Bình luận, CSVN, Đảng CSVN, Độc tài, Đời sống, Việt Nam, Xã Hội Chủ Nghĩa

Bầu cử Quốc hội Việt Nam: Một việc làm vô ích

0 Comments

Cuộc bầu cử ngày 23 tháng 5 được thực hiện nhằm đóng dấu thừa nhận sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bởi Mu Sochua (The Dipomat)

Ngày 19 tháng 5 năm 2021

Mặt tiền Quốc hội của CS Việt Nam tại Hà Nội.

Hình Wikimedia Commons / Grayswoodsurrey

Ngày 23/5, (CS) Việt Nam sẽ tổ chức bầu cử các đại biểu Quốc hội khóa 15 và Hội đồng nhân dân các cấp. Tổng cộng có 868 ứng cử viên để tranh 500 ghế Quốc hội.

Cũng như những lần trước, Việt Nam hiện vẫn là một trong số ít các quốc gia độc đảng còn sót lại trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến ​​sẽ tóm thu các kết quả để kéo dài thời gian cầm quyền trong 5 năm tới (và có thể nhiều năm khác nữa – Lời người dịch). Tỷ lệ cử tri đi bầu dự kiến sẽ cao, nếu các cuộc bầu cử vẫn tiếp diễn, bất chấp các cuộc đàn áp nhân quyền gia tăng trong vài năm qua.

Cuộc bầu cử sẽ được tự do và công bằng không?

Chắc chắn là không. Việt Nam thiếu hẳn những tiêu chuẩn đó. Các cuộc bầu cử tự do và công bằng phải đáp ứng các tiêu chuẩn như quá trình bầu cử đáng tin cậy, công bằng và minh bạch, phản ảnh ước nguyện của người dân và không bị đe dọa trong môi trường tôn trọng nhân quyền.

Tương tự như nước láng giềng Lào, Việt Nam là một quốc gia độc đảng do ĐCSVN lãnh đạo và kiểm soát chặt chẽ cuộc bầu cử. Không có cơ quan độc lập giám sát bầu cử và theo dõi tiến trình lựa chọn ứng cử viên để bảo đảm những ai được xem là bất lợi cho đảng sẽ không bị loại hoặc ngăn chặn những công dân tự do tham dự các buổi tiếp xúc công cộng và tiếng nói đối lập thực sự được lắng nghe.

Lấy một ví dụ, Ủy ban Bầu cử Quốc gia do Quốc hội thành lập, có trách nhiệm tổ chức bầu cử, được đứng đầu bởi Chủ tịch Quốc hội, là thành viên cao cấp của đảng CS đồng thời cũng tham gia cuộc tranh cử này. Quá trình ứng cử được kiểm soát chặt chẽ bởi ĐCSVN lãnh đạo thông qua tổ chức ngoại vi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua nhiều vòng tuyển chọn, với một quy trình không rõ ràng để cứu xét và loại bỏ những ứng cử viên được xem là “không đủ tiêu chuẩn”. Năm nay, trong số 868 ứng cử viên, chỉ có chín (09) người tự ứng cử, trong đó sáu người là đảng viên ĐCS.

Hơn nữa, với các vị trí lãnh đạo chủ chốt và thành phần của Quốc hội sắp tới, gồm số ghế cho các thành viên Ủy ban Trung ương và các nhóm khác, đã được xác định vài tuần trước ngày bầu cử, cử tri không có sự lựa chọn tại thùng phiếu.

Tại sao có quá ít ứng cử viên độc lập?

Ngoài tiến trình gạn lọc dành ưu tiên cho các ứng cử viên của ĐCSVN, đã có ít nhất hai ứng cử viên độc lập bị bắt và một số người khác bị hăm dọa, vì tham dự vào bầu cử sắp tới, gồm một nhà bảo vệ nhân quyền đã bị buộc ký cam kết hứa sẽ không cạnh tranh trong cuộc bầu cử. Cả hai ứng cử viên Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh đều bị truy tố theo Điều 117 Bộ luật Hình sự về tội “tạo ra, tàng trữ hoặc truyền bá tin tức, tài liệu hoặc vật liệu” chống nhà nước, với hình phạt lên đến 20 năm tù. Những người bày tỏ tương tự ý định tranh cử hoặc thảo luận về cuộc bầu cử trên Facebook, đã bị công an tra vấn và hành hung trong nhiều ngày.

Sự trả đũa như vậy đã làm ngăn chặn quyền tham gia bầu cử mà không phải lo sợ hoặc bị đe dọa, cũng như tính hợp pháp của cuộc bỏ phiếu. Ngay cả khi những chiến thuật này không đủ làm cho các ứng cử viên rút lui, không chắc họ sẽ vượt qua được tiến trình duyệt xét nghiêm ngặt, như đã từng thấy khi loại bỏ hầu hết số 77 ứng cử viên tự ứng cử năm nay. Đây là phản ảnh sự bất khoan dung của đảng cầm quyền trước những quan điểm đối lập và sự chỉ trích.

Chúng ta mong đợi điều gì ngày bỏ phiếu?

Dựa trên các cuộc bầu cử trước đây, người ta có thể biết tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, gần 100%. Mặc dù cuộc bỏ phiếu về cơ bản không phải là một sự kiện (hấp dẫn) ở Việt Nam, nhưng sự tham gia đông đảo là cho phép bỏ phiếu ủy nhiệm, nghĩa là một người có thể bỏ phiếu cho toàn gia đình, bất chấp khái niệm đầu phiếu phổ thông và bình đẳng. Theo báo cáo năm 2015, tỷ lệ trung bình cách bầu như thế trên toàn quốc ở nông thôn là 28%, trong đó phụ nữ được người khác bỏ phiếu thay mình cao hơn gấp đôi so với nam giới.

Vì ĐCSVN muốn tạo ra ý niệm về việc ủy quyền gần như nhất trí, chính quyền địa phương buộc phải bảo đảm lượng cử tri đi bầu cao nên cho phép thực hiện phương cách bỏ phiếu (ủy nhiệm) như vậy.

Trong Quốc hội khóa trước, Việt Nam có tỷ lệ đại biểu nữ tương đối vững (theo IPU , 26,7%), bao gồm chủ tịch là nữ giới. Con số này có tạo ra ý tưởng là có sự tham gia cao của phụ nữ vào chính trị không?

Không, vì Quốc hội là cơ quan lập pháp mục đích để đóng dấu các quyết định của ĐCSVN. Những người thực sự nắm giữ quyền lực đều thuộc về Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng. Sự phân tích sâu về cơ cấu và thành phần của đảng cho ta thấy rõ hơn về sự tham gia của phụ nữ vào nền chính trị. Hiện nay, 9,5% Ủy ban Trung ương là phụ nữ, trong khi trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị chỉ có một phụ nữ lại đứng đầu Ban Dân vận Trung ương chỉ có trách nhiệm khiêm tốn của Bộ Chính Trị. Do đó, khả năng lãnh đạo thực tế và sự tham gia chính trị của phụ nữ không được thể hiện trong một cơ cấu quyền lực vốn lấy nam giới làm trung tâm.

Tình hình nhân quyền ở Việt Nam như thế nào?

Rất kinh khủng và ngày càng tệ hơn. Dưới chế độ độc đảng, Việt Nam đã vi phạm có hệ thống các quyền tự do cơ bản; nó duy trì sự kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông, không khoan nhượng với những nhà bất đồng chính kiến. Năm năm qua dưới thời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, ĐCSVN đã gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, trong đó có sự gia tăng số người bị bắt vì các hoạt động “chống phá nhà nước”. Theo tổ chức nhân quyền Dự án 88 , năm 2020 đã có ​​hàng chục người bị truy tố chỉ vì hoạt động ôn hòa, nhiều vụ bắt giữ phụ nữ và nhà báo, và bản án tù lâu dài hơn đối với những người vi phạm được gọi là luật an ninh quốc gia. Hiện có 235 tù nhân chính trị ở Việt Nam và hàng trăm người khác có nguy cơ bị bỏ vì thực hành các quyền tự do cơ bản của họ.

Những tháng trước khi Đại hội ĐCSVN họp vào tháng Giêng, là dịp họp thường niên để xác định các nhà lãnh đạo và định hướng chính sách của Việt Nam, đã có ​​hàng loạt vụ bắt giữ và truy tố, trong đó có ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập đã bị kết án tù khắc nghiệt, từ 11 đến 15 năm, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Theo LHQ, những bản án này được đưa ra trong bối cảnh gia tăng sự kiểm soát quyền tự do ngôn luận.

Trong khi sự đàn áp trực tuyến không phải là mới, nhưng các quyền tự do internet ngày càng bị tấn công khi ngày càng có nhiều người bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, sự sách nhiễu ở Việt Nam đã chuyển sang các đối tượng bày tỏ trực tuyến gồm các cuộc tấn công thể chất, dùng mạng do nhà nước bảo trợ (DLV), cũng như sự đồng lõa của các gã công nghệ kếch sù như Facebook và YouTube đã tuân hành yêu cầu kiểm duyệt của chế độ. Vào năm 2020, trong số 27 tù nhân chính trị được Tổ chức Ân xá chỉ định là tù nhân lương tâm, đã có 21 người bị nhắm trả thù vì biểu hiện qua trực tuyến.

Bầu không khí cuộc bầu cử sắp tới sẽ rất ngột ngạt. Hành động của nhà chức trách trong việc khóa miệng các nhà phê bình và dập tắt tiếng nói độc lập, nhằm mục đích đảm bảo chiến thắng cho ĐCSVN, và củng cố cuộc bầu cử chẳng có ý nghĩa, và đúng hơn chỉ là một quá trình nhằm phục vụ lợi ích của chế độ để họ tiếp tục nắm quyền. Tính chính đáng chỉ có thể đạt được khi người dân được phép lựa chọn người lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng, là những điều kiện đòi hỏi trong số nhiều điều kiện khác; phải trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, chấm dứt sự quấy nhiễu thường xuyên đối với những người hoạt động cho quyền con người một cách hòa bình, cải cách luật bầu cử và mời các quan sát viên độc lập giám sát các cuộc bầu cử. Chỉ khi đó, tính hợp pháp mà ĐCSVN đi tìm kiếm mới thực sự chính đáng.

Theo The Diplomat (nhà Ngoại Giao), ngày 19/5/2021

https://thediplomat.com/2021/05/vietnams-national-assembly-vote-a-futile-gesture/

TV-HD Press phỏng dịch.

Tags from the story:
Written By

thoisu 02