Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 20 tháng 8 năm 2021 – Võ Thái Hà

Share this post on:

Afghanistan: Biểu tình chống Taliban, con trai Massoud kêu gọi kháng chiến

Dân chúng biểu tình, mang theo quốc kỳ Afghanistan nhân ngày Độc Lập (Quốc Khánh) tại Kabul (Afghanistan) ngày 19/08/2021. REUTERS – Stringer .

Hôm qua, 19/08/2021, đã nổ ra các cuộc biểu tình chống Taliban tại Afghanistan, trong khi đó con trai của cố tư lệnh Massoud kêu gọi kháng chiến chống lực lượng Hồi Giáo cực đoan.

Theo hãng tin AFP, hôm qua, tại Asadabad (miền đông Afghanistan) và ở nhiều nơi tại thủ đô Kabul, nhân kỷ niệm 102 năm Afghanistan độc lập, người dân đã xuống đường với lá quốc kỳ đen, đỏ và xanh, thay vì lá cờ màu trắng và đen mà phe Taliban yêu cầu treo trên các công thự sau khi giành chính quyền ngày 15/08.

Tại Kabul, một nhóm biểu tình nhỏ khi tuần hành đã gặp một xe chở chiến binh Taliban, nhưng các chiến binh này sau đó đi tiếp mà không cản trở cuộc biểu tình. Một người trong đoàn biểu tình đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chận việc « phá hủy 20 năm tiến bộ ». Một cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra ở thành phố Asadabad và đã bị giải tán với những tiếng súng.

Trong khi đó, cùng với cựu phó tổng thống Amrullah Saleh, con trai của cố tư lệnh Masoud, Ahmad Massoud hôm qua đã kêu gọi người dân Afghanistan tham gia kháng chiến chống Taliban, tuyên bố « sẵn sàng đi theo vết chân của cha ». Ahmed Shah Massoud là một tư lệnh nổi tiếng, từng chỉ huy lực lượng chống quân Liên Xô, rồi sau đó chống quân Taliban. Ông đã bị tổ chức khủng bố Al Qaida ám sát ngày 09/09/2001.

Phát biểu tại vùng thung lũng Panchir (tây bắc Kabul), vùng duy nhất mà phe Hồi Giáo cực đoan chưa kiểm soát được, Ahmad Massoud khẳng định có rất nhiều quân nhân «  bất mãn vì chỉ huy của họ đã đầu hàng » đã gia nhập hàng ngũ của ông. Trong một bài viết đăng trên tờ Washington Post, con trai cố tư lệnh Massoud kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân kháng chiến.

Về phần cựu phó tổng thống Afghanistan Saleh, ông đã tuyên bố sẽ không quy phục phe Taliban và đã lui về cố thủ ở vùng thung lũng Panchir.

Tại một cuộc họp báo ở Matxcơva hôm qua, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cũng ghi nhận là cuộc kháng chiến chống Taliban đang được tổ chức tại vùng thung lũng Panchir, dưới sự chỉ huy của cựu phó tổng thống Saleh và con trai của cố tư lệnh Massoud.

Ông Lavrov khẳng định « Taliban không kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Afghanistan ». Ngoại trưởng Nga kêu gọi mở các cuộc đàm phán để lập một chính phủ thật sự đại diện cho mọi thành phần ở Afghanistan.

Afghanistan

Người biểu tình đã xuống đường ở một số thành phố với cờ quốc gia Afghanistan trong tay để phản đối Taliban. Những người chứng kiến cho biết các tay súng Taliban đã bắn vào đám đông ở thành phố Asadabad, tương tự như vụ trước đó ở Jalalabad vốn khiến ba người thiệt mạng. Ngoài ra, cũng có tin cho thấy Taliban ngăn cản người dân, bao gồm những người có thị thực, đến sân bay Kabul, nơi đang chìm trong hỗn loạn khi người dân Afghanistan tìm cách bỏ chạy khỏi đất nước. Một quan chức Taliban nói với Reuters rằng kể từ Chủ nhật đã có 12 người chết tại sân bay.

Tình báo Na Uy: Taliban đang đưa người Afghanistan vào danh sách đen

Taliban đang đưa người Afghanistan vào danh sách đen (ảnh minh họa: Youtube/Channel 4 News).

Một báo cáo của tình báo Na Uy cho biết Taliban đã bắt đầu đưa người Afghanistan từng làm việc cho chính phủ trước đây hoặc hỗ trợ Mỹ vào danh sách đen, trang Reuters cho hay.

Báo cáo do Trung tâm Phân tích Toàn cầu RHIPTO của Na Uy tổng hợp và được hãng tin Reuters công bố hôm 19/8, cho biết Taliban đang săn lùng những cá nhân có liên hệ với chính quyền trước đó.

“Taliban đang tăng cường truy lùng tất cả các cá nhân và cộng tác viên với chính quyền cũ, và nếu không thành công, họ nhắm mục tiêu và bắt giữ các thành viên gia đình và trừng phạt họ theo cách giải thích riêng của họ về luật Sharia”, báo cáo nêu chi tiết. “Đặc biệt rủi ro là các cá nhân ở các vị trí trung tâm trong quân đội, cảnh sát và các đơn vị điều tra”.

Trung tâm phân tích toàn cầu RHIPTO của Na Uy là một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên thực hiện các đánh giá tình báo độc lập, cho biết báo cáo về Afghanistan đã được chia sẻ với các cơ quan và cá nhân làm việc trong Liên hợp quốc.

Một quan chức Liên hợp quốc cho biết: “Đây không phải là báo cáo do Liên hợp quốc đưa ra, mà là do Trung tâm phân tích toàn cầu của Na Uy thực hiện”.

Một phát ngôn viên của Taliban đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về báo cáo. Kể từ khi chiếm được Kabul, Taliban đã tìm cách thể hiện một bộ mặt ôn hòa hơn với thế giới, nói rằng họ muốn hòa bình và sẽ không trả thù những kẻ thù cũ. Tuy nhiên trái với tuyên bố của nhóm này những hình ảnh tang thương về sự ra tay của phiến quân đối với thường dân đang xảy ra trên khắp Afghanistan.

Covid-19: Sài Gòn ra lệnh “ai ở đâu ở yên đó”, huy động quân đội

Tại một giao lộ ở Sài Gòn trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh chụp ngày 26/07/2021. AP – Huu Khoa

Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid mới ở Việt Nam lại phá kỷ lục, chính quyền thành phố Sài Gòn siết chặt hơn nữa các biện pháp giãn cách xã hội, với quy định là kể từ ngày 23/08/2021, người dân sẽ tuyệt đối bị cấm ra khỏi nơi ở. Đồng thời, theo hãng tin Reuters, chính quyền sẽ huy động đến công an và quân đội để bảo đảm việc tuân thủ lệnh mới cũng như để phân phối lương thực cho người dân.

Theo các số liệu do bộ Y Tế công bố, hôm nay, 20/08/2021, số ca nhiễm Covid-19 mới trên toàn quốc đã lên đến mức 10.657 ca trong 24 giờ, một con số kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát ở Việt Nam. Đa số trong khoảng hơn 320.000 ca nhiễm và khoảng hơn 7.500 ca tử vong trên toàn quốc là được ghi nhận trong vài tháng trở lại đây.

Trước tình hình dịch bệnh không suy giảm, chính quyền của thành phố Sài Gòn, tâm chấn hiện nay của đại dịch (chiếm đến 80% tổng số ca tử vong ở Việt Nam), đã phải triển hạn lệnh « giãn cách xã hội » thêm một tháng, cho đến 15/09. Nhưng do ca nhiễm mới vẫn tiếp tục có xu hướng tăng cao, chính quyền địa phương quyết định siết chặt hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch.

Theo tin tờ Tuổi Trẻ, trong cuộc họp báo sáng nay, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã thông báo các giải pháp mới, theo đó kể từ ngày 23/08, người dân ở Sài Gòn phải đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội, « ai ở đâu ở yên đó, nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố,… ». Tuy nhiên, chi tiết cụ thể của lệnh mới này chưa được công bố.

Theo lời ông Phạm Đức Hải, phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của thành phố, trong thời gian áp dụng lệnh mới, việc chích ngừa và xét nghiệm sẽ tiếp tục được thực hiện. Hiện giờ, hơn phân nữa người dân ở Sài Gòn đã được tiêm ít nhất là một liều vac-xin ngừa Covid-19.

Còn theo lời ông Phan Nguyễn Như Khuê, trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, không có chuyện đóng cửa hoàn toàn như tin đồn, nhưng thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống « để tiến tới kiểm soát dịch ngày 15/09 ».

Theo hãng tin Reuters, hôm nay, xe công an với loa phóng thanh đã vòng quanh các khu phố để kêu gọi người dân tuân thủ lệnh mới và bảo đảm là lương thực sẽ được cung cấp đầy đủ. Một tài liệu mà Reuters đọc được cho biết là cuối tuần này bộ Quốc Phòng sẽ gởi 1.000 bác sĩ quân y và thiết bị y tế đến Sài Gòn.

Còn theo tờ theo tờ Hà Nội Mới, Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa thông báo quyết định tiếp tục giãn cách xã hội ở thành phố thêm 2 tuần nữa, tức là cho đến ngày 06/09.

Joe Biden nói hớ về ‘bảo vệ Đài Loan’ hay khéo léo dọa Trung Quốc?

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh, Joe Biden

Một quan chức chính quyền Joe Biden hôm thứ Năm 19/8 cho biết chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan không thay đổi sau khi Tổng thống Joe Biden có vẻ gợi ý Hoa Kỳ sẽ bảo vệ hòn đảo nếu bị tấn công, sai lệch so với quan điểm lâu nay của Hoa Kỳ là “mơ hồ chiến lược”.

Trong một cuộc phỏng vấn được ABC News phát sóng hôm thứ Năm, Biden đã được hỏi về tác động của việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

“Chúng tôi đã giữ mọi cam kết. Chúng tôi có cam kết vững chắc với Điều 5 rằng nếu ai xâm lăng hay chống lại đồng minh Nato, chúng tôi sẽ phản ứng. Cũng thế với Nhật, Hàn Quốc, cũng thế với Đài Loan.”

Nhưng một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chính sách của chúng tôi đối với Đài Loan không thay đổi.”

Ông ta nói thêm: “Mối quan hệ quốc phòng của Hoa Kỳ với Đài Loan được dẫn dắt bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA) trong 40 năm qua và dựa trên đánh giá về nhu cầu quốc phòng của Đài Loan và mối đe dọa do Trung Quốc gây ra.”

Đạo luật Quan hệ Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979 không đảm bảo khả năng bảo vệ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan trong trường hợp bị tấn công.

Nhưng luật này có một điều khoản kêu gọi cung cấp vũ khí cho Đài Loan để phòng thủ: “Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Đài Loan các thiết bị và dịch vụ quốc phòng với số lượng có thể cần thiết để cho phép Đài Loan duy trì đủ khả năng tự phòng thủ.”

Cố vấn an ninh quốc gia của Biden, Jake Sullivan, khi hỏi về Đài Loan trong tuần này, đã gọi đây là một “câu hỏi khác về cơ bản trong bối cảnh khác” đối với Afghanistan.

“Chúng tôi tin rằng cam kết của chúng tôi đối với Đài Loan vẫn mạnh mẽ như trước đây”, ông ta nói, mà không nói rõ điều đó có nghĩa là gì.

Nguồn hình ảnh, Carl Court/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan

Khi được hỏi về bình luận của Biden, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 20/8 đã nói rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc không thể xâm phạm.

“Không ai được đánh giá thấp ý chí, quyết tâm và khả năng mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.”

Tại Đài Bắc, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Xavier Chang cho biết họ đã “ghi nhận” những bình luận của Biden và cảm ơn chính quyền của ông đã “tiếp tục có những hành động thiết thực” để thể hiện cam kết vững chắc của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, chẳng hạn như việc bán vũ khí.

Điều 5 là một thỏa thuận của Nato quy định rằng một cuộc tấn công vào một thành viên của liên minh sẽ bị coi là tấn công vào toàn bộ các thành viên Nato.

Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 1979 và chuyển sang công nhận Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc xem xét luật chống trừng phạt ở Hồng Kông

Hôm nay một phiên họp kín của cơ quan lập pháp Trung Quốc ​​sẽ mở rộng luật chống trừng phạt của đại lục để áp dụng cho Hồng Kông. Các ngân hàng nước ngoài sẽ đặc biệt lo lắng. Luật này cấm các cá nhân hoặc thực thể tuân thủ các lệnh trừng phạt chống Trung Quốc. Nói cách khác, nó buộc các tổ chức tài chính ở Hồng Kông phải chọn giữa luật Trung Quốc hoặc Mỹ. Nếu vi phạm, dù là bên nào, cũng sẽ dẫn đến cấm thị thực và tịch thu tài sản.

Một số người dự đoán nhiều ngân hàng phương Tây sẽ từ bỏ Hồng Kông. Song điều đó có vẻ khó xảy ra. Lãnh thổ này vẫn là một đường dẫn tài chính béo bở nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Và mặc dù luật mới đến từ Bắc Kinh, nó có thể được viết lại theo Luật Cơ bản của Hồng Kông, hiến pháp nhỏ của lãnh thổ sau khi Anh chuyển giao, để phù hợp hơn với vị thế trung tâm tài chính của thành phố.

Neobanks: một loại ngân hàng mới xuất hiện ở Mỹ

Hệ thống ngân hàng Mỹ đang có một chút điểm mới. Các “Neobank” đang tìm cách làm cho ngân hàng bán lẻ trở nên rẻ hơn, thuận tiện hơn và dễ tiếp cận hơn. Neobank là các công ty fintech hợp tác với các ngân hàng nhỏ – nơi giữ và đảm bảo tiền gửi – để mang đến cho người dùng các sản phẩm kỹ thuật số hiện đại, miễn phí. Hầu hết chúng đều kiếm tiền bằng cách tính phí trên thanh toán thẻ ghi nợ. Chime, neobank lớn nhất nước Mỹ, được định giá tới 25 tỷ đô la trong vòng gọi vốn mới nhất hồi tuần trước.

Phong tỏa, ngân hàng đóng cửa, và trái phiếu kích thích đã giúp các ngân hàng kiểu này bùng nổ. Một nghiên cứu hồi năm 2018 của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy có 1/5 người trưởng thành cảm thấy không được tiếp cận hoặc bị hệ thống ngân hàng phục vụ kém. Chime và các công ty tương tự mong muốn đưa dịch vụ tài chính đến gần hơn với “những người Mỹ bình dân.” Thậm chí các neobank nhỏ hơn chỉ phục vụ các nhóm cụ thể, chẳng hạn như người di cư.

Song luôn có những thách thức. Rất tốn kém để thu hút khách hàng, trong khi cạnh tranh đang nóng lên. Để tồn tại, một số có thể thử cho vay, mua lại các giấy đặc quyền (charter) và ngày càng trở nên giống các ngân hàng thông thường.

Merkel gặp Putin trong chuyến công du cuối cùng

Angela Merkel sẽ gặp Vladimir Putin vào ngày mai tại Moscow, có lẽ là lần cuối trên cương vị Thủ tướng Đức. Trong 16 năm cầm quyền, bà gặp tổng thống Nga nhiều hơn bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào khác. Nhưng không có tình yêu nào mất đi giữa hai nhà lãnh đạo kỳ cựu.

Bà Merkel từ lâu đã từ bỏ hy vọng Nga sẽ trở thành một nền dân chủ tự do dưới thời ông Putin. Không có gì quá ngạc nhiên, đặc biệt với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014, vụ hack máy tính quốc hội Đức và – có lẽ hơn hết – vụ đầu độc Alexei Navalny, đối thủ hàng đầu của  Putin, đúng một năm trước.

Hai nhà lãnh đạo sẽ nói về tình hình Afghanistan và cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ngay sau Moscow, bà Merkel sẽ tới Kyiv để hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người muốn gia nhập NATO để bảo vệ nước ông trước Nga.

Lạm phát tăng cao ở các nền kinh tế mới nổi

Các thị trường mới nổi, vốn hứng chịu thời tiết khắc nghiệt và covid-19, giờ đây đối mặt một vấn đề mới: lạm phát tăng. Tỷ lệ lạm phát trên khắp các nước đang phát triển đã vượt xa con số mục tiêu của các ngân hàng trung ương. Chỉ trong mùa hè lạm phát tăng trên 5% ở Mexico và Nam Phi, 6% ở Ấn Độ và Nga, và 9% ở Brazil. Thủ phạm là giá thực phẩm và năng lượng tăng, xuất phát từ nhu cầu toàn cầu phục hồi trong khi chuỗi cung ứng vẫn bị tắc nghẽn, vì vận chuyển gặp khó khăn trong khi mùa màng bị thời tiết phá hoại.

Trong khi giá cao có ích cho các mảng xuất khẩu hàng hóa cơ bản của một số nền kinh tế mới nổi như Brazil, nó cũng khiến hộ gia đình phải thắt chặt chi tiêu và buộc một số ngân hàng trung ương phải hành động. Cả Nga và Brazil đều đã tăng một phần trăm lãi suất trong tháng qua. Nếu tăng hơn nữa sẽ gây khó khăn cho quá trình phục hồi. Đối với các chính phủ đang cùng lúc đánh nhiều mặt trận, việc chuỗi cung ứng được khơi thông khó có thể diễn ra sớm.

Cập nhập tin Covid ở Úc: Victoria báo động. Liên bang sẽ không hỗ trợ tài chánh cho các tiểu bang nếu cứ tiếp tục áp dụng phong tỏa

Thủ hiến Victoria cảnh báo người dân

Thủ hiến Daniel Andrews hăm dọa sẽ áp dung luật gắt gao hơn nếu người dân coi thường luật hiện nay. Picture: NCA NewsWire / David CroslingSource:News Corp Australia

Thủ hiến Victoria Daniel Andrews cho biết có thể áp dụng luật giới hạn nghiêm khắc hơn nếu như người dân không tuân thủ luật hiện nay.

Lời cảnh cáo của ông Andrews đưa ra sau khi tiểu bang có đến 55 ca nhiễm mới hôm nay, cao nhất trong phong tỏa lần nay.

Phân nửa số đó bị cách ly hoàn toàn trong thời gian bị nhiễm.

Bộ y tế cho biết 49 trong số 55 ca nhiễm mới có liên quan đến các ổ dịch đã biết và 6 ca không biết nguồn gốc.

Ông Andrews nói hôm nay là ngày buồn của Victoria khi số ca nhiễm đột biến gia tăng và thật đáng lo ngại.

“Tôi không có thông báo về sự thay đổi luật giới hạn hôm nay, nhưng tôi không loại bỏ những thay đổi có thể xảy ra. Nội các của tôi và các nhân viên y tế sẽ bàn thảo trưa nay, tối nay và ngày mai để xem xét có cần phải thay đổi luật để số ca nhiễm giảm xuống.”

Ông Thủ hiến cũng không loại trừ khả năng có thể phong tỏa vùng xa ở Victoria (Regional Victoria) sau khi xác nhận có người bị nhiễm Covid ở Shepparton.

Ông kêu gọi mọi người Victoria chấp hành luật nghiêm chỉnh, nếu không muốn tiểu bang lâm vào hoàn cảnh giống như Sydney.

Hôm qua 19/8 đánh dấu 200 ngày thành phố Melbourne bị phong tỏa (tổng cộng số ngày trong 6 lần). Sydney bằng phân nửa con số đó.

Coles và Woolies thay đổi giờ mở cửa tại 12 LGA bị giới nghiêm

Kế từ khuya thứ Hai 23/8, 12 LGA của Sydney đang là hotspot, trong đó có Bankstown-Canterbury và Fairfield (bao gồm Cabramatta) là hai vùng tập trung đông người Việt nhất ở NSW, sẽ bị giới nghiêm từ 9 giờ đối đến 5 giờ sáng. Cho nên tất cả các cửa tiệm của Coles và Woolies trong 12 vùng trên sẽ đóng cửa lúc 8.30pm mỗi ngày bắt đầu từ tối thứ Ba 24/8.

Đồng thời tất cả Bunnings và Office Work trong 12 LGA của Sydney sẽ đóng cửa bắt đầu từ thứ Hai tuần sau (chỉ dành cho trademen đặt hàng rồi đến pickup).

Tổng trưởng Ngân khố Úc cho biết các tiểu bang phải chấp nhận tử vong vì không thể kéo dài phong tỏa quá lâu

Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg kêu gọi người Úc phải tập sống với vi khuẩn Covid và phải chấp nhật tử vong (ảnh Telegraph)

Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg đã gởi một thông điệp đến các Thủ hiến, kêu gọi họ phải thành thật với dân là nước Úc phải chấp nhận tử vong vì Covid-19.

Phát biểu trong chương trình Today Show hôm nay, ông Frydenberg cho biết nếu người Úc muốn một cuộc sống không có phong tỏa thì họ phải tập sống với vi khuẩn Covid, phải chấp nhận có tử vong giống như nhiều nước đang áp dụng điển hình như Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.

“We can’t live in lockdown forever. That’s our message,” (Chúng ta không thể sống mãi trong phong tỏa. Đó là thông điệp của chúng tôi,” ông nói.

Ông Frydenberg cũng cảnh báo lãnh tụ của các tiểu bang là chính phủ liên bang không thể tiếp tục hỗ trợ tài chánh nếu như họ áp dụng phong tỏa trở lại sau khi tỉ lệ chích vaccine trên toàn nước Úc đã đạt đến 80%.

“Đó là lý do mà tôi đã nói với các thủ hiến và các bộ trưởng của các tiểu bang rằng chương trình hỗ trợ khẩn cấp của liên bang dành cho tiểu bang sẽ không kéo dài mãi mãi cho đến khi mà chúng ta đạt đến tỉ lệ chích ngừa mà tất cả mọi người đã đồng ý trong buổi họp nội các quốc gia,” ông nói.

“Chúng ta không thể theo đuổi mục tiêu diệt vi khuẩn. Những gì mà chúng ta nhắm tới trong lúc này là ngăn chận vi khuẩn và đẩy mạnh tỉ lệ chích ngừa lên mức cao nhất.”

Chính sách của chính phủ liên bang đối với vi khuẩn Covid đã thay đổi. Đó là chỉ ngăn chận chớ không thể tiêu diệt được nó. Cho nên cách tốt nhất là chúng ta phải tập sống với vi khuẩn.  

Vào tuần rồi, các lãnh tụ liên bang và tiểu bang có buổi họp nội các quốc gia rất căng thẳng, trong đó giữa Thủ tướng Morrison và Thủ hiến McGowan có một bất đồng lớn – ông McGowan muốn theo đuổi mục tiêu “Zero Covid Policy” (tiêu diệt vi khuẩn Covid hoàn toàn) và cho biết Tây Úc sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới dẫu cho tỉ lệ chích ngừa ở các tiểu bang khác đã đạt đến tỉ lệ 80%.

Ông Morrison nói rằng chính sách “Zero Covid Policy” của ông McGowan không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm nản lòng những người Úc muốn chích ngừa Covid.