Tình hình Căng thẳng tại Ukraine: Nhiều quốc gia hối thúc công dân mình rời khỏi Ukraine

Share this post on:

BBC 11 tháng 2, 2022

Một quân nhân Nga có vũ trang ở Crimea
Chú thích hình ảnh,Các cường quốc nước ngoài đã tăng cường cảnh báo về một cuộc xâm lược của Nga

Nhiều quốc gia đã kêu gọi công dân của mình rời khỏi Ukraine trong khung cảnh một cuộc xâm lược của Nga gần kề.

Văn phòng ngoại giao Anh thông báo tất cả công dân Anh “nên rời (Ukraine) ngay bây giờ khi các chuyến bay thương mại vẫn còn”.

Hoa kỳ thì cho biết một cuộc xâm lược của Nga có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tổng thống Biden nói “mọi thứ có thể trở nên tồi tệ nhanh chóng”. Ngược lại, Nga nhiều lần bác bỏ kế hoạch xâm lược Ukraine dù đã điều hơn 100.000 quân đến gần biên giới và bao vây Biển Đen.

Hiện nay, Nga bắt đầu các cuộc tập trận quân sự lớn với láng giềng Belarus. Ukraine cáo buộc Nga ngăn cản đường tiếp cận biển của nước này.

Điện Kremlin cho biết họ muốn thực hiện “lằn ranh đỏ” nói rằng nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ không được phép gia nhập NATO.

Một số quốc gia kêu gọi công dân rời đi có Hoà Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Latvia thì nói “một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh do Nga gây ra”.

Các nỗ lực ngoại giao đang được tiến hành để xoa dịu cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cảnh báo người cùng cấp ở Moscow rằng một cuộc xâm lược Ukraine sẽ gây ra “hậu quả bi thảm” cho cả hai nước. Tuy nhiên, ông Sergei Shogiu phía Nga cho biết căng thẳng quân sự gia tăng ở châu Âu là “không phải lỗi của chúng tôi”.

Căng thẳng hiện tại diễn ra 8 năm sau khi Nga cưỡng chế sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Kể từ đó, quân đội Ukraine đã bị khóa trong cuộc chiến với phiến quân do Nga hậu thuẫn ở các khu vực phía đông gần biên giới Nga.

Moscow cho rằng họ không thể chấp nhận việc Ukraine, một nước thuộc Liên Xô cũ có quan hệ xã hội và văn hóa sâu sắc với Nga, có thể gia nhập liên minh phòng thủ Nato và họ không cho phép làm điều này.

Nga đã ủng hộ cuộc nổi dậy vũ trang đẫm máu ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Khoảng 14.000 người – bao gồm nhiều thường dân – đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh kể từ đó.

Có một số gợi ý rằng sự tập trung mới vào cái gọi là thỏa thuận Minsk – nhằm mục đích chấm dứt xung đột ở miền đông Ukraine – có thể được sử dụng làm cơ sở để xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện nay.

Ukraine, Nga, Pháp và Đức ủng hộ các hiệp định trong năm 2014-2015.

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ QUÂN NGA ĐÓNG XUNG QUANH UKRAINE

bản đồ

Theo BBC

https://www.bbc.com/news/world-europe-60355295