Nhân viên tang lễ chất các thi thể lên xe tải để mang đi hỏa táng tại một nhà tang lễ đông đúc tại địa phương ở Thượng Hải hôm 13/01/2023. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Tác giả BBT The Epoch Times – Thứ ba, 24/01/2023
Một lần nữa đại dịch lại đang lan rộng như cháy rừng trên khắp Trung Quốc. Theo Đại học Bắc Kinh, kể từ tháng 12/2022, ước tính có khoảng 900 triệu người ở Trung Quốc đã bị nhiễm bệnh. Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nổi tiếng của Trung Quốc, con số này có thể lên tới từ 80% đến 90% dân số.
Kể từ đợt bùng phát virus đầu tiên ở Vũ Hán hồi năm 2019, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để che đậy mức độ thực sự của đợt bùng phát này và số người tử vong.
Trên thực tế, virus vẫn tiếp tục lây lan ở Trung Quốc trong ba năm qua, gây ra tác động xã hội to lớn và khiến rất nhiều người thiệt mạng.
Các nguồn tin tại Trung Quốc đã mô tả mức độ nghiêm trọng của tình hình với các phóng viên ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times. Người dân nói rằng rất khó hoặc không thể tìm được một địa điểm hỏa táng hoặc an táng cho gia quyến của họ.
Các trung tâm hỏa táng trên khắp Trung Quốc đã quá tải và đang hoạt động liên tục. Trong nhiều trường hợp, các lò hỏa táng bị tồn đọng trong nhiều tuần, và các tủ đông bảo quản thịt đang được sử dụng cho mục đích khác là lưu trữ tử thi. Các trung tâm hỏa táng và nhà tang lễ đã tăng mạnh chi tiêu cho các mặt hàng như túi đựng thi thể và các thùng giữ lạnh.
Đơn cử, Reuters đưa tin hôm 20/01 cho biết, tại thành phố Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông, một nhà tang lễ đã “mua khẩn cấp” thêm hai lò hỏa táng. Tại thành phố Tự Cống thuộc tỉnh Tứ Xuyên, một trung tâm dịch vụ tang lễ đã đặt hàng gần 200,000 lít (hơn 52,000 gallon) dầu diesel sau khi “gần như cạn kiệt không còn gì.” Và tại thành phố Giới Thủ thuộc tỉnh An Huy, các quan chức cho biết “tủ đông lạnh chứa thi hài của nhà tang lễ không thể đáp ứng nhu cầu hiện tại của đơn vị,” khiến họ phải đặt thêm 10 tủ đông quy mô lớn. Một nhà sản xuất lò hỏa thiêu ở tỉnh Sơn Đông cho biết gần đây nhà máy của họ đã hoạt động hết công suất và “làm thêm giờ cả 24 giờ để đáp ứng nhu cầu mua sắm khẩn cấp.”
Một biện pháp mà ĐCSTQ đã giữ cho số người tử vong ở mức thấp một cách giả tạo là buộc các thành viên trong gia đình ký vào giấy xác nhận rằng nguyên nhân tử vong của người thân họ không liên quan gì đến COVID-19, để đổi lấy việc cho phép các thi thể được tiếp nhận và thực sự được hỏa táng. Trong khi đó, nhân viên tại các trung tâm hỏa táng đã nhận được chỉ thị nghiêm ngặt rằng họ không được chia sẻ với thế giới bên ngoài bất kỳ thông tin nào về số lượng thi thể được hỏa táng.
ĐCSTQ đã có hơn 100 năm kinh nghiệm dối trá để lừa gạt công chúng. Bất cứ khi nào một thảm họa xảy đến với Trung Quốc, bất kể tồi tệ đến đâu, thì ĐCSTQ sẽ đổi hướng và sử dụng thảm hoạ đó như một cơ hội để ca ngợi Đảng và khả năng ứng phó của Đảng.
Từ năm 1958 đến năm 1961, ít nhất 40 triệu người đã thiệt mạng trong Đại Nạn Đói do ĐCSTQ gây ra. Trong khi bỏ đói người dân, nhà cầm quyền này đã ca ngợi các thành tích của mình, và số người tử vong thực sự không được công chúng biết đến cho đến hàng thập niên sau đó.
Gần đây, ĐCSTQ tự nhận là đã “thành công” trong việc chống dịch COVID-19 và công khai tán dương, rồi tuyên bố số người tử vong chỉ thấp ở mức 60,000 người. Tuy nhiên, điều này là phi lý về mặt thống kê, vì con số đó cho thấy ở Hoa Kỳ loại virus này gây tử vong cao hơn 160 lần so với ở Trung Quốc.
Chính sách “zero COVID” kéo dài gần ba năm của nhà cầm quyền này đã được chứng minh là một thảm họa nhân đạo. Dưới danh nghĩa ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh COVID, người dân bị buộc phải chịu đựng những hoàn cảnh sống cực đoan. Hàng trăm triệu người đã bị đưa vào các trung tâm kiểm dịch hoặc bị giam giữ trong nhà của họ, dẫn đến tình trạng bị cô lập kéo dài và không được tiếp cận với thực phẩm, các nguồn cung cấp căn bản, và dịch vụ chăm sóc y tế quan trọng. Thậm chí nhiều người còn bị buộc khóa kín bên trong căn hộ của họ.
Với sự kiểm soát hà khắc của Bắc Kinh đối với mọi thành phần xã hội, không có số liệu chính thức nào ở Trung Quốc là có thể tin cậy được. Ngay cả tổng quy mô dân số của Trung Quốc cũng là vấn đề gây tranh cãi. Năm ngoái, một vụ tin tặc xâm phạm làm rò rỉ dữ liệu cho thấy ĐCSTQ đã thao túng tỷ lệ sinh chính thức của nước này, và một phân tích hồi năm 2020 cho thấy dân số thực tế có thể thấp hơn 130 triệu so với con số chính thức là 1.4 tỷ.
Các công ty nghiên cứu ngoại quốc, chẳng hạn như Công ty TNHH Airfinity có trụ sở tại London, hiện đang ước tính rằng, vào cuối tháng Một, mỗi ngày sẽ có 36,000 người sẽ thiệt mạng ở Trung Quốc vì COVID-19.
Con số thực có thể cao hơn gấp nhiều lần.
Trích dẫn tin tức về việc các lò hỏa táng hoạt động liên tục, ông Lâm Hiểu Húc (Sean Lin) — một nhà virus học và là cựu giám đốc phòng thí nghiệm tại khoa bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed — ước tính rằng các nhà tang lễ ở Trung Quốc có thể đã thiêu 6 triệu thi thể trong tháng vừa qua. Và bởi vì người dân ở vùng nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ hỏa táng, nên số người tử vong thực tế có thể lên tới 10 triệu người trong tháng vừa qua. Ông cho biết đây là một ước tính dè dặt.
Hồi tháng 03/2020, The Epoch Times từng đưa tin rằng chỉ vài tháng sau đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên, lượng người dùng điện thoại di động ở Trung Quốc đã giảm 21 triệu trong vòng ba tháng. Điện thoại di động ở Trung Quốc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, thậm chí còn được sử dụng để nhận dạng chính thức. Các điểm dữ liệu như thông tin này cho thấy số người tử vong thực sự trong ba năm qua có thể lên tới hàng trăm triệu.
Trong các thảm họa trước đây, các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ tự cho là mình đã được an toàn nhờ sự giàu có và quyền lực có được thông qua các phương thức bất chính của họ.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, có những thông tin rò rỉ về các trường hợp tử vong của nhiều quan chức ĐCSTQ cao cấp, trong đó có các cựu quân nhân cao cấp, các quan chức đã về hưu, các học giả, và các chuyên gia trong ngành. Những quan chức này, những người thường được hưởng các đặc quyền, bao gồm mọi phương pháp điều trị y tế và cứu sinh hiện có của chính quyền Trung Quốc, hiện đang tử vong với số lượng lớn.
Đáng chú ý là, sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm và số người tử vong hàng loạt ở Trung Quốc kể từ hồi tháng 12/2022 là chưa từng thấy ở các nơi khác trên thế giới, mặc dù Trung Quốc đã mở cửa biên giới vào đầu tháng Một.
Vậy tại sao tình hình ở Trung Quốc lại tệ hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới?
Người xưa tin rằng ôn dịch giáng xuống trừng phạt nhân loại khi tội lỗi của con người đã trở nên quá lớn.
Đặc biệt, trong tư tưởng phương Đông có khái niệm về nghiệp, là kết quả của việc hành ác hoặc vô đạo đức.
Trong khoảng 70 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phạm vô số tội lỗi. Đảng này không chỉ phá hủy văn hóa truyền thống phong phú của Trung Quốc, mà còn đi xa hơn nữa khi tiêu diệt những người có niềm tin vào Thần Phật. Các chiến dịch của Đảng này đã dẫn đến sự thiệt mạng bất thường của khoảng 80 triệu người.
Gần đây nhất, ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc bức hại trên toàn xã hội nhắm vào khoảng 100 triệu học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Cuộc bức hại do lãnh đạo Đảng đương thời Giang Trạch Dân phát động vào năm 1999, người đã qua đời hồi tháng 11/2022.
Cuộc đàn áp này đã ảnh hưởng đến tất cả người dân Trung Quốc và mọi khía cạnh của xã hội, với việc ĐCSTQ đã chi tới một phần tư GDP để thực hiện cuộc đàn áp trong những năm đầu. Học sinh bị nhồi nhét tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công trong trường học, trong khi các thí sinh ứng tuyển đại học bị buộc phải ký một tuyên bố phản đối môn tu luyện này như một yêu cầu để được nhập học. Nhà cầm quyền đã yêu cầu hàng xóm, thân nhân, và đồng nghiệp báo cáo những ai tu luyện Pháp Luân Công với chính quyền, khiến các thành viên trong xã hội trở nên đối địch với nhau.
Bản thân các học viên, những người tin tưởng vào việc tu thiện dựa trên các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn, đã bị tra tấn, giam giữ tùy tiện trong các trại lao động, và bị thu hoạch nội tạng khi còn sống.
Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã viết trong một bài viết có nhan đề “Lý tính” khi đại dịch bùng phát hồi tháng 03/2020, “Bản thân ôn dịch là do Thần an bài, là tất nhiên trong phát triển của lịch sử. Nhân tâm không tốt nữa thì sẽ tạo nghiệp, mắc bệnh, gặp nạn.”
Ông Lý viết, “Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.”
Lịch sử đã cho chúng ta thấy những ví dụ trước đây về điều này. Ở La Mã cổ đại, cuộc bức hại các tín đồ Cơ Đốc đã dẫn đến bốn bệnh dịch, khiến Đế chế La Mã hùng mạnh suy tàn và cuối cùng đi đến diệt vong. Trong lịch sử Trung Quốc, sự thay đổi triều đại thường xảy ra khi triều đình trở nên bại hoại và đạo đức xã hội xuống cấp; với kết quả theo sau thường là dịch bệnh.
Cuối cùng, cách chữa trị tốt nhất cho bệnh dịch này là tránh xa ĐCSTQ.
Chúng tôi hy vọng mỗi một người đều có thể vượt qua thảm họa này một cách an toàn và giúp mang lại một ngày mai tươi sáng hơn.
An Nhiên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times