Võ Thái Hà tổng hợp
COP28: Khai mạc Hội nghị Khí hậu ‘‘quan trọng nhất’’ kể từ Paris 2015
Trọng Thành /RFI – 30/11/2023
Hôm nay, 30/11/2023, tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhật, hội nghị khí hậu lần thứ 28 của Liên Hiệp Quốc (COP28) khai mạc. Tham dự hội nghị kéo dài hai tuần lễ này có lãnh đạo của khoảng 180 quốc gia. Nước chủ nhà và Liên Hiệp Quốc hy vọng đây sẽ là một Hội nghị Khí hậu có ý nghĩa lịch sử, tương tự như Hội nghị Khí hậu Paris năm 2015.
COP28 tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, ngày 30/11/2023. AP – Peter Dejong
Theo lãnh đạo về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Simon Stiell, đây là ‘‘Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc quan trọng nhất kể từ Paris 2015. Cộng đồng quốc tế sẽ phải đạt được những bước tiến khổng lồ, trong bối cảnh chúng ta mới chỉ tiến được các bước nhỏ.’’ Theo AFP, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, quốc gia thứ hai ở vùng Vịnh đăng cai Hội nghị Khí hậu sau Qatar, dự kiến tiếp đón tổng cộng hơn 97.000 người dự hội nghị (bao gồm phái đoàn các nước, giới truyền thông, ban tổ chức, các tổ chức phi chính phủ, các nhóm vận động hành lang, các kỹ thuật viên…), tức nhiều gấp hơn hai lần so với COP27.
Thông tín viên Nicolas Keraudren từ Dubai cho biết thêm về tình hình tại chỗ:
‘‘Tham vọng của nước chủ nhà Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng là biến hội nghị này thành một sự kiện đại chúng. Chẳng hạn như tại Dubai, từ nhiều ngày nay, các xe buýt của thành phố đã chuyển sang màu xanh, màu của COP28. Các doanh nghiệp địa phương cũng tranh thủ cơ hội để quảng cáo với biểu tượng của COP28. Trên biểu tượng hình cầu này, có hình ảnh những con người, các loài thú vật như lạc đà, hay các tấm pin mặt trời.
Ngoài hơn 100.000 người được cấp giấy chính thức dự hội nghị, theo ban tổ chức, COP28 dự kiến mở cửa cho khoảng 400.000 người dân. Công chúng có thể tham gia vào nhiều hoạt động được, tổ chức bên lề các cuộc đàm phán, như hòa nhạc, triển lãm, hay hội thảo. Để tham gia, chỉ cần đặt chỗ miễn phí trên mạng.
COP28 được tổ chức tại nơi đã diễn ra Triển lãm Thế giới 2021, do Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập đăng cai. Theo số liệu chính thức, sự kiện này đã thu hút khoảng 24 triệu khách’’.
Phó tổng thống Mỹ dự COP28
Về sự tham gia của Hoa Kỳ, Washington thay đổi kế hoạch vào giờ chót. Hôm qua, 29/11, Nhà Trắng ra thông báo cho biết ‘‘tổng thống đã yêu cầu phó tổng thống Kamala Harris thay mặt ông dự COP28, để thể hiện vị thế lãnh đạo của nước Mỹ về khí hậu’’. Phó tổng thống Harris sẽ tới Dubai vào ngày mai, 01/12, ngày thứ hai của hội nghị.
Cũng tại Dubai, trả lời báo giới hôm qua, đặc phái viên khí hậu của Mỹ John Kerry nhấn mạnh Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai quốc gia phát thải thứ hai và thứ nhất thế giới (với 40% tổng lượng khí thải toàn cầu), đã ‘‘quyết định phối hợp các nỗ lực cho sự thành công của COP28’’, bởi ‘‘không có hành động kiên quyết của Trung Quốc và Mỹ, thế giới sẽ không thể giành được chiến thắng trong cuộc chiến này’’.
Đặc phái viên khí hậu Mỹ khẳng định là Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy để nội dung ‘‘tăng tốc từ bỏ sử dụng các năng lượng hóa thạch mà không có các phương tiện thu giữ khí thải CO2 (unabated)’’ được ghi vào Tuyên bố chung của COP28.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100
Nhà ngoại giao kỳ cựu và gây tranh cãi, cựu ngoại trưởng Mỹ làm việc trong hai đời tổng thống, ông Henry Kissinger đã qua đời hôm thứ Tư (29/11) ở tuổi 100.
Kissinger Associates, Inc phát đi tuyên bố cho biết ông Henry Kissinger đã qua đời tại nhà riêng ở tiểu bang Connecticut.
Ông Henry Kissinger là người gốc Do Thái, tên thật là Heinz Alfred Kissinger, sinh tại Furth, Đức vào ngày 27 tháng 5 năm 1923. Ông chuyển tới sống tại Mỹ cùng gia đình vào năm 1938 trước khi Đức Quốc xã phát động chiến dịch thanh trừng người Do Thái tại châu Âu.
Ông Henry Kissinger đã Anh hóa tên Heinz thành Henry và trở thành công dân Mỹ vào năm 1943. Thời điểm này, ông phục vụ trong quân đội tại châu Âu. Ông đã theo học Trường Harvard theo diện được học bổng và đạt được bằng thạc sĩ vào năm 1952 và lấy bằng tiến sĩ vào năm 1954. Sau đó, ông Kissinger đã có 17 năm làm việc tại Đại học Harvard.
Ông Kissinger có hai đời vợ. Ông ly dị người vợ đầu, bà Ann Fleischer vào năm 1964. Ông cưới bà Nancy Maginnes vào năm 1974. Ông có hai người con với người vợ đầu.
2023 là năm ông Kissinger tròn 100 tuổi và nhà ngoại giao kỳ cựu này đã tham gia nhiều chuỗi hoạt động kỷ niệm cột mốc này. Ông đã dự các cuộc gặp tại Nhà Trắng, xuất bản sách về phong cách lãnh đạo, thậm chí tham gia cả buổi khai chứng tại một ủy ban của Thượng viện liên bang Mỹ về mối đe dọa hạt nhân do Triều Tiên đặt ra.
Vào tháng 7/2023, ông Kissinger dù đã 100 tuổi vẫn có chuyến thăm bất ngờ tới Bắc Kinh, hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong suốt sự nghiệp ngoại giao của mình, ông Kissinger đã trực tiếp liên quan đến nhiều sự kiện lớn, mang tính chất thay đổi thời đại trên bình diện toàn cầu.
Trong những năm 1970, khi giữ chức ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, ông Kissinger đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy và hiện thực hóa mở cửa Trung Quốc cộng sản, tham gia vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí Mỹ – Liên Xô, mở rộng mối quan hệ giữa Israel với các nước láng giềng Ả Rập, và hiện thực hóa Hiệp đình Hòa bình Paris, kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Sau khi ông Nixon từ chức năm 1974, ông Kissinger tiếp tục sự nghiệp ngoại giao dưới thời Tổng thống Gerald Ford và trong suốt quãng đời còn lại sau đó, dù đã nghỉ hưu, ông vẫn đưa ra các quan điểm mạnh mẽ về chiến lược ngoại giao.
Ông Kissinger được nhận giải Nobel Hòa bình cùng với ông Lê Đức Thọ của Bắc Việt sau Hiệp định Hòa bình Paris. Ông Thọ đã từ chối nhận giải thưởng này.
Tổng thống Ford gọi ông Kissinger là “siêu ngoại trưởng”, nhưng cũng nhấn mạnh người đàn ông gốc Do Thái này có tính khí thất thường và khá là tự cao tự đại. Ông Ford thậm chí từng nói: “Henry không bao giờ nghĩ mình sai”.
Hải Đăng
Hamas thả thêm 16 con tin trong ngày cuối cùng của thỏa thuận ngừng bắn
Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế (ICRC) và các giới chức khác cho biết Hamas đã thả thêm 16 con tin bị giữ tại Gaza trong ngày thứ Tư (29/11), ngày cuối cùng của thỏa thuận ngừng bắn 6 ngày.
Tương tự như các lần thả con tin trước kể từ đầu thỏa thuận ngừng bắn hôm 22/11, 16 con tin đã được Hamas trao trả cho ICRC và sau đó được chở bằng xe cơ giới sang Israel.
Theo Reuters, phát ngôn viên Al-Ansari của Bộ Ngoại giao Qatar phát đi tuyên bố nói rằng căn cứ theo các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn do Qatar làm trung gian hòa giải, hôm 29/11 Israel cũng đã thả thêm 30 tù nhân Palestine, trong đó có 14 phụ nữ và 16 trẻ vị thành niên.
Ông Ansari nói rằng, trong số 16 con tin được Hamas thả tự do hôm 29/11 có hai công dân Nga, 4 công dân Thái Lan và 10 công dân Israel (5 người có hai quốc tịch đồng thời, gồm 1 người có quốc tịch Hà Lan, 3 người có quốc tịch Đức và một người có quốc tịch Mỹ).
Theo loan báo của văn phòng tổng thống Israel, hai con tin công dân Nga là Yelena Trupanov, 50 tuổi, và Irene Tati, 73 tuổi.
Hai con tin công dân Nga là Yelena Trupanov, 50 tuổi, và Irene Tati, 73 tuổi. (Ảnh từ Văn phòng tổng thống Israel)
Theo Times of Israel, 10 con tin người Israel là: Raz Ben Ami, Yarden Roman, Liat Atzili, Moran Stela Yanai, Liam Or, Itay Regev, Ofir Engel, Amit Shani, Gali Tarshansky và Raaya Rotem.
Theo Breitbart News, Hamas đã trì hoãn đợt thả con tin hôm 29/11 nhiều giờ và được cho là nhằm nỗ lực ép Israel chấp nhận gia hạn thỏa thuận ngừng bắn thêm 4 ngày. Các con tin chỉ được trao trả cho ICRC khoảng một giờ trước nửa đêm 29/11 (giờ địa phương), hạn chót của thỏa thuận ngừng bắn 6 ngày.
Hamas đã bắt giữ khoảng 240 con tin trong vụ tấn công vào miền nam Israel hôm 7/10. Cuộc tấn công này cũng gây ra cái chết của khoảng 1.200 người, theo giới chức Israel.
Trong 6 ngày ngừng bắn, tổng cộng Hamas đã thả tự do cho 63 người Israel và 23 người Thái Lan và 1 người Phillippines. Trước khi ngừng bắn tạm thời, Hamas cũng đã thả 4 con tin. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), hiện vẫn còn 159 con tin tại Gaza.
Isarel, trong đợt ngừng bắn 6 ngày này, cũng đã thả tự do cho 210 tù nhân Palestine, tất cả đều là phụ nữ và trẻ em. Như vậy, tỷ lệ trao đổi con tin và tù nhân là 1-3.
Khi thỏa thuận ngừng bắn kết thúc, chưa rõ liệu Israel có tiếp tục cuộc chiến tận diệt Hamas hay không. Israel nói rằng họ đã giết 3 phần tử khủng bố Hamas tại Gaza, những kẻ đã tấn công binh lính Israel vào đầu tuần này, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Israel cũng giết hai người Palestine mà họ gọi là những tên khủng bố tại Bờ Tây.
Mỹ và Qatar đang nỗ lực sắp xếp gia hạn thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza. Tuy nhiên, chính phủ Israel trước và trong thời gian thực hiện ngừng bắn đều khẳng định quyết tâm rằng một khi thỏa thuận hết hạn, họ sẽ dốc toàn lực tiêu diệt hoàn toàn Hamas, đưa toàn bộ con tin trở về nhà.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Tel Aviv trong chuyến thăm thứ ba tới đây kể từ 7/10. Ông đã lên lịch gặp các quan chức cấp cao Israel để thảo luận về gia hạn thỏa thuận ngừng bắn và thúc đẩy viện trợ nhân đạo vào Gaza.
Hai quan chức Palestine đã nói với Reuters rằng các cuộc đàm phán về khả năng gia hạn ngừng bắn đang tiếp tục diễn ra, nhưng các bên chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Hải Đăng
Ukraina: Nga đã mất 30 xe tăng và hơn 1.000 binh sĩ trong 24 giờ
Ảnh minh họa.
Ukraina tuyên bố rằng, Nga đã mất 30 xe tăng và hơn 1.000 binh sĩ chỉ trong ngày hôm qua (24/11). Thương vong lớn này được cho là xảy ra khi các cuộc đụng độ đang gia tăng ở thị trấn Avdiivka của Donetsk ở miền đông Ukraina.
Theo số liệu do Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraina công bố, lực lượng Nga đã mất 1.100 nhân viên quân sự chỉ trong 24 giờ qua,. .
Bản cập nhật mới nhất của báo cáo này cũng cho biết, Nga đã mất tổng cộng 5.496 xe tăng và 7.833 hệ thống pháo binh cho đến thời điểm hiện tại.
Các cơ quan truyền thông cho rằng, họ chưa thể xác minh độc lập các số liệu. Và các ước tính về con số thương vong của Kyiv thường vượt quá con số của các nước phương Tây. Trong khi đó, nước Nga lại hiếm khi công bố số liệu về tổn thất quân đội.
Anh Tuấn
Thủ tướng Scholz kêu gọi hỗ trợ Ukraine bất chấp khủng hoảng ngân sách
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin, Đức. (Ảnh Sean Gallup/Getty Images)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định việc hỗ trợ Kyiv có “tầm quan trọng mang tính sống còn” đối với châu Âu.
Thủ tướng Olaf Scholz, trong bài phát biểu trước quốc hội hôm thứ Ba (28/11) cho biết rằng nền kinh tế Đức phải được hiện đại hóa để chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng bất ngờ trong tương lai. Nhận xét của ông được đưa ra sau khi phán quyết gần đây của Tòa án Hiến pháp ngăn chặn kế hoạch của chính phủ nhằm chuyển các quỹ đại dịch chưa sử dụng vào Quỹ Biến đổi và Khí hậu.
Trong bài phát biểu của mình, ông Scholz nhắc lại rằng đất nước đã phải đối mặt với những thách thức, bao gồm đại dịch COVID-19, xung đột Ukraine và giá năng lượng tăng cao.
Theo Reuters, ông Scholz nói rằng “sẽ là một sai lầm nghiêm trọng và không thể tha thứ nếu bỏ bê việc hiện đại hóa đất nước chúng ta trước tất cả những thách thức gay gắt này”.
Trong khi Thủ tướng Scholz kêu gọi “chuyển đổi” nền kinh tế Đức, ông nói rằng nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine “miễn là cần thiết”. Ông cho biết sự hỗ trợ này có “tầm quan trọng mang tính sống còn” không chỉ đối với Đức mà còn đối với toàn bộ châu Âu, đồng thời cho biết “nếu ông Putin thắng” sẽ có “những hậu quả thậm chí còn nghiêm trọng hơn”.
Đầu tháng Mười Một, chính phủ Đức được cho là đã đồng ý tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm tới lên tổng số 8 tỷ Euro (8,79 tỷ USD).
Ông Scholz cũng nói rằng “rõ ràng là chúng ta không được phép ngừng ủng hộ Ukraine và phải vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng”, theo Reuters.
Trong khi ông Scholz tuyên bố rằng chính phủ của ông sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách, thì đảng đối lập – Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), tổ chức có hành động pháp lý dẫn đến phán quyết của Tòa án Hiến pháp, đã cười đáp lại lời nói của ông.
Theo Phó Thủ tướng Robert Habeck, quyết định pháp lý này có thể có “ý nghĩa to lớn” đối với quá trình chuyển đổi đất nước thành một nền kinh tế sạch hơn và công nghệ tiên tiến hơn.
Vài ngày trước, Thủ hiến bang Bavaria Markus Soeder, lãnh đạo đảng lớn nhất của bang và đồng minh CDU, Liên minh xã hội Cơ đốc giáo (CSU), cho biết chính phủ của ông Scholz đã “phá sản” và chỉ trích chiến lược kiểm soát giá năng lượng vào cuối năm nay. Các biện pháp kiểm soát này được thiết kế để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí điện và khí đốt tăng vọt do nhập khẩu năng lượng từ Nga giảm dần trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của EU.
Anh Nguyễn, theo RT
Phần Lan đóng tất cả biên giới giáp với Nga từ 30/11
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo trả lời báo giới trước Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ vào ngày 26 tháng 10 năm 2023. (Nguồn ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)
Giới chức Phần Lan hôm thứ Ba (28/11) loan báo rằng quốc gia thành viên NATO này sẽ đóng tất cả biên giới với Nga trong vòng hai tuần trong bối cảnh gia tăng người vượt biên xin tị nạn vào quốc gia Bắc Âu.
Thủ tướng Petteri Orpo loan báo trong cuộc họp báo hôm 28/11 rằng Phần Lan sẽ đóng hoàn toàn biên giới phía đông với Nga từ thứ Năm (30/11), đóng điểm kiểm soát mở cuối cùng trong hai tuần. Ông cũng cáo buộc Nga phải chịu trách nhiệm cho tình hình nhập cư “bất thường” vào Phần Lan hiện nay.
Phần Lan mới gia nhập Khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đầu năm nay sau khi Nga điều động quân đội tràn sang Ukraine từ đầu năm 2022. Theo Politico, giới chức Phần Lan và NATO cáo buộc Moscow sử dụng di cư để gây áp lực lên Phần Lan. Nga phủ nhận việc này.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho hay: “Đây là hoạt động gây ảnh hưởng của Nga, và chúng tôi không chấp nhận điều đó”.
Cửa khẩu kiểm soát mở Raja-Jooseppi giữa Phần Lan và Nga sẽ đóng lại từ ngày 30/11 cho đến ngày 13/12. Bảy cửa khẩu kiểm soát an ninh khác trên biên giới Phần Lan – Nga đã đóng từ đầu tháng này do tình trạng tăng vọt người nhập cư vào quốc gia Bắc Âu và Helsinki cáo buộc Moscow gây ra việc này để trã đũa Phần Lan gia nhập NATO.
Một quan chức tuần tra biên giới Phần Lan nói với tờ The Guardian tuần trước rằng hơn 600 người di cư xin tị nạn đã đến biên giới Phần Lan tính riêng trong tháng Mười Một này, tăng bất thường so với trước đây.
Theo giới chức nhập cư Phần Lan, những người di cư vào quốc gia Bắc Âu qua biên giới với Nga gồm công dân của các nước như Yemen, Afghanistan, Kenya, Ma-rốc, Pakistan, Somalia, và Syria.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đầu tháng này đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hãy kết thúc tình trạng di cư không kiểm soát vào khu vực Schengen. Ông lên án EU vì liên minh này mất khả năng hồi hương những người di cư không đáp ứng được các tiêu chuẩn tị nạn.
Thủ tướng Orpo tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Nga đang giúp những người tìm kiếm tị nạn tiếp cận biên giới Phần Lan. “Đây là hoạt động có tổ chức, không phải thuần túy khẩn cấp”, ông Orpo nói với báo giới hồi đầu tuần này và cho rằng “việc người di cư dễ dàng tìm được đường tới điểm kiểm soát an ninh tại biên giới xa xôi” đã chứng minh họ nhận được sự giúp đỡ của Nga.
Nga đã bác bỏ cáo buộc đó của ông Orpo, gọi suy luận này là “không có cơ sở”. Moscow khẳng định rằng giới chức biên giới của họ chỉ cho phép những người vượt biên khi họ đáp ứng được tiêu chuẩn di cư. Phía Nga cũng đổ lỗi cho Phần Lan đã không nỗ lực đạt được giải pháp thông qua các kênh ngoại giao về vấn đề di cư.
Nga đã gửi công hàm chính thức tới đại sứ Phần Lan tại Moscow liên quan đến việc Helsinki đóng cửa các điểm kiểm soát an ninh biên giới, gọi đó là quyết định “vội vàng”, vi phạm quyền và lợi ích của cả người Phần Lan và người Nga.
Đại diện của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc thường trú tại Phần Lan và các quốc gia Baltic hôm 28/11 đã cảnh báo Helsinki rằng việc đóng toàn bộ biên giới là không phù hợp, “đi ngược lại với luật pháp quốc tế” về di cư và người tị nạn.
Hải Đăng
Khai mạc Hội nghị COP28
Expo City, một trung tâm triển lãm ở Dubai, sẽ mở cửa vào thứ Năm vì COP28, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hàng năm của Liên Hiệp Quốc. Hơn 70.000 đại biểu sẽ xuất hiện tại địa điểm này trong hai tuần. Trong vài ngày đầu tiên, tâm điểm chú ý sẽ là các lãnh đạo của nhiều quốc gia và doanh nghiệp, những người mong muốn chứng tỏ họ quan tâm đến hiện tượng ấm lên toàn cầu nhiều đến mức nào. Các nhà đàm phán của chính phủ sau đó sẽ cố gắng biến những tuyên bố đó thành hành động.
Thỏa thuận Paris năm 2015 quy định rằng các quốc gia cần có bản kiểm kê về tiến trình đạt được các mục tiêu về khí hậu. COP28 đại diện cho đợt “kiểm kê toàn cầu” đầu tiên như vậy. Nhưng hầu hết các bên ký kết sẽ được thông báo rằng họ phải cố gắng hơn nữa: một báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cho thấy không có quốc gia G20 nào cắt giảm lượng khí thải với tốc độ yêu cầu. Và trong tuần này, các tài liệu bị rò rỉ cho thấy nước chủ nhà hội nghị, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã lên kế hoạch môi giới các giao dịch dầu khí mới bên lề sự kiện. Điều đó chắc chắn không thể chứng minh rằng chúng ta đang đạt được tiến bộ.
OPEC+ chuẩn bị thảo luận việc cắt giảm sản lượng dầu
Tại hội nghị thượng đỉnh vào thứ Năm, OPEC+ sẽ xem xét liệu có nên cắt giảm sản lượng dầu hay không. Nhưng đó là nếu cuộc họp được diễn ra: nó đã được lên lịch dự kiến vào Chủ nhật, nhưng đã bị hoãn lại sau khi các nhà sản xuất dầu mỏ ở châu Phi từ chối chấp nhận hạn ngạch sản lượng thấp hơn, và cho đến nay, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Sản lượng của OPEC+ đã tăng kể từ tháng 7, phần lớn được thúc đẩy bởi Iran và Nigeria. Hiện tại, Ả Rập Saudi và Nga, những quốc gia đã tự nguyện cắt giảm sản lượng 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 6, đang yêu cầu các thành viên khác chấp nhận mức giảm để bảo vệ thị phần của họ.
Giới lãnh đạo OPEC+ đang muốn hỗ trợ giá dầu khi nhu cầu toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại. Cuộc chiến giữa Israel và Hamas cũng khiến các thành viên phải bận tâm. Iran đã kêu gọi hồi sinh lệnh cấm vận dầu mỏ mà OPEC từng áp đặt đối với Mỹ trong Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973. (Các thương nhân không mong đợi điều đó xảy ra.) Bất kỳ việc cắt giảm sản lượng nào cũng sẽ gây khó chịu ở Nhà Trắng, những người đang theo dõi giá cả tại các trạm bơm trong khi nước Mỹ chuẩn bị bước vào năm bầu cử.
Tranh luận giữa DeSantis và Newsom
Một cuộc tranh luận trên truyền hình Mỹ vào tối thứ Năm sẽ có tất cả những gì hấp dẫn nhất của một cuộc tranh cử tổng thống: hai chính trị gia với mái tóc bóng bẩy sẽ được hỏi về kế hoạch của họ dành cho nước Mỹ tại một địa điểm được trang hoàng bằng màu đỏ, trắng, và xanh. Tuy nhiên, chỉ có một người thực sự đang tranh cử tổng thống. Ron DeSantis, Thống đốc Đảng Cộng hòa của Florida, sẽ tranh luận với Gavin Newsom, người đồng cấp của Đảng Dân chủ đến từ California. Fox News, đơn vị sẽ phát sóng chương trình này, gọi nó là: “Cuộc tranh luận giữa bang đỏ và bang xanh.”
Hai vị thống đốc rất muốn giành được sự chú ý. DeSantis đang kém xa Donald Trump trong các cuộc thăm dò và ông cần nhắc nhở các cử tri sơ bộ của Đảng Cộng hòa rằng ông vẫn tồn tại. Về phần mình, Newsom không tranh cử tổng thống, nhưng vẫn còn kỳ tranh cử năm 2028.
Những gì hai người nói sẽ rất quan trọng. Gần 1/5 người Mỹ đang sống ở California và Florida, và các bang khác thường sao chép chính sách của họ. Người xem có thể sẽ được thưởng thức một cuộc thảo luận chín chắn về hai tầm nhìn rất khác nhau đối với nước Mỹ. Nhưng cũng đừng hy vọng gì nhiều.
Những dấu hiệu đáng khích lệ về lạm phát ở khu vực đồng euro
Số liệu lạm phát của khu vực đồng euro sẽ được công bố vào thứ Năm. Cuối cùng, chúng ta cũng có thể nghe tin tốt. Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Đức trong tháng 11, được công bố hôm thứ Tư, là 2,3%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Lạm phát ở Tây Ban Nha cũng đang giảm nhanh hơn dự kiến, một phần do chi phí nhiên liệu giảm. Christine Lagarde, Chủ tịch ECB, hẳn là đang soạn thảo một bài phát biểu “hoàn thành sứ mệnh.”
Dữ liệu của Đức được giải thích là do mức tăng giá chậm hơn trên diện rộng, điều sẽ được mong đợi từ một nền kinh tế yếu, và mức giảm giá năng lượng hàng năm lớn hơn so với tháng 10. Đồng thời, các cuộc khảo sát kinh doanh ở khu vực đồng euro cho thấy niềm tin đã tăng lên một chút. Nếu ECB chọn đúng thời điểm cắt giảm lãi suất, cơ quan này có thể giúp các nền kinh tế khu vực đồng euro “hạ cánh an toàn.”
XEM THÊM:
Zelensky thăm quân đội ở tiền tuyến
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm quân đội tại một sở chỉ huy ở tiền tuyến ở phía đông Kharkov.
“Thật vinh dự khi được đến thăm và khen thưởng các chiến sĩ. Các máy bay chiến đấu theo hướng Kupiansk bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân Ukraine và người dân khu vực Kharkiv”, ông Zelensky nói trong một bài đăng trên Twitter, đồng thời nói với các binh sĩ: “Tôi chúc các bạn chiến thắng, mạnh mẽ lên và đừng đánh mất thế chủ động”.
Ông Lavrov đổ lỗi cho NATO về chiến tranh rồi rút khỏi đàm phán an ninh
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bước ra khỏi các cuộc đàm phán an ninh quốc tế sau khi ông ta ngang nhiên đổ lỗi cho “sự mở rộng liều lĩnh sang phía Đông” của NATO là nguyên nhân gây ra cuộc chiến ở Ukraine.
Trong bài phát biểu dài 15 phút trước Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, ông gọi chính phủ Ukraine là “chế độ phát xít mới”, cho biết phương Tây đang tiến hành một “cuộc chiến tranh hỗn hợp” chống lại Nga và coi EU là một “chính trị hung hăng”. dự án”.
Sau đó, ông bước ra khỏi phòng họp khi Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen nói: “Những nỗ lực của Nga nhằm đổ lỗi cho người khác về những lựa chọn của chính họ là rõ ràng”.
OSCE đang họp ở Bắc Macedonia và đã bị Ukraine, Estonia, Latvia và Lithuania tẩy chay để phản đối sự tham dự của Nga.