Trung Quốc lập ‘GW’ đối phó với Starlink của Elon Musk

Share this post on:
Trung Quốc lập 'GW' để đối phó với Starlink của Elon Musk

Tên lửa SpaceX Falcon 9 mang theo 21 vệ tinh Starlink thế hệ thứ hai được phóng từ Tổ hợp Phóng Không gian 40 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA, ở Cocoa Beach, Florida, Mỹ, vào ngày 27/02/2023. (Ảnh: CHANDAN KHANNA/ AFP qua Getty Images)

 Bình luậnRaven Wu • Terri Wu • 23:18, 09/03/23

   

Nhìn thấy giá trị quân sự của Starlink và vai trò của nó trong cuộc chiến Nga – Ukraine, Trung Quốc đang tìm cách đối phó và tiêu diệt Starlink với dự án vệ tinh có tên mã là GW. Hiện khả năng thành công của dự án này vẫn còn nhiều nghi vấn.

Xem nhanh

  1. Vượt qua Starlink?
  2. Hiệu quả của việc phóng vệ tinh
  3. Nỗ lực tấn công vệ tinh Mỹ
  4. Sử dụng các công ty tư nhân để phát triển vệ tinh quân sự

Starlink, được vận hành bởi SpaceX và đã đóng một vai trò to lớn trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, đang khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hết sức lo ngại. Chính quyền Trung Quốc hiện đã tiết lộ kế hoạch chống lại Starlink bằng một dự án có tên mã là “GW”. Tuy nhiên, liệu Trung Quốc có thực sự có khả năng cạnh tranh với Starlink của ông Elon Musk dưới bất kỳ cách thức hay hình thức nào hay không vẫn còn là điều nghi vấn.

Gần đây, viện nghiên cứu quân sự hàng đầu của ĐCSTQ đã đăng một bài báo nói rằng gần 42.000 vệ tinh có quỹ đạo thấp của Starlink có khả năng cung cấp Internet tốc độ cao và có tiềm năng quân sự lớn, điều này gây ra mối đe dọa rất lớn đối với chương trình không gian của ĐCSTQ. Bài báo chỉ ra rằng Trung Quốc cần phải tìm cách chống lại Starlink.

Vượt qua Starlink?

Theo các nhà nghiên cứu của ĐCSTQ, công ty vệ tinh Trung Quốc “China Satellite Network Group Co” (Tập đoàn Mạng Vệ Tinh Trung Quốc) có thể xây dựng mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp của Trung Quốc, thứ sẽ có tên mã là GW. Tập đoàn Mạng vệ tinh Trung Quốc được thành lập vào ngày 28/04/2021 trực tiếp bởi Quốc vụ viện của ĐCSTQ nhằm điều phối việc triển khai và vận hành hoạt động thông tin vệ tinh. Thông tin tiết lộ cho thấy công ty dự kiến ​​sẽ phóng gần 13.000 vệ tinh quỹ đạo thấp.

Ông James Andrew Lewis, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Chương trình Công nghệ và Chính sách công tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với The Epoch Times vào ngày 03/03 rằng do Trung Quốc tụt hậu so với các nước khác trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh nên nước này không thể chiếm lĩnh tất cả các quỹ đạo thấp và thay thế Starlink, đồng thời việc phóng vệ tinh cần phải trải qua quy trình phê duyệt của Liên hợp quốc.

Hiệu quả của việc phóng vệ tinh

Trước đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ĐCSTQ dự kiến phóng trung bình hơn 180 vệ tinh mỗi năm từ năm 2023 đến 2030 và hơn 1.700 vệ tinh mỗi năm từ năm 2033 đến 2035 để thiết lập mạng lưới vệ tinh của mình.

Trong khi đó, SpaceX đã đề xuất với Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vào tháng 08/2021 về việc phóng 30.000 vệ tinh Starlink 2.0 để thay thế hệ thống vệ tinh Starlink 1.0 băng thông thấp hơn hiện tại. FCC đã phê duyệt tổng cộng 12.000 vệ tinh Starlink để SpaceX phóng và có thể phê duyệt kế hoạch của SpaceX cho 30.000 vệ tinh nữa. Ngoài ra, ông Musk dự kiến sẽ phóng Starlink 2.0 bằng Starship, tàu vũ trụ có thể tái sử dụng và có khả năng đưa người lên vũ trụ.

Ông Xia Luoshan, người dẫn chương trình “Military Focus” (Tiêu điểm quân sự), nói với The Epoch Times vào ngày 02/03 rằng kế hoạch của ĐCSTQ liên quan đến hai mục tiêu chính: một là xây dựng một Starlink của riêng Trung Quốc để cạnh tranh với Mỹ, và hai là có thể tạo ra các cuộc tấn công vào các vệ tinh của Mỹ. Ông nói, “Cả hai điều này đều không dễ dàng”. “Việc đưa hàng chục nghìn vệ tinh vào quỹ đạo chỉ có thể thực hiện được kể từ khi SpaceX phóng các phương tiện tái sử dụng. Tôi không thấy ĐCSTQ có khả năng tương tự vào thời điểm này”.Người sáng lập SpaceX Elon Musk và Giám đốc điều hành T-Mobile Mike Sievert trên sân khấu trong một sự kiện chung của T-Mobile và SpaceX vào ngày 25/08/2022 tại Bãi biển Boca Chica, Texas, Mỹ. (Ảnh: Michael Gonzalez/Getty Images)

Nỗ lực tấn công vệ tinh Mỹ

Bài báo của các nhà nghiên cứu ĐCSTQ cũng tuyên bố rằng các vệ tinh của Trung Quốc phải ngăn chặn Starlink bằng cách triển khai vũ khí “chí mạng” để phá hủy khả năng do thám và bay của chúng. Bởi vì ĐCSTQ nhìn thấy giá trị quân sự của Starlink và vai trò của nó trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, nên Bắc Kinh coi Starlink là một mối đe dọa và đang tìm cách để có thể tiêu diệt nó thông qua chiến tranh điện tử và các công nghệ can thiệp điện từ.

Ngày 07/10/2022, ông Musk tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc đã nói rõ rằng họ không chấp thuận việc ông sử dụng Starlink để hỗ trợ quân đội Ukraine trong chiến tranh và chế độ này đã yêu cầu ông đảm bảo rằng các dịch vụ của Starlink sẽ không được bán tại Trung Quốc. Ông Musk cũng đã nói vào năm 2015 về khả năng ĐCSTQ sẽ cho nổ tung mạng vệ tinh Starlink của ông ấy nếu ông ấy cung cấp một dịch vụ Internet không bị ĐCSTQ kiểm duyệt.

Quy định quốc tế hiện nay chỉ ra rằng không được đặt vũ khí trong không gian, nhưng kế hoạch đầy tham vọng của ĐCSTQ có thể thay đổi điều đó.

Sử dụng các công ty tư nhân để phát triển vệ tinh quân sự

ĐCSTQ đã công khai kết hợp các mạng vệ tinh vào cơ sở hạ tầng mạng truyền thông mới của mình, bao gồm mạng 5G, AI, điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu và blockchain, cho phép các vệ tinh có quỹ đạo thấp thúc đẩy sự phát triển của những công nghệ này. Đồng thời, chế độ áp dụng cách tiếp cận “kết hợp quân sự – dân sự” trong việc điều hành sự phát triển quân sự của mình.

Một bài báo hồi tháng 04/2022 trên tờ National Defense and Security Fortnightly của Đài Loan đã báo cáo sự gia tăng các công ty vệ tinh thương mại “tư nhân” mới đăng ký ở Trung Quốc, với số lượng đăng ký vào năm 2020 nhiều hơn gấp 6 lần so với năm 2010. Các công ty này về bản chất được ĐCSTQ tài trợ đằng sau hậu trường nhưng bề ngoài tỏ ra là doanh nghiệp tư nhân.

Ví dụ, Commsat, một công ty bề ngoài là công ty tư nhân ở Bắc Kinh, đã nhận được hàng trăm triệu USD đầu tư từ Quỹ đầu tư Internet Trung Quốc thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc và từ một số doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

Bài báo cũng lưu ý rằng Tập đoàn Công nghiệp Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc, một công ty con của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, đã phóng 6 vệ tinh liên lạc quỹ đạo thấp bằng tên lửa không thể tái sử dụng vào tháng 3 năm ngoái như một phần của một trong bốn hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp được đề xuất bởi ĐCSTQ. Tuy nhiên, không có bước đột phá nào nữa trong chương trình vệ tinh này.

​​Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Theo NTDVN.NET