Written By
Lịch sử, Tư do ngôn luận, Tư do thông tin, Tư tưởng, Việt Nam Cộng Hòa
Bộ Sách: Bản Tuyên Ngôn Quôc Tế Nhân Quyền Của VNCH phát hành năm 1965

Bộ sách Bản Tuyên Ngôn Quôc Tế Nhân Quyền của chánh Phủ Việt-Nam Cộng-Hoà ấn hành năm 1965 tại thủ đô Saigon do Luật Khoa Tạp Chí lưu giữ.
Tập sách này có kích thước 12×15 cm, dày 40 trang, được in nhân kỷ niệm 17 năm ngày Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 tại Paris, đánh dấu một bước ngoặt lớn của nhân loại trong lĩnh vực nhân quyền.
Những thảm hoạ nhân quyền trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã thúc đẩy các quốc gia cần thừa nhận một chuẩn mực chung về nhân quyền, đảm bảo không ai bị phân biệt đối xử, ai cũng như ai, đều có quyền sống trong an bình và no ấm, gần 70 năm qua, nhiều quốc gia đã lấy bản tuyên ngôn này làm cơ sở cho việc soạn thảo hiến pháp và pháp luật. Khi đưa ra phán quyết của mình, cả Tòa Công lý Quốc tế và các tòa quốc gia đều xem tuyên ngôn như một công cụ giải thích các điều luật. Bản tuyên ngôn luôn ở vị trí hàng đầu trong các cuộc tranh luận chính trị, ngoại giao về thực thi quyền con người tại các quốc gia.
Thời Việt Nam Cộng hòa, học sinh trung học (lớp 6 đến lớp 12 ngày nay) được tiếp cận với nhân quyền và chính trị khá sớm qua môn Công dân giáo dục, trong chương trình cập nhật hóa năm 1970-1971, học sinh lớp 6 được dạy về Luật đi đường; học sinh lớp 7 và lớp 8 được học về tổ chức học đường, đời sống xã hội, đời sống tôn giáo và bổn phận của học sinh.
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dạy cho học sinh lớp 9 cùng với Công dân quyền, Quyền tự do cá nhân, Quyền tự do tư tưởng, Quyền kinh tế xã hội và Bổn phận của công dân, học sinh lớp 10 được học chủ yếu về quốc gia, yếu tố cấu thành quốc gia, quốc gia độc lập, tổ chức bộ máy công quyền của Việt Nam Cộng hòa, giao tế xã hội và vấn đề thiếu nhi phạm pháp, lên lớp 11, học sinh được học khái lược về kinh tế: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, kinh tế tự do, kinh tế chỉ huy và vai trò của tiền tệ, ngân hàng, mậu dịch quốc tế.
Tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này được trích từ tạp chí nghiên cứu Mémoires d’Indochine (Hồi ức Đông Dương) tại Pháp.
Tạp chí này là diễn đàn mở cho sinh viên và các nhà nghiên cứu thảo luận, trao đổi tài liệu nhằm làm rõ lại lịch sử Đông Dương (Campuchia, Lào và Việt Nam) không qua lăng kính của kẻ chiến thắng, mà thông qua những câu chuyện đời thường, hồi ức của các diễn viên, các phiên xét xử và các tác phẩm báo chí, văn học, điện ảnh bên lề của lịch sử.
Dưới đây là 40 trang của tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dịch và in tại miền Nam năm 1965.




Nguồn : Page Sài Gòn Xưa
Read more at: https://anhxua.net/album/bo-sach-ban-tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen-cua-vnch.htmlhttp://Bộ Sách Bản Tuyên Ngôn Quôc Tế Nhân Quyền Của VNCH
Related News
Lễ Húy Nhật Đức Phật Thầy Tây An năm thứ 167
Đào Hiếu Thảo Lễ Húy Nhật Đức Phật Thầy Tây An năm thứ 167 được long trọng cử hành vào trưa chủ nhật 24 tháng...
Huỳnh Ngọc Chênh – Hệ quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ
11/9/2023" Với lợi thế đó của đảng cầm quyền, giới bất đồng chính kiến, giới đấu tranh nhân quyền, giới hoạt động xã hội...
Jane Fonda: “Tôi mang theo sự hối hận xuống mồ”
Mai Nguyễn /SGN03 tháng 9, 2023” Trong talkshow được phát đi vào ngày 2 Tháng Chín 2023, khi được người dẫn chương trình hỏi rằng...
Ông Biden phải làm sao để xiêu lòng Việt Nam – mà vẫn giúp được những người kẹt sau song sắt
The Washington Post :How Biden can court Vietnam — and help those stuck behind bars” As other presidents have done, Mr. Biden will undoubtedly offer...
Hoàng Văn Chí – Từ thực dân đến cộng sản
Một kinh nghiệm lịch sử của Việt NamChương 1 – Sứ mạng lịch sử của dân tộc Việt Nam“Một việc phi thường mà không...
GS. Kawaguchi Kenichi – Tự Lực Văn Đoàn Và Văn Học Hiện Đại Việt Nam
GS. Kawaguchi Kenichi (Giáo sư Danh dự Đại học Ngoại ngữ Tokyo)21/8/2023Trong thời kỳ từ nửa sau thế kỷ 19 cho đến đầu thế...