Một tấm áp phích của bộ phim cảm động “Unsilenced” (tựa gốc Hoa ngữ “Trầm Mặc Hô Thanh”, tạm dịch: “Lời Kêu Gọi Trong Im Lặng”), cho thấy những ngày đầu của cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Flying Cloud Productions)
Tác giả BTV Epoch Times Tiếng Đức
- Thứ hai, 20/03/2023
- Được thực hiện với lòng can đảm, ‘Unsilenced’ mạnh mẽ hơn những bộ phim bạc triệu của Hollywood
- ‘Buổi ra mắt ở Đức’ tại Göttingen
- ‘Sự thật về mức độ đạo đức bại hoại’
- Người tổ chức buổi công chiếu ở Göttingen đã tìm ra sự thật ở đây
- Sức mạnh nội tâm chống lại bạo lực nhà nước
- Nạn nhân của cuộc bức hại cảm ơn nước Đức
- Göttingen: Một câu hỏi khó
- Nguyên nhân của sự im lặng
- Con đường gập ghềnh của một bộ phim dũng cảm
Buổi ra mắt của bộ phim “Unsilenced” ở Đức được tổ chức tại Gottingen. Đây là một bộ phim nhân quyền cảm động từng đạt nhiều giải thưởng, cốt truyện diễn tả bối cảnh thời Trung Quốc cộng sản. Một bộ phim mà Hollywood ngày nay sẽ không bao giờ có thể sản xuất được. Dưới đây là những điểm chính về đêm công chiếu bộ phim này tại Đức lần đầu tiên.
Người ta thường cho rằng thành công là phải gắn liền với doanh thu phòng vé. Điều này cũng có thể là đúng. Tuy nhiên, thành công cũng có nghĩa là tạo ra điều mà người khác không thể tạo ra cho dù có nhiều triệu dollar và có hàng diễn viên nổi tiếng nhất trong số các diễn viên nổi tiếng — như Hollywood.
Nhà làm phim người Canada từng đạt giải thưởng Leon Lee đã làm được một điều thật sự vĩ đại với “Unsilenced”. Bộ phim này dựa trên các sự kiện có thật, nó không giống với một bộ phim bom tấn thông thường kiểu Hollywood với các hiệu ứng hành động choáng ngợp làm lu mờ nội dung cốt truyện.
“Unsilenced” là một “bộ phim cảm động về điều tra tội ác” khiến quý vị “không thể ngồi yên trên ghế của mình trong suốt toàn bộ thời gian trình chiếu,” trích lời của một khán giả làm biên kịch ở New York nói về bộ phim cách đây một năm. Bộ phim rất chuyên nghiệp về đồ họa, âm nhạc, kịch bản và trên hết là câu chuyện, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times Anh Ngữ, đồng thời bày tỏ hy vọng: “Hy vọng là bộ phim này được phổ biến rộng rãi hơn cho công chúng.”
Được thực hiện với lòng can đảm, ‘Unsilenced’ mạnh mẽ hơn những bộ phim bạc triệu của Hollywood
Điều mà ngày nay Hollywood hùng mạnh không còn có thể làm được nữa, thì ông Leon Lee cùng đoàn làm phim của ông đã thực hiện được với rất nhiều đam mê, lòng dũng cảm phi thường, và ý chí kiên định vô điều kiện. “Unsilenced” tái hiện lại sự khởi đầu của hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo kéo dài hàng thập niên ở Trung Quốc cộng sản — cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999.
Nhưng tại sao Hollywood lại không làm được một bộ phim như vậy? Chẳng phải là họ có rất nhiều tiền và các minh tinh với ánh hào quang rực rỡ sao?
Chúng ta hãy quay trở lại năm 1997. Ai còn nhớ tới các bộ phim được sản xuất trong năm này, như “Seven Years in Tibet” (“Bảy năm ở Tây Tạng”) với nam diễn viên Brad Pitt hay phim sử thi “Kundun” nói về Đạt Lai Lạt Ma của đạo diễn Martin Scorsese, hay có thể là bộ phim trinh thám về Trung Quốc “Red Corner” (“Lệnh truy nã đỏ”) với nam diễn viên Richard Gere? Cả ba bộ phim cùng có một điểm chung: Đó đều là những cố gắng cuối cùng của Hollywood để sản xuất các bộ phim phê phán chế độ cộng sản vô nhân đạo ở Trung Quốc.
Nhưng dù sao thì, đó cũng là một thời đã qua từ lâu. Trong khi đó, cơ chế tự kiểm duyệt trước của Hollywood còn đi xa hơn cơ chế kiểm duyệt của Đảng Cộng sản. Chỉ một số lượng hạn chế phim hải ngoại được chấp nhận đưa vào thị trường Trung Quốc mỗi năm. Về mặt này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ảnh hưởng đến những gì khán giả phương Tây được xem trong rạp chiếu phim — và những gì không. Giống như câu thành ngữ của phương Tây: Ma quỷ ẩn giấu trong các chi tiết, quả thật không sai.
‘Buổi ra mắt ở Đức’ tại Göttingen
Vào ngày 02/03/2023, phim “Unsilenced” đã được trình chiếu với phụ đề tiếng Đức trong một rạp chiếu phim nhỏ tên là Lumière ở Göttingen. Tên rạp được đặt theo tên của anh em nhà Lumière, những người đã phát minh ra máy quay phim vào năm 1896. Theo trang web của rạp Lumière, rạp chiếu phim này được xem như là một giải pháp thay thế cho các rạp chiếu phim thương mại: Lumière trình chiếu “các bộ phim truyện và phim tài liệu nổi bật về mặt nghệ thuật, mang đến những đóng góp cho các vấn đề xã hội đương đại, và khơi dậy mong muốn thảo luận trong công chúng.”
Khoảng 19 giờ 30 phút tối hôm thứ Năm, ngày 02/03/2023, rạp chiếu phim đã đón một lượng người xem vừa phải ở khoảng 30 khán giả. Và đó là một “buổi ra mắt phim ở Đức.” Như một nhân viên của rạp chiếu phim đã giải thích cho người xem trước khi bắt đầu trình chiếu bộ phim, “Unsilenced” thậm chí còn không được phân phối ở Đức.
Để trình chiếu lần này, bộ phim đã được thuê từ Vương quốc Anh. Một khoảng thời gian ngắn trước và sau khi phim được chiếu, các nhà hoạt động nhân quyền và nhân chứng về sự đàn áp ở Trung Quốc đã mang đến cho khán giả cơ hội tìm hiểu trực tiếp về những điều thường bị che giấu.
Chi tiết sẽ được đề cập ở phần sau.
‘Sự thật về mức độ đạo đức bại hoại’
Một năm về trước, vào hôm 21/01/2022, lúc 21 giờ đúng, tại Hội trường số 10 của Cinemark ở Quận Fairfax, Virginia, Hoa Kỳ, bộ phim cảm động về Trung Quốc của đạo diễn Leon Lee đã được công chiếu. Bộ phim kết thúc với phần danh đề, phần ghi lại danh tính của các diễn viên và nhân viên sản xuất. Ở nhiều vị trí danh tính, nơi mà khán giả thường thấy đề tên các diễn viên, thì chỉ có một ghi chú: “vô danh.” Bộ phim đã thật sự chạm đến trái tim người xem. 10, 20, 30 giây trôi qua mà khán giả vẫn ngồi yên bất động trên ghế. Tất cả đều im lặng. Không ai lên tiếng, không ai đứng dậy. Một số người lau nước mắt.
Ông Mike Pompeo là một trong số những khán giả có mặt vào ngày hôm đó. Tháp tùng cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ là ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), cố vấn chính sách Trung Quốc đương thời. Ông Dư cũng là giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại Viện Hudson ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn và là giáo sư tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis.
Vài ngày sau, ông Pompeo đã đăng trên Twitter một bức ảnh từ rạp chiếu phim và gọi “Unsilenced” là một “bản cáo trạng xúc động, trung thực, và gay gắt chống lại ĐCSTQ.” Ông Pompeo khuyên mọi người nên xem phim: “Không thể phủ nhận sự thật về mức độ băng hoại đạo đức đến tột cùng và những nỗi kinh hoàng do tham vọng bá quyền của ông Tập và những người tiền nhiệm của ông ta gây ra.”
Vào thời điểm đó, ký giả Jeff Jacobi, người viết bài chuyên mục cho Boston Globe, đã viết: “Trong tuần này, các rạp chiếu phim ở 30 thành phố của Hoa Kỳ đang làm một điều gần như chưa từng có trong một ngành thường xuyên bóp nghẹt ngay cả những lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất đối với chính quyền Trung Quốc: Họ đang chiếu một bộ phim mới về những vi phạm nhân quyền tàn bạo ở Trung Quốc ngày nay.” Ông Jacobi đã viết trên Twitter rằng “‘Unsilenced’ mở ra “một cửa sổ cho thấy quyền lực của các chế độ toàn trị đang gây chiến với sự thật và những người bảo vệ sự thật.”
Người tổ chức buổi công chiếu ở Göttingen đã tìm ra sự thật ở đây
Người tổ chức buổi công chiếu “Unsilenced” ở Göttingen là một nhà bất đồng chính kiến trẻ người Trung Quốc. Anh Hoàng Vũ Hàm (Yuhan Huang), 19 tuổi, hiện đang theo học ngành kinh doanh ở Göttingen và là thành viên ban lãnh đạo của Hiệp hội Thanh niên Göttingen (Junge Union Göttingen). Anh đã biết về Pháp Luân Công khi còn ở Trung Quốc, chính trị gia trẻ tuổi này cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NTD (Tân Đường Nhân) của Hoa Kỳ. “Hồi còn ở Trung Quốc, tôi đã phải đối diện với sự tuyên truyền của nhà nước, với rất nhiều thông tin sai sự thật. Tiếc rằng, (khi ấy) tôi không biết những điều đó là không đúng,” anh Hoàng nói với phóng viên người Đức.
Anh đến Đức năm 15 tuổi. Ở Trung Quốc, anh chỉ nhận được những thông tin rất tiêu cực và hoàn toàn sai sự thật. Nhà cầm quyền đã mô tả các học viên Pháp Luân Công là những kẻ khủng bố. Khi đến Đức, anh nhận thấy rằng những người tập Pháp Luân Công là rất khác so với những gì chính quyền này tuyên bố.
“Mọi người thật tốt bụng, thân thiện. Tôi chưa bao giờ từng thấy nhóm người nào ôn hòa, tốt đẹp như vậy ở Trung Quốc,” anh Hoàng nói. Thanh niên trẻ người Trung Quốc này tin rằng các hãng thông tấn Đức ít đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công là bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra một lằn ranh đỏ cho giới truyền thông cũng như các chính phủ phương Tây mà họ không được vượt qua.
Anh Hoàng đã tổ chức buổi chiếu phim tại Lumière với mục đích giúp khán giả Đức “tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản.” Anh cũng giải thích rằng khi nói đến vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, người ta thường nói đến tình trạng của người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, nhưng các học viên Pháp Luân Công thường bị lãng quên. “Tôi nghĩ đó là một vấn đề vì các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang bị bức hại nhiều hơn những nhà hoạt động chính trị bình thường.”
Theo anh Hoàng, Pháp Luân Công bắt nguồn từ Trung Quốc vào những năm 1990. “Họ thường ngồi thiền trong công viên, trông hơi giống yoga,” anh Hoàng nói.
“Từ năm 1999, họ đã bị Đảng Cộng sản tuyên bố là tà giáo và đàn áp dã man.” Anh giải thích rằng, đó là do số học viên ở Trung Quốc đã tăng lên khoảng 100 triệu người trong vòng chưa đầy mười năm. “Con số đó vượt quá số lượng đảng viên trong đảng cộng sản vào thời điểm đó.”
Lãnh đạo Trung Quốc đương thời, ông Giang Trạch Dân, xem một nhóm lớn như vậy là mối đe dọa đối với sự ổn định của chế độ ông ta. “Một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và tra tấn. Đồng thời, chính quyền Trung Quốc bắt đầu tẩy não công dân của chính mình. Và họ miêu tả các học viên Pháp Luân Công là những kẻ khủng bố.”
Sức mạnh nội tâm chống lại bạo lực nhà nước
Vào thời kỳ mà bộ phim lấy bối cảnh để quay phim, chính quyền Bắc Kinh đang nhấn chìm thế giới trong tuyên truyền về phong trào Pháp Luân Công. Thậm chí cho đến ngày nay, những tàn dư của sự tuyên truyền này vẫn còn xuất hiện trên một số phương tiện truyền thông, do lan truyền một cách thiếu hiểu biết hoặc thậm chí được dung dưỡng hoặc tài trợ bởi các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc trên toàn thế giới.
Không có gì bí mật, khi đảng này cai trị Trung Quốc bằng cà rốt và cây gậy. Dụ dỗ và đe dọa được luân phiên vận dụng. Nhưng một số người đã chống lại được những phương tiện thao túng như vậy. Họ dựa vào điều gì mạnh mẽ đến thế? Đó chính là đức tin ôn hòa của họ. Một số người cho rằng họ làm được như vậy là nhờ lương tâm, nhưng về căn bản lương tâm cũng là một loại đức tin — tin vào những giá trị thiêng liêng đối với một người.
Nạn nhân của cuộc bức hại cảm ơn nước Đức
Sau khi kết thúc phần giao lưu của mình, anh Hoàng Vũ Hàm đã giới thiệu với khán giả một khách mời khác của buổi tối ngày hôm đó: ông Quách Cư Phong (Jufeng Guo), một học viên Pháp Luân Công đã tu luyện từ năm 1995. Tại Trung Quốc, ông đã nhiều lần bị gửi đến các trại lao động cưỡng bức, nơi ông bị ép phải lao động 16 giờ một ngày. Ông cũng bị tra tấn bằng điện giật. Ông đã sống ở Đức 15 năm và hiện đang làm kỹ sư điện cho một công ty quốc tế.
Theo lời kể của ông Quách Cư Phong, ông đã lặn lội từ tận Koblenz để tới Göttingen dự sự kiện buổi tối hôm đó nhằm chia sẻ trải nghiệm của mình với khán giả. Quãng đường đó dài khoảng chừng 280 km.
Cuối bài chia sẻ ngắn gọn của mình, với tư cách là một “người Trung Quốc lưu vong” có cơ hội được tị nạn ở đây, ông cảm ơn nước Đức và toàn thể người dân nước Đức. Ông khẩn cầu những người trong số khán giả nói chuyện với các nhà lập pháp của họ về tình hình ở Trung Quốc và giúp “chấm dứt cuộc bức hại này.”
Sau đó, bên trong rạp Lumière vang lên tiếng nói: “Hãy kéo rèm che lên nào!”, để buổi chiếu được bắt đầu.
Xem trực tuyến phim “Unsilenced” với phụ đề gốc (tiếng Trung/tiếng Anh), thời lượng 108 phút tại đây:
Vimeo (Vimeo: phụ đề bằng 18 ngôn ngữ), Amazon Prime, iTunes, Google Play, YouTube
Göttingen: Một câu hỏi khó
Sau bộ phim, người xem có cơ hội thảo luận về bộ phim và đặt các câu hỏi. Cả ông Quách Cư Phong, người sống sót khỏi trại lao động và ông Hubert Körper đến từ Ủy ban Trung Quốc của Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR) đều sẵn sàng trả lời.
Một điểm nên được làm rõ cho khán giả tại đây. Khán giả đã hỏi về lý do dẫn đến cuộc đàn áp, sau khi Pháp Luân Công được nhà nước bảo trợ nhiều năm và người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, đã nhận được nhiều giải thưởng.
Một khía cạnh của câu trả lời đã được đề cập đến trong cuộc thảo luận trước khi chiếu phim và trong chính bộ phim: sự phổ biến nhanh chóng của môn tu luyện thiền định truyền thống tập trung vào việc hoàn thiện bản thân này trong người dân Trung Quốc. Năm 1998, một năm trước khi cuộc đàn áp bắt đầu, một cuộc khảo sát toàn quốc của Tổng cục Thể thao Quốc gia Trung Quốc ước tính có 70 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Và có những ước tính khác lên tới 100 triệu. Tại thời điểm đó, người dân thuộc mọi lứa tuổi và giai tầng xã hội đều tập Pháp Luân Công, từ những người nông dân bình thường đến những người trong giới lãnh đạo cao nhất của đảng và chính phủ.
Về điểm này, ông Körper đến từ hiệp hội ISHR đã tiếp lời và đề cập đến “một lý do thậm chí còn sâu xa hơn.” Nhà hoạt động nhân quyền này đề cập đến các nguyên lý của Pháp Luân Công là “Chân, Thiện, Nhẫn.” Tuy nhiên, trong Đảng Cộng sản thì sát nhân, tra tấn đến chết, tham nhũng, và dối trá thuộc về những hoạt động thường nhật. Theo lời của vị phát ngôn viên của hiệp hội ISHR này thì những nguyên lý của Pháp Luân Công và của Đảng Cộng sản là “mạnh mẽ đối lập với nhau.” “Vâng, tôi nghĩ đó là lý do chính.” Cũng có thể có những lý do khác, ông Körper nói, nhưng ông không có thêm bất kỳ hiểu biết nào về những lý do khác có thể là gì.
Trong số những khán giả tối hôm đó tại rạp Lumière có một chàng trai trẻ đến từ Cameroon, anh Ahmed Boris Samu, một y tá ở Đức. Chàng trai 27 tuổi này nói với phóng viên NTD về ấn tượng của mình: “Vâng, hôm nay tôi đã tiếp thu được nhiều điều rất thú vị từ bộ phim.”
Đó là về “sự thật, chân thành, và khoan dung.” Mọi người có quyền bày tỏ ý kiến của mình một cách tự do và cùng lúc “trân quý những người khác và cũng khuyến khích họ dũng cảm vì sự thật của họ.” Anh chưa bao giờ nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Đó là lý do tại sao anh đến đây để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại.
Nguyên nhân của sự im lặng
Chính phủ Đức đang tiến hành cái gọi là “đối thoại nhân quyền” với chính quyền Trung Quốc, nhưng đã không thể hiện ra toàn bộ quan điểm của mình trong các tuyên bố chính thức. Mọi thứ diễn ra đằng sau những cánh cửa đóng kín. Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với EU. Tháng trước (02/2023), Brussels đã nối lại “đối thoại nhân quyền” từng bị đình chỉ với Trung Quốc. Trong một bức thư ngỏ, 10 tổ chức nhân quyền đã chỉ trích cuộc trò chuyện này là “vô nghĩa” và kêu gọi “những thay đổi thực sự,” theo như The Epoch Times đã đưa tin.
Ông Hubert Körper từ hiệp hội ISHR cũng biết cuộc chơi này. Ông hiểu nguyên nhân của sự im lặng. Ông nói với phóng viên NTD sau bộ phim: “Họ muốn tiếp tục kinh doanh phát đạt ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” Một phương diện khác: “Nếu tôi có một công ty và đến một lúc nào đó nhận ra rằng một trong những đối tác kinh doanh quan trọng nhất của tôi là một mafia, thì tôi phải làm gì?” Chỉ có hai lựa chọn, tiếp tục kinh doanh hoặc chấm dứt hợp tác. “Chà, đó chỉ là vấn đề đạo đức và luân lý thôi. Quý vị hiểu ý tôi muốn nói chứ?”
Theo ông Hubert Körper, kể từ năm 1999 (từ khi bắt đầu cuộc bức hại), mọi việc luôn diễn ra như vậy tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva. “Người Mỹ đang cố gắng đưa ra một nghị quyết, nhưng nghị quyết đó lại bị tẩy chay.” Thực ra, hiện nay còn không có một cuộc bỏ phiếu nào để thậm chí nói về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc. Nhà hoạt động nhân quyền này giải thích rằng trong Hội đồng Nhân quyền thì mỗi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đã ảnh hưởng đến một nửa châu Phi — “và mọi quốc gia nhỏ ở châu Phi đều được quyền bỏ phiếu.”
Ngoài ra, với tư cách là thành viên của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc có quyền phủ quyết. Trung Quốc cũng không tham gia ký kết Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế. Điều này có nghĩa là Trung Quốc không thể bị lên án vì tội ác nhân quyền ở La Haye, đại diện của ISHR cho biết. Từ quan điểm pháp lý này, không có cách nào để hành động chống lại các tội ác nhân quyền của Trung Quốc. Chỉ có con đường thông qua các tòa án quốc gia là có thể, nhưng với cơ hội thành công không rõ ràng.
Con đường gập ghềnh của một bộ phim dũng cảm
Trên thực tế, sự ra đời của “Unsilenced” là không hề dễ dàng — không phải vì hàng triệu dollar để chi trả cho người nổi tiếng ở Hollywood, chi phí cho những bối cảnh khổng lồ hay những hiệu ứng đặc biệt phức tạp. Rõ ràng ngay từ đầu là đạo diễn Leon Lee sẽ không được phép quay phim ở Trung Quốc. Nhưng ngay cả ở Đài Loan, nỗi sợ hãi đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có thể được cảm nhận rõ.
Các địa điểm quay phim đã bị hủy ngay trước khi bắt đầu bấm máy và đoàn làm phim đôi khi phải tìm địa điểm mới trong đêm. Vấn đề tương tự cũng xuất hiện đối với các nhân viên sản xuất. Hết lần này đến lần khác, có những thay đổi nhân sự vì một số người đã không tham gia tiếp. Sau khi ban đầu nhận lời mời tham gia, nhiều người nhận thấy rủi ro nghề nghiệp và tài chính quá lớn.
Nhà làm phim đạt giải Peabody người Canada, ông Leon Lee (có thể kể đến “Thư từ Mã Tam Gia” và “Thu hoạch nhân thể” trong số các tác phẩm của ông) muốn các tác phẩm của mình khiến “những câu chuyện quan trọng, có thật” trở nên sống động và kích thích “các cuộc thảo luận quan trọng về các chủ đề có tầm quan trọng quốc tế.” Theo nghĩa này, “Unsilenced” truyền tải một bức tranh đáng buồn trong 108 phút về một hệ thống chính trị đàn áp dã man những người có suy nghĩ khác biệt và trong quá trình đàn áp ấy, đẩy cả xã hội xuống vực thẳm đạo đức. Bởi vì, “Mọi người đều là nạn nhân trong một xã hội không có sự thật và công lý,” như lời ông Leon Lee viết ra trên trang web của bộ phim.
Bộ phim “Unsilenced” nói về một nhóm sinh viên đại học mạo hiểm mạng sống của mình để phơi bày cho công chúng tội ác của Đảng Cộng sản trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một phóng viên người Mỹ cuối cùng đã giúp họ đưa thông tin ra công chúng quốc tế.
Các diễn viên thủ vai chính gồm nam diễn viên người Mỹ Sam Tramell (“Homeland”, “True Blood”, “Destiny is a lousy traitor”), Hoa hậu Thế giới Canada 2015 Lâm Gia Phàm (Anastasia Lin) (“Bleeding Edge”, “Badass Beauty Queen”, “Nhân danh Khổng Tử”), James Yi (“Kim’s Convenience”, “Colossal”), Vương Tự Cường (Tzu-Chiang Wang) (“Dream Raider”, “My Missing Valentine”), và Đình Vũ (Wu Ting).
Bộ phim dựa trên những sự kiện có thật và phản ánh những trải nghiệm của học viên Pháp Luân Công, ông Vương Vi Vũ (Wang Weiyu), một sinh viên tốt nghiệp ưu tú của Đại học Thanh Hoa danh tiếng của Bắc Kinh.
Ông Vương Vi Vũ (Wang Weiyu) đã bị tra tấn trong tám năm rưỡi khi bị giam giữ ở Bắc Kinh, bao gồm nhiều giờ bằng điện giật và dùi cui. Các lính canh tra tấn đánh đập ông Vương, ép buộc ông từ bỏ đức tin của mình, nhưng họ đã không thành công. Năm 2013, ông Vương đã thoát khỏi Trung Quốc cộng sản để cùng gia đình đến Hoa Kỳ.
Do Steffen Munter thực hiện
Bảo Bình biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Tiếng Đức