Tin tức về Tòa Công Lý Việt Nam phán quyết về tội phản quốc của Phạm Văn Đồng

Share this post on:


Voa đưa tin buổi họp báo sau khi công bố phán quyết của Tòa Công Lý Việt Nam

Bấm để xem

Tin tức xem tại Website: https://www.vietnamtribunal.com/

Giới thiệu:

https://www.vietnamtribunal.com/_files/ugd/a9efb2_cdeb359e79274e438f594176c7edae47.pdf

Hồ sơ:

https://www.vietnamtribunal.com/hoso

Vật chứng:

https://www.vietnamtribunal.com/_files/ugd/a9efb2_0f2ea7d74a544f229f8dc746ab8ac25b.pdf

Bằng chứng:

https://www.vietnamtribunal.com/_files/ugd/a9efb2_9edd2ce924bb426ab1895afcba0952f0.pdf

Tội danh:

https://www.vietnamtribunal.com/_files/ugd/a9efb2_be216a00f34c4ac488068f20ecd4ea5a.pdf

Phán quyết:

https://www.vietnamtribunal.com/_files/ugd/a9efb2_d7d58d6bc2ab41b8ac006f1aab4aff2b.pdf


Facebook:

https://www.facebook.com/vietnamtribunal

Viện Việt Nam Dân Chủ:

https://www.facebook.com/groups/VienVNDC


Vietv Network

Bấm để xem

THÔNG CÁO BÁO CHÍ:

TÒA CÔNG LÝ VIỆT NAM RA PHÁN QUYẾT PHẠM VĂN ĐỒNG PHẠM TỘI PHẢN QUỐC QUA CÔNG HÀM NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 1958

(Washington, DC, ngày 4 tháng 4 năm 2023) — Tòa Công Lý Việt Nam, được triệu tập trong hai ngày 3 và 4 tháng Tư năm 2023, tại National Press Club (Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia) ở Washington, DC, đã ra một phán quyết xác định rằng chủ quyền đất nước vốn không thuộc vào nhà cầm quyền mà thuộc vào người dân. Tòa Công Lý Việt Nam tuyên bố thẩm quyền xét xử khi một cá nhân hay một tổ chức có hành động ảnh hưởng đến chủ quyền.

Trong một cuộc Trưng Cầu Dân Ý người dân trong nước, 95% người dân muốn kiện Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Nhà cầm quyền Việt Nam đã chứng tỏ là họ sẽ không kiện Trung Quốc vì có sự đồng lõa hay sai phạm. Một tòa án của người dân, lập bởi người dân có thẩm quyền xét xử sự đồng lõa và sai phạm đó. Một sai phạm có tính nguy hại lớn ảnh hưởng đến chủ quyền Biển Đông là Công Hàm ký năm 1958 bởi Phạm Văn Đồng.

Việc trị tội phản quốc đã có trong lịch sử đất nước gần một ngàn năm. Về định tội phản quốc, từ Lê Triều Hình Luật (Luật Hồng Đức), đến Hoàng Việt Luật Lệ (luật Gia Long) cho đến Bộ luật Hình sự 2015 của CHXHCNVN, Bộ Hình Luật VNCH và pháp luật quốc tế đều có quy định về tội phản bội tổ quốc.

Dựa trên mô hình của các tòa án dân lập được sự chấp nhận của công pháp quốc tế, Tòa Công Lý Việt Nam được thành lập từ ngày 12 tháng 4 năm 2021 để nghiên cứu tội phản quốc của Phạm Văn Đồng. Trong hai năm, Tòa Công Lý đã thu nhận bằng chứng qua các cuộc phỏng vấn và tham vấn với các luật sư. Trong hai ngày 3 và 4 tháng Tư năm 2023, Thẩm Phán Đoàn đã lắng nghe và đặt câu hỏi cho 11 nhân chứng và chuyên gia, nghị án và quyết định một phán quyết.

Công Hàm 1958 của Phạm Văn Đồng có hai ý chính:

Thứ nhất, “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Thứ hai, “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.” Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc ghi rõ quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là thuộc Trung Quốc.

Phán quyết của Tòa Công Lý Việt Nam xác định rằng việc không phản đối, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố của Trung Cộng ngày 4 tháng 9 năm 1958 cấu kết với ngoại bang nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Do đó, Tòa Công Lý Việt Nam quyết định Phạm Văn Đồng đã phạm tội phản quốc với 63 tội danh.

Dựa trên bằng chứng có được, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho Công Hàm 1958 ký bởi Phạm Văn Đồng.

Tất cả bằng chứng, phán quyết và các chi tiết liên quan đến Tòa Công Lý Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Anh sẽ được đăng trên trang www.vietnamtribunal.com.

###

THE VIETNAM TRIBUNAL ISSUED JUDGMENT THAT PHAM VAN DONG COMMITTED TREASON

(Washington, DC, April 4, 2023) — The Vietnam Tribunal, convened on April 3 and 4, 2023, at the National Press Club in Washington, DC, issued a judgment. Affirming that a country’s sovereignty does not belong to the government but belongs to the people, the Vietnam Tribunal declares jurisdiction when an individual or an organization takes actions adversely affecting the sovereignty.

In a referendum of the people in Vietnam, 95% of people want to sue China to protect the sovereignty of the East Sea. The Vietnamese authorities have shown that they will not sue China because of either complicity or wrongdoing. A people’s court, organized by the people, has the authority to investigate such complicity or wrongdoing. An action which significantly affects the sovereignty of the territorial waters was the accused’s Diplomatic Note in 1958.

The punishment of treason has existed in the country’s history for nearly a thousand years. There have been provisions for the crime of treason, from Le Trieu Hinh Luat (the Le Code), to Hoang Viet Luat Le (Gia Long Law) to the Penal Code 2015 of the Socialist Republic of Vietnam, the Penal Code of the Republic of Vietnam and international law.

Based on the model of people’s courts accepted by international law, the Vietnam Tribunal was established on April 12, 2021 to investigate Pham Van Dong’s treason. For two years, the Vietnam Tribunal obtained evidence through witness interviews and legal consultations. For two days, April 3 and 4, 2023, the Tribunal Panel listened to and questioned eleven witnesses and experts, deliberated and decided on a judgment.

The Diplomatic Note has two main ideas:

First, “The Government of the Democratic Republic of Vietnam acknowledges and endorses the declaration, dated September 4, 1958 of the Government of the People’s Republic of China, deciding on China’s territorial waters.” Second, ” The government of the Democratic Republic of Vietnam respects that decision and will direct its responsible state bodies to strictly respect the 12-nautical-mile territorial sea of China in all its relations with the People’s Republic of China on the surface of the sea.” The declaration by China on September 4, 1958 stated that the Xisha (Paracel) and Nansha (Spratly) islands belong to China.

The judgment of the Vietnam Tribunal determined that the failure to oppose, acknowledgement and endorsement of the PRC’s declaration on September 4, 1958, were collusion with a foreign country to jeopardize the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of Vietnam. Therefore, the Vietnam Tribunal decided that Pham Van Dong had committed treason with 63 counts.

Based on the available evidence, the Communist Party of Vietnam bears responsibility for the 1958 Diplomatic Note signed by Pham Van Dong.

All evidence, judgment and other details relating to the Vietnam Tribunal in Vietnamese and English will be posted on www.vietnamtribunal.com.

###


Giới thiệu về tòa công lý Việt Nam

LỜI GIỚI THIỆU

TÒA CÔNG LÝ VIỆT NAM VỀ CÔNG HÀM 1958 CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG

Kính thưa quý vị,

Tòa Án Dân lập được thành lập bởi những người dân trong một nước, để đưa ra những quyết định về các vấn đề quan trọng chưa được giải quyết bởi các cơ quan tư pháp chính thức thuộc quốc gia hoặc quốc tế hoặc các cơ quan tương tự.

Trong quá khứ, một số Tòa án dân lập đã hoạt động trên thế giới, đã xác định thẩm quyền hành động dựa trên các cơ sở khác nhau. Ví dụ: Tòa án Nô lệ Tình dục, Tòa án IranTòa án Indonesia, tất cả đều giải quyết các sự kiện lịch sử đã xảy ra, trong đó các nạn nhân vẫn còn sống, bắt nguồn quyền tài phán từ thẩm quyền của các nạn nhân, như trong Tòa án Tội phạm Chiến tranh Quốc tế Xét xử Nô lệ Tình dục của Quân đội Nhật Bản, tòa tuyên bố như sau:

“Đây là Tòa Án Dân Lập, một Tòa án được dự tính và thành lập bởi tiếng nói của xã hội dân sự toàn cầu. Tòa Án Dân Lập này hành động với niềm tin rằng nền tảng của pháp quyền quốc tế trong nước là trách nhiệm pháp lý – kêu gọi trách nhiệm giải trình của các cá nhân và quốc gia đối với chính sách vi phạm nghiêm trọng các quy tắc đã được thiết lập của luật pháp quốc tế. Bỏ qua hành động như vậy là mời gọi sự lặp lại nó, và duy trì một nền văn hóa không bị trừng phạt.”

* Trong Tòa Án Iran: phán quyết được diễn đạt như sau:

“Quyền tài phán của Tòa là quyền tài phán do Chiến dịch và Ủy ban chỉ đạo pháp lý trao cho thay mặt cho những người đã phải chịu đựng những tổn thương và đau đớn khủng khiếp, cả về tinh thần lẫn thể chất do hậu quả của những tội ác bị cáo buộc, với những bằng chứng được trình bày, tính chính trực và độc lập.”

* Tòa Án Dân Lập Quốc tế về các Tội Ác Chống Nhân Loại ở Indonesia 1965: diễn tả như sau:

“ Tòa Án dân lập lấy thẩm quyền đạo đức từ tiếng nói của các nạn nhân và của các xã hội dân sự trong nước và quốc tế. Nó không phải là một tòa án hình sự, có quyền truy tố nhưng không có quyền thực thi. Đó là một Tòa Án Điều Tra.”

* Tòa Án Trung Cộng, bản phán quyết nêu rõ:

“Các chính phủ và các cơ quan quốc tế phải thực hiện nghĩa vụ của họ không chỉ đối với tội ác Diệt

Chủng có thể xảy ra mà còn đối với các Tội Ác Chống Nhân Loại, tội ác mà Tòa Án không cho là ít tàn ác hơn. Mức độ của tội ác này có thể cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cùng hành động  gây sức ép để các chính phủ và các cơ quan quốc tế có thể hành động.”

* Tòa Án Duy Ngô Nhĩ là tòa công lý gần đây nhất nhằm điều tra tội ác diệt chủng của Trung Quốc, đã tuyên bố: “Nếu được chứng minh, một số cáo buộc này có thể dẫn đến kết luận rằng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã thực hiện một chiến dịch nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần người Duy Ngô Nhĩ và sự tồn tại của họ như tôn giáo, chủng tộc, quốc gia và dân tộc. Một phát hiện như vậy sẽ cấu thành tội Diệt Chủng như được định nghĩa trong Điều 2 của Công ước năm 1948 mà CHND Trung Hoa là một quốc gia đã ký kết và phê chuẩn. Các hành động phát sinh hoặc ngẫu nhiên của các hành vi bị cấm về tội Diệt chủng, tự bản thân cũng có thể cấu thành tội ác chống nhân loại.”

* Về Tòa Công Lý Việt Nam: Tòa Công Lý Việt Nam được thành lập theo mô hình của Tòa Án Trung Quốc và Tòa Án Duy Ngô Nhĩ, đã có sự chấp nhận của công pháp quốc tế. Chủ tọa của hai tòa nói trên là Sir Goeffrey Nice, QC (Queen’s Counsel), là một thành viên Ban Tham Vấn của Tòa Công Lý Việt Nam mà theo ông dưới đây là các đặc tính của tòa công lý so với các tòa hình sự:

– Tòa Công Lý cung cấp tin tức, cáo tri hoặc trả lời các câu hỏi không được đáp ứng bởi nhà nước, trong khi nhà nước cần phải đáp ứng.

– Tòa Công Lý là trách nhiệm của người dân không phải là các nhà lập pháp, không nằm trong chính phủ, không có vai trò gì trong chính quyền.

– Thành viên của Tòa Công Lý đa dạng về lãnh vực sinh hoạt cũng như giới tính và các đặc tính khác. Các thành viên của Tòa Công Lý là những tình nguyện viên, phi lợi nhuận, hoàn toàn không được trả lương và không được phép đóng góp tài chánh vào.

– Tòa Công Lý thu thập bằng chứng để tìm những gì có thể là sự thật. Tòa tìm xem bằng chứng

thực sự cho thấy những điều gì cần thiết.

– Tòa Công Lý Việt Nam hành động dựa trên bằng chứng Tòa nhận được, mà không phải dựa trên những bằng chứng không nhận được.

– Tòa Công Lý Việt Nam phát hiện các hệ quả pháp lý dựa vào các bằng chứng nghiêm nhặt nhất có được, bằng chứng vượt trên những nghi vấn có thể lý luận, bằng chứng dễ hiểu trong phạm vi dữ kiện tìm thấy, nhưng vô cùng quan trọng trước pháp luật.

– Tòa Công Lý Việt Nam cung cấp cho đồng bào những dữ kiện và những hệ quả trên căn bản

pháp lý một cách toàn bộ và được đúc kết nghiêm chỉnh, vững chắc, đáng tin cậy để đồng

bào thực hiện nhiệm vụ của mình.

THẨM QUYỀN VÀ QUYỀN TÀI PHÁN CỦA TÒA CÔNG LÝ VIỆT NAM

Tòa dựa trên nguyên tắc như sau: Chủ quyền đất nước không thuộc về nhà cầm quyền mà thuộc về người dân. Người dân có thẩm quyền xét xử khi một cá nhân hay một tổ chức có hành động gây hại đến chủ quyền đất nước.

Trong một cuộc Trưng Cầu Dân Ý với người dân trong nước, 95% muốn kiện Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Nhà cầm quyền Việt Nam đã chứng tỏ sẽ không kiện Trung Quốc vì có sự đồng lõa hay đã có những sai phạm. Một tòa án của người dân, danh từ quốc tế là People’s Court, thiết lập bởi người dân có thẩm quyền xét xử sự đồng lõa và những sai phạm đó.

Nói đến sai phạm có tính nguy hại lớn ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải Việt Nam đó là:

Công Hàm ký năm 1958 bởi Phạm Văn Đồng, lúc đó là Thủ Tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam.

Nói về quyền tài phán của Tòa Công Lý Việt Nam xử Phạm Văn Đồng ký Công Hàm 1958, cuộc

Trưng Cầu Dân Ý với trên 5 triệu người dân Việt Nam (tức là 10% cử tri Việt Nam) và trên 1.1 triệu người tham gia phản ảnh trung thực nguyện vọng của người dân Việt Nam.  Các tổ chức người Việt trong nước và trên thế giới đứng ra tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý mang trọng trách và quyền hạn được trao phó để thực thi nguyện vọng dẫn thượng. Quyền hạn này được trao cho một tòa án quốc tế để kiện Trung Cộng qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là xét xử Công Hàm 1958 ký bởi Ô. Phạm Văn Đồng, hiện nay được Trung Cộng dùng làm bằng chứng quan trọng nhất về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông.

LUẬT VỀ TỘI PHẢN QUỐC

* Từ xưa, Lạc Việt vẫn có một hệ thống pháp luật riêng biệt. Mã Viện từng tâu với vua Hán về luật của người Việt, so sánh với luật Hán hơn mười điều. Cách đây hai mươi thế kỷ, Việt Nam đã có một nền pháp luật đặc thù, không thể lầm lẫn với pháp luật của Trung Hoa.

* Trong Hậu Hán Thư (đời nhà Hán), quyển 76, có đoạn viết về tội phản quốc vào thời ấy như sau: “Đến năm (Kiến Vũ) thứ 16, người đàn bà ở Giao-Ch là Trưng-Trắc và em là Trưng-Nhị phản công đánh quận, Trưng-Trắc là con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh, lấy chồng là Thi Sách, người thật hùng dũng. Thái Thú Giao Ch là Tô Định, dùng pháp luật để thúc buộc Trưng Trắc. Trưng Trắc nổi giận làm phản”.

Trưng Trắc nhận thức được rõ ràng giá trị giữa “trung” và “phản”, là trung thành với tổ quốc Việt Nam, không thừa nhận cấu kết với ngoại bang.

* Năm 1042, Lý Thái Tông san định luật lệ, in thành Hình Thư, gồm 3 quyển. Hình Thư xác định 10 trọng tội, được gọi là thập ác, đứng đầu là tội làm nguy xã tắc, hễ phạm vào các tội này thì không thể lấy tiền chuộc tội, trong đó có tội Mưu phản: tức là làm nguy xã tắc; Mưu đại nghịch: làm nguy tông miếu, cung khuyết; Mưu bạn nghịch: phục vụ nước địch.

Như vậy, tội phản quốc đã có trong lịch sử đất nước gần 1000 năm. Sự trừng phạt của thập ác là

rất nghiêm khắc.

* Thời vua Trần Thái Tông (1225-1258), vị vua đầu tiên nhà Trần, đã cho soạn bộ Quốc Triều Thông Chế gồm có 20 quyển. Bộ luật thứ hai đời nhà Trần được ban hành dưới đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369).

Các thí dụ lịch sử nói trên nêu lên tinh thần quốc thị, tức là tinh thần quốc gia.

* Nói về tội phản quốc, Chương Cấm Vệ trong Lê Triều Hình Luật hay Bộ Quốc Triều Hình Luật đời nhà Lê (tức luật Hồng Đức) có viết:

Những hành vi cắt đất đai đem bán, trao đổi với người nước ngoài để câu lợi cho bản thân hay

thực hiện vì mục đích, lý do cá nhân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lãnh thổ, cương vực của

quốc gia đều chịu chung mức phạt tử hình.

* Chương Quân Chính trong cùng bộ Luật Hồng Đức cũng viết: Xử tội tử hình khi vô trách nhiệm, mất cảnh giác không chủ động trước mưu đồ xâm phạm của kẻ địch.

* Bộ Hoàng Việt Luật Lệ đời nhà Nguyễn (luật Gia Long) có tội đạo tặc thượng, gồm các tội:

– Mưu phản (Điều 223) – Phản nước theo giặc (Điều 224).

* Ngay theo luật lệ của nhà cầm quyền hiện nay tại Việt Nam, dựa theo Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 của CHXHCNVN quy định về Tội phản bội Tổ quốc như sau:

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền,

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù

chung thân hoặc tử hình.

Vẫn theo luật pháp hiện hành trong nước, phản bội Tổ quốc có thể thực hiện dưới nhiều

hình thức như sau:

a) Bàn bạc với người nước ngoài về âm mưu, kế hoạch gây nguy hại cho độc lập, chủ

quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

b) Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vũ khí, đạn dược, tiền bạc, các phương tiện kỹ thuật

khác để chống lại Tổ quốc.

Với Tội phản bội Tổ quốc, người chuẩn bị phạm tội này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 05 năm tù. Tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi đó.

* Dựa theo hiến pháp của các quốc gia trên thế giới, tội phản quốc được định nghĩa là:

– Những hành động xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ, nền độc lập của quốc gia.

– Những nỗ lực cố ý gây thiệt hại chống lại lợi ích của quốc gia.

– Những xâm phạm đến chủ quyền và sự toàn vẹn của quốc gia.

– Những xâm phạm đến nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

– Cố ý làm trái lợi ích của dân tộc, xâm hại nghiêm trọng đến sự đoàn kết dân tộc, hòa

bình xã hội, công bằng xã hội, phát triển đất nước hoặc làm tổn hại đến quyền con

người, sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập, và chủ quyền quốc gia.

Ngoài các trừng phạt hình sự, kẻ phạm tội phản quốc cũng bị miễn quyền công dân và bị vô hiệu

hóa chức vụ hiện tại và quá khứ. Chúng ta có thể hiểu ở đây là những hành động phản lại lợi ích

quốc gia của một kẻ phạm tội phản quốc.

* Dựa theo Hiến pháp 1967 của Việt Nam Cộng Hòa:

Điều 1, Hiến pháp 1967:

1. Việt Nam là một nước Cộng Hòa, độc lập, thống nhất lãnh thổ bất khả phân.

2. Chủ quyền Quốc gia thuộc về toàn dân.

Đặc tính của chủ quyền gồm có: a) Duy nhất: trên toàn lãnh thổ Quốc gia, chi có một chủ quyền duy nhất.

b) Bất khả chuyển nhượng: Nhà cầm quyền hợp pháp chỉ là người tạm giữ và hành sử chủ

quyền trong ít lâu. Chủ quyền này, nhà cầm quyền không thể bán, nhượng, ủy nó cho ai, dầu là tạm thời. Chủ quyền thuộc về toàn dân có nghĩa là: nó thuộc về thế hệ đã qua, hiện tại và sắp tới.

c) Bất khả thời tiêu: Một họ vua, dầu giữ nó hàng thế kỷ, cũng không “ thời đắc” được nó. Dân tộc lúc nào cũng có thể đòi lại được.

Nguyên tắc lãnh thổ bất khả phân là một nguyên tắc tất nhiên của một quốc gia độc lập thống

nhất. Theo điều này, không ai có thể phân chia lãnh thổ quốc gia. Người dân Việt Nam đã không

chấp nhận sự chia cắt lãnh thổ năm 1954. Sự chia cắt này trước đây chi tồn tại trên phương diện

thực tế. Còn về phương diện pháp lý, người dân miền Bắc cũng như miền Nam, đều là công dân

của nước Việt Nam duy nhất và thống nhất.

Ngay chính bị cáo (Phạm Văn Đồng) cũng hiểu điều này. Ngày 25 tháng 1, 1957, một văn thư phản đối của Bắc Việt Nam đã được gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, do Bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH Phạm Văn Đồng ký và có dẫn chiếu đến Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève và § 6 của nó: ‘đường phân định quân sự là tạm thời và không nên được hiểu theo bất kỳ cách nào như là cấu thành một ranh giới chính trị hoặc lãnh thổ’.

VỀ TÒA CÔNG LÝ VIỆT NAM

Viện Việt Nam Dân Chủ đã chính thức đề nghị dự án thành lập Tòa Án Xử Phạm Văn Đồng vào

thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021. Viện Việt Nam Dân Chủ đã có cuộc trình bày sơ khởi với các

tổ chức ủng hộ vào ngày 15 tháng 4 năm 2021. Ban Điều Hành Tòa Án Xử Phạm Văn Đồng được

thành lập ngày 19 tháng 4 năm 2021 với 5 thành viên ban đầu. Ban Tham Vấn được thành lập

vào ngày 7 tháng 5 năm 2021. Ban Tham Vấn đề cử Thẩm Phán Đoàn và Chủ Tọa. Ban Điều

Hành, quyết định và gửi thư mời vào ngày 14 tháng 5 năm 2021.

Thẩm Phán Đoàn được thành lập và có phiên họp đầu tiên vào ngày 14 tháng 6 năm 2021.

Ban Điều Hành đề cử và gửi thư mời Luật Sư Đoàn, Ban Nghiên Cứu và Thư Ký Đoàn với sự cố

vấn của Ban Tham Vấn.

Luật Sư Đoàn, Ban Nghiên CứuThư Ký Đoàn được thành lập; phiên họp đầu tiên vào

ngày 4 tháng 6 năm 2021.

Trong 18 tháng, Tòa Công Lý đã thu nhận bằng chứng qua các cuộc phỏng vấn các nhân chứng và tham vấn với các luật sư.

• Tòa Công Lý Việt Nam Xử Phạm Văn Đồng sẽ có buổi điều trần trong hai ngày: ngày 3 và ngày 4 tháng 4 năm 2023.

Tất cả các bằng chứng, lời xác định của các nhân chứng với một bản cáo trạng sẽ được công bố một cách công khai bằng tiếng Việt và tiếng Anh và đăng trên trang nhà̀: www.vietnamtribunal.com

Các nhân chứng phải tuyên thệ là sẽ trung thực trong bản cáo trạng và trong điều trần.

Phán quyết của Tòa Công Lý Việt Nam sẽ được phổ biến khắp thế giới và ở Việt Nam.

Xin tuyên bố khai mạc phiên tòa

Xin cám ơn quý vị.

Xin xem chi tiết trên www.vietnamtribunal.com