Võ Thái Hà tổng hợp
Ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng, 34 người bị thương trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở Jordan
29/01/2024 Reuters
Lực lượng đặc nhiệm của Iraq, Jordan và Hoa Kỳ trong một cuộc diễn tập chung ở Jordan. [Ảnh minh họa]
Ba quân nhân Hoa Kỳ đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở phía đông bắc Jordan gần biên giới Syria, Tổng thống Joe Biden và các quan chức Mỹ cho biết hôm 28/1.
Ông Biden đổ lỗi cho các nhóm được Iran hậu thuẫn về vụ tấn công.
“Trong khi chúng tôi vẫn đang thu thập dữ liệu về cuộc tấn công này, chúng tôi biết nó được thực hiện bởi các nhóm chiến binh cực đoan được Iran hậu thuẫn, hoạt động ở Syria và Iraq”, ông Biden nói trong một tuyên bố.
Một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng ít nhất 34 người đang được thăm khám về khả năng bị chấn thương sọ não.
Một quan chức thứ hai cho biết: “Mặc dù chúng tôi vẫn đang thu thập thông tin, nhưng đây chắc chắn là hành động của một nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn”.
Những cái chết này đánh dấu thương vong đầu tiên của quân đội Mỹ trong khu vực kể từ khi chiến tranh bắt đầu ở Gaza. Ông Biden cho biết rằng vụ tấn công xảy ra vào tối 27/1.
Cuộc tấn công này là sự leo thang nghiêm trọng trong khi tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông, nơi chiến tranh nổ ra ở Gaza sau cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo Palestine Hamas vào Israel vào ngày 7 tháng 10, khiến 1.200 người thiệt mạng. Theo Bộ Y tế ở Gaza, cuộc tấn công sau đó của Israel vào Gaza đã giết chết hơn 26.000 người Palestine.
Mặc dù cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì quan điểm chính thức rằng Washington không tham chiến trong khu vực, nhưng nước này đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của nhóm Houthi ở Yemen, vốn đang tấn công các tàu thương mại ở Biển Đỏ.
“Chúng tôi sẽ thực hiện cam kết chống khủng bố. Và không còn nghi ngờ gì nữa – chúng tôi sẽ buộc tất cả những người chịu trách nhiệm phải chịu trách nhiệm vào thời điểm và theo cách mà chúng tôi lựa chọn”, ông Biden nói trong tuyên bố do Nhà Trắng công bố.
Iran bác bỏ dính líu đến vụ tấn công khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng
29/01/2024
Tháp 22 tại đông bắc Jordan, nơi xảy ra vụ tấn công làm ba lính Mỹ thiệt mạng
Iran cho rằng cáo buộc họ dính líu đến vụ tấn công làm ba quân nhân Mỹ thiệt mạng ở đông bắc Jordan gần biên giới Syria là ‘vô căn cứ’, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nasser Kanaani hôm 29/1 cho biết.
Ông Kanaani cũng nói rằng việc Mỹ tiếp tục oanh kích Syria và Iraq cũng như cuộc chiến ở Gaza sẽ chỉ tăng cường chu kỳ bất ổn trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quy trách nhiệm cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào lực lượng Mỹ cho các nhóm chiến binh do Iran hậu thuẫn. Đây là cuộc tấn công chết người đầu tiên nhằm vào lực lượng Mỹ kể từ khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas nổ ra hồi tháng 10, gây chấn động khắp Trung Đông.
Ông Kanaani nói ‘các nhóm kháng chiến’ không nhận lệnh từ Cộng hòa Hồi giáo Iran. Trước đó, phái bộ ngoại giao Iran tại Mỹ đã ra tuyên bố khẳng định ‘Iran không có mối liên hệ nào và không liên quan gì đến cuộc tấn công căn cứ Mỹ’.
“Có xung đột giữa lực lượng Mỹ và các nhóm kháng chiến trong khu vực, dẫn tới các cuộc tấn công trả đũa nhau,” tuyên bố viết thêm.
Vụ tấn công này là sự leo thang nghiêm trọng tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông, sau khi chiến sự nổ ra ở Gaza sau cuộc tấn công Israel của nhóm phiến quân Hamas hôm 7/10.
Nhiều quốc gia phương Tây tạm dừng tài trợ cho cơ quan tị nạn Palestine của LHQ
Người dân Palestine đi nhận viện trợ tại Thành phố Gaza vào ngày 27 tháng 1 năm 2024. Ảnh: Reuters
Nhiều quốc gia phương Tây đã tuyên bố đình chỉ cấp tiền tài trợ cho Cơ quan Tị nạn Palestine của Liên Hiệp Quốc (UNRWA) sau khi Israel cáo buộc một số nhân viên của UNRWA đã tham gia vào cuộc tấn công chết chóc mà Hamas thực hiện tại miền nam Israel hôm 7/10/2023.
Theo Reuters, tính đến thứ Bảy (27/1), Mỹ, Anh Quốc, Canada, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Phần Lan và Úc đã dừng cấp tiền cho UNRWA. Quyết định của các quốc gia phương Tây này được đưa ra sau khi UNRWA đã sa thải một số lượng nhân viên không xác định và đã tiến hành một cuộc điều tra về việc Israel cáo buộc một số nhân viên của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) này có mối quan hệ với các chiến binh Hồi giáo người Palestine.
Lãnh đạo UNRWA, ông Philippe Lazzarini nói trong tuyên bố hôm thứ Sáu (26/1) rằng: “Các nhà chức trách Israel đã cung cấp cho UNRWA thông tin về sự liên quan của nhiều nhân viên UNRWA trong các vụ tấn công chết chóc vào Israel hôm 7/10”.
“Bất kỳ nhân viên nào của UNRWA đã liên quan tới các hành động khủng bố sẽ phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả việc bị truy tố hình sự”, ông Philippe Lazzarini nói thêm.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antionio Guterres đã “hoảng hốt’ khi biết về các cáo buộc chống lại nhóm nhân viên LHQ đó, văn phòng của ông Guterres cho biết.
Bộ Ngoại giao Đức, nhà tài trợ chính cho UNRWA, đã hoan nghênh UNRWA mở cuộc điều tra và nói rằng họ quan ngại sâu sắc về những cáo buộc đang được dấy lên về các nhân viên UNRWA.
“Chúng tôi kỳ vọng ông Lazzarini sẽ công bố rõ ràng với nhân sự UNRWA rằng tất cả các dạng thức của thù hận và bạo lực là hoàn toàn không thể chấp nhận được và sẽ không được dung thứ”, Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố trên mạng xã hội X (tên mới của Twitter).
Sự việc các quốc gia phương Tây tạm dừng cấp tiền cho UNRWA ước tính sẽ ảnh hưởng tới hàng trăm triệu USD trong khoản viện trợ rất cần thiết cho cơ quan LHQ này. Các khoản tiền này đang được dùng để cung cấp nơi cư trú và thực phẩm cho người dân Palestine phải sơ tán.
UNRWA được thành lập để giúp người tị nạn trong cuộc chiến tranh 1948 vào thời điểm hình thành quốc gia Israel và cung cấp giáo dục, y tế và dịch vụ cứu trợ cho người Palestine tại Gaza, khu Bờ Tây, Jordan, Syria và Li Băng. UNRWA thời gian qua đã giúp đỡ khoảng 2/3 của tổng dân số khoảng 2,3 triệu người tại Gaza bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công trên không và trên bộ của Israel vào Gaza sau ngày 7/10.
Ông Lazzarini đã lên án các chính phủ lựa chọn biện pháp tạm dừng cấp tiền cho UNRWA trong khi cuộc điều tra đang tiến hành. Ông cảnh báo các hành động như vậy đe dọa đến công việc cứu trợ của UNRWA trong khu vực. “Người Palestine tại Gaza không cần thêm biện pháp trừng phạt tập thể như này. Điều này làm hại tất cả chúng ta”, ông Lazzarini viết trên mạng xã hội X.
Bộ Ngoại giao Palestine đã chỉ trích những gì họ gọi là một chiến dịch của Israel nhắm vào UNRWA. Trong khi đó, Hamas đã lên án việc UNRWA chấm dứt hợp đồng với các nhân viên “dựa trên những thông tin có được từ kẻ thù Do Thái”.
Ông Hussein al-Sheikh, lãnh đạo của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), nói rằng việc cắt viện trợ cho UNRWA mang tới những rủi ro chính trị và cứu trợ lớn.
“Chúng tôi kêu gọi các quốc gia đã loan báo đình chỉ hỗ trợ cho UNRWA hãy lập tức đảo ngược quyết định của họ”, ông Hussein al-Sheikh viết trên mạng xã hội X.
Israel từ lâu đã cáo buộc LHQ và các tổ chức thành viên của cơ quan này đồng tình với Hamas. Vào tháng 10/2023, Nhà nước Do Thái đã yêu cầu Tổng thư ký LHQ Guterres từ chức, cáo buộc ông này “dung túng chủ nghĩa khủng bố”. Các quan chức Israel cũng nói rằng Hamas sử dụng bệnh viện và các cơ sở dân sự khác làm vỏ bọc cho các cuộc tấn công tên lửa nhắm vào Israel.
Ngoại trưởng Israel, ông Israel Katz khuyến khích thêm các nước đình chỉ tài trợ. Ông nói rằng UNRWA nên được thay thế một khi cuộc chiến đấu tại Gaza lắng dần. Ông cũng cáo buộc UNRWA có mối quan hệ với các chiến binh Hồi giáo ở Gaza.
“Khi tái thiết Gaza, UNRWA phải được thay thế bằng các cơ quan cống hiến cho hòa bình và phát triển thực sự”, ông Katz viết trên mạng xã hội X.
Hải Đăng
Căng thẳng Iran-Pakistan
Đường biên giới dài 900 km giữa Iran và Pakistan từ lâu đã luôn bất ổn. Iran nói các chiến binh Sunni được cung cấp nơi trú ẩn ở Pakistan, trong khi Pakistan cáo buộc những người ly khai Baloch được Iran che chở. Hôm 16 tháng 1, tên lửa và máy bay không người lái của Iran đã giết chết hai người ở tỉnh Balochistan của Pakistan; chỉ hai ngày sau, Pakistan đáp trả và khiến 9 dân quân thiệt mạng ở Iran. Hai sự kiện cho thấy sự leo thang nghiêm trọng.
Trong nỗ lực cải thiện quan hệ, vào thứ Hai, chính phủ Pakistan sẽ tiếp đón ngoại trưởng Iran tại Islamabad. Có lẽ hai bên sẽ tìm ra một cơ chế để hạn chế hoạt động quân sự xuyên biên giới và cải thiện việc chia sẻ thông tin tình báo. Tuy nhiên, nỗ lực ngoại giao có thể bị bạo lực làm chệch hướng. Hôm thứ Bảy, chín công nhân Pakistan đã bị các tay súng, có thể là phiến quân Baloch, giết chết ở Saravan, một thành phố Iran nằm gần biên giới hai nước. Chính phủ Pakistan cũng đã phê chuẩn việc triển khai quân đội để “tiến hành một cách hòa bình” cuộc bầu cử 8 tháng 2, do đó nhiều khả năng sẽ rút bớt quân khỏi biên giới vào thời điểm đặc biệt căng thẳng.
Tổng thống Philippines thăm Việt Nam
Vào thứ Hai, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos sẽ đến Hà Nội để hội đàm với người đồng cấp Việt Nam Võ Văn Thưởng. Philippines và Việt Nam là láng giềng, cùng nhau tạo thành bờ phía tây và phía đông của Biển Đông. Hai nước có cùng mục tiêu chống lại các yêu sách vô lý của Trung Quốc đối với Biển Đông, cũng như theo đuổi tham vọng biển của riêng mình.
Trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, tiền tuyến được bảo vệ bởi các tàu tuần duyên chứ không phải tàu chiến. Để tăng cường sức mạnh, lực lượng cảnh sát biển Philippines và Việt Nam đã tiến tới một thỏa thuận hợp tác, sẽ được ký khi ông Marcos đang ở Hà Nội. Hiệp định này không phải là một liên minh. Nhưng nó cho thấy bất cứ đâu ở Tây Thái Bình Dương mà Trung Quốc dương oai diễu võ thì các nước láng giềng của họ lại cùng nhau hợp sức đẩy lùi.
Khi nào thì Evergrande mới chịu phá sản?
Thứ Hai này, các chủ nợ của Evergrande, hãng bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, sẽ rất mong chờ một thẩm phán Hồng Kông ra phán quyết giải thể công ty Trung Quốc sau nhiều năm nỗ lực tái cơ cấu không thành. Bất động sản ở Trung Quốc rơi vào hỗn loạn vào năm 2021 khi các quy định mới của chính phủ về nợ đã đẩy các công ty đến bờ vực vỡ nợ. Evergrande vỡ nợ vào cuối năm 2021 và chưa bao giờ đưa ra được một kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn đủ sức thuyết phục chủ nợ nước ngoài.
Giờ đây Evergrande đang đứng ngay trước bờ phá sản. Theo Reuters, một nhóm trái chủ được cho là đã tham gia vào nhóm chủ nợ ban đầu để kêu gọi giải thể công ty. Nếu toà phán quyết theo ý họ, toàn ngành bất động sản Trung Quốc sẽ lại lần nữa đón nhận một cú sốc lớn. Tuy nhiên, vì không có luật rõ ràng quy định thẩm quyền của tòa Hồng Kông ở đại lục, không rõ liệu chính quyền Trung Quốc có thực hiện theo phán quyết của thẩm phán Hồng Kông hay không. Nhiều khả năng phán quyết vào thứ Hai sẽ không phải là chương cuối cùng trong câu chuyện của Evergrande.
Tác động của ngành dự báo thời tiết lên chi phí bảo hiểm ở Mỹ
Các nhà khí tượng học, thủy văn học và khoa học khí hậu sẽ tề tựu về Baltimore trong tuần này để tham dự hội nghị thường niên của Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ, cơ quan chính thức của ngành dự báo thời tiết. Công việc của họ đang ngày càng quan trọng với xã hội. Thời tiết tác động lớn đến cuộc sống, từ các trận đấu thể thao đến chuỗi cung ứng, và nó đang ngày càng trở nên khó đoán cũng như khắc nghiệt hơn do biến đổi khí hậu. Công tác dự báo thời tiết, do đó, trở nên khó khăn hơn.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế tại Đại học Arizona ước tính, chỉ xét riêng về chi phí đền bù cho người bị tử vong, việc cải thiện dự báo thêm 50% sẽ giúp tiết kiệm cho nền kinh tế Mỹ 2,1 tỷ USD mỗi năm. Căng thẳng tài chính do các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ở những bang hay bị bão như Florida, một số ngôi nhà hiện hoàn toàn không thể mua bảo hiểm được. Thống kê của hãng bảo hiểm Swiss Re cho thấy rằng trong nửa đầu năm 2023, giông bão tấn công nước Mỹ chiếm gần 70% trong tổng số 50 tỷ USD tiền bảo hiểm cho thiệt hại do thảm họa thiên nhiên trên toàn thế giới. Dự báo sai thời tiết có thể là một sai lầm vô cùng tốn kém.
Trung Quốc đang bước vào thời kỳ đổ vỡ kinh tế?
James Gorrie
Nhật Thăng biên dịch 29/01/2024
Quang cảnh một khu chung cư chưa hoàn thiện ở thành phố Tân Trịnh ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, hôm 20/06/2023. (Ảnh: Pedro Pardo/AFP qua Getty Images)
Các nhà quan sát Trung Quốc như ong Gordon Chang và các quý độc giả thực sự đã nhận thức được tính không bền vững của “Phép lạ Trung Quốc” trong vài thập niên trở lên. Nhưng hiện nay, có nhiều cảnh báo hơn bao giờ hết về khả năng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc ngăn cản nền kinh tế khỏi việc hứng chịu một cuộc hạ cánh rất cứng.
Ngày nay, cách tường thuật phổ biến nhất về vai trò mở rộng của Trung Quốc trên thế giới là trong bối cảnh cạnh tranh với Hoa Kỳ nói riêng và, nói chung hơn là, với các nền kinh tế phương Tây, bao gồm Liên minh Âu Châu, Nhật Bản, và Nam Hàn. Lối nói này là một cách đưa tin mạnh mẽ và có thật từ hầu hết mọi góc độ.
Chẳng hạn, bản thân ĐCSTQ chắc chắn xem Hoa Kỳ là đối thủ chính của họ trên hầu hết mọi lĩnh vực — kinh tế, quân sự, công nghệ, và địa chính trị. Điều đó đúng, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Nhưng thời gian hay cấu trúc kinh tế tư bản nhà nước của ĐCSTQ đều không đứng về phía Trung Quốc.
Trung Quốc đang ngày càng trở nên quá già, và với tốc độ quá nhanh
Có thể chỉ ra nhiều yếu tố là nguyên nhân dẫn đến xu hướng kinh tế đi xuống của Trung Quốc, nhưng một yếu tố chắc chắn là tác động của chính sách một con bắt đầu từ năm 1979 và chính thức kết thúc vào năm 2015. Trung Quốc đang phải trả giá đắt từ chính sách này, bất chấp việc ĐCSTQ hiện đang khuyến khích người Trung Quốc có đông con hơn. Thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm đến việc có nhiều con hơn, nếu có. Ngay cả hôn nhân cũng đang trở thành quá khứ, với số hôn lễ giảm từ 13.5 triệu năm 2013 xuống còn 6.8 triệu vào năm 2022.
Kết quả là Trung Quốc đang phải gánh chịu tình trạng dân số già đi — và thu hẹp lại nhanh chóng. Độ tuổi trung bình ở Trung Quốc là 38, trong khi độ tuổi trung bình toàn cầu là khoảng 30 tuổi, tức là già hơn 25%. Con dao hai lưỡi về dân số học này đang cắt đứt tương lai kinh tế của Trung Quốc. Đến năm 2035, 30% dân số Trung Quốc sẽ trên 60 tuổi. Tỷ lệ đó sẽ tăng nhanh chóng tăng lên vì lần đầu tiên kể từ năm 1961, tỷ lệ tử vong đang cao hơn tỷ lệ sinh.
Nền kinh tế dựa vào lao động của Trung Quốc đang cho thấy là thảm họa
Những xu hướng dân số học này, cũng như những hậu quả tai hại của chúng, là khó có thể đảo ngược, đặc biệt là trước những hạn chế của mô hình kinh tế dựa vào lao động của Trung Quốc. Chính sách kinh tế vĩ mô này được ĐCSTQ tiến hành vào đầu những năm 1980 khi quyết định cho Trung Quốc mở cửa trước dòng vốn trực tiếp cũng như công nghệ và đầu tư cơ sở hạ tầng từ phương Tây.
Nói rộng ra, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp lao động giá rẻ cho các nền kinh tế phát triển để đổi lấy đầu tư của phương Tây vào Trung Quốc. Về căn bản, ĐCSTQ đã yêu cầu các quốc gia phát triển làm điều mà nhà cầm quyền này không thể làm được trong 30 năm: phát triển Trung Quốc. Sau đó, việc làm trong lĩnh vực sản xuất đã đổ sang Trung Quốc, nhanh chóng mang lại hàng hóa rẻ hơn cho phần còn lại của thế giới, mức tiêu thụ toàn cầu lớn hơn, và lợi nhuận bùng nổ cho các công ty phương Tây cũng như các nhà sản xuất Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc đã trở nên giàu có và hùng mạnh nhờ sự chuyển dịch lớn trong hoạt động sản xuất của thế giới sang Trung Quốc.
Sự thống trị độc đảng rốt cuộc không chừa lại không gian cho sự linh hoạt hoặc những ý tưởng mới
Nền tảng hiểu biết của Trung Quốc đã phát triển, nhưng không nhiều như lẽ ra phải có. Vấn đề là, như các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn đã chứng minh một cách chuẩn xác vào năm 1989, lao động có trình độ đắt hơn nhiều, và là nhân tố nguy hiểm đối với ĐCSTQ. Những công dân giàu có đòi hỏi nhiều hơn là chỉ của cải; họ muốn có quyền tự quyết.
Thỏa thuận mà ĐCSTQ đạt được với người dân sau vụ thảm sát Thiên An Môn với hàng ngàn sinh viên là một thỏa thuận đơn giản và không bền vững: ĐCSTQ sẽ cung cấp một nền kinh tế đang phát triển để đổi lấy việc có các quyền tự do hạn chế và không có thách thức chính trị nào đối với Đảng đến từ phía giai tầng trung lưu ngày càng tăng của Trung Quốc.
Thời gian trôi qua, sự xung đột không thể tránh khỏi trong một thỏa thuận như vậy trở nên rõ ràng hơn. Khi nhu cầu mở rộng luồng thông tin và tự do đi lại nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bắt đầu đe dọa đến quyền lực hoặc thậm chí đến sự tồn tại của ĐCSTQ, thì lợi ích của Đảng này sẽ được ưu tiên hơn phúc lợi của người dân hoặc đất nước.
Nhật Bản hóa Trung Quốc?
Phải thừa nhận rằng lịch sử và bối cảnh kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản là khá khác nhau. Tuy nhiên, có một số yếu tố kinh tế và dân số học quan trọng mà cả hai quốc gia này đều có. Những yếu tố này bao gồm giá địa ốc, nhu cầu kinh tế giảm, dân số đang già đi và thu hẹp, vấn đề mà Nhật Bản đã trải qua từ năm 1990. Nhật Bản tiếp tục gặp khó khăn với tỷ lệ sinh giảm, nhu cầu kinh tế trong nước giảm, và các chu kỳ nợ công cao lặp đi lặp lại do các chính sách kích thích kinh tế thất bại.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. Trung Quốc có thể đã đạt đến đỉnh cao với tư cách là một chủ thể kinh tế trên thế giới, khi Liên minh Âu Châu và Hoa Kỳ tìm cách thu hẹp quy mô đầu tư vào Trung Quốc. Và, như đã lưu ý ở trên, xu hướng dân số học của nước này báo hiệu sự suy giảm kinh tế hơn nữa. Còn có những yếu tố khác cần xem xét, nhưng đây là những yếu tố sẽ có nhiều khả năng nhất để đẩy Trung Quốc vào một thập niên mất mát (nếu không muốn nói là một thế hệ mất mát) vì dân số học và nhu cầu tiêu dùng đóng vai trò to lớn đối với sức khỏe lâu dài về kinh tế.
Tại thời điểm này, không còn nghi ngờ gì nữa rằng ngày nay Trung Quốc phải đối diện với những trở ngại đáng kể về kinh tế và dân số học chưa từng thấy kể từ cuối những năm 1970, ngay trước khi phương Tây giải cứu ĐCSTQ khỏi chính nó. Nhưng thời cơ để phương Tây giải cứu ĐCSTQ hiện đã qua. Sự trì trệ lan rộng đang dần hiện ra ở Trung Quốc, giống như một cuộc đàn áp chính trị mở rộng và sự kiểm soát liên tục của Đảng này đối với nền kinh tế. Không điều nào trong các yếu tố này dẫn tới tăng trưởng và đổi mới nhưng lại có nguy cơ kéo dài tình trạng trì trệ.
Nhưng đó là những giải pháp mang tính quy định được đưa ra bởi nhà lãnh đạo duy nhất của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình. Xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và sự sống còn của Đảng này đang diễn ra, và những khả năng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đang mất dần.
Về căn bản, mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc hiện nay và trong tương lai gần chính là ĐCSTQ.
Philippines bác bỏ ‘những dàn xếp đặc biệt” với Trung Quốc để tiếp tế cho binh sĩ ở Bãi Cỏ Mây
RFA
29/01/2024
Bức ảnh này chụp vào ngày 10 tháng 11 năm 2023 cho thấy nhân viên Hải quân Philippines trên một chiếc thuyền bơm hơi cứng (phải) chặn một chiếc thuyền vỏ nhôm của Cảnh sát biển Trung Quốc tại Bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông đang tranh chấp. (HMH)
AFP
Philippines vào ngày 29/1 bác bỏ việc Bắc Kinh nói “đã có những dàn xếp đặc biệt tạm thời” với Manila để cho phép tiếp tế cho các binh sĩ Philippines đồn trú tại Bãi Cỏ Mây.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines Jonathan Malaya được Reuters dẫn lời về bác bỏ vừa nêu, gọi đó là “sự tưởng tượng” không có thực.
Phía Trung Quốc vào ngày 27/1 cho biết lực lượng Tuần duyên Hoa Lục đã thực hiện “những sắp xếp đặc biệt tạm thời” để cho phép phía Philippines tiếp tế cho các binh sĩ đồn trú trên chiến hạm BRP Sierra Madre thời Thế chiến Thứ hai được cho mắc cạn làm tiền tiêu tại khu vực Bải Cỏ Mây tranh chấp.
Theo Reuters, thông cáo của Tuần duyên Trung Quốc được đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Lực lượng này Trung Quốc. Theo đó, vào ngày 21/1 một máy bay nhỏ của Philippines đã thả vật phẩm tiếp tế xuống chiếc chiến hạm mà theo Trung Quốc là “ cho mắc cạn bất hợp pháp’ tại khu vực Bãi Cỏ Mây. Lực lượng Trung Quốc đã cho phép diễn ra hoạt động tiếp tế cần thiết đó; tuy nhiên cương quyết bảo vệ chủ quyền, quyền hàng hải và quyền lợi của Hoa Lục tại khu vực Bải Cỏ Mây.
Thông cáo nêu tiếp rằng Tuần duyên Trung Quốc đã theo dõi, giám sát tình hình thực tế, kiểm soát, hành xử theo luật pháp và qui định, và thực hiện những sắp xếp đặc biệt tạm thời để phía Philippines tiếp tế những vật phẩm cần thiết thường nhật.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines không xác nhận hay bác bỏ hoạt động máy bay phía Philippines thả hàng tiếp tế xuống cho binh sĩ ở Bãi Cỏ Mây; mà chỉ nói hoạt động tiếp tế cho binh sĩ là quyền của nước mình.
Phát ngôn nhân Jonathan Malaya nói rõ “Chúng tôi không cần xin phép bất cứ ai, kể cả Tuần duyên Trung Quốc, khi tiếp té cho binh sĩ bằng bất cứ phương tiện gì- đường thủy hay đường hàng không”.
Trước đây, Tuần duyên Trung Quốc đã bố trí tàu để ngăn chặn những chuyến tiếp tế cho binh sĩ đồn trú trên chiếc chiến hạm trở thành tiền đồn quân sự của Philippines tại Bãi Cỏ Mây, cách Palawan 190 km về phía Tây.
Trung Quốc thường xuyên yêu cầu Philippines kéo chiến chiến hạm đi trên cơ sở lời hứa mà Manila đưa ra; tuy nhiên Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. từ chối thực hiện yêu cầu đó của Bắc Kinh.
Vào tháng 8/2023, Philippines tố cáo Tuần duyên Trung Quốc ngăn chặn và phun vòi rồng vào tàu của Philippines theo định kỳ vận chuyển đồ tiếp tế đến cho binh sĩ tại Bải Cỏ Mây. Manila gọi đó là hành động quá đáng và gây hấn, phớt lờ sự an toàn của những người trên tàu và vi phạm luật pháp quốc tế.
Trung Quốc cho phép Philippines tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây
Nguồn hình ảnh, REUTERS /Erik De Castro/Tư liệu
Chụp lại hình ảnh,
Tàu BRP Sierra Madre của Hải quân Philippines mắc cạn từ năm 1999 và đã trở thành một điểm đồn trú quân sự trên Bãi Cỏ Mây đang tranh chấp tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 29 tháng 3 năm 2014.
9 giờ trước
Hải cảnh Trung Quốc cho biết họ đã thực hiện “những sự sắp xếp đặc biệt tạm thời” cho phép Philippines tiếp tế cho quân đội đang đồn trú trên một con tàu từ thời Thế chiến II bị mắc cạn tại một rạn san hô đang tranh chấp, theo Reuters.
Hải cảnh Trung Quốc trước đó đã điều tàu ra ngăn cản Philippines thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho số quân đang đóng trên tàu vận tải vốn đã trở thành tiền đồn quân sự tại Second Thomas Shoal (bãi cạn mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây còn Trung Quốc gọi là Rạn Nhân Ái) thuộc quần đảo Trường Sa, cách đảo Palawan của Philippines 190 km.
Trong một tuyên bố trên tài khoản WeChat chính thức của mình vào cuối ngày thứ Bảy, Hải cảnh Trung Quốc cho biết họ đã cho phép tiếp tế nhu yếu phẩm nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích biển đảo của Trung Quốc tại bãi cạn này và các vùng biển lân cận.
Tuyên bố trên WeChat nêu rõ: “Vào ngày 21 tháng 1, một máy bay nhỏ từ Philippines đã thả hàng tiếp tế cho chiếc tàu chiến đang mắc cạn phi pháp”.
“Hải cảnh Trung Quốc đã theo dõi và giám sát tình hình bằng thời gian thực, kiểm soát và xử lý theo luật pháp và quy định, đồng thời có những thỏa thuận đặc biệt tạm thời để Philippines tiếp tế nhu yếu phẩm hàng ngày”, thông báo nêu.
Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, đưa ra đường chín đoạn cắt vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.
Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi Philippines kéo con tàu đi dựa trên lời hứa mà Manila đã đưa ra, nhưng Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã bác bỏ.
Thông điệp trên WeChat hôm thứ Bảy viết rằng “các bên liên quan” ở Philippines đã cố tình đánh lừa dư luận quốc tế và phớt lờ sự thật, và rằng điều đó không có lợi cho việc giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông.
Các nước ASEAN cẩn trọng đối với tiến triển về Biển Đông
RFA – 29/01/2024
Tàu hải cảnh của Trung Quốc đi qua tàu cá của Philippines ở bãi Scarborough hôm 20/9/2023 (minh họa)
AFP
Vị thế quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông và bạo lực leo thang tại Myanmar là hai vấn đề hàng đầu của chương trình nghị sự hội nghị hẹp các bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN ở Luang Prabang, Lào.
AP loan tin ngày 29/1 dẫn phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Lào, Saleumxay Kommasith, về sự lạc quan cẩn trọng của cả khối về hai vấn đề gai góc vừa nêu.
Hội nghị hẹp các ngoại trưởng ASEAN tại Lào diễn ra vào khi Tổng thống Philippines đến Việt Nam và một trong những vấn đề chính được ông Ferdinand Marcos Jr. bàn thảo với lãnh đạo Việt Nam là tình hình Biển Đông.
Các nước thành viên Khối ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei cùng có tranh chấp chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc tại Biển Đông. Cả Indonesia cũng quan ngại việc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước này tại vùng biển có tuyến đường hàng hải quan trọng và dồi dào hải sản cũng như dầu mỏ, khí đốt này.
Manila tìm kiếm hỗ trợ thêm từ các lân bang ASEAN khi mà căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh tại Biển Đông ngày càng tăng.
Chính phủ Philippines phản đối Tuần duyên Trung Quốc sử dụng vòi rồng, tia lase quân sự, và những động thái ngăn chặn nguy hiểm dẫn đến những va chạm nhỏ tại khu vực Bãi Cỏ Mây.
Trung Quốc và ASEAN thống nhất với nhau vào năm 2002 và năm 2012 về tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông nhằm tìm cách “tăng cường điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình và bền vững về những khác biệt và tranh chấp tại khu vực biển này”. Tuy nhiên trong những năm gần đây có ít dấu hiệu tuân thủ điều đó.
Thông cáo đưa ra Sau cuộc gặp tại Lào của các bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN nêu lại sự khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi hoàn toàn và hiệu quả tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông.
XEM THÊM (từ HD Press)
EU lên kế hoạch làm tê liệt nền kinh tế Hungary nếu nước này chặn viện trợ Ukraine
Theo báo cáo, các quan chức đề xuất chặn nguồn vốn cho Budapest nếu Viktor Orban phủ quyết gói cứu trợ trị giá 50 tỷ euro tại hội nghị thượng đỉnh tuần này
Joe Barnes, PHÓNG VIÊN BRUSSELS Ngày 29 tháng 1 năm 2024 • 9:15 sáng
Theo một báo cáo mới , Liên Âu đã vạch ra kế hoạch làm tê liệt nền kinh tế Hungary nếu nước này chặn gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro (42,6 tỷ bảng Anh) cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Brussels trong tuần này.
Các quan chức EU đã đề xuất nhắm mục tiêu vào nền kinh tế Budapest bằng cách cố gắng kích hoạt sự sụt giảm đồng tiền forint của nước này và làm sụp đổ niềm tin của các nhà đầu tư nhằm đạt được “việc làm và tăng trưởng” trong một tài liệu mật được soạn thảo trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo.
Viktor Orbán, thủ tướng Hungary, đã phủ quyết kế hoạch củng cố nền kinh tế Ukraine trong bốn năm tới tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12 năm ngoái. Ông ta đã thề sẽ chặn nó một lần nữa tại cuộc họp khẩn cấp vào thứ Năm.
“Trong trường hợp không có thỏa thuận nào trong [hội nghị thượng đỉnh] ngày 1 tháng 2, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ khác sẽ công khai tuyên bố rằng do hành vi thiếu tính xây dựng của Thủ tướng Hungary… họ không thể tưởng tượng được rằng” quỹ EU nên được cung cấp cho Budapest, tài liệu được Financial Times trích dẫn tuyên bố.
Tài liệu nêu rõ: “Các thị trường tài chính cũng như các công ty châu Âu và quốc tế có thể ít quan tâm hơn đến việc đầu tư vào Hungary” nếu nguồn tài trợ bị chặn.
Nguồn tin cho biết thêm, hình phạt “có thể nhanh chóng gây ra sự gia tăng hơn nữa chi phí tài trợ cho thâm hụt công và sự sụt giảm của tiền tệ”.
Kế hoạch này được một quan chức của Hội đồng châu Âu, cơ quan đại diện cho 27 quốc gia thành viên của khối, soạn thảo trước hội nghị thượng đỉnh.
Nó cho thấy Hungary đặc biệt dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa kinh tế vì “thâm hụt công rất cao”, “lạm phát rất cao”, tiền tệ yếu và mức trả nợ cao nhất của EU so với GDP.
Balasz Orban, giám đốc chính trị của thủ tướng Hungary, cho biết: “Brussels đang sử dụng biện pháp tống tiền chống lại Hungary như thể không có ngày mai, mặc dù thực tế là chúng tôi đã đề xuất một thỏa hiệp.
“Bây giờ, mọi chuyện đã rõ ràng: đây là hành vi tống tiền và không liên quan gì đến pháp quyền. Và bây giờ họ thậm chí còn không cố gắng che giấu nó.”
Ủy ban Châu Âu đã giải ngân 10 tỷ euro (8,5 tỷ bảng Anh) cho Budapest vốn bị đóng băng vì lo ngại về sự suy thoái dân chủ trước hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12 năm ngoái, trong nỗ lực chấm dứt quyền phủ quyết của Hungary đối với viện trợ cho Ukraine.
Nhưng ông Orbán vẫn chặn nó và nói rằng kế hoạch này không nên được tài trợ trực tiếp từ ngân sách chính của EU.
Kể từ đó, ông gợi ý rằng Hungary sẽ sẵn sàng sử dụng kho bạc tài chính và nợ chung của khối để tài trợ cho kế hoạch này nếu Budapest được phép sử dụng quyền phủ quyết sau này.
Một số nhà lãnh đạo EU và Nghị viện châu Âu đã cân nhắc kế hoạch loại bỏ quyền bầu cử của Hungary bằng cách kích hoạt Điều 7.
Tuy nhiên, nhiều thủ đô châu Âu cho rằng biện pháp này là cực đoan và cho rằng nó sẽ không nhận được sự ủng hộ nhất trí từ các quốc gia thành viên.
Một kế hoạch B khác do các quan chức châu Âu vạch ra sẽ cho phép 26 thành viên khác của khối tài trợ viện trợ cho Kiev.
Brussels thường sử dụng các mối đe dọa kinh tế chống lại các quốc gia thành viên, bao gồm Hungary và Ba Lan trong các tranh chấp về pháp quyền và Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro.
Nhưng nó chưa bao giờ đi xa tới mức đe dọa làm sụp đổ nền kinh tế của một quốc gia thành viên vì không tuân thủ kế hoạch toàn khối.
Theo Telegraph