Trần Phong | DKN 4 giờ trước
Vào ngày 28 tháng 10, ông Tập Cận Bình đã đến thăm thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam. Tại nhà tưởng niệm Kênh Hồng Kì, ông Tập nói: “Chủ nghĩa xã hội là chiến đấu, lao động và hy sinh suốt đời, không chỉ trong quá khứ, mà cả trong thời đại mới”. Trước đó, khi khảo sát tại Diên An, ông Tập đã có những phát biểu tương tự về giữ vững hình thái ý thức tư tưởng ĐCSTQ, chiến đấu và chuẩn bị cho một cuộc sống khó khăn. Nhưng câu hỏi đặt ra là những ai sẽ cần hy sinh để đổi lấy hình thái xã hội này.
Sound of Hope đã đặt ra câu hỏi trên và nhận định, đứng mũi chịu sào chính là sinh mạng của người dân Trung Quốc.
Nhà kinh tế học độc lập với tài khoản Twitter mang tên “Con mắt khách quan về kinh tế tài chính” đã tweet lại một tin nhắn của một độc giả trên Twitter vào ngày 28, kể câu chuyện về thảm kịch “zero-covid” ở Vận Thành, Sơn Tây.
Bài đăng có nội dung: Vận Thành đã bị phong tỏa từ cuối tháng 9 và người dân không thể mua thức ăn hay tìm điểm bán đồ ăn bên ngoài. Gần đây, mỗi ngày đều có người vì đói quá không chịu nổi mà nhảy lầu. Bệnh viện thì đóng cửa và bệnh nhân không được tiếp nhận. Bệnh nhân nặng thì bị cưỡng chế đưa lên vùng núi hẻo lánh. Chính quyền làm ngơ và chặn Internet.
Bài đăng than thở rằng, nhân dân đang trong tuyệt vọng mà lặng lẽ chết.
Tân Cương Urumqi và Yili đã bị phong tỏa hơn 80 ngày. Người dân địa phương buộc phải gửi tin nhắn tới nhiều người có ảnh hưởng trên Weibo để cầu xin họ lên tiếng.
Một tin nhắn đã viết: Không thể gửi được tin nhắn, nếu bạn đăng trên Weibo, chỉ cần địa chỉ IP của bạn ở Tân Cương, bạn sẽ bị gọi và yêu cầu xóa bài. Trong ba tháng, bạn không thể đi làm cũng không thể xuống nhà, bạn không có thu nhập và chính phủ không có bất kỳ khoản trợ cấp nào. Thịt đã tăng lên 4kg giá 300 NDT, đơn giản là không có khả năng mua. Quá nhiều người đang chết đói vì không có tiền mua rau với giá cao ngất ngưởng trên mạng. Những người mắc kẹt ở Tân Cương không có máy sưởi hoặc quần áo dày mùa đông, và họ không thể về nhà. “Thực sự tuyệt vọng”.
Những thảm kịch tương tự đã xảy ra ở Tây Ninh, Phúc Châu và các thành phố khác.
Trong chương trình phát sóng của Viên Lị, học giả Ngô Quốc Quang đã nói về Trung Quốc sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Ông nói: Trong thời gian tới, bất cứ tai họa gì cũng có khả năng xảy ra, bởi vì năng lực quản trị của chính quyền Bắc Kinh đã suy yếu, quan chức bên dưới không dùng đến chính sách ở trên, mà dựa vào sự kém cỏi, kiêu ngạo và thiếu hiểu biết của mình thì sẽ mang đến đủ loại tai họa cho nhân dân. Cho nên tôi nghĩ rằng, Trung Quốc trong tương lai có khả năng phải chịu nhiều tai họa. Đây không chỉ là điều tôi muốn nói, đây là một thực tế rất tàn khốc.
Ngô Quốc Quang nói thêm rằng việc phòng chống dịch bệnh có phần tương đương với Đại nhảy vọt năm 1958. Đại nhảy vọt cũng là một phong trào vận động công xã nhân dân, và sau đó là mất mùa và kinh tế khó khăn trong vài năm tiếp theo. Trung Quốc mấy năm tới, thu nhập kinh tế của mọi người sẽ hạ xuống và quyền tự do cá nhân cũng sẽ bị hạn chế hơn nữa; các cuộc thanh trừng chính trị cũng có thể bắt đầu. Bắc Kinh cả ngày lẫn đêm đều đang suy nghĩ làm sao chỉnh đốn nhân dân, bọn họ cũng chỉ có trò đó.
Nhưng bài viết sau mới đáng lo ngại. Tác giả của bài viết cho biết: Tôi nói chuyện với cậu tôi, rằng học sinh ở Nội Mông bị phong tỏa và không được đối xử như là con người. Cậu tôi nói, cháu có tận mắt nhìn thấy không? Đây không phải việc của cháu, nên ít nói chuyện lại. Cậu tôi đã không tham gia vào Sự kiện Lục Tứ ngày 4 tháng 6 vì ông ấy tin rằng “đó không phải là việc của mình”.
Tác giả hỏi ngược lại, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta là những người bị mắc kẹt, và không có ai lên tiếng bảo vệ chúng ta? Người cậu nói, nếu như thế thì đó là do cháu xui xẻo.
Tác giả viết: Tôi về nhà một mình, chàng trai tuổi hai mươi không kìm được nước mắt, tay run run, rõ ràng xung quanh ta mọi người đều khổ, rõ ràng cũng có người dũng cảm vì ta, nhưng mọi người lại đều im lặng.
Hy vọng rằng người dân Trung Quốc có thể thức tỉnh kịp thời.
Mặc dù ông Tập Cận Bình sẵn sàng đánh đổi mạng sống của người dân để lấy sự ổn định của chế độ cộng sản, nhưng rất khó để ông làm được điều đó. Những tin tức gần đây rất đáng chú ý.
Một cuộc trò chuyện trong nhóm WeChat cho thấy, chính quyền Trịnh Châu đã tổ chức một cuộc họp nội bộ và nói rằng hơn 30.000 trường hợp nhiễm virus corona đã được xác nhận, và bệnh viện hiện không thể xử lý được nữa. Dự định phong tỏa thêm một tuần nữa, nhưng nếu không khống chế được nữa thì sẽ bỏ phong tỏa, bởi vì chính phủ không có tiền, không quản được.
Chính quyền địa phương là nền tảng của chế độ Bắc Kinh, và chính quyền địa phương chọn cách “nằm thẳng” (tang ping) vì thiếu tiền, điều này sẽ có tác động rất lớn đến Bắc Kinh.
Trước đó, Sound of Hope đã đưa tin rằng sự sụp đổ của chính quyền Bắc Kinh rất có thể bắt đầu từ tiền bạc.
Theo Sound of Hope, Nhan Thuần Câu, một người có thâm niên trong lĩnh vực truyền thông, từng phân tích rằng ĐCSTQ luôn dựa vào thực tế rằng “có tiền là có thể sai khiến được cả ma quỷ”. Giữa trung ương và địa phương sẽ vì lợi ích mà bất hòa, các quan chức cấp trung trở xuống chọn cách “nằm thẳng”, hơn nữa người dân cũng oán hận sôi trào, nhân dân khắp nơi như là củi khô, chỉ chờ một tia lửa, ĐCSTQ sẽ đi vào ngõ cụt.
Theo DKN.TV