Khủng hoảng TC: Chính quyền địa phương Trung Quốc lấy hơn 90% tiền gửi ngân hàng của dân để trả nợ

Share this post on:

Liên Thành 3 giờ tới 

Năm 2022, người gửi tiền ở ngân hàng tại Hà Nam biểu tình đòi lại số tiền mình đã gửi. (Ảnh: CNN).

Xuất khẩu lao dốc, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tiền gửi của người dân biến mất cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang rất bấp bênh sau đại dịch.

Trang mạng DKN.TV đưa tin về khủng hoảng tại Trung Cộng: Theo tờ Apollo News, xuất khẩu đang sụt giảm khiến các cảng lớn ở Trung Quốc bị tắc nghẽn với khoảng 5 triệu container rỗng. Nhà sản xuất container lớn hàng đầu Trung Quốc, Taicang CIMC, có ba dây chuyền sản xuất nhưng hiện chỉ còn một dây chuyền được duy trì.

Sự suy giảm xuất khẩu của Trung Quốc đã bắt đầu từ tháng 7 năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng hai con số vào đầu năm giảm xuống một con số trong nửa cuối năm. 

Vào ngày 28 tháng 2, Cục Điều tra và Thống kê tiết lộ rằng, tháng 1 năm 2023 đã đánh dấu sự sụt giảm đáng kể nhất của ngoại thương Hồng Kông trong 70 năm qua. Trong khi đó, Hồng Kông là cửa sổ của thế giới đối với Trung Quốc. Hơn 60% vốn nước ngoài mà Trung Quốc thu hút vào Đại lục đều đến từ Hồng Kông.

Chính quyền địa phương Trung Quốc hiện cần thêm tiền để trả các khoản vay. Kết quả là, họ buộc phải vay nợ mới từ ngân hàng để trả nợ cũ. Mà tiền trong ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của người dân.

Tổng số tiền gửi ngân hàng của người dân Trung Quốc vào cuối năm 2022 là 120 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 17,4 nghìn tỷ USD). Các chính quyền địa phương đã vay tới gần 16 nghìn tỷ USD, chiếm 91%. Vì vậy, hầu hết tiền gửi của người dân trong ngân hàng đã thực sự biến mất.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đang ngày càng xấu đi sau khi Bắc Kinh đột ngột từ bỏ chính sách ‘Zero COVID’ vào cuối năm ngoái.

Theo đài RFA, một thư viện ở thành phố Nam Kinh đã đăng tuyển hai vị trí với mức lương 330 USD (tương đương khoảng 7.8 triệu VND) và không có tiền thưởng. Sau khi khấu trừ, nhân viên chỉ nhận được khoảng 260 USD (tức là gần 6.2 triệu VND) – một mức lương ít ỏi. Tuy nhiên, vẫn có tới 2000 người nộp đơn xin việc cho 2 vị trí.

Tại nhiều nơi ở Trung Quốc, người lao động muốn có việc làm phải chấp nhận mức lương dưới mức tối thiểu do chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, nước này vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chính sách một con mà ĐCSTQ đã áp đặt trong nhiều thập kỷ. Theo Cục Thống kê Trung Quốc, thực trạng dân số già hóa nhanh chóng và dịch bệnh hoành hành đã khiến lực lượng lao động giảm 41 triệu người trong 3 năm qua.

Theo DKN.TV