CHUYỆN HỒNG KÔNG

Share this post on:

VIỆT NAM DÂN CHỦ

Published by Trần Hưng · 11 hrs ·

https://www.facebook.com/90trieunguoi/posts/1613052845496120?__tn__=K-R

CHUYỆN HỒNG KÔNG

Những người lãnh đạo các cuộc biểu tình chống lại chính quyền của bà Carrie Lam ở Hồng Kông tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường ngay cả sau khi bà Lam thông báo dự luật dẫn độ nghi can phạm tội về Trung Hoa lục địa đã “chết”. Họ đòi hỏi phải chính thức hủy bỏ dự luật, và mở các cuộc điều tra về những vụ cảnh sát đàn áp thẳng tay người biểu tình. Hàng trăm ngàn sinh viên học sinh và thanh niên đã tham dự những cuộc biểu tình để bày tỏ lo ngại về quyền công dân đang từ từ mất dần. Những quyền công dân và tự do đã được thỏa thuận và bảo đảm dưới cái gọi là “Một quốc gia hai thể chế chính trị” khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997. Họ lo ngại Trung Quốc đang từ từ xiết chặt vòng kiểm soát để đặt Hồng Kông dưới sự cai trị hoàn toàn của đảng cộng sản Trung Quốc. Họ nghi ngờ lời tuyên bố của bà Carrie Lam chỉ là một chiến lược nhằm tạm thời xoa dịu những đòi hỏi của những người trẻ biểu tình.

Nếu chính quyền Hồng Kông không thỏa mãn và đáp ứng được những đòi hỏi của người biểu tình và những cuộc biểu tình cứ tiếp tục, không ai biết phản ứng của chính quyền Trung Quốc sẽ như thế nào. Liệu Tập Cận Bình (Xi Jinping) có đem quân đội và xe tăng vào Hồng Kông và thẳng tay đập tan cuộc nổi dậy như Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1989 ở Thiên An Môn không? Và nếu xẩy ra, liệu Hoa Kỳ và thế giới có phản ứng cụ thể nào hay chỉ phản đối lấy lệ?

Nhìn lại lịch sử thế giới khi cuộc cách mạng năm 1956 xuất phát từ sinh viên học sinh Hungary (Hung-Gia-Lợi), không ai nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Nga Sô một ngày nào đó sẽ bị tan rã.

Sau Thế Chiến thứ 2, Hungary và toàn thể khối Đông Âu bị cai trị dưới bàn tay sắt của cộng sản Nga Sô. Những nước nào nổi lên chống lại sẽ phải trả một giá đắt. Hungary là một thí dụ. Sau khi Stalin chết vào năm 1953, dân chúng các nước Đông Âu hy vọng thoát khỏi ách thống trị Nga Sô. Năm 1956, lãnh tụ mới của Nga Sô là Khruschev chỉ trích và lên án Stalin và những chính sách của ông ta. Điều này khiến dân chúng Hungary phấn khởi, hàng ngàn học sinh và người lao động kéo nhau xuống đường ở thủ đô Budapest, và đưa ra những đòi hỏi về quyền tự do, giải tán cơ quan mật vụ, giải thoát khỏi sự cai trị của Nga Sô, v.v..

Ba-Lan đã đòi hỏi được những quyền lợi như thế qua những cuộc biểu tình và xuống đường trước đó. Hungary nối gót với hy vọng sẽ giành được những thắng lợi tương tự.

Lãnh tụ của Hungary, Rakosi, người được Stalin đưa lên, bị buộc phải từ chức. Nagy được đưa lên làm thủ tướng, và Kadar làm Bộ Trưởng Ngoại Giao. Hồng quân Nga Sô rút ra. Nagy cho các tổ chức chính trị bắt đầu hoạt động trở lại.Tháng 10, 1956 Nagy ra thông báo Hungary sẽ rút ra khỏi Hiệp Ước Warsaw. Điều này chọc giận Nga Sô. Kadar thân Nga Sô, bất mãn, tách rời ra khỏi chính quyền Nazy. Kadar thành lập chính phủ đối nghịch ở phía Đông Hungary mà Nga Sô ủng hộ. Ngày 4 tháng 11, xe tăng Nga Sô tràn vào Budapest thẳng tay bắn giết dân chúng. Hàng trăm xe tăng Nga Sô được đem vào thủ đô để dẹp loạn. Khoảng 30,000 người bị tàn sát. Hơn 200,000 người phải trốn chạy và xin tỵ nạn ở những nước Tây Âu. Nagy bị đem ra xét xử với tội phản quốc và bị xử tử. Kadar lên nắm quyền hành. Nga Sô phục hồi quyền cai trị trên khắp Hungary. Hoa Kỳ và Tây Âu không làm gì hơn là phản đối sơ sài. Chiến tranh với Nga Sô , một cường quốc với vũ khí nguyên tử là một điều ai cũng muốn tránh. Cấm vận lại càng vô ích vì Nga Sô không giao thương buôn bán với Mỹ và Tây Âu.

Mặc dù cuộc nổi dậy ở Hungary thất bại và bị đàn áp dã man bởi Nga Sô nhưng đã là quân cờ domino đầu tiên tạo ra những rạn nứt trong khối cộng sản, và dẫn đến sự sụp đổ của toàn thể khối Đông Âu và Nga Sô 35 năm sau đó.

Dù thất bại hay thành công, cuộc nổi dậy của giới trẻ ở Hồng Kông không ít thì nhiều cũng tạo nên một tiếng chuông, và là thí dụ cho những nước như Việt Nam, còn đang bị cai trị dưới chính thể độc tài. Xa hơn nữa, cuộc nổi dậy ở Hồng Kông có thể gây ra sự rạn nứt trong đảng cộng sản Trung Quốc; và là quân cờ domino đầu tiên rớt xuống giống như ở Hungary; với hy vọng những vùng tự trị khác của Trung Quốc như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Quảng Tây và Ninh Hạ sẽ đổ xuống theo.

Nếu giới trẻ Việt Nam cũng cùng đồng loạt nổi lên để làm những quân cờ domino thì vận nước Việt Nam sẽ không mất. Ngày nay, du khách đến Việt Nam chỉ thấy giới trẻ ăn chơi nhậu nhẹt đầy đường, trong ngoài hàng quán. Những vụ tổ chức thi hoa hậu, ca hát, hay thể thao thì đầy nghẹt người; trong khi những vụ biểu tình chống nhà cầm quyền hay Trung Quốc thì thưa thớt, xuất phát từ một số người trẻ có nhiệt huyết, thì lại bị công an đánh đập và bắt giam. Như vậy bao giờ giới trẻ Việt Nam mới có được những cuộc nổi dậy như ở Hồng Kông hay Hungary?

Tháng 7 năm 2019
Linh Quang

Published by Trần Hưng · 11 hrs ·

https://www.facebook.com/90trieunguoi/posts/1613052845496120?__tn__=K-R

CHUYỆN HỒNG KÔNG

Những người lãnh đạo các cuộc biểu tình chống lại chính quyền của bà Carrie Lam ở Hồng Kông tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường ngay cả sau khi bà Lam thông báo dự luật dẫn độ nghi can phạm tội về Trung Hoa lục địa đã “chết”. Họ đòi hỏi phải chính thức hủy bỏ dự luật, và mở các cuộc điều tra về những vụ cảnh sát đàn áp thẳng tay người biểu tình. Hàng trăm ngàn sinh viên học sinh và thanh niên đã tham dự những cuộc biểu tình để bày tỏ lo ngại về quyền công dân đang từ từ mất dần. Những quyền công dân và tự do đã được thỏa thuận và bảo đảm dưới cái gọi là “Một quốc gia hai thể chế chính trị” khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997. Họ lo ngại Trung Quốc đang từ từ xiết chặt vòng kiểm soát để đặt Hồng Kông dưới sự cai trị hoàn toàn của đảng cộng sản Trung Quốc. Họ nghi ngờ lời tuyên bố của bà Carrie Lam chỉ là một chiến lược nhằm tạm thời xoa dịu những đòi hỏi của những người trẻ biểu tình.

Nếu chính quyền Hồng Kông không thỏa mãn và đáp ứng được những đòi hỏi của người biểu tình và những cuộc biểu tình cứ tiếp tục, không ai biết phản ứng của chính quyền Trung Quốc sẽ như thế nào. Liệu Tập Cận Bình (Xi Jinping) có đem quân đội và xe tăng vào Hồng Kông và thẳng tay đập tan cuộc nổi dậy như Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1989 ở Thiên An Môn không? Và nếu xẩy ra, liệu Hoa Kỳ và thế giới có phản ứng cụ thể nào hay chỉ phản đối lấy lệ?

Nhìn lại lịch sử thế giới khi cuộc cách mạng năm 1956 xuất phát từ sinh viên học sinh Hungary (Hung-Gia-Lợi), không ai nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Nga Sô một ngày nào đó sẽ bị tan rã.

Sau Thế Chiến thứ 2, Hungary và toàn thể khối Đông Âu bị cai trị dưới bàn tay sắt của cộng sản Nga Sô. Những nước nào nổi lên chống lại sẽ phải trả một giá đắt. Hungary là một thí dụ. Sau khi Stalin chết vào năm 1953, dân chúng các nước Đông Âu hy vọng thoát khỏi ách thống trị Nga Sô. Năm 1956, lãnh tụ mới của Nga Sô là Khruschev chỉ trích và lên án Stalin và những chính sách của ông ta. Điều này khiến dân chúng Hungary phấn khởi, hàng ngàn học sinh và người lao động kéo nhau xuống đường ở thủ đô Budapest, và đưa ra những đòi hỏi về quyền tự do, giải tán cơ quan mật vụ, giải thoát khỏi sự cai trị của Nga Sô, v.v..

Ba-Lan đã đòi hỏi được những quyền lợi như thế qua những cuộc biểu tình và xuống đường trước đó. Hungary nối gót với hy vọng sẽ giành được những thắng lợi tương tự.

Lãnh tụ của Hungary, Rakosi, người được Stalin đưa lên, bị buộc phải từ chức. Nagy được đưa lên làm thủ tướng, và Kadar làm Bộ Trưởng Ngoại Giao. Hồng quân Nga Sô rút ra. Nagy cho các tổ chức chính trị bắt đầu hoạt động trở lại.Tháng 10, 1956 Nagy ra thông báo Hungary sẽ rút ra khỏi Hiệp Ước Warsaw. Điều này chọc giận Nga Sô. Kadar thân Nga Sô, bất mãn, tách rời ra khỏi chính quyền Nazy. Kadar thành lập chính phủ đối nghịch ở phía Đông Hungary mà Nga Sô ủng hộ. Ngày 4 tháng 11, xe tăng Nga Sô tràn vào Budapest thẳng tay bắn giết dân chúng. Hàng trăm xe tăng Nga Sô được đem vào thủ đô để dẹp loạn. Khoảng 30,000 người bị tàn sát. Hơn 200,000 người phải trốn chạy và xin tỵ nạn ở những nước Tây Âu. Nagy bị đem ra xét xử với tội phản quốc và bị xử tử. Kadar lên nắm quyền hành. Nga Sô phục hồi quyền cai trị trên khắp Hungary. Hoa Kỳ và Tây Âu không làm gì hơn là phản đối sơ sài. Chiến tranh với Nga Sô , một cường quốc với vũ khí nguyên tử là một điều ai cũng muốn tránh. Cấm vận lại càng vô ích vì Nga Sô không giao thương buôn bán với Mỹ và Tây Âu.

Mặc dù cuộc nổi dậy ở Hungary thất bại và bị đàn áp dã man bởi Nga Sô nhưng đã là quân cờ domino đầu tiên tạo ra những rạn nứt trong khối cộng sản, và dẫn đến sự sụp đổ của toàn thể khối Đông Âu và Nga Sô 35 năm sau đó.

Dù thất bại hay thành công, cuộc nổi dậy của giới trẻ ở Hồng Kông không ít thì nhiều cũng tạo nên một tiếng chuông, và là thí dụ cho những nước như Việt Nam, còn đang bị cai trị dưới chính thể độc tài. Xa hơn nữa, cuộc nổi dậy ở Hồng Kông có thể gây ra sự rạn nứt trong đảng cộng sản Trung Quốc; và là quân cờ domino đầu tiên rớt xuống giống như ở Hungary; với hy vọng những vùng tự trị khác của Trung Quốc như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Quảng Tây và Ninh Hạ sẽ đổ xuống theo.

Nếu giới trẻ Việt Nam cũng cùng đồng loạt nổi lên để làm những quân cờ domino thì vận nước Việt Nam sẽ không mất. Ngày nay, du khách đến Việt Nam chỉ thấy giới trẻ ăn chơi nhậu nhẹt đầy đường, trong ngoài hàng quán. Những vụ tổ chức thi hoa hậu, ca hát, hay thể thao thì đầy nghẹt người; trong khi những vụ biểu tình chống nhà cầm quyền hay Trung Quốc thì thưa thớt, xuất phát từ một số người trẻ có nhiệt huyết, thì lại bị công an đánh đập và bắt giam. Như vậy bao giờ giới trẻ Việt Nam mới có được những cuộc nổi dậy như ở Hồng Kông hay Hungary?

Tháng 7 năm 2019
Linh Quang