Tin tức thế giới ngày Thứ hai 24 tháng 5 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp

Share this post on:

Bắc Kinh tranh giành ảnh hưởng với Washington, từ Mỹ la-tinh đến Trung Đông

Cũng về Trung Quốc, Courrier International dịch bài viết của tờ Connectas nhận xét « Với các vac-xin, Trung Quốc quyến rũ châu Mỹ la-tinh ». Hạ tầng cơ sở, tín dụng và nay là dược phẩm, từ một thập niên qua Bắc Kinh luôn tìm cách tranh thủ sân sau của Mỹ.

Từ 1990 đến 2009, Trung Quốc đã đầu tư 7 tỉ đô la vào khu vực ; và từ 2010-2015 con số này đã tăng vọt lên 46 tỉ đô la. Năm 2019, Brazil, nhà sản xuất đậu nành hàng đầu thế giới đã xuất sang Trung Quốc đến 80% sản lượng, nhượng cho Bắc Kinh 13 thương cảng, và dự kiến bán thêm 15 cảng nữa. Achentina cũng bán 80% đậu nành cho Trung Quốc, ngược lại Bắc Kinh đầu tư vào dầu khí và cho vay để xây dựng các cảng, đường xe lửa.

Nhờ hướng ra Thái Bình Dương, Chilê ký hiệp ước tự do mậu dịch với Trung Quốc – nhà đầu tư lớn nhất vào năng lượng và khai thác lithium ở nước này. Bắc Kinh còn là chủ nợ chính của Bolivia, còn Venezuela được vay đến trên 62 tỉ đô la. Tại Ecuador, Trung Quốc tài trợ khoảng 12 dự án hạ tầng năng lượng.

Trong khi « ngoại giao khẩu trang » chưa thấy mang lại tác động, Trung Quốc ồ ạt cung ứng vac-xin cho các nước châu Mỹ la-tinh, nhờ đó cải thiện được hình ảnh. Chẳng hạn toorng thống Jair Bolsonaro, vốn là nhà lãnh đạo chống Trung Quốc nhất ở châu lục, vài ngày sau khi nhận được nguyên liệu để sản xuất vac-xin Coronavac đã bỏ lệnh cấm giao mạng 5G cho Hoa Vi (Huawei).

Còn tại Trung Đông, Bắc Kinh lợi dụng cuộc xung đột Israel-Palestine để tranh giành ảnh hưởng với Mỹ. Le Figaro nhận thấy điều bất thường là lần này Trung Quốc lớn tiếng đả kích Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, tuy xưa nay vẫn dè dặt đứng phía sau Nga trong hồ sơ này. Tờ báo cho biết nhân đại dịch, Trung Quốc dấn lên trong thế giới Ả Rập : thử nghiệm vac-xin ở Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất rồi cung ứng hàng loạt cho Maroc, Ai Cập, Irak, Algérie.

Nói về Tập Cận Bình, coi chừng « phạm húy »

Tại Hoa lục, The Economist ghi nhận tình trạng người dân tránh « phạm húy » tên Tập Cận Bình. Năm ngoái, đại gia địa ốc Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) cả gan nói về ông Tập như một « tên hề cởi truồng », đã bị lãnh án 18 năm tù vì tội tham nhũng.

Hôm 06/05, Vương Hưng (Wang Xing), một đại gia công nghệ Trung Quốc đăng một bài thơ cổ lên mạng Fanfou, chế giễu một hoàng đế Trung Hoa xưa đốt sách. Có người cho rằng ông này thực ra muốn mỉa mai Tập Cận Bình. Ông Vương vội vàng xóa bài, và các nhà kiểm duyệt cũng xóa tất cả những bình luận. Nhưng giá cổ phiếu công ty Mỹ Đoàn (Meituan) của ông nhanh chóng lao dốc, chỉ trong bốn ngày đã mất 26 tỉ đô la, khiến tài sản Vương Hưng bị bốc hơi 2,5 tỉ đô la.

Không khí hiện nay khiến ngay cả những người ủng hộ chính quyền cũng không dám nhắc tên Tập Cận Bình khi tụ họp với nhau, kể cả những bối cảnh vô hại. Họ chỉ nói « người mà ai cũng biết rồi đấy », « đại nhất », « anh cả » hoặc « bác của chúng ta ». The Economist cho biết trong một cuộc gặp riêng mới đây giữa các nhà ngoại giao, nhà quản lý, cán bộ ngân hàng mà câu chuyện chuyển sang chính trị, mọi người đều được yêu cầu tắt điện thoại cho an toàn.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Israel

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Israel vào ngày mai. Chuyến đi của ông diễn ra sau 11 ngày giao tranh giữa Israel và Hamas, nhóm Hồi giáo Palestine đang điều hành Gaza. Ông Blinken muốn tận dụng lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ thứ Sáu. Nhưng liệu Mỹ có thể thúc đẩy tiến trình hòa bình?

Các cuộc đàm phán trực tiếp Israel-Palestine gần nhất là từ năm 2014. Ông Blinken sẽ không đến thăm Gaza trong tuần này; vì Mỹ coi Hamas là một tổ chức khủng bố. Thay vào đó, ông sẽ gặp vị tổng thống già và ít tiếng nói của Palestine kiêm lãnh đạo Fatah, Mahmoud Abbas, người không có quyền lực đối với Hamas hay Gaza. Ông Blinken cũng sẽ gặp với Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu, người không quan tâm gì đến một giải pháp hai nhà nước – mà theo quan điểm của Tổng thống Joe Biden là “giải pháp duy nhất”. Một lệnh ngừng bắn dài hạn và có lẽ một vài viện trợ nhân đạo cho Gaza là điều khả dĩ nhất mà nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ có thể mong đạt được.

Các hãng năng lượng chịu áp lực xanh hóa từ nhà đầu tư

Trong nhiều năm, các ông chủ của các công ty dầu khí châu Âu đã buộc phải cư xử để không phật lòng giới vận động môi trường. Nhưng ở Mỹ, các công ty lớn vẫn luôn miệng chối bỏ biến đổi khí hậu.

Giờ đây không còn nữa. Các nhà đầu tư chủ động đang ép các gã khổng lồ năng lượng của Mỹ phải giải quyết vấn đề phát thải carbon. Tại cuộc họp cổ đông của ExxonMobil vào thứ Tư, một liên minh các nhà đầu tư sẽ cố gắng đưa bốn giám đốc có quan điểm thân thiện môi trường vào hội đồng quản trị để thúc đẩy chiến lược carbon thấp, như các đối thủ châu Âu đang tiến hành. Cùng ngày, Chevron, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai nước Mỹ, cũng đối mặt với các đề xuất đặt ra mục tiêu khí hậu khắt khe hơn tại cuộc họp thường niên.

Các nhà đầu tư chủ động đã tranh thủ được các đồng minh mạnh, bao gồm CalPERS và CalSTRS, các quỹ hưu trí khu vực công có tổng giá trị 700 tỷ đô la. Song hầu hết các nhà quản lý tài sản đều có nhiệm vụ tối ưu hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Và không phải ai cũng tin là các dự án điện xanh có thể giúp hái ra tiền trong ngắn hạn. Có một điều chắc chắn: các cuộc chiến cổ đông như vậy sẽ còn lặp lại trong tương lai.

Ecuador có tổng thống mới

Guillermo Lasso, ứng viên trung hữu đầu tiên thắng cử tổng thống Ecuador trong nhiều năm qua, sẽ nhậm chức hôm nay trong bối cảnh đất nước vẫn đang trải qua đại dịch covid-19 và suy thoái kinh tế sâu sắc. Sau chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tháng trước, ông Lasso có kế hoạch đẩy nhanh chương trình tiêm chủng chậm chạp của đất nước nhằm tiêm cho 9 trên 17,5 triệu người của đất nước chỉ trong 100 ngày, điều mà ông kỳ vọng sẽ giúp vực dậy nền kinh tế.

Các cải cách khác của ông Lasso có thể vấp phải phản đối gay gắt hơn. Ông không có nhiều đồng minh ở các vị trí quyền lực. Đảng của ông chỉ nắm giữ khoảng 1/10 số ghế trong quốc hội. Ông phải sống chung với một thỏa thuận lâu dài mệt mỏi với các đảng trung tả, bên nắm phần lớn số ghế còn lại. Còn ở nước ngoài, chính trị đang xoay chuyển về phía cánh tả ở Nam Mỹ, trong bối cảnh những người đương nhiệm theo khuynh hướng bảo thủ liên tiếp dính đòn hồi mã thương của chủ nghĩa dân túy. Có thể nói ông Lasso có cơ hội để tỏa sáng. Nhưng nếu ông thất bại, cứ nhìn các nước láng giềng của Ecuador sẽ biết chuyện gì xảy ra tiếp theo.

Các lãnh đạo quân sự thế giới họp bàn về vũ khí tự động

Hôm nay, các lãnh đạo quân sự từ khắp nơi trên thế giới sẽ họp online tại hội nghị Pháo binh Tương lai, một sự kiện thường niên xem xét sự phát triển của các hệ thống bom đạn. Người ta đang ngày càng quan tâm tới việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong vũ khí tấn công. Trong cuộc chiến với Armenia năm ngoái, Azerbaijan đã sử dụng các loại drone cảm tử do Israel sản xuất —tức các máy bay không người lái gắn chất nổ — có khả năng tự chọn mục tiêu. Một công ty Trung Quốc tên là Ziyan sẽ quảng cáo về một trực thăng không người lái gắn súng “tự động thực hiện … các nhiệm vụ chiến đấu phức tạp” bao gồm “tấn công chính xác có mục tiêu”. Trong khi đó Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) ra cảnh báo là nhiều vũ khí điều khiển từ xa hiện nay có thể được tự động hóa bằng cách nâng cấp phần mềm.

Nhưng có nhiều vấn đề. AI phụ thuộc vào dữ liệu sạch và đáng tin cậy — thứ không phải lúc nào cũng có trong tình trạng hỗn loạn của chiến tranh. Đầu tháng này, ICRC cũng khuyến nghị rằng vũ khí tự động “không thể đoán trước” — và những vũ khí nhắm vào con người — nên bị cấm. Nhưng Mỹ có thể phản đối. Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ Nhân tạo của họ tuyên bố lệnh cấm không có tác dụng – vì Trung Quốc và Nga có thể sẽ gian lận.

Chính phủ Trung Cộng tham vọng bá chủ tài chính toàn cầu bằng tiền kỹ thuật số

Về việc chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy dự án tiền kỹ thuật số trong những năm gần đây, một số chuyên gia nhận định đây chính là cách Bắc Kinh sử dụng để làm suy yếu đồng đô-la Mỹ, làm bá chủ tài chính toàn cầu.

Theo Epoch Times, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu về các loại tiền kỹ thuật số kể từ năm 2014. Vào tháng 8/2019, một báo cáo của Tân Hoa xã, cho biết Viện Nghiên cứu Tiền tệ Kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương, được thành lập vào năm 2017, cho đến nay “đã nộp đơn xin 74 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ tiền tệ kỹ thuật số.

Vào năm 2020, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành một văn bản yêu cầu 21 tỉnh và thành phố thực hiện “Chương trình thí điểm chung về phát triển sâu rộng toàn diện dịch vụ và thương mại đổi mới”. Một trong những nhiệm vụ được liệt kê trong chương trình là “thực hiện các dự án thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số ở Bắc Kinh, Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc, Đồng bằng sông Dương Tử, Quảng Đông-Hồng Kông-Macao và các khu vực ở miền trung và miền tây Trung Quốc. ”

Kể từ đó, đã có báo cáo trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc về việc thí điểm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số ở một số nơi, bao gồm hai thành phố – Thâm Quyến và Trường Sa và tỉnh Hải Nam ở miền nam Trung Quốc. Các thành phố ở miền đông Trung Quốc được đưa vào chương trình là Thượng Hải và Tô Châu. Thanh Đảo và Đại Liên là hai thành phố từ miền bắc Trung Quốc sẽ được thử nghiệm với dự án tiền kỹ thuật số.

Tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ được tổ chức vào tháng 3 năm nay, đã đề xuất “xây dựng lợi thế mới trong nền kinh tế kỹ thuật số” và “tích cực tham gia vào việc xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế cho công nghệ kỹ thuật số, như bảo mật dữ liệu, tiền tệ kỹ thuật số, và đánh thuế kỹ thuật số. ”

Với sự thúc đẩy mạnh mẽ để số hóa tiền tệ của mình, tham gia tích cực vào việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, và bắt đầu thử nghiệm thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới, rõ ràng là tham vọng của ĐCSTQ đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

ĐCSTQ tìm kiếm ‘Một địa cầu, hai hệ thống’

Lương Tín Quân, một chuyên gia Trung Quốc trong lĩnh vực tiền ảo và tiền kỹ thuật số, cho biết trong một bài phát biểu vào ngày 30/4 rằng “thực hiện chuyển đổi liền mạch các loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền (gọi tắt là DCEP) và cộng đồng tiền tệ kỹ thuật số ở nhiều quốc gia hơn, và sau đó thực hiện lưu thông thanh toán toàn cầu, là một giải pháp tài chính của “Một địa cầu, hai hệ thống”.

Tiền tệ kỹ thuật số có chủ quyền, hoặc DCEP, mà chuyên gia này đề cập đến là một dạng kỹ thuật số của đồng Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành, có các chức năng và thuộc tính như tiền giấy, được hỗ trợ bởi tín dụng có chủ quyền của Trung Quốc.

“Một địa cầu, hai hệ thống” mà Lương Tín Quân đề cập là một câu nói của ĐCSTQ, đề cập đến cả hệ thống chuyên chế do Bắc Kinh đại diện và hệ thống dân chủ phương tây, do Hoa Kỳ đại diện – đã cùng tồn tại trên thế giới.

Tham vọng bá chủ tài chính toàn cầu của ĐCSTQ

ĐCSTQ đã thiết lập CIPS (Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới), là hệ thống thanh toán xuyên biên giới dựa trên nhân dân tệ của riêng mình, tương tự như SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) tại Thượng Hải vào tháng 7/2015. 

“Hệ thống hiện bao phủ 94 quốc gia và khu vực trên sáu lục địa, và hoạt động kinh doanh của CIPS thực sự bao phủ hơn 3.000 pháp nhân ngân hàng tại 167 quốc gia và khu vực”. 

Nhưng ĐCSTQ cũng nhận ra rằng họ không có khả năng đe dọa ngay lập tức đồng đô la Mỹ trong hệ thống thanh toán quốc tế hiện tại. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của ĐCSTQ đối với các loại tiền kỹ thuật số, và quy định chặt chẽ về tiền điện tử dường như chứng minh rằng, họ đang tăng cường nỗ lực nghiên cứu và quảng bá trong các lĩnh vực này, để sử dụng chúng như một vũ khí tài chính chống lại Hoa Kỳ.

Dovey Wan, đối tác sáng lập tại Primitive Ventures, “một công ty đầu tư mạo hiểm toàn cầu tập trung vào blockchain và các công nghệ liên quan”, đã xuất bản một bài báo dài trên Coindesk vào ngày 17/5/2019, trong đó lưu ý tiền tệ kỹ thuật số của Trung Quốc có thể có ảnh hưởng lớn về mặt chính trị và kinh tế. “Nếu thành công, dự án nhân dân tệ (nhân dân tệ) kỹ thuật số này có thể mở rộng ảnh hưởng của ngân hàng trung ương Trung Quốc đối với cả nền kinh tế trong nước và quốc tế. 

Một số tuyên bố gần đây của Lý Ba, phó chủ tịch ngân hàng trung ương Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền kỹ thuật số.

Lý Ba cho biết trong một bài phát biểu ngày 18/4 tại Diễn đàn Bác Ngao châu Á cho biết, ngân hàng trung ương đang nghiên cứu các quy tắc quản lý đối với tiền điện tử như bitcoin và stablecoin.

Phản hồi từ Hoa Kỳ

Theo báo cáo của The Epoch Times vào tháng 4, Kyle Bass, người sáng lập và giám đốc đầu tư của Hayman Capital Management có trụ sở tại Dallas, đã cảnh báo rằng ĐCSTQ đang sử dụng đồng tiền kỹ thuật số của mình như “một con ngựa thành Troy chống lại các nền dân chủ phương Tây”. Người này nói rằng “thế giới tự do cần phải đặt nó ra ngoài vòng pháp luật.”

Peter Thiel, người sáng lập PayPal, đã bày tỏ mối quan ngại của mình về việc sử dụng tiền điện tử của ĐCSTQ. “Bitcoin cũng nên được coi [một phần] như một vũ khí tài chính của Trung Quốc chống lại Mỹ”, ông nói tại một sự kiện ảo được tổ chức cho các thành viên của Richard Nixon Foundation.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis trong một tuyên bố trên mạng xã hội vào ngày 19/5 nói rằng: “Trung Quốc đã tung ra đồng nhân dân tệ kỹ thuật số ở một số thành phố nhất định và họ muốn sử dụng nó cuối cùng để làm suy yếu vị thế của đồng đô la Mỹ trong thế giới tài chính. Đây là vấn đề an ninh quốc gia, và nếu Mỹ không đáp trả, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau”.

EU lên án việc Myanmar tính giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi

Reuters

Người biểu tình mang theo hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi.

Liên minh châu Âu (EU) hôm 23/5 đã bác bỏ đề xuất của ủy ban bầu cử do chính quyền quân nhân Myanmar chỉ định, theo đó tính giải tán Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đảng của nhà lãnh đạo bị phế truất Aung San Suu Kyi, vốn giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm ngoái.

“Nếu Ủy ban xúc tiến đề xuất này, nó sẽ lại cho thấy sự coi thường trắng trợn của phe quân nhân đối với ý nguyện của người dân Myanmar và đối với tiến trình pháp lý theo quy định”, một phát ngôn viên của Ủy ban điều hành EU cho biết trong một tuyên bố.

Cuối tuần trước, truyền thông trích dẫn Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên minh (UEC) do chính quyền bổ nhiệm, Thein Soe, nói rằng ủy ban sẽ phải giải tán NLD vì đã có hành vi gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử tháng 11.

Quân đội Myanmar chiếm quyền vào ngày 1/2 rồi lật đổ và bắt giữ nhà lãnh đạo dân cử là Suu Kyi, người đã lãnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại chế độ độc tài trong hai thập kỷ cuối cùng của chế độ quân nhân Myanmar trong giai đoạn 1962 – 2011.

Quân đội biện minh cho cuộc đảo chính của mình bằng cách cáo buộc NLD đã giành được chiến thắng vang dội thông qua một cuộc bỏ phiếu bị thao túng, mặc dù ủy ban bầu cử vào thời điểm đó đã bác bỏ những lời phàn nàn trên. NLD nói rằng họ đã giành chiến thắng một cách công bằng.

EU lặp lại quan điểm của NLD, nhấn mạnh chiến thắng của đảng này đã được tất cả các nhà quan sát độc lập trong nước và quốc tế xác nhận.

“Không có sự đàn áp hoặc thủ tục pháp lý giả mạo và vô căn cứ nào có thể mang lại tính chính đáng cho việc tiếm quyền bất hợp pháp của quân đội”, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết.

“EU sẽ tiếp tục lên án mọi nỗ lực nhằm lật ngược ý nguyện của người dân Myanmar và làm thay đổi kết quả của cuộc tổng tuyển cử vừa qua”.

Indonesia phát hiện cụm dịch viêm phổi Vũ Hán mới từ tàu chở hàng

Bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán ở Indonesia (ảnh: Từ video của Al Jazeera English)

Một quan chức chính phủ Indonesia, hôm Chủ nhật (23/5), cho biết, một nhóm 42 nhân viên y tế đã nhiễm bệnh sau khi tham gia điều trị cho 13 thuyền viên Philippines dương tính với virus Vũ Hán, nói rằng đang truy vết hàng chục trường hợp khác tiếp xúc với các thuyền viên, theo Reuters.

Khoảng 140 nhân viên y tế khác đã tiếp xúc gần với thủy thủ đoàn của con tàu chở hàng Hilma Bulker mang cờ Panama, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID sau khi cập cảng Java vào ngày 25/4, thống đốc tỉnh Ganjar Pranowo nói với Reuters.

Tàu Hilma Bulker đến Indonesia từ Ấn Độ.

Ông Ganjar cho biết, việc giải trình tự bộ gen cho thấy thủy thủ đoàn của tàu Hilma Bulker nhiễm biến thể B.1617.2 ở Ấn Độ, đồng thời cho biết thêm rằng một trong số các thủy thủ đoàn sau đó đã chết trong bệnh viện.

Hiện Indonesia là vùng dịch lớn thứ tư châu Á. Tính tới sáng 24/5 (giờ Việt Nam), nước này có 1.775.220 ca niễm virus Vũ Hán (tăng 5.280), trong đó có 49,328 ca tử vong (tăng) 123.