Đối với Biden, khủng hoảng A Phú Hãn trở thành thảm họa

Share this post on:
Những người bị thương được điều trị trong bệnh viện sau vụ tấn công kép gần sân bay Kabul vào ngày 27 tháng 8 năm 2021. 
STRINGER / REUTERS

Le Figaro và AFP

Cập nhật cách đây 25 phút (27/08/2021)

Joe Biden, ngày thứ năm, trong một bài diễn văn truyền hình về tình hình ở A Phú Hãn. JONATHAN ERNST/REUTER

Tổng thống Mỹ, đối diện với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng  nhứt của ông, đã cực khổ khi phải biểu lộ sức mạnh và hình như bị tê liệt bởi một tình trạng mà ông ta không thành công trong việc dự đoán.

Sự kết thúc của nhiệm vụ ở A Phú Hãn, với cái chết của 12 lính Mỹ, đã chuyển huớng sang một kịch bản thảm họa cho Joe Biden, chạm mặt với cơn khủng hoảng nghiêm trọng nhứt của ông ta và như là bị tê liệt bởi một tình hình mà ông ta không nhìn thấy sẽ xảy ra.

Tổng thống thứ 46 của USA đã phát biểu ý kiến hôm thứ năm, nhiều tiếng đồng hồ sau hai vụ tấn công gần phi trường Kaboul- làm chết lính Mỹ nhiều nhứt từ tháng 8/2011. Trong bài diễn văn này, Joe Biden đã tôn vinh những lính Mỹ đã chết trước khi cam kết là mọi nổ lực sẽ được thực hiện để lùng bắt những kẻ chủ mưu : «Chúng tôi có những lý do để nghĩ rằng chúng tôi biết chúng nó là ai và chúng tôi sẽ tìm một phương cách để lùng bắt chúng trong khuôn khổ một chiến dịch quân sự lớn dù chúng ở nơi nào». Ông đã khẳng định là việc  di tản sẽ được tiếp tục và một lần nữa nói là ông sẽ tôn trọng ngày mấu chốt 31 tháng tám cho cuộc triệt thoái đoàn quân Mỹ, mặc những chỉ trích kêu gọi ông, ngay cả trong đảng của ông, phải ở lại lâu hơn nữa nếu cần để hoàn tất cuộc di tản.

Cũng như nhiều lần trong tuần nay, Joe Biden đã phải đảo lộn sổ làm việc hàng ngày, dời một cuộc gặp mặt quan trọng đã được dự tính với Thủ tướng Do thái Naftali Bennett.  «Đây là cuộc khủng hoảng chánh dưới nhiệm kỳ của ông ta», đã nói với AFP, Ian Bremmer, chủ tịch công ty khảo sát Eurasia Group. « Đây là một thất bại của cơ quan tình báo, một thất bại của cơ sở kế hoạch, một thất bại của sự phối hợp với những đồng minh», ông này ước lượng như vậy.

  Theo lời tự thú nhận, ông Biden đã không «dự tính trước» sự sụp  đổ nhanh chóng của quân đội A Phú Hãn được thành lập, trang bị, tài trợ từ nhiều năm nay bởi Washington, và sự thất thủ của Kaboul vào tay bọn talibans. Và cũng giống như cuộc tranh chấp giữa Israël và phong trào hồi giáo Hamas vào tháng năm, chính phủ của ông ta cho cảm tưởng như gặp khó khăn thích nghi với chuyện không ngờ trước trên chính trường quốc tế.

Biden bị chỉ trích từ mọi phía

Joe Biden, là người muốn kết hợp, đã xác nhận quyết định của người tiền nhiệm Donald Trump là sẽ rút hết quân Mỹ ra khỏi A Phú Hãn, để chấm dứt cuộc chiến dài nhứt trong lịch sử USA. Từ nhiều năm nay, cựu thượng nghị sĩ đã tỏ ý là muốn theo sự kết hợp của dư luận Mỹ mệt mõi bởi những «cuộc chiến vô tận» của nưóc Mỹ. Nhưng hôm nay ông ta bị chỉ trích từ mọi phía vì sự điều khiển  cuộc triệt thoái này, và đã không tổ chức sớm các cuộc di tản cần thiết, bắt buộc quân đội Mỹ phải gởi trở lại quân đội trong rối loạn để bảo đảm an ninh cho phi trường và quản lý trong lộn xộn một cầu không vận khổng lồ, tạo cảnh tang tóc bởi cuộc tấn công của nhóm qua khích Quốc gia Hồi Giáo.

Những lúc lơ lửng

Những lúc lơ lửng nối đuôi nhau từ 15 tháng tám ngày chiến thắng của quân talibans, đã làm Joe Biden kinh ngạc ở Camp David, nơ- nghỉ mát của các tổng thốngMỹ. Lúc đầu im lặng, và bị chỉ trích nặng nề vì chuyện này, đảng viên đản dân chủ  78 tuổi  mới từ đây lên tiếng nhiều lần, nhưng phần lớn đã từ chối trả lời báo chí. Hôm thứ ba, sụ xuất hiện của ông ta đã bị trễ khoảng 5 tiếng trong khi cả thế giới chờ đợi để biết ông ta có chịu nghe theo những lời kêu gọi quốc tế nên dời lại ngày mấu chốt 31/08 cho việc triệt thoái quân đội Mỹ- và như vậy cho luôn cả những chiến dịch di tản người ngoại quốc và A Phú Hãn đang bị đe dọa trả thù của bọn talibans. Rốt cuộc ông ta tuyên bố giữ y thời hạn.

« Ông tổng thống phải đối diện với quần chúng và nhận những câu hỏi», «ông ta không tỏ ra mình là một lãnh đạo trong thời khủng hoảng», ông Ian Bremmer đã lấy làm tiếc. «Bi kịch này đứng ra sẽ không có », thứ năm, ông tiền nhiệm Donald Trump đã lấy làm tiếc, khi đã đòi tuần qua sự từ chức của Joe Biden. «Joe Biden đã có máu trên hai tay», bà hạ nghị viên Elise Stefanik đánh thêm, khi tố cáo «sự yếu hèn» và «sự bất tài».«Ông ta không đủ khả năng làm tổng tư lệnh», bà đã nhấn mạnh thêm. Nhiều quan sát gia so sánh với cuộc tấn công ở Benghazi, ở Libye,  năm 2012 đã làm thiệt mạng đại sứ Mỹ, và đã đầu độc chính quyền Barack Obama.

Tiếng tăm suy sụp

«Tôi không biết là Biden sẽ bị hạ bệ lâu dài » vì cơn khủng hoảng A Phú Hãn, ông Mark Rom giáo sư chính trị học đã nói như thế với AFP. «Nhưng người đảng cộng hoà sẽ làm đủ thứ để chuyện này hoàn thành.» Trận mưa chỉ trích này làm rối loạn sự truyền thông của Toà Bạch Ốc trong ý muốn chú tâm vào những bước tiến của những kế hoạch kinh tế khổng lồ của ông tổng thống có lợi cho những hạ tầng cơ sở và những chi tiêu xã hội , được coi là có thể cho phép USA  «thắng cuộc» trong sự cạnh tranh với xứ Tàu, mục tiêu ưu tiên duy nhứt của chính sách ngoại giao của chính phủ của ông ta.

Nhứt là, tiếng tăm của ông ta sụp đổ từ mười ngày nay trong các cuộc thăm dò ý kiến, mặc dù một đa số lớn người Mỹ nhìn nhận ông ta là USA phải rút khỏi chiến tranh ở A Phú Hãn. Theo Charles Frankli, giám đốc viện thăm dò ý kiến Marquette Law School, «câu hỏi chính trị , một khi chúng ta đã hoàn toàn triệt thoái, là không biết đa số sẽ có thỏa mãn khi chúng ta bỏ đi». «Nếu đúng như vậy thì cuộc tranh cãi đã có thể lắng đọng.»

Langthang dịch

le 27/08/2021, 10:10

https://www.lefigaro.fr/international/pour-biden-la-crise-afghane-tourne-au-scenario-catastrophe-20210827