Phạm Bá Hoa: Hồ sơ Ấn Độ – Thái Bình Dương; CSVN – Trung Cộng – ASEAN… Thư gửi người lính QĐNDVN – Th 5, 2021

Share this post on:
This image has an empty alt attribute; its file name is TT-duterte-noi-rang-1.jpg
  • Hồ sơ Ấn Độ – Thái Bình Dương (gồm Biển Đông & Đài Loan).
  • Cộng Sản Việt Nam – Trung Cộng – Asean

                                                ***

Thư gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam số 115, tháng 5, 2021

 Phạm Bá Hoa

Tôi là người Việt Nam tị nạn cộng sản, và đang sống tại Hoa Kỳ. Ước mơ của tôi là được trở về sống trên quê hương cội nguồn của mình dưới chế độ dân chủ tự do. Vì vậy mà tôi tổng hợp các tin tức và chọn lọc vào nội dung, giúp Các Anh có nét nhìn rộng hơn và rõ hơn, về những sự kiện trên thế giới liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp đến mục tiêu ngăn chận tham vọng thống trị thế giới của Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, mà Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển đang thực hiện. Và khi Trung Cộng suy yếu thì lãnh đạo Việt Cộng không còn chỗ dựa, đó là cơ hội cho Các Anh và toàn dân đứng lên giành lại Quyền Làm Người của mình, nối tiếp dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ ngàn năm trước.

Là Người Lính trong quân đội gắn liền với hai chữ “Nhân Dân”, nghĩa là Các Anh có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc và Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Thứ nhất. Hồ sơ Ấn Độ – Thái Bình Dương (gồm Biển Đông & Đài Loan).

1a. Hoa K ỳ – Trung Cộng.

Năm 1998, Trung Cộng chiếm 7 Đá Ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hoa Kỳ thời Tổng Thống Obama, Trung Cộng hăng hái và nhanh chóng bồi đắp 7 Đá Ngầm nói trên, dù trước đó Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình có hứa với Tổng Thống Obama là không có việc đó. Từ khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ ngày 20/1/2021 đến nay, Trung Cộng ngày càng thách thức Hoa Kỳ trên Biển Đông với những hoạt động liên tục. dù Hoa Kỳ vẫn điều động hàng không mẫu hạm lẫn các chiến hạm vào tuần tra bảo vệ an toàn đường hàng hải và hàng không quốc tế ngang Biển Đông. .

Ngày 4/4/2021, khu trục hạm USS Mustin DDG 89 của Hoa Kỳ di chuyển sát với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Cộng trong vùng biển Phi Luật Tân. Hành động của Hoa Kỳ một cách rất tự nhiên, vì Biển Đông là của chung của các quốc gia ven biển này,, chớ không phải của riêng quốc gia nào. Năm 2009, Trung Cộng tự giành chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông, mà họ gọi là “chủ quyền lịch sử”, nhưng không có bất cứ tài liệu nào để chứng minh. Và năm 2016, tòa án trọng tài quốc tế tại Lahay đã phán quyết theo đơn kiện của Philippines, thì Trung Cộng không có chủ quyền gì trên Biển Đông. (trích bản tin Reuters)

Ngày 7/4/2021, trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price, phát biểu rằng: “Nếu có cuộc tấn công quân sự từ quốc gia nào vào Hải Lục Không Philippines trên Thái Bình Dương -bao gồm Biển Đông- thì Hoa Kỳ sẽ chống trả  bảo vệ Philippines theo thỏa thuận trong Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương Hoa Kỳ – Philippines”

Ông Ned Price phát biểu tiếp: “Hoa Kỳ chia sẻ quan tâm đặc biệt của Philippines liên quan đến sự kiện Trung Cộng điều động hơn 200 tàu đánh cá có võ trang đến đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông từ ngày 7/3/2021 đến nay. Philippines đã yêu cầu Trung Cộng di chuyển đoàn tàu này rời khỏi nơi đây, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng phản bác lời yêu cầu đó, và nguợc lại họ chỉ trích Philippines xen vào khu vực chủ quyền của họ”.   

Cũng trong buổi họp báo này, ông Ned Price nhắc đến sự kiện Trung Cộng điều động Hải Quân và Không Quân thách thức Đài Loan. Điển hình là ngày 7/4/2021, 15 phi cơ quân sự Trung Cộng bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Tức giận, Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố rằng: “Đài Loan sẽ chiến đấu quyết liệt. Kinh nghiệm trường hợp Hong Kong cho thấy lời hứa của Trung Cộng với Anh quốc “một quốc gia hai chế độ” chỉ là bánh vẽ”.

Ông Ned Price nhấn mạnh rằng: “Hoa Kỳ duy trì năng lực chống lại bất kỳ hành vi sử dụng vũ lực hoặc những hình thức cưỡng ép khác với mục đích đe dọa an ninh quốc phòng hoặc kinh tế xã hội của người dân Đài Loan, trên căn bản Luật về bang giao với Đài Loan, theo đó thì Hoa Kỳ có nghĩa vụ cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ trước những đe dọa từ cộng sản Trung Hoa lục địa. Tổng Thống Joe Biden đã tuyên bố sẽ bảo vệ mạnh mẽ các đồng minh và tiếp tục duy trì quan điểm cứng rắn với Trung Cộng từ thời Tổng Thống tiền nhiệm Donald Trump. (trích bản tin của Reuters)

Ngày 15/4/2021, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tập trận gần đảo Okinawa.

Đây là cuộc tập trận mới nhất để Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trở nên nhanh và gọn. Đó là câu mở đầu của bài viết.

Vị trí tập trận là một đảo nhỏ có tên là Shima, phía Tây của Okinawa, được mô phỏng như là một hòn đảo trong Biển Đông, với Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến là lực lượng chính.

Với đơn vị xe tác chiến hạng nhẹ (Joint Light Tactical Vehicle) được trang bị hỏa tiễn, binh chủng này đang được trang bị các loại vũ khí mới thích hợp cho những cuộc tấn công trên biển, thay thế các tiểu đoàn chiến xa và phần lớn pháo binh ,

Cuộc tập trận này là một phần của cuộc tập trận Noble Fury, Sư Đoản 3 Thủy Quân Lục Chiến thực hành các kỹ thuật tấn công đảo có thể được sử dụng trong cuộc chiến tương lai ở vùng Thái Bình Dương. Một đơn vị của Tiểu Đoàn 3/Trung Đoàn 12/Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, sử dụng trực thăng Marine V-22 Osprey chuyển quân trong khi đơn vị trực thăng tấn công AH-1Z yểm trợ hỏa lực, tấn công và chiếm phi trường nhỏ trên đảo Shima. Giả tưởng là sau khi đẩy lùi một cuộc phản công, đơn vị này gấp rút tổ chức phòng thủ với hỏa tiễn lưu động HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System).

Ngay trong đêm đó, phần còn lại của Tiểu đoàn 3/Trung Đoàn 12 sử dụng phi cơ vận tải MC-130J của Không Quân đáp xuống phi trường vừa chiếm được hồi trưa. Ngay lập tức, đơn vị này định vị bệ phóng HIMARS và giả tưởng là nhiệm vụ bắn chính xác. Vài phút sau, giàn HIMARS trở lại phi cơ vận tải để di chuyển đến vị trí tác xạ tiếp theo.

Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (USMC) đã sử dụng pháo binh hỏa tiễn lưu động HIMARS trong cuộc tập trận này, vì ước tính có thể trong cuộc chiến tương lai sẽ đụng độ với một lực lượng đối thủ mạnh trong vùng Thái Bình Dương, lúc ấy Hoa Kỳ sẽ sử dụng loại hỏa tiễn mạnh hơn, đó là hỏa tiễn tấn công loại mới của Hải Quân (NSM), dù loại hỏa tiễn này Hải Quân sử dụng chống chiến hạm, nhưng Thủy Quân Lục Chiến có kế hoạch sử dụng nó trên đất liền một cách thích hợp. 

Sau cuộc tập trận, Đại Tá Jason Perry -Tự Lệnh Phó Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến- tuyên bố rằng: “ “Tận dụng sự hợp tác của chúng tôi với các lực lượng đồng minh, chúng tôi có thể ngăn chặn và đánh bại bất cứ kẻ thù nào đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực”.(trích bản dịch của Anh Khoa từ bài viết của Thạc Sĩ Caleb Larson thuộc The National Interest)

1b. Philippines – Trung Cộng.

Ngày 13/4/2021, Phó Chủ Tịch Lực Lượng Đặc Nhiệm khu vực Biển Tây (theo tên gọi của Philippines) Ramil Roberto cho biết:“Philippines đã điều động thêm cánh quân gồm Cảnh Sát Biển + Chiến Hạm Hải Quân + Hai tàu của Cục Nghề Cá và Nguồn Thủy Sản vào nhóm đảo Kalayaan thuộc Biển Tây, để tăng cường tuần tra Đá Ba Đầu + đảo Thị Tứ + Bãi Cỏ Rong.   

Ông Ramil Roberto nói thêm: “Nỗ lực chung ngành này là rất cần thiết theo cách mà chúng tôi giải quyết các mối quan tâm quốc gia ở Biển Tây (Việt Nam gọi là Biển Đông). Lực Lượng Đặc Nhiệm chúng tôi sẽ tiếp tục nhiệm vụ này để bảo đảm các lực lượng và cơ quan chánh phủ của chúng tôi sẽ cùng nỗ lực hợp tác, bổ sung, và hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và chiến lược quốc gia”.

Ông Carlyle Thayer -Giáo Sư danh dự của đại học New South Wales thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia- nói với USNI News rằng: “Sự hiện diện của các tàu dân quân Trung Cộng tại Đá Ba Đầu là một mưu đồ của Trung Cộng gây sức ép buộc Philippines phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ với họ”. (trích e-mail của Vũ Dương trong DKN.TV dẫn tin từ USNI News)

Ngày 14/4/2021, Lực Lượng Tuần Tra Biển Tây của Philippines báo động: “Hiện có khoảng 136 tàu “Dân Quân Biển” của Trung Cộng giả dạng tàu đánh cá và một số chiến hạm bao quanh Đá Gaven + khoảng 65 tàu đậu gần Đá Ken Nan + khoảng 9 tàu nữa tại Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, tại Bãi Cạn Scarborough của Philippines có 10 tàu Dân Quân Biển + một số chiến hạm và tàu Hải Cảnh Trung Cộng. Điều đáng quan tâm là đang có một số chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng có trang bị hỏa tiễn đang có mặt tại các Đá Vành Khăn + Xu Bi + Chữ Thập, mà họ đã bồi đắp thành đảo nổi từ năm 2018”.     

Hồi tháng 3/2021, khoảng 200 tàu Dân Quân Biển của Trung Cộng bị phát giác đang neo đậu quanh khu vực Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt NamPhilippines đang tranh chấp chủ quyền. Phía Trung Cộng thừa nhận là có sự kiện này, nhưng cho rằng đây chỉ là các tàu cá neo đậu để tránh biển động, đồng thời khẳng định khu vực này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh (trích bản tin của đài RFA chương trình tiếng Việt).

Ngày 19/4/2021, Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu rằng: “Philippines đang chuẩn bị điều động chiến hạm vào Biển Đông để bảo vệ chủ quyền trước sự xâm phạm của Trung Cộng, và nếu hành động này xảy ra thì sẽ có một cuộc chiến đẫm máu”.

TT Duterte – Hình minh họa

Đây là lần phát biểu đầu tiên và chánh thức của Tổng Thống Duterte trên truyền hình của Philippines, kể từ cuối tháng 3/2021 khi Philippines tố cáo Trung Cộng đưa hơn 200 tàu cá bao quanh Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa, nơi đang tranh chấp giữa các quốc gia ven Biển Đông.

Tổng Thống Duterte nói rằng: “Tôi không quan tâm lắm đến việc đánh bắt cá tại khu vực đó vì không có đủ cá để tranh giành, nhưng tôi muốn bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên dầu khí ở đây. Khi chúng tôi bắt đầu khai thác bất cứ thứ gì từ Biển Đông -bao gồm dầu hỏa- thì lúc đó tôi sẽ gửi các tàu xám của chúng tôi đến để bảo vệ chủ quyền. Nếu Trung Cộng bắt đầu khoan tìm dầu, thì chúng tôi sẽ lên tiếng phản đối. Và nếu Trung Cộng bắt đầu khai thác dầu thì đó là lúc mà Philippines hành động”.

Tổng Thống Duterte nói “tàu xám” có ý nói các chiến hạm của Hải Quân Philippines. (trích trong e-mail dienbienhoabinh dẫn tin từ AP)

Đá Ba Đầu – Whitsun Reef

Đá Ba Đầu -tên tiếng Anh là Whitsun Reef, trong khi Trung Cộng gọi là Ngưu Ách Tiêu- là rạn san hô có hình chữ V có tổng diện tích khoảng 10 cây số vuông, chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi mực nước biển xuống thấp.

Trên trang cá nhân, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông Song Phan, phân tách: “Đây là một bãi ngầm, không có chỗ nào nổi trên mặt nước. Do đó, LTE (bãi triều thấp) này chỉ là một phần của đáy biển, không ai có thể đòi chủ quyền. Tuy nhiên, Đá Ba Đầu nằm trong vùng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, nên theo UNCLOS, là một phần lãnh hải của Sinh Tồn Đông, tức thuộc chủ quyền của Việt Nam” (trích bản tin của đài BBC/Việt ngữ).

1c. Anh quốc – Trung Cộng.

Ngày 13/4/2021, trong lá thư ngỏ gởi đến Thủ Tướng Anh quốc Boris Johnson, 48 Nghị Sĩ và 54 Nghị Sĩ đồng cấp, bao gồm cựu Thống Đốc Hong Kong + Ngoại Trưởng + cựu lãnh đạo đảng Bảo Thủ, cùng lên tiếng về biện pháp mà Trung Cộng áp dụng trừng phạt các nhà lập pháp + học giả + luật sư Anh quốc, đã bộc lộ rõ bản chất độc tài của Trung Cộng.

Trong lá thư có đoạn: “… Đã đến lúc  mở rộng danh sách các viên chức Trung Cộng phải bị trừng phạt vì vi phạm nhân quyền quá mức đối với người Duy Ngô Nhĩ, gồm cả kiến ​​trúc sư của trại giam Chen Quanguo, kể cả biện pháp trừng phạt Magnitsky đối với các viên chức và thực thể Trung Cộng trách nhiệm về cuộc đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong”. 

Trong một đoạn khác: “… Rõ ràng cái gọi là “kỷ nguyên vàng” trong bang giao giữa Anh quốc với Trung Cộng đã kết thúc. Chúng tôi mong muốn chánh phủ ngay lập tức, nghiên cứu và thực hiện một chiến lược liên bộ về cách mà Vương Quốc Anh đối phó với thách thức ngày càng tăng do chế độ độc tài Trung Cộng gây ra cho thế giới dân chủ”.

Xin nhắc lại là ngày 26/3/2021, Trung Cộng đã chánh thức trừng phạt 9 viên chức và 4 thực thể của Anh quốc, vì lên tiếng về các hành vi của Trung Cộng vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Hành động  này của Trung Cộng là đòn trả đũa sau khi Anh quốc cùng với đồng minh trừng phạt 4 viên chức Trung Cộng vi phạm nhân quyền (trích bài của Phụng Minh trong e-mail lehuutu0605…).

1d. Hoa Kỳ & Nhật Bản -Trung Cộng.

Ngày 16/4/2021, Thủ Tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden họp tại thủ đô Washington. Sau khi kết thúc, hai vị cùng họp báo tại Vườn Hồng tòa Bạch Ốc. Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố: 

Chúng tôi quyết định cùng nhau chung sức đối phó với các thách thức do Trung Cộng gây ra trên Biển Hoa Đông, Biển Đông, và Bắc Hàn. Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai nền dân chủ mạnh mẽ trong khu vực, và chúng tôi cam kết bảo vệ và thúc đẩy các giá trị chung của chúng tôi, bao gồm nhân quyền và pháp quyền. Chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau để chứng minh rằng các nền dân chủ vẫn có thể cạnh tranh và chiến thắng độc tài trong thế kỷ 21”.

Tiếp theo là Thủ Tướng Nhật Bản tuyên bố: “Một liên minh dựa trên tự do, dân chủ và nhân quyền chúng tôi, phản đối mọi hành động của Trung Cộng nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong mục đích bảo đảm tương lai của một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Với hồ sơ Đài Loan. Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập đến tình trạng căng thẳng đang tăng lên đối với Đài Loan, do những hành động ngày càng tăng của Trung Cộng. Trong thông cáo chung, nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định khu vực eo biển Đài Loan, cổ vũ cho một giải pháp ôn hòa. Cho dù phát biểu một cách chừng mực, nhưng đây là lần đầu tiên -kể từ năm 1969- Thủ Tướng Nhật Bản đưa ra tuyên bố chung với Tổng Thống Hoa Kỳ về tình hình eo biển Đài Loan.

Đây là thách thức chính trị mạnh nhất của Nhật Bản đối với Trung Cộng kể từ khi hai quốc gia thiết lập bang giao hồi năm 1972.

Thủ Tướng Nhật Bản cho biết thêm: “Hoa Kỳ cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm đối với Hiệp Ước Tương Trợ Phòng Thủ Mỹ – Nhật, bao gồm việc bảo vệ nhóm các đảo không người ở trên biển Hoa Đông, trong số đó có quần đảo Senkaky, mà Trung Cộng đặt tên là Điếu Ngư”.

Hiệp Ước An Ninh Hoa Kỳ – Nhật Bản là Hiệp Ước tương trợ an ninh được ký kết giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Washington ngày 19/1/1960. Hiệp Ước này giúp hai nước sẽ cùng duy trì và phát triển các lực lượng quân sự để cùng nhau chống lại các cuộc tấn công quân sự. Đồng thời, Hiệp Ước cũng thừa nhận bất cứ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ Nhật Bản đều gây tổn hại cho quốc gia khác. Ngoài ra, cũng bao gồm các quy định những điều khoản liên quan đến những căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản. (trích bản tin của AFP)

Ngày 17/4/2021, Tòa Đại Sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ lên tiếng: “Phản đối bản Tuyên Bố Chung của Hoa Kỳ với Nhật Bản, và cam kết Trung Quốc cương quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích phát triển của Trung Quốc. Đồng thời phản đối Hoa Kỳ và Nhật Bản nỗ lực chia rẽ vùng Châu Á – Thái Bình Dương ngang qua khái niệm “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

1e. Nhật Bản & Pháp quốc – Trung Cộng.

Ngày 23/4/2021, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Kishi thông báo trong cuộc họp báo rằng:“Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản (JGSDF) sẽ tập trận với Hoa Kỳ và Pháp tại khu huấn luyện Kirishima của JGSDF và Ainoura trên đảo Kyushu (phía nam Nhật Bản) từ ngày 11 đến 17/5/2021. Cuộc tập trận này đánh dấu mức độ can dự của Pháp vào vùng này”.

Theo hãng tin AFP, thì đây là đợt tập trận quy mô lớn đầu tiên trên lãnh thổ Nhật Bản có sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ và Pháp quốc.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Kishi khẳng định: “Bằng cách tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ và Pháp, chúng tôi muốn cải thiện hơn nữa về chiến thuật và kỹ thuật của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản trong trách nhiệm bảo vệ các vùng lãnh thổ cũng như các hải đảo xa xôi”.

Dù không nói rõ là những đảo nào, nhưng theo nhận định của giới quan sát thì Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, ám chỉ cuộc tập trận sẳn sàng cho mục đích bảo vệ quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông mà Trung Cộng gọi là Điếu Ngư, và đang tranh chấp với Nhật Bản.

Sự kiện Pháp tham gia tập trận, đánh dấu sự can dự ngày càng sâu của Pháp vào vùng  Ấn Độ – Thái Bình Dương, và Pháp nhấn mạnh là Pháp có lãnh thổ ở Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương. Cũng vì vậy mà hồi tháng 2/2021, Pháp điều động tàu lặn chạy bằng hạt nhân bí mật sang tuần tra Biển Đông, và hành động này đã nhận được sự hoan nghênh của những nhà quan sát quân sự. Tiếp đến là ngày 5/4/2021, Pháp điều động chiến hạm sang tập trận với Australia + Hoa Kỳ + Ấn Độ + Nhật Bản trên Ấn Độ Dương. Và gần đây nhất là ngày 14 đến 16/4/2021, chiến hạm của Pháp và Australia -có cả chiến hạm  đổ bộ Tonnerre chở trực thăng- đã phối hợp vào tuần tra Biển Đông. Theo trang Naval News, trong thời gian tuần tra, trực thăng trên chiến hạm của Australia đã cất cánh và đáp trên chiến hạm Tonnerre của Pháp.  (trích bản tin trong tuoitrevnonline).

1f. Liên Hiệp Châu Âu – Trung Cộng.

Ngày 19/4/2021, sau cuộc họp qua màn hình computer với 27 Ngoại Trưởng thành viên khối Liên Hiệp Châu Âu, ông Joseph Borell -lãnh đạo Ngoại Giao của Khối- trả lời báo chí về chính sách ngoại giao đối với Châu Á. Xin tóm lược như sau:                                                                

(Hình ông Joseph Borell, do Reuters chụp)

Ngoại Trưởng 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã thông qua bản phác thảo “Chiến Lược Ấn Độ – Thái Bình Dương”, bao trùm mọi lãnh vực mà khối Liên Âu có thể can thiệp, với mục đích tăng cường ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình trong vùng này”.

Theo nhận định của hãng tin Reuters, thì chiến lược này nhắm thẳng vào Trung Cộng, vì trong thời gian gần đây, Trung Cộng ngày càng gia tăng  thế lực lấn áp vùng này, dù trong câu trả lời không nói đến hai chữ “Trung Cộng”, và ngay trong bản thảo chiến lược dài 10 trang giấy còn có câu “không phải là một chiến lược chống Trung Cộng”. Nhưng rất nhiều nhóm chữ trong nội dung chiến lược, đều hàm ý chống lại đà bành trướng của Trung Cộng ngày càng tăng cường kỹ nghệ quân sự nhắm đe dọa các quốc gia phương Tây, và các quốc gia Châu Á. Chiến lược của khối Liên Âu cùng một hướng với Hoa Kỳ đang đối đầu với Trung Cộng.

Vẫn theo nhận định của Reuters, thì Pháp + Đức + Hòa Lan, là ba quốc gia dẫn đầu tìm cách thắt chặt bang giao với Ấn Độ + Nhật Bản + Australia, để hình thành một chiến lược của khối Liên Âu vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, cho Trung Cộng thấy rõ khối này không chấp nhận sự bành trướng của chủ nghĩa độc tài.

Trong bản tuyên bố chung, các vị Ngoại Trưởng Khối Liên Âu đã khẳng định rằng: “Toàn khối Liên Hiệp Châu Âu đang củng cố trọng tâm của chiến lược, sự hiện diện cũng như các hành động của mình ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, dựa trên căn bản phát huy dân chủ, pháp quyền, và nhân quyền trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.

Reuters cũng ghi nhận sự kiện là các nhà ngoại giao khối EU tin rằng: “Các quốc gia vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương muốn khối Châu Âu dấn thân mạnh mẽ vào khu vực, để cùng duy trì một nền thương mại tự do và cởi mở, cũng là cách giúp các quốc gia trong vùng tập trung vào sự phát triển”. (mà nhẹ đi sự lo ngại Trung Cộng)

Vẫn theo Reuters, rõ ràng là khối Liên Hiệp Châu Âu sẽ có tiếng nói và hành động mạnh mẽ hơn trên các vấn đề Ấn Độ – Thái Bình Dương, với đầu tư nhiều tài lực và nhân lực vào vùng này, và rất có thể sẽ thường xuyên điều động Hải Quân riêng lẻ, hoặc cùng Hải Quân Australia vào tuần tra Biển Đông.

Dù  “Chiến Lược Liên Hiệp Châu Âu Vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương” mới là bản thảo, cần thời gian từ nay đến tháng 9/2021 để cụ thể hóa rõ ràng hơn, nhưng đã cho thấy Khối Liên Hiệp Châu Âu đã đặt trọng tâm vào vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương một cách mạnh mẽ.  

1g. Australia – Trung Cộng.

Ngày 21/4/2021, Ngoại Trưởng Australia -Bà Marise Payne- quyết định hủy bỏ thỏa thuận giữa tiểu bang Victoria với Trung Cộng liên quan đến “Sáng kiến vành đai một con đường” của Trung Cộng. Bà tuyên bố như sau: “Tôi xem 4 thỏa thuận này đối nghịch với chính sách ngoại giao của Australia”.   

Ngoại Trưởng liên bang có quyền phủ quyết này là do Quốc Hội liên bang Australia trong phiên họp hồi tháng 12/2020, đã đồng thuận trao cho chánh phủ liên bang, thẩm quyền duyệt xét các thỏa thuận giữa các tiểu bang cũng như giữa các viện đại học với các quốc gia khác, trước mắt là với Trung Cộng.

Vào buổi chiều cùng ngày, Tòa Đại Sứ Trung Cộng tại Australia mạnh mẽ phản đối quyết định của Ngoại Trưởng Australia, kèm theo lời cảnh báo bang giao giữa hai quốc gia càng căng thẳng, lại thêm đe dọa trả đũa nếu không rút lại quyết định này.

Ngày 23/4/2021, Bộ Trưởng Quốc Phòng Australia Peter Dutton tuyên bố rằng: “Australia sẽ không từ bỏ chủ quyền quốc gia để xoa dịu Trung Cộng, sau khi Trung Cộng tức giận vì chúng tôi hủy bỏ thoả thuận Sáng kiến Vành Đai & Con Đường (BRI) với bang Victoria. Chúng tôi không để các giá trị của mình bị xâm phạm. Chúng tôi đang đứng lên vì người dân của chúng tôi. Chúng tôi có bang giao rất quan trọng với nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Cộng, nhưng chúng tôi sẽ không bị tổn hại bởi các nguyên tắc của Trung Cộng”.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Australia tuyên bố tiếp: “Tất cả những điều đó không phải là hành động của một người bạn. Chúng tôi cần bảo đảm rằng, chúng tôi với Trung Cộng có mối bang giao thương mại quan trọng, nhưng Trung Cộng -và những quốc gia khác- cần hiểu rằng, Australia chúng tôi sẽ không để bị ai bắt nạt” (trích bản tin của The Epoch Times).

Nhận định chung.

Từ hồ sơ Hoa Kỳ giành lại sự công bằng trong thương mại với Trung Cộng, tiếp đến là thảm họa dịch viêm phổi bùng phát từ Vũ Hán rồi nhanh chóng lây lan khắp thế giới với tổng số người nhiễm bệnh và chết cao chưa từng thấy, kèm theo việc Trung Cộng bán “mặt nạ y tế” (khẩu trang) giả cho thế giới. đã giúp thế giới nhìn rõ bản chất gian trá và hiểm độc của Trung Cộng trong tham vọng thống trị thế giới. Từ đó, thế giới moi ra hồ sơ Trung Cộng vi phạm nhân quyền đối với người dân ở Tân Cương, Tây Tạng, và ngay cả với người dân của họ.

Giờ đây, các quốc gia dân chủ tự do và phát triển, đã và đang có những chính sách chiến lược đối đầu với Trung Cộng. Điển hình là các quốc gia: Hoa Kỳ + Nhật Bản + Ấn Độ + Australia trong nhóm bộ tứ kim cương vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Đức + Pháp + Hòa Lan đang cùng Ấn Độ + Australia + Nhật Bản hình thành nhóm Ấn Độ – Thái Bình Dương thứ hai. Khối Liên Hiệp Châu Âu với 27 quốc gia thành viên nói chung, và Anh quốc nói riêng cũng vậy. Tất cả đã chấp nhận đối đầu với Trung Cộng, trong khi Trung Cộng trong thế đơn độc, cho dù dân đông, quân cũng đông, vũ khí cũng tối tân trong chừng mực, và đang nỗ lực lôi cuốn nước Nga vào thế đồng minh, nhưng nước Nga bây giờ không phải Liên Xô cộng sản ngày trước, nên Trung Cộng không dễ gì lôi cuốn được.    

Với tình hình như vậy, liệu Trung Cộng có dám thử lửa trong chiến tranh Biển Đông để lượng sức không? Điều này có thể xảy ra vì tham vọng của Trung Cộng thống trị thế giới vẫn còn đó. Nhưng nếu xảy ra chiến tranh, thì cuộc chiến này sẽ kết thúc nhanh chóng, dĩ nhiên là Trung Cộng chấp nhận thiệt thòi, và rất có thể nội bộ Trung Cộng sẽ hỗn loạn dẫn đến biến chuyển quan trọng của chế độ độc tài.              

Thứ hai. Cộng Sản Việt Nam – Trung Cộng – Asean

2a. Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại Hội lần thứ 13 từ ngày 25/1/2021 đến ngày 1/2/2021 tại Hà Nội. Đại hội chấm dứt với danh sách dài, trong đó có 4 chức vụ lãnh đạo đảng với lãnh đạo nhà nước, như sau: (1) Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. (2) Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc. (3) Thủ Tướng Phạm Minh Chính. (4) Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ. 

Nhìn lại từ giữa năm 2020, tổ chức đại hội đảng cộng sản lần thứ 13 được nhóm lãnh đạo Việt Cộng bắt đầu, cùng lúc với truy tìm trấn áp bắt giữ xử án tù những người mà họ gắn cho cái tên “nguy hiểm cho đại hội”. Cũng cùng thời gian, tất cả các tổ chức đảng tại các tỉnh/thành lo mua sắm quà tặng cho những “đại biểu” dự đại hội tại địa phương -cặp da là món quà được chọn nhiều nhất- lên đến hằng chục tỷ đồng, trong khi hầu hết người dân 7 tỉnh miền Trung bị bão lụt tiêu tan tài sản thì chánh phủ không có ngân khoản giúp đỡ.

2b. Việt Cộng – Trung Cộng – ASEAN.

Ngày 17/4/2021, trong cuộc điện đàm giữa Ngoại Trưởng Việt Cộng Bùi Thanh Sơn với Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị, được truyền thông hai quốc gia loan tin có phần khác nhau.

Theo truyền thông Trung Cộng, thì ông Vương Nghị phát biểu rằng: “Hai quốc gia cùng gắn bó với sự lãnh đạo của hai đảng cộng sản. Với tư cách đồng chí và anh em, Trung Quốc vẫn cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp tục theo con đường xã hội chủ nghĩa vì một tương lai tốt đẹp hơn. ‘Trước những chuyển biến hiếm thấy trong một thế kỷ qua, hai bên cần nhớ sứ mệnh ban đầu của mình, là củng cố niềm tin và sự đoàn kết, tăng cường hợp tác chiến lược và bảo vệ lợi ích chung. Điều này không chỉ giúp giữ gìn an ninh chính trị của hai nước, và tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho lý‎ tưởng xã hội chủ nghĩa của thế giới, nhưng cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế tiến bộ và phát triển của thời đại”.

Theo truyền thông Việt Cộng, thì ông Bùi Thanh Sơn khẳng định rằng: “Việc giữ gìn và phát triển tình hữu nghị truyền thống, và hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc luôn được Việt Nam xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.

Về vấn đề Biển Đông, trong khi ông Vương Nghị nói “giải quyết đúng đắn các vấn đề trên biển”, thì ông Bùi Thanh Sơn nói rằng: “‘Hai bên đã trao đổi chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, đồng ý (chữ Việt Cộng là nhất trí) tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế đàm phán hiện nay. Hai bên cùng trao đổi và giải quyết bất đồng theo tinh thần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, thỏa thuận, nhận thức chung giữa hai bên và luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cùng ASEAN đạt tiến triển tích cực về COC.”

Ngày 25/4/2021, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Cộng Thượng Tướng Phan Văn Giang, ngay sau lễ đón Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Thượng Tướng Ngụy Phượng Hòa sang thăm, hai phái đoàn cùng vào phòng hội nghị.

Tóm lược bài phát biểu của Thượng Tướng Việt Cộng: “Đảng, nhà nước, chánh phủ, và quân đội Việt Nam, luôn củng cố tình hữu nghị truyền thống và thúc đẩy bang giao hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc… Hơn 70 năm qua -từ khi hai nước thiết lập ngoại giao- dù có những lúc thăng trầm, nhưng tình hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy trong bang giao giữa hai Đảng và hai nước. Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn của đảng với chánh phủ và nhân dân Trung Quốc dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, và công cuộc đổi mới ngày nay…”

Và đây là tóm lược bài phát biểu của Thượng Tướng Trung Cộng: “Hợp tác quốc phòng giữa Trung Quốc với Việt Nam là một trong những hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao tình hữu nghị giữa hai đảng và hai nhà nước, vì lợi ích hòa bình và phát triển ở mỗi nước, cũng như của khu vực, và thế giới”.

Sau hội nghị, hai Bộ Trưởng cùng chứng kiến lễ ký Bản Ghi Nhớ thành lập đơn vị hữu nghị trong lãnh vực hợp tác quân sự quốc tế giữa hai Bộ Quốc Phòng. (trích trong báo quânđộinhândânvnonline) 

Ngày 27/4/2021, tờ Hoàn Cần Thời Báo của Trung Cộng loan tin rằng: “Khi tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đến thăm, Chủ Tịch nhà nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, khẳng định rằng: “Việt Nam sẽ không theo các nước khác chống lại Trung Quốc”. (Trích bản tin của đài VOA)

Trong khi báo chí Việt Cộng thì Chủ Tịch Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng: “Vấn đề Biển Đông, hợp tác hai bên đi vào thực chất với môi trường hòa bình ở Biển Đông được giữ vững, chính là điều kiện thuận lợi để các cơ quan trách nhiệm giải quyết những vấn đề còn tồn tại”. Sau đó, truyền thông Việt Cộng yêu cầu đài VOA đính chánh lại bản tin trên.

Thật sự thì Việt Cộng với Trung Cộng cùng bản chất gian trá, nên không biết bên nào nói đúng,mà ngay cả hành động của họ cũng là dối trá. Điển hình là bồi đắp các Đá Ngầm trong quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, không phải để hỗ trợ và cứu giúp các tàu thuyền qua lại Biển Đông như Chủ Tịch Trung Cộng đã nói với Tổng Thống Hoa Kỳ (thời ông Obama), mà bồi đắp thành đảo nổi để họ quân sự hóa một loạt căn cứ quân sự để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền lịch sử” mà họ tự nêu ra để chiếm đoạt của các quốc gia ven Biển Đông.   

2c. Việt Cộng – ASEAN.

Ngày 24/4/2021, tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta của Indonesia, Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Minh Chính, và các vị lãnh đạo ASEAN dự hội nghị trực tiếp lần đầu tiên, sau gần 18 tháng các hội nghị của ASEAN phải diễn ra trực tuyến vì thảm họa Covid-19.

Tóm tắt bản Tuyên Bố Chung, như sau: (1) Chủ Tịch ASEAN năm 2021 là Brunei. (2) Sử dụng Quỹ ASEAN mua vaccine chích ngừa người dân. (3) Thực hiện khu dự trữ máy móc và vật dụng y tế. (4) Quan ngại tình hình Miến Điện. (5) Ngoại Trưởng các quốc gia trong khối, sớm thực hiên nâng cấp trong bang giao với Hoa Kỳ và Trung Cộng.  (Trích bản tin của tuoitreonlinevn)   

Hội nghị này không bàn đến một vấn đề quan trọng nào trong khối  ASEAN, ngay cả “Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông (COC)” lệ thuộc vào Trung Cộng cũng vậy. 

Kết luận.

Tôi giúp Các Anh nhớ lại một vài sự kiện trong thời gian gần đây, để Các Anh suy nghĩ xem những sự kiện đó kết hợp lại sẽ nói lên điều gì với Các Anh nhé. Lãnh đạo Việt Cộng đã và đang thực hiện:

– Tổng Bí Thư Việt CộngNguyễn Phú Trọng hướng dẫn phái đoàn sang thăm Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, từ ngày 12 đến 15/1/2017. Chiều ngày 12/1/2017, hai Tổng Bí Thư Việt – Trung hội đàm tại đại lễ đường nhân dân. Và ngay trong hội đàm này, Tổng Bí Thư Việt Cộng đã ký 15 văn kiện, mà hai Tổng Bì Thư gọi là những văn hợp tác giữa hai đảng, giữa hai nước cộng sản anh em. Trong bài viết của Dân Làm Báo trong nước, nhận định rằng: “Căn cứ những sự kiện gọi là “hợp tác song phương” từ lâu nay, thì 15 bản văn cam kết này đồng nghĩa với “hợp tác một chiều” để tiếp nhận cán bộ Trung Cộng sang Việt Nam tiếp nhận dần dần các cơ quan của nhà nước Việt Nam theo Biên Bản Thành Đô ngày 4/9/1990”.

– Xóa bỏ môn học lịch sử truyền thống của dân tộc từ ngàn năm trước, thay vào đó là “lịch sử Việt Nam từ khi có đảng Cộng Sản Việt Nam”.

– Xóa bỏ ngôn ngữ truyền thống Việt Nam, thay vào đó là “tiếng Việt cải tiến theo âm Quan Thoại của Trung Cộng”.

– Xóa bỏ thẻ chứng minh nhân dân 9 số, thay vào đó là “căn cước công dân 12 số giống như của Trung Cộng”, dù rằng dân số Việt Nam hiện chưa đến 100 triệu, và ước tính khoảng 200 năm nữa mới cần đến con số tỷ (tức 10 số).

– Trao quyền cho Trung Cộng xây dựng đặc khu Vân Đồn (miền Bắc), đặc khu bắc Vân Phong (miền Trung), và đặc khu Phú Quốc (miền Nam) và quản trị theo luật pháp Trung Cộng.  

Với một vài sự kiện gần đây, nhưng cũng giúp Các Anh nhận rõ là nhóm lãnh đạo cao nhất của Các Anh, đang xóa bỏ dòng lịch sử Việt Nam từ ngàn năm trước, cùng lúc xóa bỏ ngôn ngữ rất tình cảm của người Việt Nam, và đang đẩy dân tộc cùng đất nước Việt Nam vào tay Trung Cộng.

Vì vậy, nếu Các Anh không đứng lên, sẽ không có quốc gia nào đến Việt Nam giành lại Quyền Làm Người giùm Các Anh đâu.

Tôi giải thích thêm để Các Anh hiểu rõ hơn. Này nhé, trong gia đình cũng như trong xã hội, bản thân mỗi người là chánh, vì không một ai -dù là người thân của mình- cũng không thể làm thay cho mình những gì liên quan trực tiếp đến bản thân mình trong cuộc sống từ khi vào tuổi thành niên.

Từ cá nhân trong thực tế là:

  • Không ai ăn giùm mình khi mình đói.
  • Không ai đi học giùm mình khi mình muốn có kiến thức.
  • Không ai luyện tập giùm mình khi mình muốn có một cơ thể lành mạnh.
  • Không ai đi làm giùm mình khi mình muốn có đồng lương để chi phí cho cuộc sống.
  • Không ai uống thuốc giùm mình khi mình muốn hết bệnh.
  • Không ai bước giùm mình khi mình muốn đi về phía trước.
  • Không ai tạo dựng hạnh phúc giùm mình khi mình muốn được sống trong mái ấm gia đình.
  • Không ai đứng dậy giùm mình khi mình vấp ngã và muốn tiếp tục cuộc sống để phụng sự xã hội.

Và ..v..v…

Đến dân tộc bị lãnh đạo nhà nước tước Quyền Làm Người cũng tương tự như vậy, vì thực tế là không một dân tộc nào đến Việt Nam lật đổ chế độ độc tài thay cho dân tộc mình, khi dân tộc mình muốn giành lại Quyền Làm Người. Họ có thể đến giúp mình chớ không phải làm thay mình.

Và Các Anh phải hiểu rằng, “Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng, mà chính dân tộc Việt Nam phải tranh đấu, và Các Anh là thành phần nòng cốt trong cuộc tranh đấu này”, trong khi Cộng Đồng chúng tôi tị nạn Việt Cộng tại hải ngoại có nhiều điều kiện thuận lợi, với nhiều cách vận động những quốc gia phát triển giúp Các Anh và đồng bào làm nên lịch sử.   

Texas, tháng 5 năm 2021

 Phạm Bá Hoa

***