Nga di chuyển chiến cụ quân sự sang Châu Phi sau thất bại ở Syria

Share this post on:

Ngày 21 tháng 12 năm 2024 09:06 GMT


Tàu ngầm Nga cập cảng tại căn cứ hải quân Nga ở cảng Tartus của Syria. (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm Nga cập cảng tại căn cứ hải quân Nga ở cảng Tartus của Syria. (ảnh tư liệu)

Dữ liệu chuyến bay và hình ảnh vệ tinh được RFE/RL phân tích dường như cho thấy Nga đang giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Syria và chuyển một số tài sản chiến cụ từ quốc gia Trung Đông này sang châu Phi.

Có vẻ như Moscow đã rút một lượng lớn thiết bị quân sự khỏi các căn cứ của mình ở Syria kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad, đồng minh lâu năm của Nga, bị lật đổ vào ngày 8 tháng 12.

Để bù đắp cho khả năng mất căn cứ không quân ở Hmeimim và căn cứ hải quân ở Tartus, Nga có vẻ sẽ tăng cường sự hiện diện ở Libya, Mali và Sudan. Nhưng các chuyên gia cho rằng các nước châu Phi khó có thể là lựa chọn thay thế khả thi.

Tuy nhiên, dữ liệu chuyến bay và hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga đang chuyển một số tài sản quân sự của mình từ Syria đến các cơ sở ở Châu Phi.

Việc mất các căn cứ ở Syria sẽ là một thất bại chiến lược lớn đối với Nga, quốc gia đã sử dụng các cơ sở này để thể hiện sức mạnh của mình trên khắp Trung Đông và Châu Phi.

Moscow cho biết họ vẫn đang đàm phán với chính quyền mới ở Damascus về tương lai của các căn cứ quân sự tại Syria. Nhưng động thái di chuyển đáng kể các thiết bị quân sự của Nga cho thấy họ đang chuẩn bị rút quân một phần hoặc toàn bộ khỏi Syria, các chuyên gia cho biết.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu hải quân Nga rời khỏi vị trí thường lệ tại căn cứ Tartus vào ngày 5 tháng 12. Nguồn: Ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu hải quân Nga rời khỏi vị trí thường lệ tại căn cứ Tartus vào ngày 5 tháng 12. Nguồn: Ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies.
Hình ảnh vệ tinh từ căn cứ Tartus của Nga vào ngày 10 tháng 12. Nguồn: Hình ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies
Hình ảnh vệ tinh từ căn cứ Tartus của Nga vào ngày 10 tháng 12. Nguồn: Hình ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies
Trực thăng được tháo rời để vận chuyển tại căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia, Syria vào ngày 13 tháng 12. Nguồn: Ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies
Trực thăng được tháo rời để vận chuyển tại căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia, Syria vào ngày 13 tháng 12. Nguồn: Ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies
Máy bay vận tải hạng nặng chuẩn bị chất hàng tại căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia vào ngày 13 tháng 12. Nguồn: Ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies
Máy bay vận tải hạng nặng chuẩn bị chất hàng tại căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia vào ngày 13 tháng 12. Nguồn: Ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies
Vào ngày 15 tháng 12, một nhóm xe tải quân sự, xe bọc thép chở quân và nhân sự đã được nhìn thấy đang tập hợp trên đường băng tại căn cứ không quân Hmeimim. Một máy bay vận tải Il-76 đã đỗ gần thiết bị và một số máy bay vận tải khác cũng được nhìn thấy tại căn cứ không quân. Nguồn: Ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies
Vào ngày 15 tháng 12, một nhóm xe tải quân sự, xe bọc thép chở quân và nhân sự đã được nhìn thấy đang tập hợp trên đường băng tại căn cứ không quân Hmeimim. Một máy bay vận tải Il-76 đã đỗ gần thiết bị và một số máy bay vận tải khác cũng được nhìn thấy tại căn cứ không quân. Nguồn: Ảnh vệ tinh ©2024 Maxar Technologies

Nga có một số căn cứ ở Châu Phi, nơi Moscow đã tăng cường dấu ấn quân sự của mình trong những năm gần đây. Chúng bao gồm các cơ sở ở Libya, Mali, Cộng hòa Trung Phi và Sudan.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc di chuyển một lượng lớn thiết bị quân sự từ Nga hoặc Syria đến Châu Phi sẽ rất tốn kém.

“Để thực hiện các hoạt động quan trọng, Nga sẽ phải trả rất nhiều tiền. Cả cho hạm đội trên không và trên biển của mình”, Roland Marchal thuộc Viện Nghiên cứu Chính trị Paris cho biết.

Cũng sẽ khó khăn hơn khi bay máy bay chở hàng từ Nga đến Châu Phi với đầy vũ khí hạng nặng, trong khi việc tiếp nhiên liệu là một thách thức lớn. Điều đó cũng giả định rằng Nga có thể đảm bảo quyền bay qua từ Thổ Nhĩ Kỳ, một đối thủ trong khu vực.

Bất chấp chi phí, Nga dường như đang di chuyển một số tài sản quân sự của mình từ Syria đến các căn cứ ở Mali và Libya, nơi có khoảng 1.200 lính đánh thuê người Nga đồn trú.

Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy hoạt động gia tăng tại căn cứ hải quân của Nga ở Sudan. Moscow đã ký một thỏa thuận mở một căn cứ trên bờ biển Biển Đỏ của quốc gia châu Phi này vào năm 2019. Không rõ liệu cơ sở hải quân này có hoạt động đầy đủ hay không.

So sánh các hoạt động tại căn cứ Al-Jufra của Nga ở Libya vào ngày 5 tháng 12, ngày 10 tháng 12 và ngày 15 tháng 12 cho thấy sự xuất hiện của một chiếc máy bay Ilyushin của Nga. Nguồn: Planet Labs.
So sánh các hoạt động tại căn cứ Al-Jufra của Nga ở Libya vào ngày 5 tháng 12, ngày 10 tháng 12 và ngày 15 tháng 12 cho thấy sự xuất hiện của một chiếc máy bay Ilyushin của Nga. Nguồn: Planet Labs.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động tại căn cứ hải quân của Nga ở Sudan từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12. Nguồn: Planet Labs.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động tại căn cứ hải quân của Nga ở Sudan từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12. Nguồn: Planet Labs.
Hình ảnh ngày 13 tháng 12 (ảnh trên) và ngày 11 tháng 12 (ảnh dưới) của sân bay Bamako ở Mali, nơi có một căn cứ của Nga, cho thấy một chiếc máy bay đang dỡ hàng. Nguồn: Planet Labs
Hình ảnh ngày 13 tháng 12 (ảnh trên) và ngày 11 tháng 12 (ảnh dưới) của sân bay Bamako ở Mali, nơi có một căn cứ của Nga, cho thấy một chiếc máy bay đang dỡ hàng. Nguồn: Planet Labs
Sân bay Bamako vào ngày 13 tháng 12 đã được phóng to để hiển thị một chiếc máy bay đang dỡ hàng. Nguồn: Planet Labs
Sân bay Bamako vào ngày 13 tháng 12 đã được phóng to để hiển thị một chiếc máy bay đang dỡ hàng. Nguồn: Planet Labs

Phân tích chuyến bay cho thấy Moscow gửi máy bay chở hàng đến Libya, một số đến từ Syria và một số khác đến từ Nga.

Trong những tuần gần đây, lưu lượng giao thông giữa Nga và Libya đông hơn bình thường, mặc dù không rõ những máy bay này đang vận chuyển những gì.

Hồ sơ chuyến bay cho thấy một chiếc máy bay phản lực Ilyushin Il-76 của Nga – một loại máy bay chở hàng hạng nặng – đã bay từ Nga đến Libya vào ngày 12 tháng 12, quay trở lại Nga một ngày sau đó và ngay lập tức bay trở lại Libya.

Hồ sơ chuyến bay từ ngày 16 tháng 12 cũng cho thấy một máy bay phản lực Ilyushin Il-76 bay từ Nga đến căn cứ quân sự của Moscow ở Bamako ở Mali. Máy bay phản lực đã trở về Nga vào ngày hôm sau.

Các máy bay chở hàng bay từ Nga tới Libya đã sử dụng không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington cho biết vào ngày 12 tháng 12 rằng những thách thức về hậu cần của Nga trong việc tiếp cận châu Phi “sẽ làm tăng đòn bẩy chính trị mà Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ đối với Nga”.

Nhóm nghiên cứu này cũng đề cập đến “chi phí thực tế để hỗ trợ các hoạt động của Nga ở Châu Phi nếu nhiều máy bay chở hàng dừng lại để tiếp nhiên liệu tại các sân bay khác”.

Mark Krutov của Ban tiếng Nga thuộc RFE/RL đã đóng góp cho báo cáo này.
  • Maja ZivanovicMaja Zivanovic là một nhà báo điều tra có trụ sở tại Prague.

Theo RFE (Âu Châu Tự Do)