Mikhail Gorbachev, người đã kết thúc Chiến tranh Lạnh, qua đời ở tuổi 91, báo chí Nga đưa tin

Share this post on:

Reuters

Khung cảnh của Bức tường Berlin tại Newseum
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tham dự buổi ra mắt phim tài liệu “Gặp gỡ Gorbachev” ở Nga tại Moscow, Nga ngày 8 tháng 11 năm 2018. REUTERS / Tatyana Makeyeva
Cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev dự buổi ra mắt phim tài liệu "Gặp gỡ Gorbachev" ở Moscow
Cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev dự buổi ra mắt phim tài liệu "Gặp gỡ Gorbachev" ở Moscow

1/4

MOSCOW, ngày 30 tháng 8 (Reuters) – Mikhail Gorbachev, người đã kết thúc Chiến tranh Lạnh mà không đổ máu nhưng đã không ngăn chặn được sự sụp đổ của Liên Xô, đã qua đời hôm thứ Ba hưởng thọ 91 tuổi, các hãng tin Nga trích dẫn các viên chức bệnh viện cho biết.

Gorbachev, tổng thống cuối cùng của Liên Xô, đã thỏa thuận cắt giảm vũ khí với Hoa Kỳ và quan hệ đối tác với các cường quốc phương Tây để xóa bỏ Bức màn sắt đã chia cắt Âu châu kể từ Thế chiến thứ hai và đưa nước Đức thống nhất.

Hãng thông tấn Interfax trích dẫn từ Bệnh viện Trung ương Nga cho biết: “Mikhail Gorbachev đã qua đời đêm nay sau một bệnh nghiêm trọng và kéo dài.

Hãng thông tấn Tass cho biết Gorbachev sẽ được chôn cất tại Nghĩa trang Novodevichy ở Moscow, bên cạnh người vợ Raisa, người đã mất năm 1999, hãng thông tấn Tass dẫn một nguồn thạo tin cho biết nguyện vọng của gia đình.

Khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tràn qua các quốc gia cộng sản Đông Âu thuộc khối Liên Xô vào năm 1989, ông đã hạn chế sử dụng vũ lực – không giống như các nhà lãnh đạo Điện Kremlin trước đây, những người đã điều xe tăng đến để dập tắt các cuộc nổi dậy ở Hungary vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Nhưng các cuộc biểu tình đã thúc đẩy khát vọng tự trị của 15 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, nước này đã tan rã trong vòng hai năm sau do tình trạng hỗn loạn.

Gorbachev đã đấu tranh vô vọng để ngăn chặn sự sụp đổ này.

Khi trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1985 lúc mới 54 tuổi, ông đã đặt ra mục tiêu phục hồi hệ thống bằng cách đưa ra các quyền tự do chính trị và kinh tế hạn chế, nhưng các cải cách của ông đã vượt quá tầm kiểm soát.

Chính sách ‘glasnost’ – tự do ngôn luận của ông – đã cho phép những lời chỉ trích mà chưa từng có trước đây đối với đảng và nhà nước, nhưng cũng khuyến khích những người theo chủ nghĩa dân tộc bắt đầu gây sức ép đòi độc lập ở các nước cộng hòa Baltic gồm Latvia, Lithuania, Estonia và những nơi khác.

Nhiều người Nga không bao giờ tha thứ cho Gorbachev vì những xáo trộn do các cải cách của ông đã gây ra, cho sự sụt giảm về mức sống sao đó của họ là cái giá quá cao để có được nền dân chủ.

Sau khi đến thăm Gorbachev trong bệnh viện vào ngày 30 tháng 6, nhà kinh tế tự do Ruslan Grinberg nói với hãng tin Zvezda của quân đội: “Ông ấy đã cho chúng tôi tất cả tự do – nhưng chúng tôi không biết phải làm gì với nó.”

Theo Reuters