Written By
Trung Cộng, Xã Hội Chủ Nghĩa
Bình luận: Trung Cộng đang đào hố to bằng nước Úc để tự chôn chính mình
Vũ Dương | DKN 3 giờ trước

Mục lục bài viết
- Trả đũa kinh tế đã thất bại
- Tự khiêng đá nện chân mình
- Trừng phạt Úc nhưng vẫn không thể thoát khỏi việc truy xuất nguồn gốc virus
- Úc nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ thế giới tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo
- Nguyên nhân khiến ĐCSTQ trả đũa Úc thất bại
Liên quan đến bài viết có tiêu đề “ĐCSTQ đang tự đào cho mình cái hố to bằng nước Úc” của Tiến sĩ John Lee đăng trên trang The Hill, chuyên gia các vấn đề thời sự Vương Hữu Quần cũng nhìn nhận rằng ĐCSTQ không chỉ thất bại trong việc dọa nạt nước Úc, mà còn tự rơi vào cái hố do chính mình tự đào sẵn. Dưới đây là đôi chút nhận định của tác giả.
Úc là quốc gia đầu tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán, động thái này vô hình trung đã chọc đúng chỗ đau đớn nhất của ĐCSTQ. ĐCSTQ ngay lập tức đã tung ra đòn trả đũa đối với Úc về mọi mặt. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, sự trả đũa này đã thất bại một cách toàn diện.
Trả đũa kinh tế đã thất bại
Tuy nhiên, số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 14/1 cho thấy, năm ngoái, tổng giá trị xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc đạt 148 tỷ đô-la Úc, chỉ kém 6 tỷ đô-la Úc so với mức kỷ lục cao nhất là 154 tỷ đô la-Úc vào năm 2019, và vẫn cao hơn gần 10% so với năm 2018.
Ngày 2/6, số liệu do Cục Thống kê Úc công bố cho thấy nền kinh tế của Úc đã phục hồi mạnh mẽ trong quý I năm nay, các nhà kinh tế dự đoán mức tăng trưởng sẽ là 1,5%, tuy nhiên kết quả thực tế lại là 1,8%. Xuất khẩu của Úc đã tăng trưởng trên diện rộng, điều này đã loại bỏ hoàn toàn những rủi ro do các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ gây nên.
Úc đã nỗ lực hết sức để mở rộng các thị trường thay thế mới như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Philippines, Pakistan, Hà Lan và Mexico,… và đã đạt được những thành quả đáng kể.
Roland Rajah, nhà kinh tế hàng đầu tại Viện Lowy nhận định, than đá là mặt hàng có hiệu quả tốt nhất trong sự đột phá lệnh cấm của ĐCSTQ. Đến tháng 1 năm nay, nếu tính theo năm thì giá trị than xuất khẩu của Úc đã tăng thêm 9,5 tỷ USD so với trước khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm.
Tự khiêng đá nện chân mình
Sau khi ĐCSTQ cấm nhập khẩu than của Úc, hàng chục thành phố và ít nhất 4 tỉnh ở Trung Quốc đã phải thực hiện các biện pháp cắt giảm điện. Các tỉnh như: Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông, Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải đã xảy ra tình trạng mất điện, khiến giá than ở Trung Quốc tăng mạnh.
Một lĩnh vực khác bị thiệt hại là nông nghiệp. Theo báo cáo của Cục Nông nghiệp và Kinh tế, Tài nguyên và Khoa học Úc vào cuối năm ngoái cho thấy mặc dù ĐCSTQ áp thuế cao đối với lúa mạch của Úc khiến Úc thiệt hại khoảng 330 triệu đô-la Úc, nhưng do ngành công nghiệp sản xuất bia Trung Quốc lại phụ thuộc nhiều vào lúa mạch của Úc, thế nên mức thiệt hại tiềm tàng của Trung Quốc lên tới 3,6 tỷ đô-la Úc.
Trừng phạt Úc nhưng vẫn không thể thoát khỏi việc truy xuất nguồn gốc virus
ĐCSTQ đã cố gắng sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để buộc Úc phải im lặng trong việc truy xuất nguồn gốc của dịch bệnh, nhưng hành động này đã phản tác dụng. Đề nghị của chính phủ Úc đã được cộng đồng quốc tế hưởng ứng rộng rãi.
Trước Đại hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5 năm nay, cộng đồng quốc tế có những lời kêu gọi mạnh mẽ đối với các cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus. Ngày 26/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden ra tuyên bố yêu cầu các cơ quan tình báo Mỹ phải nộp báo cáo về nguồn gốc virus cho ông trong vòng 90 ngày.
Úc nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ thế giới tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo
Tuyên bố chung được đưa ra sau khi ông Biden tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7, Hội nghị thượng đỉnh NATO và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Âu, tất cả đều coi ĐCSTQ là mục tiêu quan trọng của cuộc tấn công. Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Canada trong nhóm G7 là bảy quốc gia tư bản phát triển nhất trên thế giới; NATO có 30 quốc gia thành viên và Liên minh châu Âu có 27 quốc gia thành viên. Ba Hội nghị thượng đỉnh này hoàn toàn không phải là “những vòng tròn nhỏ” như cách gọi của ĐCSTQ, mà là một vòng vây khổng lồ xuyên Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đối với ĐCSTQ.
Nguyên nhân khiến ĐCSTQ trả đũa Úc thất bại
Sở dĩ ĐCSTQ chọn Úc làm mục tiêu vì Úc phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu khoáng sản, năng lượng và nông sản, cứ mỗi đô-la Mỹ hàng hóa xuất khẩu của Úc, thì hơn một phần ba trong số đó được xuất khẩu sang Trung Quốc. Từ góc độ thương mại, điều này khiến Úc trở thành nền kinh tế dựa vào thị trường Trung Quốc nhiều nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, bên này không được thì chọn bên kia. Ngoài thị trường Trung Quốc, Úc còn có một thị trường rộng lớn hơn. Các vấn đề gây ra bởi các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ đối với Úc đã nhanh chóng được các thị trường bên ngoài Trung Quốc chào đón. Đặc biệt, ĐCSTQ phụ thuộc rất nhiều vào quặng sắt của Úc. Dù có tung hoành thế nào, ĐCSTQ cũng không dám trừng phạt quặng sắt của Úc, ngược lại còn phải mua quặng sắt của Úc với giá cao.
Điều quan trọng nhất là Úc có nhiều sự giúp đỡ hơn từ những nước khác, trong khi ĐCSTQ đã lạc lối và có được rất ít sự giúp đỡ.
Chính quyền Trung Quốc tin rằng Úc chính là “quả hồng mềm” trong thế giới tư bản chủ nghĩa, và nó cố gắng buộc Úc phải đầu hàng thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế. Trong khi Hồng Kông, Đài Loan và Úc đồng tâm hiệp lực phản công từ ba phía, thì các nhà ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ cũng ra sức vùng vẫy chiến đấu chống lại các nước tư bản khác như Hoa Kỳ.
Cho đến nay, ĐCSTQ không có một người bạn thực sự trên thế giới, và đã rơi vào tình trạng rất cô lập. Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã không đi ra nước ngoài trong suốt 18 tháng qua.
Chính phủ Úc giữ vững các giá trị phổ quát của tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của thế giới tự do do Hoa Kỳ đứng đầu. ĐCSTQ càng gia tăng đàn áp thì sự ủng hộ của thế giới tự do đối với Úc lại càng mạnh mẽ, và cuối cùng, nó sẽ tự biến mình thành kẻ thù chung của toàn nhân loại.
Theo DKN.TV
Related News
Những cuộc xâm lăng mềm – Gs. Nguyễn Văn Tuấn
Nguyễn Văn Tuấn - Điểm sách "Silent Invasion" - ( Đọc sách " Hidden Hand " của Clive Hamilton và Mareike Ohlberg ) -...
Thời sự Quốc Tế Thứ Hai 07/03/2022
Người tị nạn (đa số là phụ nữ, trẻ em) trên đường đến cửa khẩu Medyka, Ba Lan, 05/03/2022. (Ảnh: AP Photo/Visar Kryeziu) Thời sự...
Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu lịch sử lên án Nga xâm lược Ukraine: 141 thuận, 5 chống, 35 trắng
Bởi Humeyra Pamukvà Jonathan LandayA general view shows the results of the voting during the 11th emergency special session of the 193-member U.N. General Assembly on...
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 22 tháng 02 năm 2022 – Xung đột Nga – Ukraine
Hoa Kỳ nói các ‘lực lượng gìn giữ hòa bình’ của Nga ở Ukraine là ‘vô nghĩa’ 22/02/2022 Bà Linda Thomas-Greenfield, Đại sứ Hoa Kỳ tại...
Điểm báo quốc tế: Chiến tranh sẽ bùng nổ ở Ukraine?
Đỗ Kim Thêm tuyển dịch16/02/2022Russischer Panzer bei Militärübung im Grenzgebiet von Belarus und RusslandFoto: Uncredited / dpaCác cuộc vận động ngoại giao gần đây của...
Viễn cảnh 2022: Tung hoành với sông Cờ Đỏ, Trung Quốc đang vắt kiệt nguồn nước của Châu Á – Ngô Thế Vinh
Hình 1: Quốc gia Tây Tạng, nơi phát xuất những con sông lớn của Châu Á: (1) Dương Tử, (2) Hoàng Hà, (3) Indus,...
zoritoler imol
Terrific post however , I was wanting to know if you could write a litte more on this topic? I’d be very thankful if you could elaborate a little bit further. Appreciate it!
graliontorile
I’ll right away snatch your rss feed as I can’t in finding your e-mail subscription hyperlink or e-newsletter service. Do you have any? Please allow me realize so that I may just subscribe. Thanks.
zoritoler imol
My brother suggested I would possibly like this web site. He was once totally right. This publish actually made my day. You cann’t believe just how a lot time I had spent for this info! Thank you!
gralion torile
I went over this web site and I conceive you have a lot of superb info, saved to favorites (:.
zoritoler imol
Appreciating the time and energy you put into your blog and detailed information you provide. It’s nice to come across a blog every once in a while that isn’t the same old rehashed information. Wonderful read! I’ve saved your site and I’m including your RSS feeds to my Google account.