Những người làm phép lạ: Các nhà khoa học đằng sau vắc xin COVID-19
HALEY WEISS – TIME
2:37 CHIỀU EDT NGÀY 1 THÁNG 6 NĂM 2023
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã tìm thấy trong một báo cáo mới sau hơn ba năm xảy ra đại dịch, đại đa số người Mỹ có một số mức độ kháng thể COVID-19 trong cơ thể .
Với sự trợ giúp của các trung tâm hiến máu, các nhà khoa học của CDC đã phân tích dữ liệu từ các mẫu máu của khoảng 143.000 người Mỹ từ 16 tuổi trở lên từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2022 và phát hiện ra rằng 96% trong số đó có chứa kháng thể với SARS-CoV-2. Dữ liệu trước đó được thu thập tương tự từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 cho thấy chỉ 68% mẫu máu có chứa kháng thể COVID-19.
CDC cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ phần trăm những người có khả năng miễn dịch lai (hybrid immunity)—có nghĩa là họ đã có được các kháng thể bảo vệ từ cả tiêm chủng và mắc bệnh (mắc virus Covid-19)—đã tăng lên theo thời gian. Trong số tất cả những người có trong dữ liệu mới nhất, 48% có thể có miễn dịch lai. Miễn dịch lai có khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng và bệnh nặng tốt hơn so với miễn dịch có được từ nhiễm trùng hoặc tiêm vắc-xin, một phần vì nó tạo ra khả năng phòng vệ rộng hơn chống lại vi-rút và các biến thể thay đổi liên tục đã gây khó khăn cho việc dự đoán chính xác thời gian miễn dịch sẽ kéo dài đối với một trong hai do bệnh nhiễm trùng hoặc tiêm phòng .
Các nhà khoa học cho biết, mặc dù khả năng miễn dịch lai mạnh hơn khả năng miễn dịch do tiêm vắc-xin đơn thuần, nhưng đó không phải là lý do để tìm kiếm COVID-19. Nguy cơ lây nhiễm — chẳng hạn như COVID kéo dài — vẫn lớn hơn lợi ích miễn dịch.
Đọc thêm : Cách thức hoạt động của khả năng miễn dịch COVID-19 tại thời điểm này trong đại dịch
Một số dữ liệu miễn dịch đáng khích lệ nhất của nghiên cứu về tiêm chủng đến từ người cao niên. Ở tất cả các nhóm tuổi, những người từ 65 tuổi trở lên ít có khả năng mang bất kỳ kháng thể nào tiếp nhận được từ bệnh thực tế; chỉ 37% có khả năng miễn dịch lai, so với 60% ở độ tuổi trẻ nhất (16-29 tuổi). Các tác giả viết rằng rất nhiều người lớn tuổi có kháng thể (antibody) COVID-19 mặc dù tỷ lệ lây nhiễm của họ thấp hơn “phản ánh sự thành công của các nỗ lực ngăn ngừa lây nhiễm của cơ quan y tế công cộng”. Dữ liệu mới về khả năng miễn dịch cũng cung cấp một số bằng chứng để xoa dịu những lo ngại rằng vắc-xin có thể không hiệu quả đối với các biến thể phụ Omicron, vì những người được tiêm vắc-xin có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn những người không được tiêm vắc-xin.
Mặc dù nghiên cứu không bao gồm dữ liệu về số lượng vắc-xin và liều nhắc lại (booster) mà những người tham gia đã nhận được—chỉ việc một người đã được tiêm vắc-xin hay chưa—dữ liệu này là một lời nhắc nhở để luôn cập nhật lịch trình tiêm vắc-xin và tiêm nhắc lại (booster) được khuyến cáo của CDC (đặc biệt đối với người lớn tuổi, những người có nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19 cao nhất).
CDC khuyến cáo rằng những người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên mà lần tiêm cuối cùng cách xa ít nhất bốn tháng — và những người trẻ tuổi bị suy giảm miễn dịch — nên tiêm vắc-xin tăng cường mRNA loại kép-trị (bivalent) lần thứ hai. Một lịch trình tăng cường hàng năm cho tất cả những người Mỹ khác dự kiến sẽ được khai triển vào mùa thu.
Theo TIME
BS H. Do dịch