Điểm lại 9 sự kiện chính trị lớn ở Trung Quốc

Share this post on:

Bá Long 2 giờ tới 129 lượt xem

Mạng tin tức Trung Quốc ở hải ngoại Aboluowang ngày 26/12 điểm lại 9 sự kiện chính trị lớn ở Trung Quốc trong năm 2022. Theo Aboluowang, đây là những sự kiện nội trong Trung Quốc có thể tác động lớn hơn đến tình hình chính trị của nước này khi phơi bày khung cảnh mờ ám của triều đại đỏ và diễn biến ngầm của cuộc tranh giành quyền lực, phơi bày phần nổi của tảng băng lớn bi kịch xã hội và thảm họa nhân đạo do cường quyền chuyên chế tạo ra, thổi bùng ngọn lửa phản kháng bạo lực của dân tộc.

1. Những uẩn khúc vẫn còn trong vụ người phụ nữ bị xiềng xích

Cuối tháng 1 năm 2022, một tài khoản mạng xã hội tên “Từ Châu Nhất Hưu Ca” đã công bố một đoạn video được quay trong một túp lều trống trải, có một người phụ nữ bị nhốt bên trong và bị trói bằng dây xích sắt. Video quay tại làng Đổng Tập, thị trấn Hoàn Khẩu, huyện Phong, thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô. 

Người phụ nữ bị xích này đã chịu đựng những trải nghiệm bi thảm như bị buôn bán, bị giam cầm trong thời gian dài, bị đánh đập, bị nhổ răng, vụ việc của cô sau khi bị phơi bày trên mạng xã hội đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi chỉ vài ngày sau đó diễn ra khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. 

Trong Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, hoàn cảnh bi thảm của người phụ nữ bị xích hoàn toàn trái ngược với bữa tiệc sang trọng có sự tham dự của các chức sắc của ĐCSTQ và các quan chức quốc tế.

Trước áp lực của dư luận trong và ngoài nước, chính quyền Từ Châu, Giang Tô đã liên tiếp đưa ra 5 thông báo điều tra, tuy nhiên, họ xử lý nhẹ tay một số quan chức cấp thấp.

ĐCSTQ cũng xử lý các tài khoản người dùng mạng xã hội chú ý đến vụ việc người phụ nữ bị xiềng xích. Trong đó có trường hợp một nhà bất đồng chính kiến ở Quảng Tây đã bị bắt 9 tháng sau khi kêu gọi điều tra. Người này bị kết án bí mật 4 năm 6 tháng vì tội “kích động lật đổ chính quyền”.

2. Phong tỏa thành phố Thượng Hải 

Theo Aboluowang, việc thành phố Thượng Hải bị phong tỏa cho thấy một bằng chứng không thể chối cãi về quản trị yếu kém.

Kể từ năm 2020, Trung Quốc đã tuân thủ chính sách phòng chống dịch bệnh “zero Covid”, chính sách này đã trở thành tâm điểm của sự bất bình của công chúng vào năm 2022 do hậu quả tai hại của việc phong tỏa khắc nghiệt và xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn.

Thượng Hải là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong nửa đầu năm. Trong khoảng hai tháng kể từ cuối tháng 3, toàn thành phố bị phong tỏa, một lượng lớn quân đội và cảnh sát vũ trang được khai triển để duy trì ổn định. 

Đô thị với dân số hơn 25 triệu người này đang hứng chịu nhiều thảm họa thứ phát do lệnh phong tỏa chưa từng có. Người dân bị cấm ra ngoài, ngồi trong thành phố buồn, thiếu ăn; nhiều người chết vì chậm trễ điều trị các bệnh khác; thậm chí còn có thảm kịch nhảy lầu tự tử vì quá tuyệt vọng với lệnh phong tỏa xảy ra thường xuyên.

3. Vụ đánh người ở Đường Sơn

Sáng sớm ngày 10/6, tại một nhà hàng thịt nướng ở Đường Sơn, người đàn ông Trần Kế Chí đã sàm sỡ một người phụ nữ đang ăn tối cùng bạn nhưng không thành, sau đó anh ta cùng một số người trong nhóm đã dùng ghế, chai rượu,… vây quanh những người phụ nữ và kéo họ ra ngoài cửa hàng để tiếp tục đánh đập. Video về vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ sau khi nó được đưa lên mạng.

Các quan chức địa phương cho biết nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện để điều trị và hai người trong số họ bị thương nhẹ cấp độ hai. Nhưng tin đồn lan truyền trên mạng rằng nạn nhân đã bị tấn công tình dục, bị ném từ trên cao và các hành vi bạo lực khác. Một số cư dân mạng tiết lộ rằng Cục trưởng Cục Công an Đường Sơn đã ăn uống với nhóm 5 người đàn ông đánh người kể trên. Những sự kiện sau đó đã gây chú ý, trong đó có việc nhà hàng thịt nướng nơi xảy ra vụ việc đã bị đổi chủ một cách kỳ lạ.

Vụ đánh người ở Đường Sơn cũng bị nghi ngờ có liên quan đến tranh giành quyền lực trong giới quan chức. Nhà quan sát chính trị Vương Hách nói rằng có một chiếc ô bảo vệ khổng lồ đằng sau vụ đánh đập Đường Sơn, và chiếc ô này nằm ở chính quyền trung ương, chính là ĐCSTQ.

4. Vụ án Tôn Lực Quân châm ngòi cho một cuộc thanh trừng lớn

Sau khi Tôn Lực Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc bị cách chức vào tháng 4 năm 2020, chính quyền tiếp tục làm trong sạch hệ thống chính trị và luật pháp.

Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vụ án “Bảy con hổ” – những nhân vật quan trọng trong “băng đảng chính trị Tôn Lực Quân” liên tiếp bị đưa ra xét xử.

Trong đó có Phó Chính Hoa, từng là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Phó bí thư đảng đoàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Truyền thông Trung Quốc từng gọi Phó Chính Hoa là “lão bảo an” (trùm an ninh).

Tôn Lực Quân được thông báo rằng “dã tâm chính trị của ông cực kì ngông cuồng, phẩm hạnh chính trị cực kì tồi tệ” và bị buộc tội cũng vì lý do này.

5. Biểu ngữ chống Tập Cận Bình tại cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh làm rung chuyển Trung Nam Hải

Vào ngày 13/10, ba ngày trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một người đàn ông trung niên đã treo biểu ngữ phản đối trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh và kêu gọi người dân cả nước qua loa phóng thanh rằng: “Không xét nghiệm axit nucleic mà cần thức ăn; Không phong tỏa; Muốn tự do; Không nói dối; Muốn nhân phẩm; Không muốn Cách mạng Văn hóa, muốn cải cách; Không muốn lãnh đạo, muốn bầu cử; Không làm nô lệ, muốn làm công dân.” 

Người đàn ông này cũng đưa ra khẩu hiệu “Đình công, bãi khóa và loại bỏ chế độ độc tài Tập Cận Bình”.

Người biểu tình trên cầu Tứ Thông được xác định là Bành Lập Phát (còn được gọi trên mạng là Bành Tải Châu). Giới quan sát cho rằng, hành động treo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông của Bành Lập Phát thắp sáng ngọn hải đăng tượng trưng cho sự phản kháng của toàn dân. Đây là một sự kiện mang tính biểu tượng.

7. Giang Trạch Dân qua đời

Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình đến viếng Giang Trạch Dân hôm 5/12/2022. (ảnh: AP).

Vào ngày 30 tháng 11, ĐCSTQ chính thức tuyên bố rằng cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân qua đời vì bạo bệnh vào ngày hôm đó, sau đó phát động một tuần lễ quốc tang.

Sau khi cái chết của Giang Trạch Dân được công bố chính thức, những bê bối của ông ta lại bị phanh phui trong và ngoài nước, bao gồm việc lên nắm quyền bằng cách đàn áp “Phong trào Lục Tứ- 1989”, cai trị đất nước bằng tham nhũng và xây dựng bức tường lửa để chặn thông tin, bán nước, vét sạch ngân khố và nhiều bê bối khác. Tội ác nghiêm trọng nhất của Giang là phát động một chiến dịch tàn bạo bức hại Pháp Luân Công với những thủ đoạn thù địch nhắm vào hàng triệu người dân Trung Quốc.

8. Phong trào Giấy trắng nổ ra

Phong trào Giấy Trắng ở Trung Quốc (ảnh từ twitter).

Theo đặc điểm mới của virus Covid-19, các quốc gia trên thế giới đã kịp thời áp dụng chiến lược “cùng tồn tại với virus” và đã nới lỏng công tác phòng chống dịch bệnh, cho phép xã hội bước vào giai đoạn hậu dịch bệnh một cách suôn sẻ, nhưng ĐCSTQ đã kiên trì chính sách “zero Covid” ngăn chặn người dân trong suốt ba năm, khiến người dân không thể chịu nổi.

Vào tháng 9 năm nay, 27 người đã thiệt mạng khi một chiếc xe buýt chở những người bị cách ly bị lật ở Quý Dương. Vào ngày 24 tháng 11, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại một khu dân cư ở Tân Cương, gây ra thương vong nghiêm trọng do bị đóng cửa và kiểm soát, điều này đã gây ra “phong trào giấy trắng” chống lại chính sách “không Covid” trên toàn quốc.

9. Hệ thống xóa sổ dịch bệnh theo chính sách ‘zero Covid’ sụp đổ

Trong thông cáo báo chí cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc ngày 6/12 không còn đề cập đến việc xóa sổ dịch bệnh theo chính sách “zero Covid”. Bắt đầu từ ngày 7/12, chính quyền bất ngờ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.

Ông Dư Mậu Xuân, cựu cố vấn trưởng về chính sách Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã viết trên tờ “Liberty Times” ngày 18 tháng 12 rằng trước sự phẫn nộ của công chúng, các cuộc biểu tình và đối mặt với thực tế phũ phàng từ những hỗn loạn, ông Tập Cận Bình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ngừng chiến thuật trì hoãn để “duy trì sự ổn định của chế độ”, do đó, việc thực thi ngoan cố chính sách xóa sổ Covid, đóng cửa thành phố trong 3 năm đã sụp đổ. 

Trong ba năm qua, ĐCSTQ đã dành gần như tất cả các nguồn lực có được từ người dân để đổ vào chiến dịch phong tỏa kiểu trại tập trung, nhưng lại không có nhiều nguồn lực để cải thiện hệ thống y tế công cộng. Sau khi chính sách phòng chống dịch bệnh được nới lỏng, tình hình dịch bệnh lại nóng lên nhưng chính quyền đã ngừng công bố dữ liệu về các ca nhiễm không triệu chứng vào ngày 14 tháng 12 và mọi người không có cách nào biết được dữ liệu thực sự của ổ dịch.

Trong những ngày gần đây, bệnh nhân xếp hàng dài trong các bệnh viện và hiệu thuốc ở khắp mọi nơi, và mọi người thiếu chăm sóc y tế và thuốc men. Đặc biệt là tình trạng thiếu thuốc hạ sốt trầm trọng, dư luận bức xúc đặt câu hỏi vì sao tự dưng lệnh phong tỏa được dỡ bỏ một cách đột ngột mà không chuẩn bị sẵn thuốc?.

Theo DKN.TV