Tin tức thế giới Thứ hai 13 tháng 12 năm 2021

Share this post on:

Võ Thái Hà tổng hợp

Omicron giảm mạnh tác dụng của vaccine, Pfizer có thể chỉ còn hiệu quả 22%

Omicron giảm mạnh tác dụng của vaccine, Pfizer có thể chỉ còn hiệu quả 22%

Đối mặt với sự xuất hiện của biến thể Omicron, căng thẳng toàn cầu chưa bao giờ lớn hơn thế. (Getty Images) 

Một nghiên cứu mới ở Nam Phi cho thấy hai liều vaccine Pfizer chỉ đạt 22,5% hiệu quả chống lại biến chủng Omicron. Trong khi đó, WHO tiếp tục cảnh báo về biến chủng mới này.

WHO: Omicron lây lan nhanh và giảm hiệu quả vaccine

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/12 cho biết biến chủng Omicron có thể làm suy yếu vaccine và lây lan nhanh hơn Delta.

“Bằng chứng ban đầu cho thấy Omicron làm giảm hiệu quả của vaccine trong chống lây nhiễm. Với dữ liệu hiện tại, có thể thấy Omicron sẽ vượt qua biến chủng Delta tại những nơi nó lưu hành”, WHO nêu trong báo cáo.

Người nhiễm Omicron nhiều khả năng có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện, nhưng WHO cho biết chưa đủ dữ liệu để xác định độ nghiêm trọng lâm sàng của biến chủng.

Trước đó, WHO ngày 26/11 xếp biến chủng này vào nhóm đáng lo ngại. Nhiều quốc gia áp lệnh hạn chế đi lại với người từ Nam Phi và đưa ra nhiều quy định trong nước nhằm kiểm soát sự lây lan. WHO cho biết Omicron đã lây lan đến 63 quốc gia tính đến ngày 9/12.

Giáo sư Bruce Mellado của Nam Phi, hôm 2/12 nhận định lây nhiễm cộng đồng đang tăng mạnh “mức chưa từng thấy ở Nam Phi” và là dấu hiệu Omicron sẽ trở thành biến chủng phổ biến nhất.

Vaccine Pfizer có thể chỉ đạt hiệu quả hơn 22%

Viện Nghiên cứu Sức khỏe châu Phi ở Durban (Nam Phi) mới đây cung cấp dữ liệu bổ sung từ một nghiên cứu về biến chủng Omicron, theo Bloomberg đưa tin hôm 11/12.

Nghiên cứu cho thấy hai liều vaccine Pfizer chỉ đạt 22,5% hiệu quả chống lại biến chủng Omicron.

Sau khi xem xét các mẫu huyết tương từ 12 người tham gia, họ nhận thấy so với chủng virus được phát hiện ở Trung Quốc hai năm trước, biến chủng Omicron làm giảm 41 lần kháng thể trung hòa tạo ra ở những người đã tiêm hai liều vaccine Pfizer/BioNTech.

Về cơ bản, kết quả cho thấy biến chủng Omicron “làm suy giảm khả năng bảo vệ của vaccine đối với các triệu chứng lây nhiễm Covid-19”, chuyên gia Alex Sigal, người chủ trì nhóm nghiên cứu, cho biết.

Đây là lầu đầu tiên giới khoa học ghi nhận bằng chứng về việc biến chủng Omicron có khả năng tránh được các kháng thể do vaccine Pfizer tạo ra.

Omicron là gì?

Omicron là biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi hồi tháng trước. Kết quả giải trình tự gen cho thấy nó chứa tới hơn 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến gắn trên protein gai – cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus. WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng “đáng lo ngại”.

Omicron có phiên bản mới?

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện một phiên bản “tàng hình” của biến chủng Omicron trong các mẫu xét nghiệm tại Nam Phi, Australia và Canada. Phiên bản này có thể đã lây lan rộng hơn mà chưa được phát hiện, theo hãng tin Reuters.

Phiên bản “tàng hình” có nhiều đột biến giống của Omicron, nhưng không có sự thay đổi gen cụ thể cho phép phát hiện virus bằng xét nghiệm PCR, mặc dù vẫn có thể phát hiện bằng giải trình tự gen.

Các nhà khoa học cho rằng, còn quá sớm để khẳng định phiên bản mới của Omicron có cơ chế lây lan giống như Omicron, nhưng nó có sự khác biệt về mặt cấu trúc gen và do đó có thể có cơ chế hoạt động khác.

EU xem xét cấp phép vắc-xin covid-19 cho trẻ em

Trước tình hình số ca nhiễm covid-19 tăng trên khắp châu Âu, tiêm chủng cho trẻ em đang được triển khai nhanh hơn dự kiến. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen trong tháng này đã cho biết vắc-xin dành cho trẻ em sẽ được triển khai từ thứ Hai. Song mùa đông đã đến, cùng với biến thể Omicron và tăng ca nhiễm khiến một số nước phải tăng tốc.

Ví dụ, Áo và Đan Mạch đã bắt đầu chương trình tiêm chủng trẻ em của riêng mình. Tây Ban Nha sẽ bắt đầu từ 15 tháng 12. Anh cũng được cho là sẽ sớm ra quyết định. Như với EU, các chuyên gia đang thúc giục chính phủ nhanh chóng trong bối cảnh lo ngại Omicron lây nhanh hơn ở thiếu nhi. Thuốc chủng ngừa liều thấp của Pfizer-BioNTech, mang tên Comirnaty, đã được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cấp phép vào tháng trước, với hiệu quả 90,7% trong ngăn ngừa covid-19 có triệu chứng. Vẫn chưa rõ hiệu quả của nó đối với biến thể mới Omicron.

Chính phủ Modi pha trộn chính trị với tôn giáo

Thủ tướng Narendra Modi sẽ tham gia cùng Yogi Adityanath, cấp dưới nổi tiếng nhất của ông, ở Varanasi trong một sự kiện tôn giáo bất ngờ vào thứ Hai. Họ đang kỷ niệm 5 năm nắm quyền của ông Adityanath ở bang Uttar Pradesh đông dân, ngay trước một cuộc bầu cử lớn. Hai nhân vật hàng đầu của chủ nghĩa dân tộc Hindu đang tập hợp các tín đồ, bao gồm cả một dàn các đạo sư nổi tiếng, để làm lễ trên bờ sông Hằng linh thiêng, và phát trực tiếp sự kiện. Ngoài ra, chính phủ quốc gia của Ấn Độ cũng sẽ khánh thành công trình mở rộng một khu phức hợp đền thờ.

Varanasi, khu vực bầu cử của ông Modi kể từ chiến dịch tranh cử đầu tiên của ông vào năm 2014, là địa điểm của vô số ngôi đền, trong đó không nơi nào được tôn kính hơn Kashi Vishwanath. Lấy lý do nâng cao giá trị và tạo điều kiện tiếp cận cho người hành hương, chính phủ Modi đã dẹp hết các tòa nhà thời trung cổ và hiện đại xung quanh đến thờ. Thay vì lưu giữ lịch sử, một số người tin rằng dự án báo trước nhiều thay đổi cực đoan sắp tới của Ấn Độ.

Úc và Hoa Kỳ tái khẳng định các nỗ lực vì hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

https://img.etviet.com/2021/12/9-8.jpeg

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne tổ chức một cuộc gặp song phương vào ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Ngoại giao G-7 tại Liverpool, Anh Quốc, hôm 11/12/2021. (Ảnh: Olivier Douliery/Pool/Reuters) 

Hôm 11/12 (giờ London), Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp nhau và tái khẳng định nỗ lực kết hợp của hai quốc gia nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong bối cảnh lo ngại về tham vọng quân sự và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực này.

Hai nhà ngoại giao cũng thảo luận về việc “làm sâu sắc hơn liên minh Hoa Kỳ-Úc,” “tầm quan trọng của việc cam kết hành động vì khí hậu đầy tham vọng trong thập niên tới” và mối quan tâm chung của họ về “hoạt động gây hấn liên tiếp của Nga nhắm vào Ukraine đồng thời nhắc lại sự ủng hộ đối với một giải pháp hòa bình cho các vấn đề xuyên eo biển mà không dùng đến đe dọa hay ép buộc,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết trong một tuyên bố.

Họ cũng “nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của Đài Loan đối với sự phát triển y tế toàn cầu,” theo ông Price.

Ông Blinken và ông Payne “đã nhất trí về tầm quan trọng của việc cử Đại sứ được Thượng viện xác nhận” tại Canberra – thành phố thủ đô của Úc – “càng sớm càng tốt vì xét đến phạm vi và quy mô của những thách thức chung mà chúng ta phải đối mặt,” ông Price nói.

Cuộc họp diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Nhóm G-7 tại Liverpool, Anh Quốc, đánh dấu lần thứ hai các bộ trưởng gặp nhau trong năm 2021. Diễn đàn G-7 bao gồm các đối tác của ông Blinken đến từ Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, và Anh Quốc.

Ông Payne tham gia cuộc họp với tư cách khách mời. Các Bộ trưởng của EU, Nam Hàn, và Ấn Độ cũng sẽ tham gia một số phiên họp với tư cách khách mời của G-7, cùng với đại diện của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ông Payne thông báo trước cuộc họp: “Lần đầu tiên, một số quốc gia từ ASEAN sẽ tham dự, phản ánh sự tập trung ngày càng tăng của thế giới vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tầm quan trọng của vai trò trung tâm của ASEAN”.

Cả ông Payne và ông Blinken đều lưu ý rằng Hoa Kỳ và Úc đã đạt được tiến bộ trong liên minh của họ vào năm 2021, khi viện dẫn Hội nghị thượng đỉnh của Các nhà lãnh đạo nhóm Quad (Bộ Tứ Kim Cương) của họ, cũng như hiệp ước an ninh AUKUS, một liên minh ba bên mới giữa Úc, Hoa Kỳ, và Anh Quốc. Các chuyên gia đã nói với The Epoch Times rằng AUKUS có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại sự xâm lược từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thúc đẩy một khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Cuộc họp gần đây nhất của ông Blinken và ông Payne diễn ra sau một cuộc họp hồi tháng Chín tại Hoa Thịnh Đốn tại cuộc hội đàm thường niên Cấp Bộ trưởng Úc-Hoa Kỳ (AUSMIN). Một tuyên bố chung được hai nước công bố vào thời điểm đó cho thấy cam kết của các quốc gia này trong việc hợp tác đổi mới công nghệ, phát triển chuỗi cung ứng an toàn, và ủng hộ nhân quyền và chủ nghĩa đa phương — bao gồm cả quyết định của Úc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhân quyền kiểu Magnitsky.

Ngoài ra, hôm 11/12, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã báo hiệu rằng họ sẽ cùng tài trợ cho một tuyến cáp dưới biển để cải thiện kết nối internet tới ba quốc gia Thái Bình Dương — Nhà nước Liên bang Micronesia, Kiribati, và Nauru.

“Tuyến cáp dưới biển dự kiến này sẽ cung cấp dịch vụ liên lạc an toàn, nhanh hơn, chất lượng cao hơn, và đáng tin cậy hơn cho khoảng 100,000 người ở ba quốc gia này”, một thông cáo truyền thông chung giữa sáu quốc gia trên cho biết. “Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các cơ hội phát triển, và giúp cải thiện mức sống khi khu vực này phục hồi sau những tác động nghiêm trọng của COVID-19”.

Số người chết vì COVID-19 ở Hoa Kỳ chạm mốc 800 nghìn 

Reuters 

Một điểm tiêm chủng ở New York.

Một điểm tiêm chủng ở New York. 

Hoa Kỳ hôm Chủ nhật đã ghi nhận 800.000 ca tử vong vì COVID-19, trong bối cảnh nước này phải đối mặt với nguy cơ gia tăng các ca nhiễm do thời gian ở trong nhà nhiều hơn khi thời tiết lạnh hơn và vì biến thể Omicron có khả năng gây lây nhiễm cao hơn.

Cột mốc này có nghĩa là số người chết vì COVID-19 ở Hoa Kỳ hiện đã vượt quá toàn bộ dân số của tiểu bang North Dakota.

Ngay cả khi vắc-xin được cung cấp rộng rãi và miễn phí, quốc gia này đã mất nhiều nhân mạng hơn vì COVID-19 trong năm nay so với năm 2020 do biến thể Delta dễ lây lan hơn trong khi vẫn có người từ chối tiêm chủng ngừa COVID-19.

Kể từ đầu năm, hơn 450.000 người ở Hoa Kỳ đã tử vong sau khi nhiễm COVID-19, tương đương 57% tổng số ca tử vong ở Hoa Kỳ vì virus này kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Các chuyên gia y tế cho biết các ca tử vong năm nay chủ yếu là ở những bệnh nhân chưa tiêm chủng.

Theo phân tích của Reuters, mất 111 ngày để số ca tử vong ở Mỹ tăng từ 600.000 lên 700.000. 100.000 ca tử vong tiếp theo được ghi nhận chỉ trong 73 ngày.

Theo phân tích của Reuters, các quốc gia khác có số người thiệt mạng tính theo đầu người ít hơn nhiều trong 11 tháng qua.

Trong nhóm Bảy quốc gia giàu có nhất, Hoa Kỳ xếp hạng tồi tệ nhất về số người chết bình quân đầu người vì COVID-19, tính từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 11, theo phân tích của Reuters.

Tỷ lệ tử vong ở Hoa Kỳ cao hơn ba lần so với nước láng giềng Canada và 11 lần so với Nhật Bản.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Đông Nam Á mở rộng mặt trận chung khống chế ảnh hưởng của Trung Quốc

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới sân bay Jakarta, Indonesia bắt đầu chuyến công du Đông Nam Á, ngày 13/12/2021. AP – Olivier Douliery 

Ngoại trưởng Mỹ đến Indonesia ngày 13/11/2021 mở đầu chuyến công du 3 nước ASEAN trong vòng 4 ngày sau cuộc họp giữa nhóm G7 và ASEAN. Trong chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên với tư cách ngoại trưởng, ông Antony Blinken tìm cách thuyết phục ASEAN cùng tham gia « mặt trận thống nhất » khống chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc. 

Theo thông cáo ngày 12/12 của bộ Ngoại Giao Mỹ, Indonesia được chọn mở đầu chuyến công du của ông Blinken do quốc gia « dân chủ lớn thứ ba trên thế giới » là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cũng như « vai trò của Indonesia trong khối ASEAN và vai trò chủ tịch (luân phiên) của G20 ».

Ngoài tăng cường hợp tác đối phó với đại dịch Covid-19, chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, « Mỹ và Indonesia cùng chia sẻ tầm nhìn về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ». Washington cam kết ủng hộ những nỗ lực trong lĩnh vực năng lượng của Jakarta trong bối cảnh Trung Quốc điều tầu đến quấy rối giàn khoan của Indonesia trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á.

Thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định hợp tác về mặt an ninh là trụ cột trong mối quan hệ đối tác chiến lược song phương. « Hoa Kỳ tự hào là đối tác quốc phòng lớn nhất của Indonesia về số lần tập trận và sự kiện hàng năm ». Thương mại và kết nối con người là những chủ đề khác được hai bên cùng nhất trí tiếp tục thúc đẩy.

Sau hai ngày ở Indonesia, ông Blinken đến Malaysia và Thái Lan để tiếp tục thúc đẩy quan hệ về thương mại và an ninh. Theo dự kiến, ngoại trưởng Mỹ sẽ đề cập với Malaysia về những thách thức chung, như đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Còn tại Thái Lan, ngoại trưởng Mỹ sẽ tái khẳng định cam kết của Washington về liên minh với Bangkok và hợp tác để tái thúc đẩy tăng trưởng do đại dịch và biến đổi khí hậu gây nên.

Reuters nhắc lại Đông Nam Á là khu vực quan trọng trong sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung. Trước đó, các ngoại trưởng của nhóm G7 đã nhất trí hình thành « một mặt trận đoàn kết » để đối phó với « những kẻ xâm lược thế giới », ngụ ý đến Nga và Trung Quốc.

G7 – NGA – UKRAINA 

Ngoại trưởng Đức : Nord Stream II sẽ ngừng hoạt động nếu căng thẳng Nga-Ukraina gia tăng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (T) và đồng nhiệm Đức Annalena Baerbock gặp song phương bên lề cuộc họp ngoại trưởng G7 tại Liverpool, Anh Quốc, ngày 10/12/2021. REUTERS – POOL 

Viện dẫn thỏa thuận giữa Đức và Mỹ, tân ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tối Chủ Nhật 12/12/2021 tuyên bố, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream II nối từ Nga sang Đức qua Biển Baltic sẽ không đi vào hoạt động nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraina tiếp tục 

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã đưa ra lời cảnh báo này trên kênh truyền hình ZDF, trong bối cảnh Tây phương lo ngại về khả năng quân đội Nga tấn công Ukraina. Ngoại trưởng Đức kêu gọi các bên tập trung vào các nỗ lực ngoại giao để làm giảm căng thẳng giữa Ukrain và Nga. 

Thông điệp G7 gửi đến Putin 

Leo thang căng thẳng quân sự giữa Nga-Ukraina là một trong những hồ sơ quan trọng được đề cập đến trong hội nghị các ngoại trưởng nhóm G7 diễn ra trong hai ngày 11 và 12/12/2021 tại Liverpool, Anh Quốc. Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới cảnh báo Nga sẽ phải gánh chịu hàng loạt hậu quả nặng nề, phải trả giá đắt nếu chính quyền Vladimir Putin tấn công quân sự nước láng giềng Ukraina. Hôm qua, tại hội nghị, các ngoại trưởng G7 đã bày tỏ tình đoàn kết để đối phó với Nga. 

Trong thông cáo chung, ngoại trưởng Canada, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật và Ý cũng như lãnh đạo Ngoại Giao châu Âu đã gửi « một thông điệp rõ ràng đến Vladimir Putin », kêu gọi Nga « xuống thang » và « tìm kiếm các giải pháp ngoại giao », khẳng định « đoàn kết » trong việc tố cáo việc Nga tăng cường sự hiện diện quân sự ở biên giới với Ukraina và những phát biểu của Matxcơva nhắm vào Kiev. Các ngoại trưởng cũng tái khẳng định « hoàn toàn ủng hộ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina ». 

Thái độ cứng rắn đối với Iran 

Không chỉ nhắm vào Nga, hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 còn có những lời lẽ cứng rắn với Iran. Ngoại trưởng Anh, Liz Truss, hôm qua 12/12 cảnh báo Iran sẽ chỉ còn « một cơ hội cuối cùng » để có thể thương lượng nghiêm túc nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Theo AFP, trong cuộc họp báo ở Liverpool, ngoại trưởng Anh kêu gọi phái đoàn Teheran đến đàm phán với « một đề xuất nghiêm túc » và đây là « điều quan trọng sống còn » bởi nhóm G7 « sẽ không để Iran trang bị vũ khí hạt nhân ». 

Vụ Mỹ ‘‘đề nghị’’ bán tàu chiến: Hy Lạp tái khẳng định mua chiến hạm Pháp

Ảnh tổng hợp dự phóng về hạm đội Pháp vào cuối năm 2030 cho thấy một chiếc khinh hạm phòng thủ và tấn công (ngoài cùng bên trái) – loại bán cho Hy Lạp – tháp tùng theo một tàu tiếp liệu trên biển và một hàng không mẫu hạm thế hệ mới. © Rama, CC BY-SA 3.0/wikipedia 

Đúng một ngày sau khi chính phủ Mỹ « bật đèn xanh » cho phép bán 4 tầu chiến cho Hy Lạp, ngày hôm qua, 11/12/2021, chính quyền Hy Lạp ra thông báo tái khẳng định sẽ mua chiến hạm Pháp. 

Theo AFP, bộ Quốc Phòng Hy Lạp đã ra một thông báo cho biết « chính phủ đã quyết định », và « các hợp đồng sẽ sớm được trình lên các cơ quan hữu quan tại Quốc Hội để chuẩn bị bỏ phiếu thông qua ».

Một nguồn tin từ bộ Quốc Phòng Hy Lạp cho AFP biết thêm « thỏa thuận Pháp–Hy Lạp đang có hiệu lực và sẽ được thực thi… Đích thân thủ tướng Hy Lạp đã thông báo về việc này ». Tuyên bố của chính quyền Hy Lạp được đưa ra ngay sau tuyên bố tương tự từ phía bộ Quân Lực Pháp.

Ngày 28/09/2021, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã long trọng ký kết thỏa thuận mua bán 3 tàu chiến trị giá khoảng 3 tỉ euro. Theo thỏa thuận này, ba khinh hạm phòng thủ và can thiệp do hãng Naval Group thiết kế và lắp ráp tại Pháp, dự kiến sẽ được giao cho Hải Quân Hy Lạp trong hai năm 2025-2026.

Cũng theo thỏa thuận này, Pháp có thể bán cho Hy Lạp thêm một chiến hạm thứ tư cùng loại. Thỏa thuận nói trên nằm trong chiến lược của nước Pháp nhằm tăng cường nền quốc phòng của châu Âu và chủ quyền của châu Âu.

Việc chính quyền Mỹ thông báo sẵn sàng bán cho Hy Lạp bốn chiến hạm có thể sử dụng cho cùng nhiệm vụ được đưa ra sau chưa đầy ba tháng vụ Anh, Úc và Mỹ bất ngờ đúc kết một thỏa thuận về tàu ngầm, phá vỡ « hợp đồng thế kỷ » mua tầu ngầm Pháp của Úc, dẫn đến khủng hoảng ngoại giao chưa từng có giữa Paris với Washington và Canberra.

Sau « khủng hoảng tàu ngầm Úc », Mỹ và Pháp đã tìm cách hàn gắn quan hệ. Trong cuộc hội kiến cuối tháng 10/2021 tại Roma, hai nguyên thủ Mỹ, Pháp đã thông báo ý định « mở một cuộc đối thoại chiến lược về phương diện thương mại quân sự », đặc biệt về các quyết định xuất khẩu vũ khí.

Vụ Mỹ đề nghị bán tàu chiến cho Hy Lạp lần này là hoàn toàn khác. Theo một nguồn tin từ bộ Quân Lực Pháp, chính quyền Mỹ đã thông báo trước bằng văn bản cho đồng minh Pháp về việc này, khác hẳn với vụ tàu ngầm hồi tháng 9.  Paris hoàn toàn không bị bất ngờ. Chính quyền Pháp cũng giải thích là đề nghị bán tàu chiến cho Hy Lạp của Mỹ « sẽ không đi xa hơn ».

‘Trung Quốc sẽ không xâm lược được Đài Loan dễ dàng’

Taiwan's President Tsai Ing-wen celebrates in Taipei on January 11, 2020

Nguồn hình ảnh, EPA

Một cuộc xâm lược toàn diện của Trung Quốc vào Đài Loan với quân đội đổ bộ, các cảng và sân bay bị chiếm giữ sẽ rất khó thực hiện do các vấn đề đổ bộ và chi viện, dựa trên một bản đánh giá mới nhất của Bộ Quốc phòng Đài Loan.

Căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã gia tăng trong vòng hai năm qua khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự gần sát Đài Loan nhằm gây áp lực buộc hòn đảo này phải thuận theo sự cai trị của mình.

Trong một báo cáo gửi các nhà lập pháp, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết năng lực vận tải của Trung Quốc hiện tại có hạn chế, nước này không thể đưa tất cả các lực lượng của mình đến trong một lần và sẽ phải dựa vào các tàu trung chuyển “phi tiêu chuẩn” ra vào nhiều lần vốn cần sử dụng các hạ tầng kỹ thuật tại cảng và các máy bay vận tải sẽ cần có sân bay..

“Tuy nhiên, quân đội quốc gia bảo vệ mạnh mẽ các cảng và sân bay, và họ sẽ không dễ dàng chiếm đóng trong thời gian ngắn. Các hoạt động đổ bộ sẽ đối mặt với rủi ro cực kỳ cao”, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong báo cáo của mình.

Vấn đề hậu cần của Trung Quốc cũng gặp phải những thách thức, vì bất kỳ lực lượng đổ bộ nào cũng cần được tiếp tế vũ khí, thực phẩm và thuốc men qua eo biển Đài Loan, Bộ này nói thêm.

Tháng 10/2021, Đài Loan nói đã ghi nhận 148 máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc ở khu vực phía nam và tây nam của vùng nhận diện phòng không (ADIZ)

“Quân đội của quốc gia chúng ta có lợi thế là eo biển Đài Loan có địa thế sâu tự nhiên và có thể sử dụng các hoạt động đánh chặn hỗn hợp, cắt đứt nguồn tiếp tế của quân đội Cộng sản, làm suy yếu nghiêm trọng hiệu quả chiến đấu và sức chịu đựng của lực lượng đổ bộ.”

Bộ này cũng cho biết Trung Quốc cũng sẽ cần có một số lực lượng dự bị để ngăn bất kỳ lực lượng nước ngoài nào tham gia giúp đỡ Đài Loan và theo dõi chặt chẽ các khu vực khó kiểm soát khác ở biên giới Trung Quốc, như với Ấn Độ và ở Biển Đông.

“Các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và Nhật Bản ở gần Đài Loan, và bất kỳ cuộc tấn công nào của Cộng sản Trung Quốc nhất thiết phải nằm trong sự giám sát chặt chẽ, cộng với lực lượng dự bị để ngăn chặn sự can thiệp quân sự của nước ngoài”, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết.

“Rất khó tập trung toàn lực để chiến đấu với Đài Loan.”

Các chuyên gia cho rằng mặc dù vậy, Trung Quốc có các biện pháp khác để đưa Đài Loan vào thế khó trước một cuộc xâm lược toàn diện, bao gồm các cuộc tấn công chuẩn xác bằng tên lửa tầm xa vào các mục tiêu.

Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn, đang giám sát chương trình hiện đại hóa quân sự, giúp quân đội cơ động hơn và sử dụng vũ khí chuẩn xác như tên lửa tầm xa nhằm đối phó với một đợt tấn công.

Chính phủ đang có kế hoạch chi thêm 8,66 tỷ đô la trong 5 năm tới để tập trung chủ yếu cho vũ khí hải quân, bao gồm tên lửa và tàu chiến.

XEM THÊM QUA GOOGLE DRIVE

Tuấn Khanh -Cách chạy chữa cho cuộc sống mòn

13/12/2021

https://docs.google.com/document/d/17sq3cCm7pbCYhTpEm3Q3T-mG4bNSJh0H/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyện mới đây ở Thanh Hoá là một ví dụ. Cô gái nhỏ dại dột vào tiệm thời trang và lấy cắp chiếc áo, giá 160.000 VNĐ, dẫn đến chuyện bị ông bà chủ làm nhục. Cách làm quá đáng của người chủ khiến dân cư mạng bất bình dẫn đến việc lấy cắp của cô gái ấy trở thành chuyện sai nhỏ hơn câu chuyện sai lớn đang lấp đầy mắt mọi người. Thế rồi, ăn theo sự kiện, Tỉnh đoàn Thanh Hoá, Thành đoàn Sầm Sơn và nhà trường lại “đến bệnh viện trao quà, động viên” cho cô gái này, vốn đang bị quá căng thẳng trước sự cố do mình khởi đầu gây ra.

Trong những bức hình được phô ra đầy tự hào về chuyện “động viên” này, người ta thấy rõ nhất là màu áo xanh của Đoàn thanh niên cộng sản. Bức hình như lời nhắn nhủ “chúng tôi luôn xông xáo và có mặt hữu ích ở tuyến đầu”. Loại trừ các ý nghĩa ngớ ngẩn của sự kiện, cách làm cũng không khác gì phương thức “bơm hơi hậu môn” của thế kỷ 19, nhưng không phải để cứu ai khác, mà để cứu chính mình với bộ dạng đã chết lâm sàng từ nhiều năm nay.

Biển Đông ngày 13 tháng 12 năm 2021

13.10: Trung Quốc – Đài Loan, Mỹ – ASEAN

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/1b-ybD2KwR0mb51iohc0X5i9eegsr6335/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

” Trong một báo cáo gửi các nhà lập pháp, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết năng lực vận tải của Trung Quốc hiện tại rất hạn chế, nước này sẽ không thể đổ bộ toàn bộ lực lượng của mình trong một lần, và sẽ phải dựa vào các tàu RORO “không đúng chuẩn”, những tàu này cần sử dụng các công trình cảng và máy bay vận tải cần có sân bay.

“Tuy nhiên, quân đội quốc gia bảo vệ thật lực các hải cảng và sân bay, và họ sẽ không dễ dàng chiếm đóng trong thời gian ngắn. Các hoạt động đổ bộ sẽ đối mặt với rủi ro cực kỳ cao”, bộ này cho biết trong một báo cáo mà Reuters đã xem qua. “

Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, Trung Quốc còn gặp khó khăn trong việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, thực phẩm và thuốc men cho lực lượng đổ bộ.

Hơn nữa, Bắc Kinh không thể dồn toàn lực tấn công Đài Loan mà cần phải dự trữ lực lượng để ngăn chặn cuộc can thiệp của lực lượng nước ngoài và đề phòng các điểm nóng khác như biên giới với Ấn Độ và Biển Đông.

Ls. Trần Đình Hoành – Lòng tin vào thiện lành

12/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1czwtQqm4uuTEqf_uqd59Rk4P6BiHfnqq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Rất interesting tại điểm này là nếu bạn là người có lòng tin tôn giáo đơn giản, bạn tin Chúa, bạn tin Phật, cho nên bạn yêu thương và phục vụ mọi người vì Chúa Phật dạy bạn làm như thế, và bạn nói: “Tôi có biết yêu thương và phục vụ ai gì đâu. Tôi chỉ làm việc Chúa Phật dạy, cho người đói ăn, cho người khát uống, cho người trần truồng áo mặc. Tôi chẳng làm gì tốt hơn ai cả.” Những người có tư duy đơn giản như thế lại không bị dính mắc vào khung tư duy “vì tôi”, cái tôi.

Mình có cảm tưởng là hầu như cách duy nhất để quên tôi là tập trung vào phục vụ hạnh phúc của mọi người. Đó chính là khởi tâm Bồ Đề của Bồ tát, hay yêu Chúa để yêu người. Một trái tim tập trung vào yêu người và phục vụ người như thế, thì tự nhiên quên tôi và không còn bị vướng mắc vào cái tôi thiên la địa võng.

Thảm sát sông Mekong

 (Murdering the Mekong river)

Beaumont Smith – Bình Yên Đông lược dịch

Down to Earth – 23 May 2021

 12/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1N8LxaRDYrPFac60CNev1TSIWEBCRRRcx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vài năm trước đây, Newsweek đặt ra câu “một đập hiền lành hơn tử tế hơn” để mô tả đập Nam Theun 2 được tranh cãi nóng bỏng trong tỉnh Khammoune ở Lào, ám chỉ rằng các đập có thể xanh và sạch và thích hợp cho trẻ con.  Và không còn nghi ngờ là có một số như thế.  Đập Thakho ở hạ Lào là một thí dụ hay.

Nhưng đối với các kỹ sư điện, sự tăng trưởng với bất cứ giá nào của chủ ngân hàng, và chánh phủ hậu xã hội chủ nghĩa của Lào, Mekong và các phụ lưu là một nguồn thu nhập và điện trong cả hai nghĩa.  Các đập lớn trở lại, ngay Ngân hàng Thế giới cũng hỗ trợ chúng khi dùng khẩu hiệu “hiền lành hơn tử tế hơn”.  Mặc dù tăng trưởng là một khẩu hiệu, sự cần thiết năng lượng của các quốc gia láng giềng đang leo thang.  Khi nhu cầu năng lượng gia tăng, tình trạng khu vực và sức mạnh mặc cả của Lào có lẽ cũng gia tăng, nhưng với nguy cơ cho một trong những dòng sông thần tượng nhất và người dân dựa vào nó.

Lê Văn Xương -Cuộc chiến trên mạng điện toán toàn cầu

Tháng 4 năm 2011 –Tháng 12 năm 2021

( Bài viết đã 10 năm, nhưng giá trị vẫn hiện hữu)

https://docs.google.com/document/d/1GL7mh_8PHgeCmuM9Em2pYfXpLvzZX1RG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hãy lấy cuộc chiến VN trước đây để thấy rõ : cả hai miền Nam Bắc đều chỉ là công cụ bị chi phối bởi các thế lực tương tranh trong chiến tranh lạnh mà thôi . Như vậy chủ trương chính sách mà mỗi vùng  thi hành trong cuộc chiến ấy phải được nhìn trong những giới hạn hẹp của lịch sử, chứ không thể nhìn nhận như động lực chính của lịch sử được . Vai trò của một cá nhân tiêu biểu nào đó trong thời kỳ lịch sử nào đó, hoặc một sự kiện cụ thể nào đó cần được đánh giá trên căn bản khác để truy nguồn định hướng của người đạo diễn ra các sự kiện ấy , để trên căn bản đó ta mới có thể tiếp cận với lịch sử đích thực được (như đảo chánh năm 1963 và các diễn biến sau đó hoặc hàng loạt các diễn biến ở VN ) . Bất cứ nhà nghiên cứu VN nào chỉ biết nhìn nhận lịch sử được giản lược lại dựa trên các diễn biến trong nước Việt không thôi (điều này hoàn toàn mang tính phe phái ) hoặc có tham khảo sách vở ngoại quốc để vội đi đến đánh giá lịch sử đều dễ dấn đến sai lạc (mà sách vở do người nước ngoài viết thường rất sai lạc vì họ chỉ nhắm vào việc chuyển một tín hiệu cụ thể cho một thế lực nào đó mà thôi) 

Larry De King – Vở bi-hài kịch mang tên Jussie Smollett

12/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1STzhmKhN_A1326KuqgDi8jXbQ9vxOITa/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngay lập tức câu chuyện kỳ thị đau thương này lan tỏa toàn nước Mỹ. Các khẩu đại pháo của phe DC, từ Obama, Biden, Harris, Pelosi… bắt đầu khạc đạn, họ tha hồ lên án da trắng, xỉa xói Trump bằng thích. Toàn bộ MSM như bắt được vàng.

Smollett đã vừa chế biến một món ăn tuyệt đỉnh, với gia vị chính ‘phân biệt chủng tộc’ rất hợp khẩu vị với phong trào chống Trump và đảng CH đang luôn bị kết án là thượng tôn da trắng. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi rồi còn gì. Ai có thể biện minh cho hành động tàn nhẫn này chứ.

Món cao lương mỹ vị mà Smollett chế biến từng làm điên đảo các ngôi sao DC và truyền thông hóa ra chỉ là món ‘CÁ HỐ’. Hố to, hố nặng, hố cả đám . Các lãnh tụ Obama, Biden, Harris… cùng các tờ báo lớn cũng đành đứng im chịu trận. Những tuyên bố hùng hồn, lời kết án ‘thượng tôn da trắng’ còn nguyên đó, không sao rút lại được, quá bẽ bàng. Tờ lá cải Người-Việt cũng thế, cũng đành im lặng dấu nỗi xấu hổ vì đã từng hăng hái xơi món ‘CÁ HỐ’ này.

Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc.

( Chỉ cần thay chữ Trung Quốc bằng chữ Việt Nam chúng ta sẽ thấy toàn cảnh xã hội Việt Nam ngày nay)

Nguồn: “Cai Xia on why China’s one-party system holds back the country”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://docs.google.com/document/d/1sD17ZYsi1mymMy3Kf_NrL9fq6eLNPYMv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc thực sự ấn tượng, nhưng mọi người trên khắp thế giới không nên bị đánh lừa bởi hình dáng bên ngoài của nó. Thực tế là xã hội Trung Quốc rất mong manh vì chế độ độc tài độc đảng của nước này, và việc áp dụng các thực hành dân chủ sẽ giúp làm cho đất nước vững mạnh hơn.

 “Con đường độc đáo của Trung Quốc”, như cách gọi của đảng, không là gì khác ngoài tăng trưởng kinh tế không có kiểm soát dựa trên hạn chế nhân quyền và ô nhiễm môi trường tràn lan. Sự phát triển mang tính “săn mồi” này đã làm cạn kiệt tài nguyên của Trung Quốc, từ môi trường đến con người. Phép màu kinh tế chỉ là tạm thời, không bền vững. Về lâu dài, hệ thống độc đảng, bằng cách không cho phép các quan điểm khác nhau được thể hiện một cách công khai, sẽ là một thảm họa cho sự phát triển của Trung Quốc và xã hội loài người.

So sánh sáng  kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc

TS. Phạm Sỹ Thành (*)

13/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1i2HMUiFg5uqc8UeQditBEWnT-HVw4_hW/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vì vậy, câu hỏi đặt ra là trong khi châu Âu muốn theo đuổi một chính sách đối ngoại mới, tự chủ, chủ động và mang tính chiến lược hơn đúng như tuyên bố của khối nước này thì sự phối hợp của họ với các đồng minh lâu đời và các đối tác chiến lược khác để làm nổi bật sự khác biệt với sáng kiến BRI của Trung Quốc là gì?

Một hình mẫu lý tưởng của hệ thống đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu có thể là EU phối hợp cùng Mỹ để thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn liên quan đến dự án (từ huy động vốn, quản trị dự án, tiêu chuẩn kỹ thuật đến các tiêu chuẩn bền vững…). Các nước như Nhật Bản, Trung Quốc và các định chế tài chính đa phương đóng vai trò cung cấp nguồn vốn phù hợp với các tiêu chuẩn đã được đề ra. Các quốc gia khác có công nghệ hoặc nguồn vốn có thể tham gia với vai trò của “bên thứ ba”.