chính trị kéo dài hàng thập niên xung đột không nên bị từ bỏ trừ phi quân nổi dậy tự rút lui.

Chuyến thăm của hai ông Ghani và Abdullah diễn ra trong bối cảnh tiến trình hòa bình bị đình trệ và bạo lực bùng phát trong lúc lực lượng an ninh Afghanistan chiến đấu để ngăn chặn một đợt tiến công mùa xuân của Taliban đe dọa một số thủ phủ của tỉnh và đã kích hoạt việc huy động dân quân sắc tộc để tăng viện cho quân đội chính phủ.

Cuộc khủng hoảng đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng rằng Taliban có thể giành lại quyền lực – hai thập niên sau cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu xoá bỏ nền cai trị Hồi giáo khắc nghiệt của họ – tạo điều kiện cho nhóm khủng bố al Qaeda trỗi dậy trở lại.

Covid-19 : Indonesia ghi nhận số ca lây nhiễm thường nhật cao nhất Đông Nam Á

Tranh cổ động ca ngợi đội ngũ nhân viên y tế chống Covid-19 tại Depok, ngoại ô thủ đô Jakarta, Indonesia, ngày 25/06/2021. AP – Dita Alangkara

Hôm qua 26/06/2021, với hơn 21.000 ca nhiễm mới được ghi nhận trong vòng 24 giờ, số ca nhiễm Covid-19 thường nhật ở Indonesia không chỉ đạt mức cao kỷ lục tính từ đầu mùa dịch mà còn là mức cao nhất của cả khu vực Đông Nam Á. Theo đài Nhật NHK, tại thủ đô Jakarta của Indonesia, 90% số giường bệnh Covid-19 đã có bệnh nhân.

Kỷ lục đáng buồn về số ca nhiễm virus corona được cho là do sự lây lan của biến thể Delta và các chuyến đi sau mùa chay Ramadan. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là Indonesia là một trong những quốc gia xét nghiệm ít nhất thế giới, nên con số ghi nhận chính thức có lẽ thấp hơn rất nhiều so với thực tế. 

Trong khi đó, các nhà quan sát chỉ trích thái độ phủ nhận dịch bệnh của chính quyền trong thời gian qua. Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Maréchaux tại khu vực Đông Nam Á giải thích :

« Đây là một đại dịch mà chính phủ Indonesia từ lâu nay không muốn nhìn nhận. Khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở tất cả các nước láng giềng, vào tháng 2/2020, bộ trưởng Y Tế Indonesia đã rất tự tin nói : « Ở đây tình hình đang trong tầm kiểm soát và chúng tôi vẫn khỏe mạnh nhờ những lời cầu nguyện của tất cả người dân và đất nước Indonesia ».

Một năm rưỡi sau, đối với nhà dịch tễ học Najmah, sự phủ nhận thực tế vẫn còn đó và được các nhà lãnh đạo tôn giáo khuếch đại. Bà nói : « Một số lãnh đạo tôn giáo giải thích đại dịch xảy ra vì người ta bài Hồi Giáo. Họ nói “Hãy nhìn xem, các nhà thờ Hồi giáo bị đóng cửa nhưng người ta lại có thể đi chợ ; lễ Aid bị cấm tổ chức trong gia đình nhưng nhân công Trung Quốc thì lại có thể nhập cảnh” ». Và đối với đa số những người mà chúng tôi hỏi, cái chết nằm trong tay thượng đế, nếu ai đó chết thì đó là ý thượng đế chứ không phải là do virus ».

Còn về phía chính phủ, việc chỉ có ít xét nghiệm được thực hiện giúp họ làm cho dân chúng quên đi virus corona. Nhà dịch tễ học Najmah nói tiếp : « Các kết quả thu được, vốn rất ít, được sử dụng để khiến mọi người nghĩ rằng virus corona không phải là quá nguy hiểm và cho phép nhà chức trách dập các ý kiến chỉ trích và tập trung vào chương trình nghị sự về kinh tế ».

Đối với một số nhà quan sát, số bệnh nhân Covid-19 cần được nhân lên 22 lần mới ra con số sát thực tế ».

Thái Lan : Thủ đô Bangkok áp dụng biện pháp hạn chế trong một tháng

Nhìn sang Thái Lan, ngày 27/06, chính quyền thông báo những biện pháp hạn chế mới trong vòng 30 ngày ở thủ đô Bangkok để phòng dịch.

Kể từ ngày 28/06, các nhà hàng ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận phải đóng cửa. Các trung tâm mua sắm đóng cửa trước 21 giờ. Các bữa tiệc, lễ kỷ niệm, hoạt động tập trung hơn 20 người đều bị cấm. Các công trường xây dựng ở 6 khu vực phải ngưng hoạt động, khu lán trại của công nhân bị phong tỏa đề phòng các ổ lây nhiễm.

Doanh nghiệp Hàn Quốc tặng nhiều triệu đô la cho Quỹ vac-xin của Việt Nam

Việt Nam tiêm chủng Covid-19 với vac-xin AstraZeneca, Hà Nội, ngày 27/06/2021. AP – Hau Dinh

Các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam đã quyên góp tổng số tiền vài triệu đô la vào « Quỹ vac-xin ngừa Covid-19 », theo thông báo của nhiều quan chức Việt Nam ngày 27/06/2021. Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long đã cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của những tập đoàn này.

Theo Yonhap, tập đoàn Samsung Electronics Co. tặng số tiền lớn nhất, 2,8 tỉ won (2,48 triệu đô la) cho Việt Nam, trong đó có 480 triệu won cho tỉnh Bắc Ninh, nơi đặt nhiều nhà máy của Samsung. Việt Nam là cơ sở sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất cho Samsung, hiện là thương hiệu bán chạy nhất thế giới.

Tiếp theo, tập đoàn SK, lớn thứ ba ở Hàn Quốc, gửi tặng 1 triệu đô la vào tuần trước. LG Electronics Inc., sở hữu nhiều nhà máy sản xuất đồ gia dụng ở Việt Nam, đã tặng hơn 1,55 tỉ won cho chính quyền thành phố Hải Phòng. Ngoài ra, phải kể đến tập đoàn CJ, chuyên về thực phẩm và giải trí, tặng 320 triệu won vào quỹ và ngân hàng Shinhan Bank 290 triệu won.

Ra mắt từ ngày 05/06, « Quỹ vac-xin » của Việt Nam đã quyên được hơn 8.000 tỉ đồng, trên tổng số được chính phủ kỳ vọng từ 10.000 đến 11.000 tỉ đồng để mua vac-xin cùng với ngân sách nhà nước.

Việt Nam thí điểm hộ chiếu vac-xin

Việt Nam cũng quyết định thí điểm « hộ chiếu vac-xin » trong vòng 1 tháng, từ ngày 01 đến 31/07 tại tỉnh Quảng Ninh. Những người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vac-xin hoặc khỏi bệnh Covid-19, xét nghiệm âm tính (kể cả khách du lịch) sẽ chỉ phải cách ly tập trung 7 ngày, thay vì 21 ngày theo quy định, và thêm 7 ngày tại nơi lưu trú. Theo trang VnExpress, người nhập cảnh phải luôn bật Bluetooth và GPS. Nếu không dùng điện thoại thông minh, họ sẽ phải đeo vòng thông minh do nhà chức trách cấp.

Trước tình hình dịch tiếp tục căng thẳng, với thêm 126 ca trong ngày 27/06, Việt Nam gia tăng kiểm soát biên giới với Cam Bốt, nơi dịch cũng trở nên phức tạp. Theo trang Khmer Times ngày 27/06, tất cả các đơn vị được huy động để tăng cường quản lý và bảo vệ biên giới, kiểm soát chặt chẽ các vùng biên, đường mòn, lối mở nhằm ngăn tình trạng nhập cư trái phép ở 4 tỉnh giáp ranh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang (có 384 km đường biên với Cam Bốt).

Nord Stream 2: Đức “dọa” dừng vận chuyển khí đốt nếu Nga vẫn gây áp lực với Ukraina

Một tàu lai dắt tham gia đặt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nối Nga đến Đức, tại cảng Wismar, Đức, ngày 14/01/2021. AP – Jens Buettner

Đức có thể dừng vận chuyển khí đốt của Nga qua đường ống dẫn khí ga Nord Stream 2 nếu Matxcơva không tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận hoặc dùng thỏa thuận để gây áp lực với Ukraina. Ứng viên Armin Laschet của đảng cầm quyền Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo – CDU cho chức thủ tướng Đức hôm qua 26/06/2021 khẳng định như trên.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nối từ Nga sang Đức qua biển Baltic sẽ cho phép Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu qua ngả Đức, tránh phải vận chuyển khí đốt qua Ukraina và như vậy cũng làm mất đi một phần thu nhập của Kiev.

Ông Armin Laschet, người được hy vọng sẽ kế nhiệm bà Angela Merkel sau khi bà hết nhiệm kỳ thủ tướng Đức vào tháng 09, trong một cuộc tranh luận trên truyền hình ngày 26/06 về chính sách đối ngoại, cho rằng Nord Stream 2 đã được thực hiện 95% và « sẽ phải được hoàn thành ». 

Thế nhưng, ông Armin Laschet cũng nhấn mạnh nếu Nga không tôn trọng thỏa thuận hoặc dùng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 để gây áp lực cho Ukraina thì « chúng tôi luôn có thể cho dừng dự án này kể cả khi đường ống dẫn khí đốt đã hoàn thành ». Bộ trưởng Tài Chính Đức, Olaf Scholz, ứng cử viên của đảng Dân Chủ Xã Hội Đức (SPD), cũng đồng quan điểm : « Bất cứ điều gì cản trở quá trình vận chuyển khí đốt và an ninh của Ukraina đều để lại hậu quả về tiềm năng dẫn khí đốt qua đường ống đã hoàn thành ».

Còn bà Annalena Baerbock, ứng viên đảng Xanh, người đứng thứ hai trong các cuộc thăm dò ý kiến, người luôn phản đối dự án, nhận định rằng với đường ống dẫn khí Nord Stream 2, tổng thống Nga Putin muốn gây bất ổn không chỉ cho Ukraina mà còn cho cả Đức, với tư cách là một quốc gia châu Âu.

Reuters nhắc lại Nord Stream 2 từ lâu nay là một nguồn gây căng thẳng giữa chính quyền Đức và Mỹ. Washington lập luận rằng dự án này làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng Nga. Còn ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 23/06, trong chuyến công du châu Âu, nhận định đường ống dẫn khí Nord Stream 2 là một dự án địa chính trị của Nga đe dọa an ninh của Ukraina.

LEAKED CABLE: Hillary Clinton Privately Warned France that Wuhan P4 Lab May Lead to Bioweapon Research | Human Events

By Jack Posobiec  |  June 23, 2021

Wikileaks: Bà Hillary cảnh báo về Vũ Hán, vũ khí sinh học từ năm 2009

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (ảnh: Shutterstock).

Trong đại dịch COVID-19, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã bác bỏ những nghi ngờ của cựu Tổng thống Donald Trump rằng virus Corona bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán và gọi những tuyên bố của ông là “phân biệt chủng tộc”.

Tuy nhiên một bài báo trên tờ Human Events cho biết, WikiLeaks đã thu thập được một bức điện tín của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2009. Trong đó, bà Clinton được cho là đã cảnh báo rằng, công việc được thực hiện tại Viện Virus học Vũ Hán có thể dẫn đến “mối lo ngại về phổ biến vũ khí sinh học”. 

Bài báo lưu ý, bức điện báo thu thập qua WikiLeaks được gửi từ Bộ Ngoại giao vào tháng 6/2009 tới tất cả các đại sứ quán ở các quốc gia thành viên trước phiên họp toàn thể của Nhóm Australia tại Paris. Bài báo thêm thông tin, Nhóm Australia là một diễn đàn kiểm soát xuất khẩu quốc tế được tổ chức nhằm ngăn chặn sự phổ biến của các công nghệ và nghiên cứu có thể được sử dụng trong vũ khí hóa học và sinh học. 

Bà Clinton đã viết: “Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải tập trung vào các công nghệ hóa học và sinh học mới nổi, các xu hướng buôn bán hàng hóa liên quan đến vũ khí hóa học và sinh học và các mối đe dọa.” 

Phát biểu tại Pháp, bà nói: “Hoa Kỳ tin rằng những người tham gia sẽ được hưởng lợi khi nghe về kinh nghiệm của quý vị khi hỗ trợ Trung Quốc thiết lập phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp độ 4 tại Viện Vi rút học Vũ Hán từ quan điểm kiểm soát xuất khẩu và chuyển giao công nghệ vô hình. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc Trung Quốc có kế hoạch kiểm tra như thế nào đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài đến từ các quốc gia có mối lo ngại về phổ biến vũ khí sinh học ”.

Vào tháng 3 năm 2020, sau khi cựu tổng thống Trump sử dụng thuật ngữ “virus Trung Quốc” để mô tả COVID-19, bà Clinton đã chỉ trích rằng ông Trump dùng lời lẽ phân biệt chủng tộc để đánh lạc hướng về những thất bại của ông trong việc đối phó nghiêm túc với virus ngay từ đầu. 

Khi bị cáo buộc là phân biệt chủng tộc vì sử dụng thuật ngữ “Virus Trung Quốc”, ông Trump trả lời, đó không phải là phân biệt chủng tộc vì virus này đến từ Trung Quốc và ông muốn mọi chuyện rõ ràng.