Re: 130 năm đại lộ Lê LợiInboxNhu Thanh Nguyen10:06 PM (24 minutes ago)to NGUYENTUONGTHUOC, nguyen, nguyenDuoc, Le, Du, Le, tran, LanChi, vu, Cua, Mail, MY, nam, MICHEL, HD, Tien, Doan, Hien, trungtin, ‘Duy, Y, email1951, me, happynguyen96Được gửi từ iPad của tôiVào ngày 11 thg 3, 2023, lúc 4:35 CH, ‘han nguyen’ via freeYNha68-75 <freeynha68-75@googlegroups.com> đã viết:Sent from my iPhoneBegin forwarded message:From: han nguyen <hann11867@yahoo.com> Date: March 11, 2023 at 8:38:25 AM HST n@gmail.com> Subject: Fwd: 130 năm đại lộ Lê LợiĐọc để biết.Hãn. Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: 130 năm đại lộ Lê Lợi (Bonard) ở trung tâm Sài Gòn Share Đại Lộ Lê Lợi là con đường được người Pháp khởi lập từ cuối thế kỷ 19. Hơn 1 thế kỷ qua, đoạn đường trung tâm này chỉ từng được gọi bằng 2 cái tên, đó là Boulevard Bonard thời Pháp và Đại lộ Lê Lợi từ năm 1955 cho đến nay. Boulevard Bonard thập niên 1920Cái tên Bonard (nhiều tài liệu nhầm tên thành Bonnard) được đặt theo tên của ông đề đốc hải quân Pháp tên là Louis Adolphe Bonard. Khi giữ chức thống đốc Nam Kỳ (nhiệm kỳ 1861-1863), Bonard là người đã ra lệnh cho viên sĩ quan công binh tên là Coffyn quy hoạch thành phố Sài Gòn. Đại tá công binh Coffyn đã cho đào một con kinh ngay gần phía sông Sài Gòn, được gọi là kinh Coffyn, nối liền kinh Chợ Vải (kinh Lớn) với rạch Cầu Sấu và rạch Bến Nghé. Hai bên bờ kinh Coffyn là con đường được đặt tên là Bonard. Đại lộ Bonard và Opera House nhìn từ trên cao. Ảnh chụp 100 năm trướcThời gian sau đó, do nhu cầu giao thông đường bộ tăng cao ở trung tâm Sài Gòn nên chính quyền lần lượt cho lấp các kinh rạch. Rạch Cầu Sấu bị lấp năm 1870 để thành đường Canton (sau này đổi tên thành đại lộ Somme, nay là đường Hàm Nghi). Năm 1887, kinh Chợ Vải bị lấp thành đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Đến năm 1892 thì kinh Coffyn thành đại lộ Bonard, đến năm 1955 đổi tên thành đại lộ Lê Lợi, và cái tên này được giữ nguyên đến ngày nay.Charner (Nguyễn Huệ) và Bonard (Lê Lợi) là 2 con đường giao nhau tại trục đường chính của Sài Gòn được người Pháp xây dựng ở trung tâm gần phía sông. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, hai con đường này đã trở thành trục đường sầm uất nhất của Sài Gòn khi còn mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Ngã tư Nguyễn Huệ – Lê LợiỞ bài viết trước, chúng tôi đã có dịp giới thiệu đại lộ Nguyễn Huệ trong loạt bài viết về những con đường nổi tiếng của Sài Gòn xưa, trong kỳ tiếp theo này xin giới thiệu đại lộ Lê Lợi, với sơ lược lịch sử hình thành, những vị trí ngã tư đường phố và tuyển chọn hình ảnh đẹp nhất của nó trong suốt lịch sử hơn 120 năm qua. Đại lộ Lê Lợi sầm uấtVào thời điểm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đại lộ Bonard kéo dài từ đường l’Hôpital đến đường Mac-Mahon. Đường Mac-Mahon sau 1955 là đường Công Lý (nay là NKKN), còn đường l’Hôpital sau này lần lượt đổi tên thành Pasteur, Đồn Đất, nay là đường Thái Văn Lung. Vì cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có Opera House, nên đại lộ Bonard đâm thẳng từ bùng binh Bồn Kèn đến tận đường Thái Văn Lung của ngày nay.Ngoài ra thì khi đó 2 con đường song song là Charner (Nguyễn Huệ) và Catinat (Tự Do) vẫn là hai đường chính từ bến sông vào trung tâm Sài Gòn, còn đường Bonard thì không quan trọng bằng. Chỉ sau khi Opera House được khánh thành năm 1900 và chợ Bến Thành ở vị trí hiện nay được xây xong năm 1914, nhà ga xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho dời từ đầu đường Hàm Nghi ở Bến Bạch Ðằng về quảng trường Cuniac (quảng trường chợ Bến Thành), thì đại lộ Bonard (Lê Lợi) cùng với đại lộ De la Somme (Hàm Nghi) mới bắt đầu phát triển các kiến trúc trên các trục đường này. Tuy vậy, đại lộ Lê Lợi có lợi thế hơn để trở thành con đường trung tâm, náo nhiệt nhất của thành phố nhờ có một đầu là chợ Bến Thành và ga xe lửa, còn đầu kia là Nhà hát Lớn thành phố. Đại lộ Lê Lợi vào đầu thập niên 1950, khi vẫn còn mang tên Bonard, có một đầu là Nhà Hát Thành PhốKhi chợ Bến Thành mới chưa được xây dựng thì đại lộ Bonard chỉ kéo dài tới đường Mac-Mahon (nay là NKKN). Đến năm 1914, khi chợ mới được xây dựng xong thì đại lộ Bonard kéo dài từ quảng trường Francis Garnier (nay là công trường Lam Sơn) đến quảng trường Cuniac (nay là quảng trường Quách Thị Trang).Chúng ta hãy cùng ngắm lại những địa điểm và công trình kiến trúc trăm năm trên đường Lê Lợi, tính từ đầu đường phía Nhà Hát Lớn Thành Phố.Ở đầu đường Lê Lợi, giao với đường Tự Do (tên cũ là Catinat) là Opera House được khánh thành năm 1900 trên đường Catinat, ngày nay mang tên đường Đồng Khởi. Kể từ năm 1956, nhà hát này bị tạm thời đổi công năng thành Nhà Quốc Hội. Sau khi nền đệ nhất cộng hoà sụp đổ năm 1963, nơi này có 1 thời gian mang tên là Nhà Văn Hóa, cho đến khi nền đệ nhị được thành lập năm 1967 thì toà nhà này lại đổi thành Hạ Nghị Viện của Quốc Hội, rồi đến năm 1975 thì được trả lại công năng nguyên thủy là một Nhà Hát của thành phố. Opera House thời điểm từ 1963 đến 1967 từng được gắn tên “Nhà Văn Hóa”Đằng trước Opera House (đầu đường Lê Lợi) là công trường Lam Sơn, được đặt tên theo địa danh gắn liền với người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Cái tên của công trường Lam Sơn chỉ xuất hiện từ năm 1955 cùng với tên đường Lê Lợi. Thời gian trước đó (thời Pháp thuộc), phần đất trước mặt tiền nhà hát có tên là Place Francis Garnier, được đặt theo tên một nhà thám hiểm, đồng thời là một sĩ quan người Pháp đã chỉ huy đánh chiếm Hà Nội năm 1873. Từ năm 1910, chính quyền Pháp đã cho đặt bức tượng của Francis Garnier tại đây cho đến năm 1955, như bạn có thể thấy ở trong tấm hình bên trên.Từ sau năm 1955, khu vực này được gọi là công trường Lam Sơn, Công viên bên trong công trường này cũng được gọi là công viên Lê Lợi. Thập niên 1960, chính quyền VNCH đã đặt một bức tượng có hình 2 binh sĩ TQLC nổi tiếng ở chính giữa công trường Lam Sơn. Toàn cảnh công trường Lam Sơn trước 1975Cái tên Công trường Lam Sơn được giữ nguyên cho đến sau này, là nơi đã ghi dấu ấn trong ký ức người Sài Gòn vì có quang cảnh thoáng mát cùng 2 hàng cây cổ thụ cao lớn dọc 2 bên. Tuy nhiên từ năm 2014, toàn bộ cây cối tại công viên quảng trường này đã bị chặt bỏ để xây nhà ga của tuyến đường sắt đô thị. Góc ảnh khác của công viên Lê Lợi trong công trường Lam Sơn, đầu đường Lê Lợi– Đối diện với Công trường Lam Sơn là quán cafe Givral nổi tiếng nằm ở tầng trệt của Eden, là tòa nhà 6 tầng ngay góc Tự Do – Lê Lợi. Đây là một địa chỉ nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ, ký giả, chính trị gia. Họ thường gặp nhau tại chốn thanh lịch này để trao đổi tin tức thời sự, vừa uống cafe vừa ngắm nhìn phố xá, dinh thự sang trọng qua khung cửa kính rộng. Quán Givral tọa lạc trên một phần nền cũ của “Grand Café de la Musique”, một quán giải khát nổi tiếng vào những năm 1900. Sau đó quán cà-phê nhường chỗ cho nhà thuốc Âu dược. Đến năm 1950, khu phố này được tái thiết, cao ốc Eden được xây lên giữa đường Bonard (Lê Lợi), 2 bên là Catinat (Tự Do) và Charner (Nguyễn Huệ). Nhà thuốc Solirène biến mất, từ đó quán cà-phê Givral ra đời. Cafe Givral bên trái hình– Đầu đường Lê Lơi, phía đằng sau là Caravelle trên đường Tự DoKế cận bên công trường Lam Sơn là bùng binh đầu tiên của Sài Gòn ở ngã tư giao lộ Charner và Bonard (Nguyễn Huệ là Lê Lợi), thường được gọi là bùng binh Bồn Kèn.Theo học giả Vương Hồng Sển, bùng binh Bồn Kèn cũng từng được gọi là một cái “bồn binh”, cách đây tròn 100 năm là một bậc hình bát giác, các lính Pháp thường đến đây thổi kèn trỗi nhạc Tây cho người dân thưởng thức, nên được gọi là Bồn binh Bồn Kèn, sau thành “Bùng binh Bồn Kèn”. Trong hình Sài Gòn thập niên 1920 sau đây, ta có thể nhìn thấy cái vòng tròn hình bát giác đó: Trục đại lộ Charner và Bonard với Bùng binh ở giữa. Hình chụp vào thập niên 1920Thời kỳ sau này, người ta xây dựng ở giữa một hồ nước, có cây liễu rũ xuống xung quanh rất đẹp, nên sau này được gọi là Bùng binh Cây Liễu.Từ năm 2014, hồ nước này bị đập bỏ để xây phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhưng đến năm 2019 lại xây một hồ nước khác ngay tại vị trí cũ. Bùng binh Cây Liễu sau 1975Xung quanh ngã 4 này là những toà nhà nổi tiếng gắn liền với 2 tên đường Nguyễn Huệ – Lê Lợi là Thương xá TAX, thương xá EDEN, khách sạn REX. Bạn có thể xem hình ở bên dưới: Đại lộ Lê Lợi nhìn từ REX Hotel (nằm ở góc ngã 4)Nếu đi tới một đoạn nữa là tới ngã 4 Pasteur và Lê Lợi. Thời Pháp, tên của 2 con đường này là Pellerin và Bonard. Ngã 4 Lê Lợi – PasteurỞ góc ngã 4 này có toà nhà Viễn Đông chuyên kinh doanh hàng điện tử. Ở tầng trệt, ngay bên phải của Viễn Đông có một nhà nhỏ không biển hiệu, giăng bạt ở hiên để bán nước mía, nên người ta vẫn thường gọi là Nước mía Viễn Đông. Đại lộ Lê Lợi, hướng đi về phía Hạ Nghị Viện (Opera House). Ngay phía trước là ngã tư với đường Pasteur, nước mía Viễn Đông ở bên phải– Bên trái hình là Hạ Nghị Viện– Ở vị trí tòa nhà Viễn Đông này (góc đường Lê Lợi – Pasteur), trước năm 1955 là rạp chiếu phim Casino Saigon nổi tiếng, nằm ở số 28 đường Bonard. Trước đó rạp Casino Saigon này được thành lập từ năm 1910, trước đó nữa là ở địa chỉ số 30 Bonard, sau đó mới xây thêm cơ sở mới, còn nhà cũ trở thành nhà hàng khách sạn. Đến năm 1955, rạp Casino Saigon như trong ảnh bên trên bị phá bỏ, thành tòa nhà Viễn Đông, còn rạp Casino Saigon mới khác thì được dời qua sát bên cạnh, về phía đường Pasteur, như trong hình bên dưới: Rạp Casino ở đường Pasteur–Bên kia góc đường Pasteur là Nhà hàng Kim Hoa, chuyên về các món ăn Việt, Tây, Tàu. Mặt tiền có mái chìa ra và mành sáo che nắng mưa cho thực khách ngồi ngoài hè đường. Vỉa hè nhà hàng Kim Hoa đại lộ Lê Lợi– Ngay góc Lê Lợi – Pasteur còn có một góc đường là Bưu Điện Quận 1, nơi ngày nay là Saigon Centre– Bưu điện Quận 1 bên trái hìnhĐi một đoạn nữa là đến ngã 4 Lê Lợi – Công Lý. Đường Lê Lợi khá ngắn, nguyên con đường dài chỉ khoảng 1km và cũng chỉ có 2 ngã tư là Lê Lợi – Pasteur và Lê Lợi – Công Lý. Đường Lê Lợi, đoạn giữa Pasteur và Công Lý. Bên trái hình là ngã tư với Pasteur, bên phải hình là ngã tư với Công Lý– Toàn cảnh đường Lê Lợi với 2 ngã tư, hình nhìn về phía chợ Bến Thành. Bên trái là Bưu Điện Quận 1, nơi ngày nay là Saigon CentreThời VNCH, ngã 4 Lê Lợi – Công Lý (đúng ra là Ngã 5 vì có thêm đường Nguyễn Trung Trực đổ ra) là khu vực bán sách cũ nổi tiếng nhất của Sài Gòn, nằm sau bờ tường của Bộ Công Chánh. Nơi này được ký giả thời đó mô tả trong trang báo năm 1972 đăng trên Đời như sau:“Các khu bán sách báo cũ nằm rải rác nhiều nơi ở Sài Gòn ngày nay đã trở nên gần gũi với một phần lớn dân chúng thành phố. Thường lệ và đặc biệt vào các chủ nhật và ngày lễ, khách hàng thuộc đủ giai cấp xã hội tấp nập đến các khu sách báo cũ chọn mua những món ăn tinh thần với giá rất hạ”. Khu bán sách góc Công Lý – Lê LợiKhu này ban đầu chỉ có vài gian sách nhỏ, sau đó lấn ra lề đường cản trở lưu thông nên cảnh sát đến giải tán triệt để. Nhưng dần dần vì không thể dẹp bỏ được nhu cầu mua bán chính đáng nên khu bán sách này được chính quyền chấp thuận cho tồn tại, có đóng thuế đất hằng năm vài ngàn đồng và vài chục đồng thuế chỗ ngồi mỗi ngày.Hiện nay, khu sách này chính là vị trí của tòa nhà Sài Gòn Centre – Takashimaya.Cũng ở khu vực sách này, lùi lại một chút ở bên kia đường là nhà sách Khai Trí nổi tiếng của Sài Gòn. Nhà sách này của ông Nguyễn Hùng Trương, có mặt tiền 2 căn nhà trên đại lộ Lê Lợi khi còn mang tên Bonard vào đầu thập niên 1950. Các độc giả, khách hàng của Khai Trí là những trí thức, sinh viên học sinh, từ em bé, thiếu niên, thanh niên cho đến các vị đã cao niên đều thường xuyên ghé qua. Cửa hàng sách vừa có chiều sâu vừa có bề rộng, bày tầng tầng sách báo từ trong ra ngoài, lúc nào cũng đầy ắp người. Nhà sách khai Trí hiện nay là nhà sách FAHASA Sài Gòn ở số 60 Lê Lợi. Ngay chính giữa ngã 4 này ở phía bên kia nữa là nhà thuốc Diệu Tâm, trước đó mang tên Pharmacie Bonard. Kề bên đó là dãy nhà ba, bốn tầng, nơi đặt nhiều văn phòng đại diện các xí nghiệp, tư thất các nhân viên sứ quán… Nhà thuốc Diệu Tâm ngay ngã 4Cách đó không xa là rạp Vĩnh Lợi, được nhiều người vào xem vì giá vé rẻ. Rạp này ra đời từ thập niên 1930 mang tên là Cinéma Bonard. Cách rạp Vĩnh Lợi một hẻm nhỏ là nhà hàng Thanh Bạch, có ghế bàn đặt trên bờ hè trước quán, khách vừa có nơi ăn uống thoáng đãng vừa được ngắm cảnh sinh hoạt trên phố xá. Tiệm cơm Thanh Bạch nằm tại tầng trệt của tòa nhà năm tầng, lầu một đến lầu hai thuộc về nhà hàng và khiêu vũ trường Olympia (tên cũ là Thiên Hương). Rạp Vĩnh Lợi và khiêu vũ trường Olympia– Quán Thanh Bạch bên cạnh rạp Vĩnh LợiTại góc đường Công Lý – Lê Lợi nhìn về phía chợ Bến Thành thấy trước mặt có một ngã 5, vì có thêm đường Nguyễn Trung Trực đổ ra. Ngay góc Lê Lợi và Nguyễn Trung Trực là nhà hàng Kim Sơn mở từ thập niên 1950, bên kia đường là nhà sách Vĩnh Bảo, có tầng trên lầu nhà phòng trà Quốc Tế (International) ở phía giáp đường Công Lý, như bạn có thể thấy ở hình bên dưới. Ngã 5 Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực – Công Lý. Nhà màu trắng phía bên phải hình là Thương Xá Tam Đa (Crystal Palace) trên đường Công Lý do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, là nơi tầng 3 có nhà hàng ca vũ nhạc Pha Lê. Giới mộ điệu ca nhạc thường ghé qua khu phố Công Lý này, tìm đến các trung tâm phát hành băng nhạc Mạnh Phát, Phạm Mạnh Cương, Thúy Nga, Jo Marcel, Shotguns… hoặc đi qua trung tâm Tiếng Hát Đôi Mươi của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phía bên đường Nguyễn Trung Trực cạnh nhà sách Vĩnh Bảo.Ở bên trái của tấm hình bên trên, chúng ta có thể thấy nhà hàng Kim Sơn như hình bên dưới. Hầu hết ca sĩ – nhạc sĩ xưa đã từng ngồi ở nhà hàng Kim Sơn, bởi vì có nhiều phòng trà ở khu nàyỞ tầng trên cùng của nhà hàng Kim Sơn là phòng trà Bồng Lai, như các bạn thấy trong hình bên dưới: Phòng trà Quốc Tế và phòng trà Bồng Lai là 2 phòng trà nổi nhất đầu thập niên 1960, nằm sát nhau, cùng nằm trên đại lộ Lê Lợi và chỉ cách nhau bằng một con đường nhỏ Nguyễn Trung Trực, vì vậy các ca sĩ xưa thường là nhận lời hát cho 2 phòng trà này trong cùng một đêm vì dễ dàng chạy qua chạy lại giữa 2 bên. Ngã 3 Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực (Sài Gòn). Bên phải là phòng trà Quốc Tế (International), còn phòng trà Bồng Lai nằm trên lầu của căn nhà bên tráiTrước khi chợ Bến Thành mới được xây năm 1914 thì đại lộ Bonard kết thúc ở đoạn ngã 5 này. Từ khi chợ Bến Thành được xây dựng năm 1914 thì đoạn từ Mac-Mahon (đường Công Lý) đến Chợ Bến Thành trở thành đại lộ Bonard nối dài. Đoạn này có một bệnh viện thuộc hàng lâu đời của Sài Gòn, đó là Y viện Sài Gòn, thường được gọi là Nhà thương thí, sau gọi là Bệnh viện Đô Thành, được xây dựng từ năm 1903. Đến năm 1937 nhà thương thí được tái thiết rồi mang tên bác sĩ Dejean de la Bâtie. Con cháu của ông Hứa Bổn Hòa (tức chú Hỏa) đã góp chi phí để xây dựng lại nhà thương, nên người Sài Gòn cũng gọi đây là nhà thương Chú Hỏa. Hiện nay, nơi này là Đa khoa Sài Gòn tại số 125, đường Lê Lợi, P Bến Thành, Q1. Nhà thương Dejean de la Bâtie năm 1949, nay là Bệnh Viện Đa Khoa Sài GònTừ vị trí này, nếu đi 1 đoạn ngắn nữa là tới đầu đường Lê Lợi, nơi có tượng đài Trần Nguyên Hãn, sau năm 1963 có xây thêm tượng của Quách Thị Trang, và quảng trường trước chợ Bến Thành cũng đổi tên thành quảng trường Quách Thị Trang. Đại lộ Lê Lợi nhìn từ phía chợ Bến ThànhĐường Lê Lợi tuy ngắn nhưng là một phần lịch sử của Sài Gòn với cuộc sống sầm uất. Rất nhiều hình ảnh xưa đã lưu dấu con đường Bonard – Lê Lợi, không thể đăng lên hết trong bài viết này, nên chỉ xin chọn lọc những tấm hình đẹp nhất sau đây: Đại lộ Lê Lợi về đêm. Hình chụp năm 1969, từ khách sạn Caravelle về phía khách sạn REX– Toàn cảnh đại lộ Lê Lợi nhìn từ khách sạn Caravelle– Bài: Đông Kha (chuyenxua.vn) Nguồn ảnh: flickr mạnh — |