Thời sự Thứ tư 16/11/2022: Hỏa tiễn Ukraine (rớt) vào Ba Lan; Nga phá hủy hạ tầng của Ukraine; Chiến tranh Ukraine là mấu chốt của G20; NASA phóng thành công hỏa tiễn mặt trăng Artemis 1

Share this post on:

Võ Thái Hà tổng hợp


AP: Quan chức Mỹ cho biết Ukraina đã bắn hỏa tiễn (rớt) vào Ba Lan

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/11/ntdvn_ukrainian-amphibious-infantry-troops-and-paratroopers-from-the-us-173rd-infantry-brigade-combat-team-airborne-training-in-poland-nato-europe.jpg

Lực lượng bộ binh đổ bộ Ukraina và lính dù thuộc Lữ đoàn bộ binh 173 của Mỹ, tiến hành một cuộc tuần tra chung tại Khu đào tạo Drawsko Pomorskie, Ba Lan, 05/11/2013. (Lục quân Mỹ tại châu Âu) 

AP dẫn lời 3 quan chức Mỹ giấu tên cho biết, hỏa tiến rơi vào Ba Lan làm chết 2 người vào ngày 15/11/2022 là do quân đội Ukraina bắn đi.

Quân đội Ukraina đã cố gắng bắn hạ một hỏa tiễn khác của Nga vào ngày 15/11/2022, theo ba quan chức Mỹ giấu tên chia sẻ với hãng tin AP. Tuy nhiên, hỏa tiễn này mà quân đội Ukraina bắn đã rơi vào Ba Lan.

Thông tin được AP đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng không chắc hỏa tiễn đã được bắn từ Nga.

Bộ Ngoại giao Ba Lan trước đó cho biết hỏa tiễn rơi vào Ba Lan làm 2 người thiệt mạng là “do Nga sản xuất” và triệu tập Đại sứ Nga tại Ba Lan.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy cũng đã tuyên bố vụ việc tên lửa này là “một cuộc tấn công của Nga” và là “một sự leo thang rất lớn”.

“Đánh vào lãnh thổ NATO bằng hỏa tiễn… Đây là một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga nhằm vào an ninh chung! Đây là một sự leo thang rất lớn. Cần phải có hành động. Và tôi muốn nói với tất cả anh chị em Ba Lan của chúng ta lúc này: Ukraina sẽ luôn ủng hộ các bạn!”

Cao Dương


Người tiêu dùng Mỹ bớt mua quà lễ cuối năm vì lạm phát cao 

16/11/2022 

https://gdb.voanews.com/9934b4a1-809a-4dc7-8e66-436cfed0c207_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.jpg

Khoảng phân nửa số người mua sắm ở Mỹ sẽ mua ít đồ hơn do giá cả tăng và hơn một phần ba cho biết họ sẽ dựa vào phiếu giảm giá để cắt giảm chi phí, theo một cuộc khảo sát hơn ngàn người vào tháng 10 của RetailMeNot.

Mặc dù cuộc khảo sát cho thấy nhiều người tiêu dùng cũng háo hức bắt đầu đợt mua sắm sớm, nhưng sự gia tăng đó phần lớn là do lo ngại về khả năng chi trả và các chiến lược tiết kiệm tiền, các báo cáo khác cho thấy.

“Cho đến nay, lạm phát là vấn đề lớn nhất đối với các hộ gia đình trong năm nay,” Tim Quinlan, nhà kinh tế cao cấp tại Wells Fargo và là tác giả của báo cáo doanh số bán hàng trong dịp lễ năm 2022 nói, theo CNBC.

Tài chính của các hộ gia đình đã bị ảnh hưởng, với số tiền tiết kiệm thấp hơn và tiền lương thực tế giảm đi, có thể làm chậm doanh số bán hàng trong dịp lễ, ông Quinlan cho biết

“Điểm mấu chốt là, với lạm phát vẫn là vấn đề gây đau đầu, tiền bạc giờ không mua được nhiều đồ lắm và hầu hết người tiêu dùng sẽ vẫn tìm kiếm những món hời,” ông Quinlan nói.

Một báo cáo riêng rẽ của BlackFriday.com cũng cho thấy 70% người mua sắm sẽ cân nhắc lạm phát khi mua sắm trong mùa lễ này, và thậm chí nhiều người sẽ tìm mua đồ giảm giá.

Khoảng 25% người tiêu dùng cho biết họ sẽ chọn những món đồ cùng loại nhưng giá rẻ hơn hoặc quà tặng thiết thực hơn, chẳng hạn như thẻ đổ xăng, theo khảo sát mua sắm dịp lễ của TransUnion.

“Mọi người đang cố gắng tiết kiệm và tận dụng tối đa những gì họ có,” Cecilia Seiden, phó chủ tịch kinh doanh bán lẻ của TransUnion cho biết, theo CNBC.

Nguyễn Lan Anh, một cư dân ở thành phố Lawrenceville thuộc bang Georgia, cho biết chị thường mua sắm trên mạng cho dịp lễ cuối năm, đặc biệt là quà Giáng Sinh cho người nhà. Năm nay cũng như mọi năm, chị đang bắt đầu để ý những món đồ mà chị muốn mua và theo dõi giá cả.

“Đồ chơi thì không để ý, con nít thích gì thì mua đó. Quần áo hay mỹ phẩm thì thấy giá cũng bình thường,” chị nói khi được hỏi lạm phát có ảnh hưởng đến việc mua sắm của chị không. “Thí dụ năm ngoái mua đôi giày 99 đồng thì năm nay vẫn thấy để 99 đồng, chắc là không lên nhiều. Nhưng mà đồ ăn đồ uống thì thấy có lên, chỉ vậy thôi.”

Các hộ gia đình Mỹ sẽ chi trung bình 1.455 đô la cho quà tặng dịp lễ, ngang ngửa mức chi tiêu năm ngoái, CNBC cho biết, dẫn số liệu từ một báo cáo bán lẻ của Deloitte.

Chi tiêu đợt lễ có thể cao hơn nếu điều đó có nghĩa là phải gánh thêm nợ thẻ tín dụng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất để làm chậm lạm phát.

Lãi suất phần trăm hàng năm APR trung bình hiện nay là gần 19%, mức cao nhất mọi thời đại, theo Ted Rossman, nhà phân tích cao cấp tại CreditCards.com.

Ông Quinlan cho biết điều đó sẽ khiến người tiêu dùng chịu thiệt nhiều hơn bước sang năm 2023.


Kiev cáo buộc Nga bắn khoảng 100 hỏa tiễn vào Ukraine, phá hủy lưới điện của Ukraina

Lính cứu hỏa tác nghiệp trong một tòa nhà ở bị trúng tên lửa của Nga, Kiev, Ukraina, ngày 15/11/2022. REUTERS – STRINGER 

Không quân Ukraina cáo buộc Nga đã bắn gần 100 tên lửa vào Ukraina hôm qua, 16/11/2022. Nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng thiết yếu của nước này đã bị hư hại. Hàng triệu người Ukraina bị mất điện. 

Theo AFP, cuộc tấn công đã khiến ít nhất một người thiệt mạng. Thị trưởng Kiev cho biết hai tòa nhà dân sự bị hư hại và hơn một nửa cư dân thủ đô tối qua không có điện. Theo phó văn phòng tổng thống Ukraina, Kyrulo Tymochenko, khoảng 7 triệu người trên khắp Ukraina bị cắt điện. Tình trạng này cũng xảy ra ở Moldova, giáp biên giới Ukraina. Ngoại trưởng Moldova, Nicu Popescu, viết trên Twitter : « Mỗi quả bom rơi xuống Ukraina đều ảnh hưởng đến Moldova và nhân dân chúng tôi ».

Phát biểu trên truyền hình Ukraina tối qua, phát ngôn viên lực lượng không quân Ukraina, Iouri Ignat, cho biết « khoảng 100 tên lửa được phóng đi từ biển Caspi, vùng Rostiv của Nga và từ biển Đen ». Trên mạng xã hội, chính quyền nhiều thành phố như Lviv, Kharkiv, Odessa hay Krementchouk … lần lượt thông báo tình hình thiệt hại sau vụ tấn công.

Hãng tin Reuters trích dẫn nhận định của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tối hôm qua, tố cáo Nga biết họ đang làm gì vì đã tính toán về những hậu quả. Ông Zelensky cũng cáo buộc Nga đã bắn tên lửa sang Ba Lan, khu vực gần biên giới Ba Lan – Ukraina, khiến hai người thiệt mạng : « Bắn tên lửa vào lãnh thổ NATO, những tên lửa của Nga tấn công vào an ninh chung. Đây là một sự leo thang mạnh và chúng ta cần phải hành động ». 


Reuters: ‘Phó Tổng thống Mỹ sẽ thăm các đảo Philippines nằm gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông’

Phó Tổng thống Mỹ, Kamala Harris ngày 11/11

Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh, 

Dự kiến chuyến đi của bà Harris sẽ diễn ra vào thứ Ba 22/11

Theo một thông tin độc quyền từ Reuters, Phó Tổng thống Mỹ, Kamala Harris sẽ có chuyến thăm các hòn đảo của tỉnh Palawan (Philippines), nằm gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ thông tin với Reuters vào ngày thứ Ba 15/11.

Dự kiến chuyến đi của bà Harris sẽ diễn ra vào thứ Ba 22/11 tới, và bà Harris cũng sẽ trở thành quan chức cao nhất trong chính phủ Mỹ đến thăm chuỗi đảo nằm cạnh Spratly Islands mà phía Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa. 

Trung Quốc đã tiến hành đào lắp biển, xây dựng các cảng và đường băng sân bay tại quần đảo này, khu vực tranh chấp mà phía Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ ngoài khơi Palawan và phần lớn Biển Đông, viện dẫn những bản đồ lịch sử của nước này.

Vào năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Tuyên bố của tòa là “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi “quyền lịch sử” trên những tài nguyên tại các vùng biển nằm trong bản đồ “đường 9 đoạn” ở Biển Đông. 

Thông tin về chuyến đi của bà Harris xuất hiện sau cuộc họp trực tiếp đầu tiên, kéo dài 3 giờ tại Thượng đỉnh G20, giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm hạ nhiệt căng thẳng. 

Và chuyến đi này có thể khiến Bắc Kinh không mấy dễ chịu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh G20

Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh, 

Tại Thượng đỉnh G20 vào ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kéo dài 3 giờ, nhằm hạ nhiệt căng thẳng 

Biển Đông, nơi chứa trữ lưỡng dầu và khí đốt khổng lồ, có nền thương mại hàng hải trị giá 5.000 tỷ USD mỗi năm, cũng là nơi diễn ra các hoạt động hải quân của Trung Quốc và Mỹ. 

Tại Palawan, bà Harris dự kiến sẽ gặp gỡ “các cư dân, lãnh đạo các xã hội dân sự và những người đại diện Lực lượng Tuần duyên Philippines,” một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói với Reuters. 

Reuters cũng dẫn lời thêm từ quan chức này cho thấy chuyến đi “sẽ cho thấy cam kết của Washington đứng cạnh đồng minh Philippines trong việc tôn trọng trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp trên Biển Đông, ủng hộ sinh kế trên biển và chống lại việc đánh bắt cá trái phép, không theo luật pháp và lén lút”. 

Philippines là một đồng minh quốc phòng của Mỹ, nhưng dưới thời của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila đã tránh né việc chỉ trích Bắc Kinh, thay vào đó để mắt hơn đến các khoản đầu tư của Trung Quốc.

Manila hôm qua 15/11 đã công bố Washington sẽ chi 66,5 triệu USD để xây dựng các căn cứ huấn luyện và nhà kho tại ba căn cứ quân sự của nước này, dựa theo một thỏa thuận an ninh chung năm 2014. 

Đây sẽ là chuyến đi thứ hai đến châu Á của bà Harris trong vòng ba tháng qua, và theo sau chuyến đi kéo dài một tuần của ông Biden đến khu vực. 

Cả hai chuyến công du đều nhằm mục tiêu tăng cường quốc phòng và đồng minh nhằm ngăn cản những động thái hung hãn từ phía Trung Quốc, bao gồm cả hòn đảo tự trị Đài Loan. 

Bà Harris cũng sẽ dừng chân tại Thái Lan để dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). 

Trong chuyến đi gần nhất đến khu vực, bà Harris đã cáo buộc Trung Quốc “cưỡng ép và dọa dẫm” những quốc gia láng giềng.

Chuyên gia về Biển Đông từ Center for Strategic and International Studies (CSIS) nói chuyến đi này có thể phát đi một thông điệp mạnh mẽ đến Philippines mà không khiến Bắc Kinh giận dữ vì đây không phải là một chuyến đi đến một vùng lãnh thổ tranh chấp. 

“Điều này sẽ tái đảm bảo với Philippines bằng cách phát đi một tín hiệu rõ ràng rằng, khi Ukraine và Đài Loan đang là trung tâm của sự chú ý, thì Mỹ vẫn công nhận Biển Đông là trung tâm trong tương lai của mối quan hệ đồng minh Mỹ – Philippines”, ông Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á từ CSIS nói với Reuters. 

Ông Poling cũng cho rằng bà Harris sẽ đến thăm một cơ sở được thiết lập dựa theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường Mỹ-Philippines (U.S.-Philippines Enhanced Defense Cooperation Agreement) tại căn cứ không quân Antonio Bautista ở thành phố Puerto Princesa, đây cũng nơi đóng quân của trụ sở Tổng Tư lệnh Quân sự Philippines có nhiệm vụ phòng vệ và tuần tra Spratly Islands, mà phía Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa. 


Trung Quốc nới chiếc vòng kim cô lên nền kinh tế

Có vẻ như các lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra nền kinh tế đang có vấn đề. Trong hơn hai năm rưỡi qua, họ mạnh tay ngăn covid-19 lây lan và thắt chặt ngành bất động sản, gây ra những tác động nghiêm trọng. Tuần này Trung Quốc bỗng công bố một số thay đổi lớn.

Thời gian cách ly đối với du khách và những người tiếp xúc gần với F0 đã được rút ngắn. Bên cạnh đó, vay ngân hàng của các công ty bất động sản nếu tới hạn trong sáu tháng tới sẽ được gia hạn. Về lý thuyết, các thay đổi mới sẽ giúp mọi người đẩy mạnh chi tiêu và các công ty xây nhiều nhà hơn. Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi lớn.

Nới lỏng hạn chế covid có thể dẫn đến bùng phát trên diện rộng. Số ca nhiễm tại một số thành phố đã tăng lên nhanh chóng, chẳng hạn như Quảng Châu. Hiện vẫn chưa rõ cơ quan chức năng sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào. Còn động thái nới lỏng cho ngành bất động sản sẽ ngăn vỡ nợ nhưng không thể đảm bảo nguồn cầu cho nhà mới. Tăng trưởng kinh tế sẽ chưa thể phục hồi ngay.


Chiến tranh Ukraine trở thành vấn đề mấu chốt của hội nghị G20 

Dù không đến dự hội nghị thượng đỉnh G20, tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn phủ bóng lên cuộc họp ở Bali. Cuộc chiến của ông ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề của khối, từ lạm phát cho đến khủng hoảng lương thực. Nó cũng làm cho việc đạt được đồng thuận trở nên khó khăn hơn.

Có lẽ sẽ không có ảnh chung vì nhiều lãnh đạo phương Tây đã từ chối chụp ảnh bên cạnh ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Cũng như các sự kiện gần đây khác, G20 có thể sẽ không ra thông cáo chung, vì Nga phản đối việc phương Tây yêu cầu G20 phải lên án cuộc xâm lược và hậu quả của nó. Dự thảo hiện tại ghi “hầu hết các nước thành viên lên án mạnh mẽ” cuộc chiến, nhưng thừa nhận sự khác biệt về “lập trường quốc gia.”

Nhiều nước cảm thấy họ đang phải trả giá cho một cuộc xung đột không liên quan đến mình. “Nếu chiến tranh không kết thúc, thế giới sẽ khó tiến lên,” chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, tổng thống Joko Widodo của Indonesia, nói. Ông Putin trả lời bằng cách phóng một loạt tên lửa làm tê liệt lưới điện của Ukraine.


Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ hôn nhân đồng tính

Khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xoá bỏ quyền phá thai, nó cũng làm dấy lên quan ngại cho các quyền tự do khác. Trong bản ý kiến của mình, thẩm phán bảo thủ Clarence Thomas đã viết rằng tòa “nên xem xét lại” các phán quyết bảo vệ hôn nhân đồng giới và việc tiếp cận các biện pháp tránh thai. Để phòng ngừa, vào thứ Tư này quốc hội Mỹ ​​sẽ chính thức ghi vào luật quyền hôn nhân đồng giới và khác chủng tộc— vốn trở nên hợp pháp nhờ phán quyết của Tòa Tối cao chứ không phải luật liên bang.

Đạo luật Tôn trọng Hôn nhân bị bỏ lửng suốt mười năm qua, nhưng rồi được hồi sinh vào tháng 7. Nếu được thông qua, nó sẽ bãi bỏ Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân được Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát thông qua hồi năm 1996, trong đó cho phép các bang cấm hôn nhân đồng tính. Đạo luật này đã bị Tòa án Tối cao đảo ngược.

Rất ít thành viên Cộng hòa ở Thượng viện công khai ủng hộ dự luật. Nhưng phe Dân chủ nói họ có đủ phiếu để đảm bảo thông qua — chưa kể có 47 nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ vào tháng 7. Với hơn 70% người Mỹ được khảo sát cho biết họ ủng hộ hôn nhân đồng tính, việc bảo vệ quyền này là hoàn toàn hợp lý.


Kế hoạch đưa người quay lại Mặt trăng của NASA bị chậm tiến độ

Vào thứ Tư, cơ quan vũ trụ Mỹ NASA sẽ một lần nữa thử phóng tên lửa mang tên Hệ thống Phóng Không gian (SLS) của mình. SLS ban đầu được lên kế hoạch cho năm 2016. Và dù bệ phóng được lắp ráp từ năm 2021, vụ phóng đã nhiều lần bị hoãn do hai lần động cơ gặp sự cố.

Tên lửa bị bỏ ngoài trời trong cơn bão Nicole hôm 10 tháng 11, nhưng các kỹ sư NASA cho rằng không có thiệt hại đáng kể. Dẫu vậy NASA vẫn sẽ bị chỉ trích dù có phóng thành công. Được chế tạo từ các bộ phận tái chế của chương trình Tàu Con thoi, SLS đã tiêu tốn 23 tỷ đô la để phát triển. Ước tính chi phí của một lần phóng không phi hành đoàn lên tới ít nhất 2 tỷ đô la. Trong khi đó, công ty SpaceX đang chế tạo một tên lửa tương tự mang tên Starship với mục tiêu chi phí chỉ bằng 1% con số đó. Về lý thuyết, theo chương trình Artemis của NASA, SLS sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng vào năm 2025. Nhưng hầu như không ai tin họ sẽ đáp ứng được thời hạn đó.

Bổ túc: NASA đã phóng thành công tàu lên mặt trăng Artemist 1


COP27 : Các nước nghèo tố cáo các nước giàu thiếu hành động cho khí hậu

16/11/2022

Logo COP27 tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 14/11/2022. AFP – AHMAD GHARABLI 

Ba ngày trước khi Hội Nghị Khí Hậu Liên Hiệp Quốc, COP27, kết thúc, nhóm « G77 + Trung Quốc », gồm hơn 130 nước nghèo hoặc đang phát triển, vào hôm qua, 15/11/2022, đã trình bày kế hoạch lập một cơ chế hỗ trợ tài chính, bồi thường thiệt hại mà các nước này đã phải gánh chịu do tác động của tình trạng nhiệt độ gia tăng trên toàn cầu. Đề xuất này đang trong quá trình thảo luận gay gắt với các nước giàu. 

Theo AFP, hôm qua, tại hội nghị diễn ra ở Charm el-Cheikh, Ai Cập, nhiều nước đang phát triển đã lần lượt bày tỏ nỗi bất bình vì các nước giàu thiếu hành động cho khí hậu, kêu gọi các nước G20 và các nước gây ô nhiễm nhiều nhất có hành động khẩn cấp.

Liên quan đến quỹ bồi thường, đại diện của Liên Hiệp Châu Âu chỉ đưa ra khả năng sẽ khởi động một tiến trình đàm phán từ nay đến năm 2024, đồng thời tái khẳng định cam kết giảm phát thải carbon, ít nhất là 57% từ nay đến năm 2030.

Đại diện Climate Action Network, ông Harjeet Singh cho rằng : « Các nước giàu đã kết thúc quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, họ có thể quyết định cùng tham gia (giải quyết các vấn đề cấp bách về khí hậu) hoặc tiếp tục đứng ở phía « sai lầm của lịch sử », trong khi mà hàng triệu người đang khốn khổ ».