Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 22 tháng 5 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp

Share this post on:

Ấn Độ: Hàng trăm ngàn người nhiễm, trên 4.000 người chết mỗi ngày vì COVID

Xét nghiệm COVID-19 tại Ấn Độ.

Bộ Y tế Ấn Độ ngày 21/5 báo cáo có thêm 259.591 ca nhiễm COVID trong 24 giờ qua cùng với hơn 4.000 người chết.

Trung tâm Nguồn lực Virus Corona thuộc Đại học Johns Hopkins cho hay Ấn Độ chiếm 26 triệu trong số 165,6 triệu ca nhiễm trên thế giới. Mỹ chiếm 33 triệu ca.

Chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ nói với tờ Washington Post rằng ông tin là Mỹ có thể ‘né’ một đợt bùng dịch mới. Bác sĩ Anthony Fauci nói nếu nước Mỹ đạt được mục tiêu của Tổng thống Joe Biden có được 70% người trưởng thành tiêm chủng ít nhất một liều vaccine trước ngày 4/7 thì ông không nhìn thấy “nguy cơ bùng dịch miễn là chúng ta tiếp tục tiêm chủng cho dân chúng ở mức độ như hiện nay.”

Trong khi đó Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, trước đây trong tuần tuyên bố rằng sự chênh lệch lớn trên toàn cầu trong việc tiếp cận vaccine vẫn là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với việc thoát dịch.

“Những nước có thu nhập thấp, từ thấp tới trung bình, chiếm gần phân nửa dân số thế giới, nhưng mới nhận được 17% lượng vaccine trên thế giới,” ông nói.

“Thậm chí hiện nay khi một số nước thu nhập cao đang tiến hành tiêm chủng cho trẻ em và thiếu niên thì nhân viên y tế, người lớn tuổi và các nhóm nguy cơ khác trên toàn thế giới vẫn chưa được tiêm chủng.”

Ông Tedros cho biết WHO đang “nỗ lực để giải quyết khác biệt này.”

Biến thể Ấn Độ đã lan tới Thái Lan

Reuters

Tu sĩ Phật Giáo tại Thái Lan chờ được tiêm vaccine COVID-19 Sinovac của Trung Quốc, tại Bangkok, ngày 18/5/2021.

Thái Lan phát hiện 36 ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên mắc phải biến thể Ấn Độ, tức loại biến thể COVID được phát hiện đầu tiên ở Ấn có khả năng lây nhiễm cao.

Nhà chức trách ngày 21/5 cho biết tất cả 36 ca nhiễm biến thể B.1.617.2 được phát hiện nơi những người sinh sống trong các khu nhà của công nhân xây dựng ở thủ đô Bangkok và trong số này có 15 công nhân nhập cư.

Biến thể B.1.617.2 đang tàn phá Ấn Độ. Một số chuyên gia tin rằng biến thể này lây nhiễm cao hơn biến thể B.1.1.7 phát hiện đầu tiên tại Anh.

Thái Lan đang chống đợt dịch bùng phát nghiêm trọng nhất, với số ca tăng gấp bốn lần và số người chết tăng gấp bảy lần kể từ đầu tháng Tư.

Các ca biến thể Ấn được phát hiện tại Thái Lan trong khi mới có 1,72 triệu người nhận được liều đầu tiên vaccine, hầu hết là công nhân tuyến đầu hay những nhóm có nguy cơ cao.

Thái Lan dự trù bắt đầu một chiến dịch tiêm chủng hàng loạt vào tháng tới.

Lực lượng đặc nhiệm báo cáo có thêm 3.481 ca nhiễm và 32 người chết vào ngày 21/5, nâng tổng số ca nhiễm tại Thái lên thành 123.066 người và 735 ca tử vong vì COVID.

Bảo vệ môi trường vùng Bắc Cực: Một nhiệm vụ bất khả thi ?

Diện tích băng Bắc Cực suy giảm mạnh trong hơn 20 năm qua. Trong ảnh là bản đồ so sánh diện tích bề mặt băng Bắc cực trong giai đoạn 1979-2000, và hai năm 2005, 2007. Ảnh Wikipedia

Nhân hội nghị thường kỳ hai năm một lần mở ra vào hôm nay, 20/05/2021, tại Iceland, tám quốc gia giáp giới với Bắc Cực tập hợp trong Hội Đồng Bắc Cực bàn thảo về hợp tác nhằm bảo vệ một khu vực đang bị hiện tượng khí hậu nóng lên đe dọa. Giới quan sát nhìn chung đều cho rằng mục tiêu kể trên sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi, trong bối cảnh vùng cực bắc của Trái đất đang bị những lợi ích kinh tế và địa chính trị của các cường quốc khuấy động.

Trong chương trình nghị sự chính thức, tám nước thành viên Hội Đồng Bắc Cực (bao gồm Iceland, Nga, Mỹ, Đan Mạch, Canada, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan) sẽ bàn về các vấn đề như khí hậu ngày càng nóng lên nhanh chóng trong khu vực, các điều kiện phát triển giao thông hàng hải và khai thác tài nguyên được dễ dàng hơn nhờ hiện tượng băng tan, tương lai của cư dân địa phương.

Các chủ đề này không có gì mới, và ngay từ năm 1991, các nước thành viên của Hội Đồng đã từng thông qua một “Chiến lược bảo vệ môi trường Bắc Cực”. Thế nhưng, từ đó đến nay, cho dù khu vực phía bắc vĩ tuyến 60 đang ngày càng bị hâm nóng thêm, làm tan lớp băng che chở các nguồn tài nguyên đang càng lúc càng bị khai thác nhiều hơn, các nước trong vùng hầu như vẫn không làm gì, hay có làm thì làm rất ít.

Đối với giới chuyên gia nghiên cứu về Bắc Cực, được nhật báo Pháp Les Echos ngày 20/05/2021 trích dẫn, môi trường khu vực này rõ ràng là đã biến đổi đến mức không còn có thể đảo ngược được nữa, với những hệ quả rất đáng ngại.

Vào cuối năm 2020 vừa qua, Rick Thoman, nhà khí hậu học tại Đại Học Fairbanks (Alaska), đã khẳng định: “Không còn bất kỳ một sự mơ hồ nào cả. Đà chuyển đổi Bắc Cực thành một vùng ấm hơn, ít đóng băng hơn và bị biến đổi về mặt sinh học, đã thực sự bắt đầu”.

Báo cáo thường niên lần thứ 15 của Cơ Quan Quan Sát Đại Dương và Khí Quyển Mỹ (NOAA), ghi nhận sự gia tăng nhiệt độ trong sáu năm gần đây đều cao hơn so với mức trung bình của những gì được quan sát từ năm 1981 đến 2010. Năm 2020 chẳng hạn, đã nổi lên thành năm “nóng” kỷ lục đứng hàng thứ hai được ghi nhận tại Bắc Cực, nóng hơn đến 1,9 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1981-2010. Tại vùng Siberia của Nga, mức chênh lệch này thậm chí còn cao hơn so với mức “bình thường”: + 3 đến + 5 độ.

Hệ quả của hiện tượng nóng lên này đã được biết rõ. Đã có hơn 9 triệu ha rừng bị cháy trong năm ngoái, một con số chưa từng thấy. Nhiệt độ nóng lên đã tạo điều kiện cho thảm thực vật sinh sôi nảy nở, một loại chất dễ cháy rất tai hại cho các khu rừng taiga (hay rừng cây lá kim). Theo báo cáo kể trên, hơn một phần ba vùng “lãnh nguyên” (toundra) đã chuyển sang màu xanh lá cây trong một vài thập kỷ, và phần lớn trong số đó đã chuyển sang màu nâu do các đám cháy.

Một hệ quả khác của sự gia tăng nhiệt độ là tốc độ băng tan ngày càng nhanh. Từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020, chỏm băng duy nhất còn lại ở Greenland đã tan nhiều băng hơn mức trung bình quan sát được từ năm 1981 đến năm 2010. Khối lượng nước xuất phát từ các tảng băng bị tan đã được thêm vào khối lượng nước của các đại dương và làm mực nước biển dâng cao.

Tại cuộc họp thường niên vừa qua của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, ông Gail Whiteman, giám đốc Trung Tâm Phát Triển Bền vững Pentland thuộc Đại học Lancaster (Anh Quốc), đã cảnh báo: “Bắc Cực là một phong vũ biểu về rủi ro đe dọa toàn cầu. Những gì xảy ra ở đó đang lan rộng ở nơi khác”.

Vấn đề đặt ra là phản ứng của chính quyền các nước đối với những nguy cơ này dường như rất yếu. Julien Rochette, giám đốc chương trình đại dương tại Viện Phát Triển Bền Vững và Quan Hệ Quốc Tế (Iddri) tại Pháp, giải thích: “Các nước rõ ràng là đã nghe khuyến cáo của giới khoa học là cần phải bảo vệ môi trường Bắc Cực. Thế nhưng các lời khuyên này hầu như không ra khỏi các bộ Môi Trường, trong lúc các bộ Quốc phòng hay Công Nghiệp lại có những ưu tiên khác”.

Một vấn đề nhức nhối khác là không giống như Nam Cực, được Hiệp ước Madrid bảo vệ từ năm 1991, không gian thiên nhiên bao la tạo thành vùng Bắc Cực không được bất kỳ hiệp ước nào bảo vệ.

Mỹ- Hàn “quan ngại sâu sắc về tình hình Bắc Triều Tiên”

Thượng đỉnh Mỹ-Hàn đầu tiên dưới thời chính quyền Joe Biden tại Nhà Trắng. Ảnh ngày 21/05/2021. Brendan Smialowski AFP

Không hoàn toàn khép lại cánh cửa đối thoại, nhưng cũng không vồn vã để đạt được với Bình Nhưỡng một thỏa thuận hạt nhân bằng mọi giá. Đó là thông điệp chính tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đưa ra trong cuộc họp báo chung sau buổi làm việc với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Nhà Trắng hôm 21/05/2021.

Nguyên thủ Mỹ Joe Biden khẳng định lại ưu tiên chung của Washington và Seoul : “phi hạt nhân hóa bán hoàn toàn nhằm vĩnh viễn vãn hồi hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.

Tuy nhiên tổng thống Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn với tuyên bố chính quyền Biden không theo đuổi chính sách Bắc Triều Tiên “theo hướng của những năm gần đây”, ngụ ý nói đến chiến lược chìa bàn tay thân thiện dưới thời tổng thống Trump. Nguyên thủ Mỹ khẳng định sẽ “không tặng cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên điều mà ông ấy mong muốn”, có nghĩa là “được cộng đồng quốc tế công nhận” là một cường quốc hạt nhân.

Ngoài ra Joe Biden đã thông báo chỉ định một đặc phái viên mới về Bắc Triều Tiên đó là nhà ngoại giao Sung Kim. Nhân vật này từng là đặc sứ Bắc Triều Tiên dưới thời tổng thống Obama và đã đóng góp nhiều cho các cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Trump và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Theo giới quan sát, chính quyền Biden dường như chưa có thái độ rõ ràng về chính sách đối với Bình Nhưỡng.

Bên cạnh hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên tổng thống Hàn Quốc và Hoa Kỳ còn đề cập đến tình hình tại eo biển Đài Loan. Trong cuộc họp báo chung, tổng thống Moon Jae In cho biết đôi bên “chia sẻ quan điểm hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan là điều cực kỳ quan trọng. Washington và Seoul đồng ý cùng cộng tác trên vấn đề này trong bối cảnh mối quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Đài Loan”

Tuy nhiên theo thông tín viên đài RFI từ thủ đô Washington, Anne Corpet mối bận tâm của chính quyền Mỹ lúc này là hồ sơ Israel :

 “Chúng ta đã đạt những tiến bộ quan trọng trong nhiều lĩnh vực”. Tổng thống Joe Biden tuyên bố như trên khi đề cập đến Bắc Triều Tiên và hứa hẹn sẽ có chung những nỗ lực với Hàn Quốc. Tuy nhiên lãnh đạo Hoa Kỳ nhìn nhận là khó có thể thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí nguyên tử. Joe Biden ngoài ra đã nêu lên dự án hợp tác với Seoul chống virus corona. Thế nhưng trước hết ông bị báo chí chất vấn về bất đồng trong đảng Dân Chủ về chính sách của Hoa Kỳ đối với Israel. Về điểm này nguyên thủ Mỹ nhấn mạnh : “Không có sự thay đổi nào trong quyết tâm của tôi về an ninh Israel. Chấm hết. Không có sự thay đổi nào. Chúng ta luôn luôn cần một giải pháp hai nhà nước. Đó là câu trả lời duy nhất. Duy nhất mà thôi”

Tổng thống Biden cho biết đã yêu cầu phía Israel chấm dứt xung đột giữa các cộng đồng ở Jerusalem và ông nói thêm là đảng Dân Chủ luôn ủng hộ Israel. « Ngày nào mà các nước láng giềng của Israel không công nhận quyền của Israel được hiện hữu với tư cách là một nhà nước Do Thái độc lập thì không thể đem lại hòa bình” trong khu vực.

Miến Điện : Lực lượng đối lập liên tục tấn công nhiều trạm kiểm soát quân sự

Một căn cứ quân sự Miến Điện, tỉnh Mae Hong Son gần biên giới Thái Lan bị tấn công hôm 27/04/2021. Ảnh minh họa. AFP – HANDOUT

Trong hai ngày 21 và 22/05/2021, nhiều chốt gác của tập đoàn quân sự Miến Điện tại các bang Kachin và Kayah đã bị các lực lượng nổi dậy tấn công. Trong khi đó, số nạn nhân chết vì trấn áp của quân đội từ ngày 01/02 đã lên thành 810 người.

Nhiều chốt gác quân sự ở thành phố Kkamti, ở tây bắc Miến Điện, đã bị lực lượng Quân đội Độc lập Kachin (KIA) tấn công ngày 22/05. Hai trang web, được Reuters trích dẫn, đăng hình ảnh những cột khói bốc lên từ hiện trường được cho là một đồn quân sự. Naw Bu, một người phát ngôn của lực lượng KIA, cho biết là chưa thể cung cấp thông tin chi tiết về vụ tấn công. Còn theo một người dân, « các cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn » và « vẫn còn nghe thấy tiếng súng ».

Trước đó, trong ngày 21/05, Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF), gồm các nhà kháng chiến dân sự, cũng tấn công nhiều chốt gác của quân đội ở thị trấn Demoso và Bawlakhe, bang Kayah (giáp biên giới Thái Lan), khiến ba quân nhân thiệt mạng. Theo trang The Irrawaddy, vụ việc bắt đầu do tập đoàn quân sự tấn công nhiều ngôi nhà, bắt giữ bốn người dân và bốn công chức đình công tại một lễ tang hôm 20/05.

Phía quân đội thông báo bắt giữ 15 người thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhân dân, hai người trong số này qua đời khi bị bắt. Còn phía Lực lượng Phòng vệ Nhân dân lên án tập đoàn quân sự sử dụng vũ khí hạng nặng để tấn công và tăng viện thêm vài trăm quân nhân để trấn áp.

Trang The Irrawaddy nhắc lại, kể từ tháng Ba, một tháng sau khi tập đoàn quân sự đảo chính, bang Kayah, cùng với bang Chin và các vùng Sagaing, Magwe, Mandalay, nổi dậy kháng chiến và sử dụng bất kỳ vũ khí nào có trong tay, từ súng hơi đến bom tự chế, để chống lại chế độ quân sự.

Hàng Không Mẫu Hạm Anh lên đường qua châu Á, Luân Đôn nhấn mạnh niềm tin vào luật biển quốc tế

Hàng Không Mẫu Hạm Anh, HMS Queen Elizabeth lên đường sang châu Á. © Royal Navy

Sau một vài trở ngại nhỏ, tối 22/05/2021, hàng không mẫu hạm tối tân nhất của Hải Quân Anh, chiếc HMS Queen Elizabeth sẽ rời cảng Portsmouth lên đường qua châu Á. Thủ tướng Boris Johnson đã có mặt trước ngày tàu khởi hành và khẳng định niềm tin của nước Anh vào luật biển quốc tế.

Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu với các hãng truyền thông có mặt trên tàu sân bay hôm 21/052021, thủ tướng Boris Johnson cho rằng việc triển khai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth qua hoạt động tại châu Á nhằm chứng tỏ cho các nước như Trung Quốc rằng Anh Quốc tin tưởng vào luật biển quốc tế.

Thủ tướng Johnson xác nhận là tàu sân bay Anh cùng nhóm tác chiến tháp tùng theo sẽ giao lưu với hơn 40 quốc gia trên đường triển khai xuyên qua vùng Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Biển Đông để tới Nhật Bản, qua đó nêu bật các giá trị cũng như khả năng quân sự của Vương Quốc Anh.

Thông điệp gởi đến Bắc Kinh đã được thủ tướng Anh nói rõ khi ông cho rằng: “Một trong những điều mà chúng ta sẽ làm rõ là cho bạn bè của chúng ta ở Trung Quốc thấy rằng chúng ta tin tưởng vào luật biển quốc tế và chúng ta sẽ chứng minh quan điểm đó một cách tự tin chứ không tìm cách đối đầu”.

Đối với thủ tướng Johnson, Anh Quốc không muốn chống lại bất kỳ nước nào, nhưng nhận thức được vai trò rất quan trọng của mình trong việc “góp phần cùng bạn bè và đối tác – Mỹ, Hà Lan, Úc, Ấn Độ, và nhiều nước khác – để bảo vệ các quy tắc của luật pháp, của hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào.”

Theo kế hoạch dự trù ban đầu, sáng mai Chủ Nhật 23/05, hàng không mẫu hạm Queen Elizebeth mới rời cảng Portsmouth ở miền nam nước Anh để lên đường qua vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng do dự báo là sẽ có gió mạnh vào thời điểm đó, nên chuyến khởi hành được đôn lên ngay vào tối nay, 22/05 (theo giờ Luân Đôn).

Tàu sân bay Anh sẽ chở theo 18 chiến đấu cơ tàng hình F35B, bao gồm 8 chiếc của Không Quân Hoàng Gia Anh và 10 chiếc của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Tháp tùng theo tàu còn có 6 chiến hạm của Hải Quân Anh, một tàu ngầm, 14 máy bay trực thăng và một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoàng Gia.

Nhóm tác chiến của chiếc HMS Queen Elizabeth còn bao gồm khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans, hộ tống hạm Hà Lan HNLMS Evertsen.

Theo chương trình dự trù, hạm đội sẽ ghé cảng Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Động đất 6,1 độ ở Trung Quốc, nhà cao tầng Hà Nội rung lắc

Vị trí tâm trận động đất 6,1 độ tại tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày 21/5. (Đồ họa: AFP/VnExpress).

Tối qua (21/5), một trận động đất mạnh 6,1 độ xảy ra gần thành phố Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Điều trùng hợp là cùng thời điểm, nhiều người ở các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội (Việt Nam) đã cảm nhận được sự rung lắc.

Báo VnExpress dẫn thông tin từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết, trận động đất xảy ra lúc 21h48 ngày 21/5 (20h48 giờ Hà Nội). Tâm chấn nằm ở độ sâu 10km, gần thành phố Đại Lý (một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). 

Trong một thông báo vào đầu ngày 22/5, giới chức địa phương cho biết, hai người đã tử vong, ít nhất 17 người khác bị thương và hơn 20.000 người đã được sơ tán.

Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ.

Nhiều người dân Hà Nội cảm nhận sự rung lắc do ảnh hưởng của động đất.

Chia sẻ với Zing, anh Quang Minh, người dân sống tại chung cư cao tầng trên đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), cho biết anh cảm thấy rung lắc mạnh kéo dài khoảng 5 giây rồi kết thúc.

Còn anh Nguyễn Thái Sơn, thông tin với báo Dân Trí rằng lúc 21h tối, khi anh đang ngồi trong căn hộ ở tầng 14 một tòa chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) thì có cảm giác rung lắc khá mạnh.

Anh Sơn nói: “Ở cơ quan, nhiều đồng nghiệp của tôi còn quay được hình ảnh đồ đạc trong