Giẫm đạp chết người trong lễ hội Halloween ở Seoul

Share this post on:

Nam Hàn đang bị “sốc” sau khi hơn 150 người – nhiều người trong số họ là thanh thiếu niên – chết trong một đám đông chen chúc nhau trên một con hẻm ở thủ đô.

Itaewon crowd scene, 29 Oct 22

Đám đông chen chúc trên những con phố và ngõ nhỏ hẹp của Itaewon

Survivors of crush, 29 Oct 22

Đám đông đa số bao gồm thanh thiếu niên và những người trẻ khác ở độ tuổi 20

Ambulance crew at scene, 30 Oct 22

Các nạn nhân được đưa đến bịnh viện

Halloween party items left by victims, 30 Oct 22

Đồ đạc của nạn nhân để lại hiện trường gồm mặt nạ trong đêm lễ hội Halloween

Seoul - grieving relatives, 30 Oct 22

Những người thân đau buồn tập trung tại một trung tâm cộng đồng khi các nạn nhân được xác định

A parent of one of the crush victims falls to the community centre floor

Cha của một trong những nạn nhân đã ngã xuống đất khi nghe tin con mình chết.

Relatives of missing people weep at a community service center on October 30, 2022 in Seoul, South Korea. 149 people have been reported killed and at least 150 others were injured in a deadly stampede in Seoul's Itaewon district, after huge crowds of people gathered for Halloween parties, according to fire authorities.

Nhiều giờ sau, nhiều người vẫn đang cố gắng liên lạc với những người thân yêu của họ

A man squats beside one of the many Itaewon memorials, set up overnight, and covers his mouth with his hand

Bên ngoài, mọi người bắt đầu bày tỏ sự đau buồn của họ tại các “đài tưởng niệm tạm thời”.

This narrow alley was where the deadly crush happened

Con hẻm chật hẹp này là nơi xảy ra vụ chết người

South Korea's President Yoon Seok-ryul is briefed by fire department officials at the top of the alley

Tổng thống Nam Hàn Yoon Seok-ryul (giữa) đã đến nơi xảy ra thảm kịch, và được các viên chức sở cứu hỏa thông báo ngắn gọn

Police continued to stand guard near the scene

Cảnh sát tiếp tục đứng bảo vệ gần hiện trường khi nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân gây ra vụ việc.

Thảm kịch ở Itaewon không đơn thuần là một vụ giẫm đạp – Các chuyên gia cho rằng trong thảm kịch ở Itaewon, mọi người thậm chí không có khoảng không để di chuyển. Đám đông xô đẩy, ngã lên nhau và chết phần lớn là do ngạt thở.

Đám đông hỗn hoạn trong đêm 29/10 tại Itaewon, Seoul, Nam Hàn.
Hơn 150 người thiệt mạng trong đám đông tham dự lễ hội Halloween ở Itaewon (Seoul), ngày hội quy mô lớn đầu tiên trong các lễ hội tại Nam Hàn kể từ khi đại dịch bùng phát, theo The Washington Post.
G. Keith Still, chuyên gia về an toàn đám đông và là giáo sư thỉnh giảng về khoa học đám đông tại Đại học Suffolk ở Anh, cho biết sự kiện này có thể được mô tả như “crowd crush” (đám đông chèn ép nhau) hoặc “surge” (đám đông di chuyển nhanh, đột ngột), nhưng không phải là một vụ giẫm đạp (stampede).
“Crush” hay “surge” xảy ra khi mọi người tập trung lại với nhau trong một không gian hạn chế và có những chuyển động như xô đẩy khiến đám đông ngã nhào. Về căn bản, ông Still nói đó là “hiệu ứng domino”.
Trong khi đó, giẫm đạp ngụ ý rằng mọi người có không gian để chạy. Theo vị chuyên gia, điều này không xảy ra ở Itaewon. Càng có nhiều người trong đám đông, sức ép càng lớn.
“Cả đám đông đều ngã xuống. Nếu ở trong một không gian hạn chế, thì mọi người sẽ không thể đứng dậy được nữa”, ông Still nói thêm.
Mọi người ngã xuống như những quân cờ dominoTrong bài đăng trên Twitter vào tối 29/10, một người tự nhận mình ở trong đám đông tại Itaewon mô tả mọi người “ngã xuống như những quân cờ domino và bắt đầu la hét”.
“Tôi thực sự cảm thấy như mình sẽ bị nghiền nát cho đến chết. Tôi thở qua một cái lỗ, khóc và nghĩ rằng mình sắp chết”.
Người này mô tả mình ở gần phía bên ngoài đám đông nên có thể cầu cứu và được những người ở gần đó kéo ra ngoài.

halloween han quoc anh 1

Ít nhất 151 người thiệt mạng trong thảm kịch Halloween tại Itaewon.
Hãng tin Yonhap dẫn lời một người sống sót nói rằng mình liên tục bị đẩy xuống một con hẻm tại Itaewon, dẫn đến những người khác la hét và ngã theo. “Tôi nghĩ rằng mình cũng sẽ bị đè chết khi mọi người tiếp tục xô đẩy mà không nhận ra có người ngã xuống ngay từ đầu”.
Một người phụ nữ họ Park nói với Yonhap: “Tôi có thể sống sót vì đứng ngoài rìa. Có vẻ như những người ở giữa phải chịu đựng nhiều nhất”.
Theo ông Still, trong thời gian hỗn loạn, áp lực từ nhiều phía của những người trong đám đông khiến các nạn nhân khó thở. Sau 6 phút, những người này rơi vào trạng thái bất tỉnh, ngạt thở, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các vụ hỗn loạn.
“Mọi người cũng có thể bị thương ở chân, tay và bất tỉnh khi họ đang cố gắng thở và thoát khỏi đám đông. Sau khoảng 30 giây, tình trạng suy giảm tuần hoàn máu não xảy ra khiến nhiều người bị chếnh choáng”.
“Mọi người không chết vì hoảng sợ”Sự gia tăng di chuyển của đám đông có thể được kích hoạt bởi nhiều tình huống, chẳng hạn như khi mọi người xô đẩy người khác hoặc nếu ai đó đi cùng, ông Still nói.
Nhưng tình huống nguy hiểm thường không phải do những người gặp nạn gây ra hoặc cố gắng thoát ra khỏi đám đông. Những phản ứng đó thường xảy ra sau khi đám đông bắt đầu sụp đổ, chuyên gia giải thích.
“Mọi người không chết vì hoảng sợ. Chúng ta hoảng sợ vì nghĩ mình sắp chết. Vì vậy, hỗn loạn xảy ra khi các cơ thể ngã xuống, mọi người ngã đè lên nhau, cố gắng đứng dậy nhưng bất lực khi tay và chân xoắn vào nhau”.
Những vụ việc tương tự đã xảy ra trên khắp thế giới, bao gồm cuộc bạo loạn hồi đầu tháng 10, trên một sân vận động ở Indonesia, khiến 130 người thiệt mạng và tai nạn tại Lễ hội Astroworld ở Texas, khiến 10 người chết vào năm ngoái.
Tại Astroworld, hầu hết người thiệt mạng đều đứng gần nhau ở góc phần tư phía nam của địa điểm. Khu vực này có hàng rào kim loại bao quanh, có thể sẽ nén chặt mọi người nếu một đám đông tràn đến gần họ, không có khoảng không để di chuyển dòng người.

Nhiều người ngồi trên đường phố sau khi được giải cứu.
Norman Badler, giáo sư tại Đại học Pennsylvania, cho biết mặc dù thảm kịch ở Itaewon xảy ra trên một con phố, đám đông quá dày đặc khiến việc di chuyển bị hạn chế và không có cách nào để mọi người có thể thoát ra theo chiều thẳng đứng.
Trong năm qua, đám đông đã tụ tập thường xuyên hơn kể từ khi các hạn chế liên quan đến đại dịch được nới lỏng. Đây cũng là lý do khiến số lượng người đến các sự kiện lớn tăng đột biến. Nhiều người tham dự lễ hội Halloween ở Itaewon bởi vì họ đã bị hạn chế quá lâu.
Ông Badler nói thêm rằng sự gia tăng các cuộc tụ tập đông người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo quản lý đám đông, điều này đã giảm dần khi đại dịch bùng phát vì các sự kiện lớn không phổ biến.
Martyn Amos, giáo sư tại Đại học Northumbria ở Anh, người nghiên cứu về đám đông, cho biết những sự kiện lớn này cần có kế hoạch phù hợp và những người được đào tạo để kiểm soát đám đông.
“Những thảm kịch tương tự sẽ tiếp tục xảy ra nếu chúng ta không áp dụng các quy trình quản lý đám đông thích hợp để dự đoán, phát hiện và ngăn chặn mật độ đám đông cao đến mức nguy hiểm”, Amos kết luận.

The Washington Post