Written By
miến điện
Đại hội đồng Liên hiệp quốc lên án đảo chánh Myanmar; kêu gọi cấm vận vũ khí
AP

Trụ sở Liên hiệp quốc tại New York.
Trong một hành động hiếm hoi, Đại hội đồng Liên hiệp quốc lên án cuộc đảo chánh tại Myanmar và kêu gọi cấm vận vũ khí chống lại nước này trong một nghị quyết chứng tỏ có sự chống lại hội đồng quân nhân một cách rộng rãi trên toàn thế giới và đòi khôi phục việc chuyển tiếp dân chủ của nước này.
Người ủng hộ hy vọng 193 thành viên Đại hội đồng Liên hiệp quốc sẽ nhất trí chấp thuận, nhưng Belarus kêu gọi bỏ phiếu. Nghị quyết được chấp thuận với 119 phiếu thuận, một phiếu chống của Belarus và 36 nước vắng mặt trong đó có láng giềng của Myanmar là Trung Quốc và Ấn Độ cùng với Nga.
Nghị quyết là kết quả của những cuộc thương thuyết kéo dài của tổ chức có tên là Core Group trong đó có Liên hiệp châu Âu và nhiều nước phương Tây và 10 thành viên của ASEAN, bao gồm Myanmar. Một nhà ngoại giao Liên hiệp quốc nói có một thỏa thuận với ASEAN để tìm đồng thuận, nhưng trong một cuộc bỏ phiếu, các nước thành viên chia rẽ, một số nước bao gồm Indonesia, Singapore và Việt Nam bỏ phiếu “thuận” và những nước khác bao gồm Thái Lan và Lào vắng mặt.
Dù nghị quyết không được ủng hộ với đa số tuyệt đối nhưng người ủng hộ hy vọng hành động của Đại Hội đồng, dù không ràng buộc về pháp lý, phản ánh sự lên án quốc tế cuộc đảo chánh 1/2 lật đổ đảng cầm quyền của bà Aung San Suu Kyi và giam giữ bà cùng với nhiều lãnh đạo chính phủ và chính trị gia, cũng như chống lại mạnh mẽ việc quân đội đàn áp những người biểu tình đòi chấm dứt việc quân đội chiếm quyền.
Nghị quyết kêu gọi hội đồng quân nhân Myanmar khôi phục chuyển tiếp dân của nước này, lên án “bạo động quá mức và gây chết người” kể từ cuộc đảo chánh, và kêu gọi tất cả các nước “ngăn chặn làn sóng vũ khí vào Myanmar.”
Nghị quyết cũng kêu gọi quân đội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Tổng thống Win Myint, Cố vấn Quốc gia Suu Kyi và các giới chức chính phủ khác cùng các chính trị gia bị bắt sau đảo chánh, “và tất cả những người bị giam giữ, truy tố hay bị bắt tùy tiện.”
Tướng quân đội Myanmar thăm Nga: Mua vũ khí hay chọc tức phương Tây?!

Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing (ảnh: Từ video của BBC)
Khi Moscow trải tấm thảm chào mừng tướng quân đội Myanmar, ông Maung Maung Kyaw, nó như một dấu hiệu báo trước rằng vũ khí do Nga sản xuất sẽ được chuyển đến Myanmar.
Chuyến đi của vị tư lệnh không quân Myanmar đến Moscow hồi tháng trước bao gồm chuyến thăm Heli Russia, triển lãm máy bay trực thăng của nước Nga, và các cuộc thảo luận với các quan chức Nga về kế hoạch mua sắm khí tài quân sự, theo truyền thông hai nước.
Điều đó dường như là một hành động thách thức của Nga, tiếp tục chọc tức các chính phủ phương Tây vốn đã có sự phẫn nộ sau vụ lật đổ và sự đàn áp sau đó bởi chính quyền quân đội đối với làn sóng giận dữ chống đảo chính bùng phát trên khắp Myanmar, theo nhận định của Nikkei Asia ngày 17/6.
Khin Zaw Win, giám đốc Viện Tampadipa, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Yangon cho biết: “Chính quyền quân đội Myanmar “đã chớp thời cơ để có được một đồng minh lớn mạnh về quân sự”.
Các nhà phân tích cho rằng có thể có một sự tính toán sâu xa hơn đằng sau vòng tay rộng mở của Nga, vì Moscow đã chứng kiến sự sụt giảm liên tục trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí kể từ năm 2010. Dù rằng Nga vẫn là nhà cung cấp khí tài quân sự thống trị cho Đông Nam Á, dẫn trước Mỹ, Pháp và Trung Quốc. Theo một nhà quan sát, Myanmar đóng vai trò là “cửa ngõ” cho thị trường béo bở này.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy hoạt động buôn bán vũ khí của Nga ở Đông Nam Á, từ năm 1999 đến 2018, ước tính đạt 10,7 tỷ USD, theo sau là Mỹ với 8,2 tỷ USD, kế đến là Pháp và Đức, Trung Quốc thấp nhất trong số này ở mức 2,5 tỷ USD.
Myanmar đứng thứ hai sau Việt Nam trong việc mua vũ khí của Nga. Myanmar mua khoảng 1,5 tỷ USD khí tài quân sự từ Nga trong giai đoạn 1999-2018.
Mối quan hệ chặt chẽ của Nga với các tướng lĩnh quân đội Myanmar, đã được xoa dịu kể từ khi Thượng tướng Min Aung Hlaing dàn dựng cuộc đảo chính ngày 1/2 để lật đổ chính phủ được dẫn dắt bởi Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đảng này vốn đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai cầm quyền.
Related News
Quốc tế giận dữ khi Miến Điện không kích giết chết hàng chục người ở Myanmar
AFP - Thứ ba, ngày 11 tháng 4 năm 2023 lúc 6:58 chiều EDT· 3 phút đọcHàng chục người ở miền trung Myanmar đã thiệt...
Chuyện tình cảm ít người biết của bà Aung San Suu Kyi
Khi tôi bắt đầu nghiên cứu một kịch bản phim về bà Aung San Suu Kyi bốn năm trước, tôi không bao giờ nghĩ...
10 điểm rút ra từ phát biểu của Tổng thống Biden trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 21/9/2021
Remarks by President Biden Before the 76th Session of the United Nations General Assembly September 21, 2021 • Speeches and Remarks United Nations HeadquartersNew York, New YorkNguyên văn...
Miến Điện : Giáo viên, học sinh tẩy chay ngày tựu trường để phản đối quân đội
Một người biểu tình chống đảo chính vẩy sơn vào các đồng phục, tỏ thái độ tẩy chay ngày tựu trường để phản đối...
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 12 tháng 4 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
Kỷ niệm 50 năm ‘ngoại giao bóng bàn’, Trung Quốc giục Mỹ ‘nối lại tình xưa’Đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ Thôi Thiên...
Sự kiện Myanmar đã trở thành tâm điểm xung đột Đông-Tây? – Thiện Đức
08/4/2021Người biểu tình Myanmar (Ảnh: Shutterstock).Ngày 31/3, Ủy ban đại diện của Quốc hội Liên minh Myanmar tuyên bố thành lập chính phủ mới...