Chi nhánh Afghanistan của Nhà nước Hồi giáo có thể làm thay đổi các nỗ lực thiết lập an ninh và quyền cai trị ổn định của Taliban.
- Ibrahim Al-MarashiIbrahim al-Marashi là phó giáo sư tại Khoa Lịch sử, Đại học Bang California, San Marcos.
Ngày 26/8, vụ đánh bom tự sát đã giết chết 72 người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ tại sân bay Kabul đang trong nỗ lực di tản. Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISKP), chi nhánh của ISIL (ISIS) ở Afghanistan, đã nhận trách nhiệm vụ tấn công tàn bạo, tự đưa vào tầm ngắm của truyền thông quốc tế.
Mặc dù truyền thông nước ngoài chỉ mới bắt đầu chú ý, ISKP đã khủng bố người Afghanistan từ năm 2015 và nó sẽ tiếp tục như vậy sau khi Mỹ rút quân vào ngày 31/8.
Có hai khía cạnh của cuộc tấn công này cần được xem xét. Đầu tiên, ISKP tấn công sân bay chủ yếu làm mất uy tín đối thủ của nó là Taliban, trong một sự leo thang cuộc xung đột lớn hơn giữa các nhóm vũ trang cực đoan người Sunni. Thứ hai, ISKP nói rõ rằng Taliban sẽ khó giữ lời hứa đảm bảo an toàn an ninh cho dân thường, đặc biệt là phụ nữ và dân tộc thiểu số.
Xung đột giữa các thành viên Sunni
Sự xuất hiện của ISIL, tổ chức bao gồm ISKP, thường được cho là lực lượng giáo phái và các cuộc xung đột Sunni-Shia trong thế giới Ả Rập đến Afghanistan và Pakistan.
Vấn đề khi đổ lỗi xung đột bạo lực ở khu vực này cho sự căng thẳng giữa hai giáo phái là đã bỏ qua việc nhóm vũ trang đã có một di sản đẫm máu lâu dài gây ra xung đột nội bộ giữa người Sunni như thế nào.
ISIL được thành lập từ những kẻ đào tẩu khỏi al-Qaeda năm 2014 tại Syria, những người này sau đó tấn công tổ chức mẹ của chúng và chi nhánh của nó ở Syria là Jabhat al-Nusra. ISKP được thành lập bởi những kẻ đào tẩu khỏi Taliban ở Afghanistan và Pakistan vào năm 2015, sau đó chúng tấn công chi nhánh Afghanistan. Trong cả hai trường hợp, những kẻ đào tẩu cho rằng các tổ chức cũ của họ không đủ cực đoan hoặc không đủ cam kết tấn công đồng đạo Sunni, những người được họ cho là tà giáo, hoặc người Hồi giáo dòng Shia.
Về cơ bản, cuộc xung đột giữa ISIL và các chi nhánh của nó, một bên là al-Qaeda và Taliban, thể hiện một cuộc xung đột nội bộ Sunni bị bỏ qua giữa các nhóm cực đoan. Cả Syria và Afghanistan đều là những khu vực mất an ninh đã cho phép hình thành nhiều nhóm cực đoan phi nhà nước, căn bản là các lãnh chúa tôn giáo. Vì các nhóm phi nhà nước này rất gần gũi về mặt ý thức hệ, tính hợp pháp của họ bị đe dọa chừng nào đối thủ vẫn còn tồn tại, do đó phải bị loại bỏ ngay lập tức. Đánh bại các đối thủ cạnh tranh bạo lực của họ sẽ mang lại lợi ích cho việc độc quyền của các chiến binh thánh chiến cũng như tuyển được những tân binh.
Đây là cuộc xung đột mà ISKP đang chuẩn bị với Taliban khi Mỹ rút quân. Mặc dù số lượng ISKP đã giảm xuống còn 2.000, nhưng nó vẫn thách thức tính hợp pháp của Taliban ước tính khoảng 60.000 người. Với lực lượng trải mỏng trên khắp Afghanistan, Taliban sẽ dễ bị tổn thương trước các chiến thuật khủng bố bạo lực bằng bom mảnh.
Chống chủ nghĩa Shia và thách thức an ninh
Nguồn gốc của Taliban ở cả Afghanistan và Pakistan phát xuất từ trường Deobandi khắc khổ, một phong trào phục hưng Hồi giáo Nam Á. Vào những năm 1980, tổ chức Sipah-e-Sahaba được thành lập ở Pakistan, tách khỏi phong trào Deobandi chính, tập trung chủ yếu vào mục tiêu chống Shia. Một nhóm khác được gọi là Lashkar-e-Jhangvi tách ra vào những năm 1990, tuyên bố nhóm mẹ của nó đã đi chệch hướng chống Shia ban đầu. Những kẻ đào tẩu này sau đó đã tham gia IKSP do bị thu hút bởi chiến dịch tàn bạo hơn chống người Shia.
Gánh nặng bạo lực phải gánh chịu bởi các nhóm này là Hazara, một nhóm dân tộc thiểu số Shia, sống ở Afghanistan và Pakistan. Cộng đồng này từng là nạn nhân trong lịch sử bởi các nhà cai trị Afghanistan khác nhau, nổi tiếng nhất là Abdurrahman Khan, người đã tìm cách xóa sổ họ hoàn toàn vào những năm 1890.
Một thế kỷ sau, cộng đồng này phải chịu đựng bạo lực của Taliban thống trị Afghanistan. Năm 1998, Taliban đã tàn sát hàng nghìn người Hazaras ở Mazar-i-Sharif như là quả báo vì đã giết chết các chiến binh của họ sau khi thất bại trong việc chiếm thành phố một năm trước đó.
Khi ISKP xuất hiện, cộng đồng Hazara trở thành một trong những mục tiêu chính của nó. Một số cuộc tấn công tàn bạo nhất gồm vụ thảm sát vào tháng 5 năm 2020 vào một bệnh viện phụ sản ở quận Kabul của người Hồi giáo Shia, giết chết hơn 20 người, bao gồm trẻ sơ sinh và các bà mẹ. Một năm sau, vào tháng 5 năm 2021, nó đã tấn công một trường học ở cùng quận, giết chết ít nhất 90 người, hầu hết là nữ sinh.
Gọi đây là “xung đột giáo phái” sẽ không chính xác vì sẽ cho thấy sự bình đẳng giữa hai bên. Nó cũng sẽ xóa tan tính phân biệt chủng tộc và tình cảm chống người Shia thúc đẩy các cuộc tấn công vào cộng đồng, vốn từ lâu đã bị các nhóm dân tộc khác coi là “không phải bản địa” tại Afghanistan.
Điều này cũng thể hiện qua việc chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn không bao giờ ưu tiên cho sự an toàn của Hazara và trên thực tế, được xem như phân biệt đối xử với cộng đồng này.
Các nhà lãnh đạo Taliban đã nhiều lần nói rằng quyền của người thiểu số và phụ nữ sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, liệu họ có thể kiểm soát các chiến binh và kỷ luật khi vi phạm mệnh lệnh hay không vẫn còn phải chờ xem.
Điều chắc chắn là Taliban sẽ vô cùng khó khăn để kiềm chế ISKP và loại bỏ các phần tử cực đoan của xã hội Afghanistan và các nhân sự của chính nó.
Đối với Mỹ, cuộc tấn công đẫm máu ngày 26/8 buộc chính quyền Biden phải trả đũa, cuối cùng sẽ làm phức tạp thêm kế hoạch rút quân toàn bộ và thậm chí có thể gây tổn hại cho mối quan hệ với Taliban.
Quan điểm trong bài này là của riêng tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Al Jazeera.
Ibrahim Al-MarashiIbrahim al-Marashi là phụ tá giáo sư tại Khoa Lịch sử, Đại học California, San Marcos, là đồng tác giả cuốn Lịch sử hiện đại của Iraq, xuất bản lần thứ 4 (The Modern History of Iraq)
Theo Al Jazeera – HD Press