Trung Cộng như con hổ giấy, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào – Học giả Thái Hà (cựu GS trường đảng của Trung Cộng) – Đăng lại

Share this post on:
Trung Cộng giống như hổ giấy
Bà Thái Hà, cựu giáo sư của Trường Đảng Trung ương Trung Cộng, đã nói trong một bài báo rằng Trung Cộng có dã tâm của một con rồng đói, nhưng lại chỉ là hổ giấy. (Ảnh chụp màn hình video)

Lời tòa soạn: Nhân dịp đại hội Đảng CS TH lần thứ 20, chúng tôi đăng lại bài này để tham khảo. TS-DS


  • Thứ ba, 06/07/2021

Vào ngày 29/6, Viện Hoover thuộc Đại học Stanford đã đăng một bài báo của bà Thái Hà, cựu giáo sư Trường Đảng Trung ương Trung Cộng, nói rằng Trung Cộng có dã tâm của một con rồng đói, nhưng lại chỉ là hổ giấy, có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến cục diện bất ngờ, thậm chí là chính quyền sụp đổ. Thế giới hãy chuẩn bị vì Trung Cộng có thể tan rã bất cứ lúc nào, cũng giống như trong quá khứ không ai trong chúng ta ngờ được Liên Xô và các nước Đông Âu lại đột ngột giải thể.

Bà Thái Hà sinh năm 1952, là tiến sĩ luật học, chuyên nghiên cứu về Trung Cộng và sự chuyển biến chính trị của Trung Quốc. Bà đã nghỉ hưu vào năm 2012 sau 15 năm làm giảng viên cho Trường Đảng Trung ương Trung Cộng.

Vào ngày 29/6, Viện Hoover đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Mối quan hệ Trung-Mỹ trong con mắt của Trung Cộng: Quan điểm của người trong cuộc”. Trong bài báo, tác giả Thái Hà đã nhiều lần đề cập rằng “chính sách giao thiệp” của chính phủ Hoa Kỳ đối với Trung Cộng là rất ngây thơ, đã giúp Trung Quốc chấm dứt 30 năm cô lập và nghèo đói, nhưng lại hiểu sai bản chất và các mục tiêu chiến lược dài hạn của Trung Cộng.

Bà cho biết, Trung Cộng luôn che giấu mục đích và ý đồ thực sự của mình nhằm thu được nhiều lợi ích từ Hoa Kỳ, đồng thời lợi dụng các chính sách giao thiệp để tranh thủ thời gian và điều kiện nhằm đạt được mục tiêu.

Bà đưa ra 3 nhận xét, hy vọng có thể chia sẻ với người dân Hoa Kỳ để mọi người có thể thấy rõ hơn về Trung Cộng và chiến lược của nó. 

Thứ nhất, trong hơn 70 năm sau khi lên nắm quyền, Trung Cộng đã “lồng ghép các vấn đề nội bộ và ngoại giao của mình trong một ván cờ”, đặt việc củng cố quyền kiểm soát và ngăn chặn sự sụp đổ của chế độ lên ưu tiên hàng đầu. Ngoại giao chính là phần mở rộng của chính trị nội bộ, là công cụ để Trung Cộng kiểm soát vững chắc quyền lực nhà nước.

Thứ hai, mục tiêu kiểm soát quyền lực nhà nước của Trung Cộng thể hiện trong tất cả các mối quan hệ đối ngoại, với cốt lõi là quan hệ Trung-Mỹ. Thái độ của Trung Cộng trong quan hệ Trung-Mỹ và các chính sách giao thiệp phụ thuộc vào nhu cầu chính trị trong nước của Trung Cộng.

Thứ ba, sự tham dự của quốc tế và kinh tế phát triển không thể thay đổi các đặc điểm chính trị của chính quyền Trung Cộng. Hệ tư tưởng và áp lực cực cao đã khiến Trung Cộng trở thành một chính quyền toàn trị, việc giám sát và trấn áp bằng công nghệ kỹ thuật số đã mang lại những đặc điểm mới cho chế độ này, khiến Trung Cộng trở thành kẻ thù nguy hiểm hơn nữa của Hoa Kỳ.

Bà Thái Hà sử dụng “nỗi sợ hãi + hệ tư tưởng + hệ thống kiểm soát công nghệ kỹ thuật số (công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo)” để tái định nghĩa Trung Cộng như một chính quyền độc tài toàn trị tinh vi kiểu mới, “Một kẻ thù không theo luân lý, không giảng quy tắc, không có trung thực và khó dự đoán theo lẽ thông thường”.

Bà nói: “Trung Cộng luôn coi Hoa Kỳ là kẻ thù của mình”. Một là vì lo lắng rằng chính quyền bị lật đổ, “chống Hoa Kỳ” là chính sách đúng đắn không thể chối cãi; Hai là vì Trung Cộng luôn coi “tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, giải phóng toàn nhân loại” và “trồng cờ đỏ trên toàn thế giới” là mục tiêu chính trị của mình.

Trung Cộng giống như hổ giấy
Giáo sư Thái Hà cho biết Trung Cộng luôn che giấu mục đích và ý đồ thực sự của mình nhằm thu được nhiều lợi ích từ Hoa Kỳ, đồng thời lợi dụng các chính sách giao thiệp để tranh thủ thời gian và điều kiện nhằm đạt được mục tiêu. (Ảnh chỉ mang tính minh họa.-AFP)

“Trung Cộng có dã tâm giống như một con rồng đói, nhưng bên trong là một con hổ giấy”. Trong phần kết luận của bài báo, bà nói rằng chủ nghĩa toàn trị theo kiểu mới của Trung Cộng luôn nhấn mạnh vào “đàn áp nội bộ và bành trướng ra ngoài”, nó có sự mong manh của nó, bao gồm các mô hình kinh tế không bền vững, các khoản nợ cao, hệ thống phân phối song song khiến thị trường và quốc gia xung đột, tuyên truyền phóng đại ý thức hệ, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, nhưng vì để thừa kế quyền lực chính trị cao nhất mà đấu đá nội bộ kịch liệt và hủ bại.

Do Ngô Mân Châu, Lí Di Hân, Đường Âm thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa Ngữ

Theo Epoch Tiếng Việt