Võ Thái Hà tổng hợp
Giải Nobel Hóa học 2023 vinh danh ba nhà khoa học nghiên cứu công nghệ nano
Ba nhà khoa học đạt giải Nobel Hóa học 2023. (Ảnh: Chụp màn hình)
Giải Nobel Hóa học 2023 đã được trao cho 3 nhà khoa học về nghiên cứu chấm lượng tử, những bộ phận nhỏ nhất của công nghệ nano, ứng dụng truyền ánh sáng từ TV và đèn LED, chiếu sáng mô ung thư cho bác sĩ phẫu thuật.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển lúc 16h45 ngày 4/10 (giờ Việt Nam) công bố ba nhà khoa học Moungi G. Bawendi, Louis E. Brus and Alexei I. Ekimov là chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2023.
Moungi G. Bawendi (62 tuổi) sinh tại Pháp, hiện là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ. Louis E. Brus (80 tuổi), người Mỹ, hiện là giáo sư tại Đại học Columbia, Mỹ. Alexei I. Ekimov (78 tuổi), sinh ở Nga. Ông trở thành tiến sĩ tại Viện Vật lý – Kỹ thuật Ioffe, Nga, năm 1974 và từng là nhà khoa học chính tại công ty Nanocrystals Technology, Mỹ.
Những nhà nghiên cứu hóa học biết đặc điểm của một nguyên tố được quyết định bởi số lượng electron của nó. Tuy nhiên, khi vật chất co tới kích thước nano, hiện tượng lượng tử phát sinh và bị chi phối bởi kích thước của vật chất. Các học giả Nobel Hóa học 2023 sản xuất thành công các hạt nhỏ đến mức đặc điểm của chúng được quyết định bởi hiện tượng lượng tử. Loại hạt gọi là chấm lượng tử này giờ đây có tầm quan trọng to lớn trong công nghệ nano.
“Chấm lượng tử có nhiều đặc điểm thú vị và khác thường. Điều quan trọng là chúng có màu sắc khác nhau tùy theo kích thước”, Johan Åqvist, chủ tịch Hội đồng Nobel Hóa học cho biết.
Giới vật lý đã biết từ lâu rằng về mặt lý thuyết, hiệu ứng lượng tử phụ thuộc vào kích thước có thể phát sinh ở hạt nano, nhưng ở thời điểm đó, gần như không thể điều chỉnh kích thước nano. Do đó, rất ít người tin tưởng hiểu biết trên có thể ứng dụng vào thực tế.
Tuy nhiên, đầu thập niên 1980, Alexei Ekimov tạo thành công hiệu ứng lượng tử phụ thuộc vào kích thước ở thủy tinh màu. Màu sắc đến từ các hạt nano đồng chloride và Ekimov chứng minh kích thước hạt tác động tới màu sắc của thủy tinh thông qua hiệu ứng lượng tử.
Vài năm sau, Louis Brus trở thành nhà khoa học đầu tiên trên thế giới chứng minh hiệu ứng lượng tử phụ thuộc vào kích thước ở hạt trôi nổi tự do trong chất lỏng.
Năm 1993, Moungi Bawendi cách mạng hóa quá trình sản xuất hóa học chấm lượng tử, kết quả là các hạt gần như hoàn hảo. Chất lượng cao như vậy rất cần thiết để sử dụng chấm lượng tử trong nhiều ứng dụng.
Các chấm lượng tử giờ đây giúp làm sáng màn hình máy tính và TV dựa vào công nghệ QLED. Chúng cũng bổ sung sắc thái cho ánh sáng của một số đèn LED, các nhà hóa sinh và bác sĩ cũng sử dụng chúng để lập bản đồ mô sinh học.
Các chấm lượng tử do đó mang đến lợi ích to lớn cho nhân loại. Các nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai, chúng có thể góp phần tạo ra các thiết bị điện tử linh hoạt, cảm biến tí hon, pin mặt trời mỏng hơn và liên lạc lượng tử mã hóa. Con người mới chỉ bắt đầu khám phá tiềm năng của những hạt nhỏ bé này.
Chủ nhân giải Nobel năm nay sẽ được nhận khoản tiền thưởng 11 triệu krona Thụy Điển (986.000 USD), tăng một triệu krona Thụy Điển so với năm 2022.
Giải Nobel Hóa học năm 2022 được trao cho ba nhà khoa học Carolyn R. Bertozzi (Mỹ), Morten Meldal (Đan Mạch) và K. Barry Sharpless (Mỹ) với nghiên cứu về phát triển hóa học click và hóa học sinh trực giao, ứng dụng để khám phá tế bào và cải tiến thuốc điều trị ung thư.
Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 dựa trên tài sản của Alfred Nobel, nhà phát minh kiêm doanh nhân Thụy Điển. Giải thưởng được trao thường niên cho những cá nhân và tổ chức có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực Y sinh, Hóa học, Vật lý, Văn học, Hòa bình. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập ra Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho Khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, còn gọi là giải Nobel Kinh tế.
Phan Anh
Hơn 75,000 nhân viên Kaiser Permanente đình công
Minh Đăng/SGN
4 tháng 10, 2023
Hàng ngày nhân viên y tế xuống đường đòi tăng lương và cải thiện tình trạng làm việc đã tập trung trước Kaiser Permanente Los Angeles Medical Center tại Hollywood, Los Angeles ngày 4 Tháng Chín 2023 (ảnh: Dania Maxwell/Los Angeles Times via Getty Images)
Hôm nay 4 Tháng Mười 2023, hơn 75,000 nhân viên hãng bảo hiểm y tế khổng lồ Kaiser Permanente đồng loạt nghỉ việc trong cuộc đình công được coi là lớn nhất lịch sử của ngành chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ. Nhân viên Kaiser Permanente ở California, Oregon, Colorado và Washington đã phát động cuộc đình công kéo dài ba ngày, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn bệnh nhân. Một số lượng nhỏ hơn – khoảng 400 dược sĩ và bác sĩ đo thị lực – ở Virginia và Washington DC dự định ngừng làm việc trong một ngày.
Công đoàn đại diện cho nhân viên y tế Kaiser đã vướng vào một cuộc tranh luận gay gắt với giới chủ điều hành Kaiser về tiền lương, việc sử dụng nguồn lao động từ bên ngoài (outsourcing) và tình trạng thiếu nhân sự trầm trọng, trong khi giới chức điều hành Kaiser cho rằng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc phải căng đầu vật lộn để thu hút và giữ chân người lao động – ngay trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã chấm dứt. Kaiser Permanente cho biết họ sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp vì hợp đồng dành cho công nhân thuộc công đoàn dự kiến hết hạn vào ngày 30 Tháng Chín. Kaiser cũng cam kết các bệnh viện và khoa cấp cứu thuộc hệ thống của họ sẽ vẫn mở cửa.
Theo trang web Kaiser Permanente, hãng bảo hiểm y tế này phục vụ khoảng 12.7 triệu khách hàng và điều hành 39 bệnh viện và 622 văn phòng y tế.
Nghiệp đoàn đại diện nhân viên Kaiser Permanente yêu cầu tăng lương gần 25% cho tất cả nhân viên Kaiser Permanente cùng với chính sách phúc lợi tốt hơn (ảnh: Dania Maxwell/Los Angeles Times via Getty Images)
The Washington Post thuật, Amanda Curling, 42 tuổi, chuyên viên đo thị lực tại Trung tâm Y tế Tysons Corner, nói: “Tôi không muốn đình công. Tôi chỉ muốn chăm sóc bệnh nhân của mình. Tôi thực sự muốn các giám đốc điều hành Kaiser lắng nghe chúng tôi”. Curling đã lên kế hoạch tham gia vào dòng người đứng bên ngoài Trung tâm Y tế Springfield, khi hàng chục nghìn nhân viên Kaiser đổ về hàng chục cơ sở ở Bờ Tây và Tây Bắc, với đủ đại diện, từ y tá, bác sĩ trị liệu hô hấp cho đến nhân viên y tế chuyên về ăn kiêng (dietary services workers).
Kaiser nói rằng sự kiện đình công tác động không nhiều đến 835,000 thành viên ở khu vực Washington DC, cùng với “một số lượng nhỏ” các pharmacy và phòng khám mắt ở Virginia bắt đầu đóng cửa vào Thứ Tư 4 Tháng Mười. Hoạt động của những cơ sở Kaiser tại các khu vực khác dự kiến vẫn mở cửa.
Cuộc đình công của nhân viên Kaiser xảy ra trong bối cảnh hoạt động các ngành nghề nói chung đang căng thẳng khắp nơi ở Mỹ. Theo cơ sở dữ liệu về tình trạng ngừng việc do Bloomberg Law ghi nhận, tính đến thời điểm hiện tại, hơn 375,000 công nhân viên Hoa Kỳ đã nghỉ việc trong năm nay – một trong những năm chứng kiến tình trạng đình công lớn nhất kể từ năm 2000. Tại Hollywood, 160,000 diễn viên đã đình công kể từ Tháng Bảy, yêu cầu tăng lương và ngăn chặn việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, khoảng 25,000 công nhân xe hơi lần đầu tiên đình công chống lại tất cả ba ông lớn – Ford, General Motors và Stellantis.
Các cuộc đình công gần đây – và thậm chí những đe dọa đình công – đã dẫn đến những nhượng bộ lớn từ giới chủ sử dụng lao động. Tuần trước, các nhà đàm phán của Hiệp hội kịch tác gia Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận tạm thời với các hãng phim Hollywood để chấm dứt cuộc đình công kéo dài gần năm tháng. Giới quan sát gọi thỏa thuận này là “đặc biệt”, bao gồm “những lợi ích và sự bảo vệ có ý nghĩa dành cho các kịch tác gia”. Vào Tháng Bảy, trước nguy cơ ngừng việc trên diện rộng, 340,000 công nhân UPS đã giành được hợp đồng mạnh nhất trong nhiều thập niên, trong đó có việc tăng lương 48% cho những người làm việc bán thời gian trong năm năm.
Giới nhân viên y tế nói chung đã nhỏm dậy đòi quyền lợi từ đầu năm nay. Từ New York, Texas đến California, loạt đình công của nhân viên y tế đã diễn ra, bày tỏ bất mãn trước tình trạng họ được yêu cầu làm việc quá sức, chăm sóc quá nhiều bệnh nhân trong khi nhân sự trong ngành liên tục bị cắt giảm. Eric Blanc, giáo sư nghiên cứu lao động tại Đại học Rutgers nhận định, “hiệu ứng bắt chước” là một trong những lý do khiến xảy ra nhiều cuộc đình công.
Liên minh các công đoàn Kaiser Permanente (The Coalition of Kaiser Permanente Unions – CKPU), đại diện cho 85,000 nhân viên chăm sóc sức khỏe của Kaiser – trong đó có khoảng 3,800 nhân viên ở Washington DC, Maryland và Virginia – đang đàm phán hợp đồng đầu tiên kể từ trước đại dịch coronavirus. Họ cho rằng điều kiện làm việc ngày càng trở nên tồi tệ và khiến tình hình nhân sự vốn khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó, giới chức Kaiser cho biết nhân viên của họ có mức lương và phúc lợi tương đối cao và nhận được gần $1 tỷ phúc lợi đặc biệt trong thời kỳ xảy ra đại dịch COVID-19.
Paula Coleman, trợ lý phòng thí nghiệm lâm sàng có 10 năm kinh nghiệm giám sát việc xét nghiệm máu và nước tiểu cho Kaiser ở Englewood, Colorado, nói rằng bà muốn Kaiser giải quyết tình trạng thiếu nhân sự ở phòng thí nghiệm, khiến có thể gây nguy hiểm cho việc chăm sóc và an toàn của bệnh nhân.
Coleman kể rằng bà thường là người duy nhất làm việc trong phòng thí nghiệm vào sáng sớm và luôn lo lắng rằng nếu không có người dự phòng thì xảy ra trường hợp khẩn cấp trong lúc bà lấy máu bệnh nhân thì không biết chuyện gì xảy đến. Coleman cho biết cuộc đình công cũng nhằm mục đích tăng lương. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Coleman nói rằng bà đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp nghỉ việc để làm những công việc ít căng thẳng hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. Một số đồng nghiệp của bà phải làm thêm mới đủ sống.
Một cách tổng quát, CKPU đang yêu cầu tăng lương gần 25% cho tất cả nhân viên Kaiser Permanente cùng với chính sách phúc lợi tốt hơn, chẳng hạn chính sách bảo hiểm y tế cho người về hưu. Hãng tin NPR cho biết, cho đến nay, Kaiser đã phản đối yêu cầu tăng lương từ 12.5-16% trong vòng bốn năm; đồng thời nói rằng họ sắp đạt được mục tiêu thuê thêm 10,000 người vào cuối năm 2023 để bổ sung cho lực lượng nhân viên thiếu hụt. Kaiser Permanente nhấn mạnh rằng tình trạng thiếu nhân sự khiến nhân viên y tế kiệt sức là vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ ngành chăm sóc sức khỏe nước Mỹ chứ không chỉ riêng Kaiser.
IMF và WB khai mạc hội nghị thường niên
Vào thứ Năm, giám đốc điều hành IMF, Kristalina Georgieva, sẽ có bài phát biểu trước cuộc họp thường niên do quỹ đồng tổ chức với Ngân hàng Thế giới vào tuần tới. Các đại biểu có lẽ sẽ cảm thấy hài lòng với đà tăng trưởng liên tục của nền kinh tế thế giới. Mới một năm trước, giữa cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh Ukraine gây ra, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán một cuộc suy thoái toàn cầu sâu sắc vào năm 2023. Nhưng giờ đây, mức tăng trưởng GDP thực tế có thể đạt tới khoảng 3%. Dù không mạnh mẽ, nó không phải là tệ.
Trong khi đó, những đường nét của một cấu trúc kinh tế toàn cầu mới đang trở nên rõ ràng hơn. Như tờ The Economist đã đưa tin, “kinh tế quê hương” đang dẫn dắt chính sách trên toàn thế giới. Các chính phủ đang ngày càng tỏ ra hoài nghi về lợi ích của thương mại và đầu tư tự do. Thay vào đó, họ tìm cách xây dựng “khả năng tự cường trong nước” thông qua việc sử dụng rộng rãi chủ nghĩa bảo hộ và trợ cấp. Cách tiếp cận mới này sẽ rất tốn kém. Do đó, mặc dù mọi thứ trông có vẻ ổn, những rủi ro vẫn còn ở phía trước.
Tình trạng Quỹ Khí hậu Xanh Toàn cầu
COP15, hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Copenhagen năm 2009, được nhiều người coi là một thảm họa. Sự kiện năm đó kết thúc trong bất đồng và hỗn loạn. Điểm sáng duy nhất là lời hứa về Quỹ Khí hậu Xanh Toàn cầu (GCF) – một con heo đất mà các nước giàu sẽ trả tiền để giúp các nước nghèo đối phó với nhiệt độ tăng. Chính thức được thông qua vào năm 2011, GCF đặt mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020.
Nó vẫn chưa nhận được số tiền đó. Nhưng tham vọng (hoặc việc giả vờ một cách lạc quan) vẫn còn đó. Vào thứ Năm, các đại biểu chính phủ sẽ tham dự một “hội nghị cam kết cấp cao” ở Bonn, Đức, nơi họ dự định sẽ chi tiền cho chu kỳ tiếp theo, kéo dài từ năm 2024 đến năm 2027. Mười bốn quốc gia đã đưa ra cam kết. Những nước hào phóng nhất là Đức (2,1 tỷ USD), Anh (2 tỷ USD) và Pháp (gần 1,7 tỷ USD). Mỹ, Úc và Nhật Bản vẫn chưa cam kết bất kỳ khoản tiền nào. Các nước nghèo, từ lâu đã tức giận về việc các nước giàu trốn tránh lời hứa, sẽ rất chú ý đến vấn đề này.
Liệu Amernia và Azerbaijan có tiến đến kết thúc xung đột?
Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị châu Âu, quy tụ gần 50 người đứng đầu chính phủ và khai mạc vào thứ Năm ở Tây Ban Nha, từng được coi là cơ hội cho các nhà lãnh đạo Azerbaijan và Armenia gặp nhau. Nó đáng lẽ là lần đầu tiên hai bên gặp nhau kể từ khi Azerbaijan giành quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh, một vùng đất ly khai của người Armenia bên trong biên giới của Azerbaijan, vào tháng trước. Nhưng vào phút cuối, tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã hủy chuyến đi.
Việc quân đội Azerbaijan tiếp quản Nagorno-Karabakh đã khiến khoảng 100.000 người, gần như toàn bộ dân số trong khu vực, tháo chạy sang Armenia. Những người lạc quan hy vọng rằng việc Armenia không còn kiểm soát Karabakh sẽ mở đường cho một thỏa thuận hòa bình toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan. Nhưng sự vắng mặt của ông Aliyev ở Granada đã làm tiêu tan những hy vọng đó. Ông và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, đã cân nhắc về việc liên kết hai nước của họ bằng một hành lang trên bộ xuyên qua miền nam Armenia. Đây có thể là bước khởi đầu cho một giai đoạn tranh chấp mới nhuốm màu bạo lực.
Biển Đông, tin đồn về tàu ngầm Trung Quốc gặp nạn
Duan Dang tóm lược
05/10/2023
1. Bãi Cỏ Mây
Quân đội Philippines ngày 4.10 cho biết họ vừa tiến hành đợt tiếp tế mới ở Bãi Cỏ Mây trong cùng ngày, bất chấp sự ngăn cản của tàu hải cảnh và tàu dân binh Trung Quốc.
Những hình ảnh được phía Philippines cung cấp cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc đã thực hiện các hành vi nguy hiểm như chạy cắt mặt tàu tuần duyên Philippines, song sứ mệnh tiếp tế vẫn diễn ra thành công.
Tàu hải cảnh Trung Quốc tạt đầu một tàu tuần duyên Philippines
Kể từ sau vụ tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào đầu tháng 8, các hoạt động tiếp tế của phía Philippines vẫn được tiến hành thường xuyên.
Có thể thấy ngoài trừ những hành động quấy phá và di chuyển nguy hiểm của tàu Trung Quốc, tình hình ở Bãi Cỏ Mây vẫn chưa có dấu hiệu leo thang ngoài kiểm soát.
Hoạt động tiếp tế của Philippines diễn ra giữa lúc nước này và đồng minh Mỹ tiến hành cuộc tập trận Samasama ở Biển Đông cùng với Nhật Bản, Anh, Canada, Pháp và Úc.
2. Tàu ngầm Trung Quốc
Ngày 4.10, tờ Daily Mail ở Anh đăng bài viết cho biết một tàu ngầm Type 093 của Trung Quốc đã gặp tai nạn ở Hoàng Hải vào ngày 21.8, khiến 55 thủy thủ thiệt mạng.
Thông tin về vụ tại nạn tàu ngầm Trung Quốc đã lan truyền từ hạ tuần tháng 8, song điều khác biệt là lần này tờ Daily Mail dẫn lại một báo cáo được gọi là “dựa trên thông tin tình báo quốc phòng” của Anh.
Nhận xét:
Thông tin từ báo cáo mà tờ Daily Mail trích dẫn giống y hệt với thông tin do Lude Media, một kênh Youtube của người Trung Quốc ở hải ngoại đăng vào ngày 23.8.
Thông tin mà tờ Daily Mail đưa ra hầu như chỉ là một bản dịch từng câu từng chữ của bức ảnh chụp màn hình mà Lude Media đăng lên mạng trước đó.
Lude Media cho biết đó là một báo cáo mật được gửi đến Quân ủy Trung ương Trung Quốc sau vụ tai nạn.
Thông tin của tờ Daily Mail giống như một bản dịch của thông tin được Lude Media đưa ra vào tháng 8
Ở đây tồn tại hai khả năng:
Một là các thông tin này đều xác thực và đều từ một nguồn là báo cáo của Trung Quốc bị rò rỉ cho Lude Media và trong khi phía Anh bằng một cách nào đó cũng thu thập được báo cáo này. Trong trường hợp này có thể xem đây là hai nguồn độc lập.
Hai là cái gọi là báo cáo mật của phía Anh chỉ là một bản dịch thông tin do Lude Media đăng tải trước đó. Nói một cách khác, đó báo cáo của phía Anh chỉ là nguồn thứ cấp của Lude Media.
Liên quan đến vụ việc này, Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng hai lần đưa ra bình luận. Trả lời phỏng vấn về tin đồn liên quan đến vụ tai nạn vào ngày 23.8, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng đó chỉ là tin đồn và họ không có thông tin nào để xác nhận. Tuy nhiên, vào ngày 12.9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan dường như có thay đổi thái độ khi nói rằng đó là “một vấn đề nhạy cảm” và họ “không thể đưa ra bình luận”.
Nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ vì họ không nhận thấy sự tập trung của các tàu bè cứu hộ tại khu vực trong thời điểm tàu ngầm được cho là gặp nạn. Tuy nhiên, điều này có thể giải thích là hoạt động cứu hộ xảy ra trong thời gian rất ngắn (chỉ 6 tiếng đồng hồ, theo các thông tin được đưa ra). Hoạt động tấp nập của tàu bè cứu hộ chỉ có thể được quan sát nếu cuộc cứu hộ diễn ra trong thời gian vài ngày.
3. Đài Loan
Ngày 4.10, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan Thái Minh Ngạn đã đưa ra bình luận về đợt tập trận quân sự mới đây của Trung Quốc ở tỉnh Phúc Kiến vào nửa cuối tháng 9 trong phiên họp của Viện lập pháp.
Theo ông Thái, các cuộc tập trận là cuộc diễn tập chiến lược toàn quân thường niên của Trung Quốc. Nội dung diễn tập không khác mấy với các năm trước song có sự gia tăng về số lượng máy bay và tàu quân sự và các cuộc thử nghiệm của lực lượng Tên lửa. Sự bất thường này có thể là nhằm mục đích chỉnh đốn lực lượng Tên lửa, vốn có nhiều chỉ huy bị điều tra trong thời gian gần đây.
4. Mỹ tăng cường hợp tác tình báo với đồng minh, đối tác ở châu Á
Theo Bloomberg, mục đích chính của nỗ lực này là nhằm chống lại các hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc.
Mỹ đang tăng cường hợp tác tình báo với các nước trên khắp châu Á nhằm chống lại bộ máy gián điệp tinh vi của Bắc Kinh và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc.
Theo các quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên khi thảo luận về các vấn đề không được công khai, chính quyền Biden đã xây dựng một loạt các mối quan hệ đối tác riêng biệt nhưng chồng chéo ở châu Á, bao gồm cả thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với nhóm “Bộ tứ” gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc.
Các quan chức cho biết, mạng lưới các mối quan hệ cũng bao gồm quan hệ đối tác ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, và một mối quan hệ bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Philippines.
Theo các quan chức, sự thúc đẩy này cũng liên quan đến việc tăng cường chia sẻ thông tin song phương với Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam.
EXCLUSIVE: 55 Chinese sailors are feared dead after nuclear submarine ‘gets caught in a trap intended to snare British and US vessels in the Yellow Sea’
- Twenty-two officers were among the 55 reported to have died in the Yellow Sea
- China denies it happened – and apparently refused international assistance
Published: 12:25 EDT, 3 October 2023 | Updated: 18:51 EDT, 3 October 2023
Fifty-five Chinese sailors are feared dead after their nuclear submarine apparently got caught in a trap intended to ensnare British sub-surface vessels in the Yellow Sea.
According to a secret UK report the seamen died following a catastrophic failure of the submarine’s oxygen systems which poisoned the crew.
The captain of the Chinese PLA Navy submarine ‘093-417’ is understood to be among the deceased, as were 21 other officers.
Officially, China has denied the incident took place. It also appears Beijing refused to request international assistance for its stricken submarine.
Illustrative photo shows the Long, a nuclear submarine, during a naval parade in 2019. 55 reportedly died after a Chinese nuclear submarine got caught in a trap in the Yellow Sea
The UK report into the fatal mission reads: ‘Intelligence reports that on 21st of August there was an onboard accident whilst carrying out a mission in the Yellow Sea.
Echoes of Kursk catastrophe
More than 100 Russian sailors died following an explosion aboard their nuclear submarine the Kursk in August 2000.
The Kremlin initially denied reports about the incident and declined assistance from Britain and Norway until it was too late to save those still alive inside the stricken vessel.
The Kursk remains the biggest disaster in the history of submarines with the loss of 118 lives.
It was on an exercise in the Barents Sea when one of its torpedoes exploded as the crew were preparing for a test launch.
The blast caused more torpedoes to detonate and sent the submarine to the sea bed.
‘Incident happened at 08.12 local resulting in the death of 55 crew members: 22 officers, 7 officer cadets, 9 petty officers, 17 sailors. Dead include the captain Colonel Xue Yong-Peng.
‘Our understanding is death caused by hypoxia due to a system fault on the submarine. The submarine hit a chain and anchor obstacle used by the Chinese Navy to trap US and allied submarines.
‘This resulted in systems failures that took six hours to repair and surface the vessel. The onboard oxygen system poisoned the crew after a catastrophic failure.’
As yet there is no independent confirmation of the suspected loss of the Chinese submarine in the public domain.
Beijing has dismissed open source speculation about the incident as ‘completely false’ while Taiwan has also denied internet reports.
Mail Plus approached the Royal Navy to discuss the details contained in the UK report but official sources declined to comment or offer guidance.
The UK report, which is based on defence intelligence, is held at a high classification.
A British submariner offered this explanation: ‘It is plausible that this occurred and I doubt the Chinese would have asked for international support for obvious reasons.
‘If they were trapped on the net system and the submarine’s batteries were running flat (plausible) then eventually the air purifiers and air treatment systems could have failed.
‘Which would have reverted to secondary systems and subsequently and plausibly failed to maintain the air. Which led to asphyxia or poisoning.
‘We have kit which absorbs co2 and generates oxygen in such a situation. It is probable that other nations do not have this kind of tech.’
Xi Jinping toasts leaders and guests during an anniversary celebration of the PRC on September 28. China has officially denied the incident with the Type 093 submarine happened
The Chinese Type 093 submarines entered service in the last 15 years. The vessels are 351ft-long and are armed with torpedoes.
The Type 093s are among China’s more modern submarines and are known for their lower noise levels.
The sinking is understood to have taken place in waters off China’s Shandong Province.