Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

Share this post on:

Why Hanoi May Agree to a Vietnam-U.S. Comprehensive Strategic Partnership

Tác giả: Lê Hồng Hiệp – 29/8/2023

Song ngữ Việt Anh

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2023/08/Biden-Trong.jpg

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây thông báo rằng ông sẽ “sớm” thăm Việt Nam, có thể là trên đường về sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ ở Ấn Độ vào ngày 9-10/9. Dù chi tiết cụ thể của chuyến đi chưa được xác nhận, truyền thông quốc tế đã suy đoán rằng chuyến thăm có thể dẫn đến việc nâng cấp quan hệ song phương. Các thông tin không chính thức cho thấy hai nước, vốn hiện đang ở mức “đối tác toàn diện”, có thể bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để chuyển thẳng lên cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện”.

Nếu đúng, đây sẽ là bước đột phá đáng chú ý trong quan hệ song phương vì đối tác chiến lược toàn diện là cấp cao nhất trong hệ thống thứ bậc đối tác ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam chỉ thiết lập quan hệ đối tác như vậy với những nước được coi là có tầm quan trọng lớn đối với an ninh, thịnh vượng và vị thế quốc tế của mình. Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với 4 nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc.

Nếu Hà Nội quyết định thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Washington, điều này sẽ gây ít nhiều bất ngờ bởi Hà Nội đã từng do dự trong việc nâng cấp quan hệ song phương, thậm chí lên cấp đối tác chiến lược. Điều này chủ yếu là do Việt Nam lo ngại phản ứng tiềm tàng từ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ quan điểm chiến lược, việc nâng cấp quan hệ lần này là hoàn toàn hợp lý vì nhiều lý do.

Thứ nhất, hai nước ngày càng có những lợi ích chiến lược tương đồng. Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mở và Tự do của Washington cũng như những nỗ lực chống lại tham vọng trên biển của Trung Quốc phần lớn phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đã cung cấp cho Việt Nam hỗ trợ xây dựng năng lực hàng hải đáng kể trong những năm qua và có thể nổi lên như một nhà cung cấp quốc phòng quan trọng cho Hà Nội trong tương lai. Về mặt kinh tế, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 124 tỷ USD vào năm 2022. Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn thứ 11 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lũy kế đạt 11,4 tỷ USD cho tới cuối năm 2022. Trong bối cảnh đó, nâng cấp quan hệ với một trong những đối tác quan trọng nhất lên mức cao nhất là một động thái hợp lý đối với Hà Nội.

Thứ hai, nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ phù hợp với việc Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa. Hà Nội cũng mong muốn phát triển quan hệ vững mạnh và cân bằng với tất cả các nước lớn. Mỹ, với tư cách là siêu cường hàng đầu thế giới, là mục tiêu lý tưởng cho chính sách ngoại giao nước lớn của Việt Nam. Ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đang mong muốn nâng cấp quan hệ với Nhật Bản và Australia lên mức đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.

Thứ ba, 2023 là năm phù hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do hai nước đang kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, mang lại cho hai bên một lý do thuận lợi để nâng cấp quan hệ mà không gây ra những lo ngại không đáng có từ phía Trung Quốc. Quan trọng hơn, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng gay gắt, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc nâng cấp quan hệ với Mỹ cũng có thể đặt Việt Nam vào thế khó ngoại giao nếu quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi. Trong kịch bản như vậy, bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ với Mỹ đều có thể bị Bắc Kinh nhìn nhận tiêu cực như là việc Việt Nam chọn phe với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.

Do đó, một mối lo ngại lớn đối với giới lãnh đạo Việt Nam, và cũng là cái giá tiềm tàng đối với quyết định nâng cấp quan hệ song phương, có thể là một phản ứng mang tính trừng phạt từ Trung Quốc. Tuy nhiên, rất khó có khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp mạnh để trừng phạt Việt Nam vì đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-Việt chủ yếu chỉ là một tuyên bố chính trị hơn là một liên minh quân sự. Do đó, nó không gây ra bất kỳ mối đe dọa an ninh trực tiếp nào đối với Trung Quốc. Với việc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng leo thang và sự o bế từ Washington đối với Hà Nội, Bắc Kinh nhận thức được rằng bất kỳ hành động thái quá nào cũng sẽ chỉ đẩy Hà Nội lại gần Washington hơn. Hơn nữa, giới lãnh đạo Trung Quốc tin tưởng rằng, bất chấp tranh chấp Biển Đông, Việt Nam vẫn luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc vì các lý do chính trị, kinh tế và chiến lược. Điều này được minh chứng bằng việc Việt Nam thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vào năm 2008, 15 năm trước khi có khả năng làm vậy với Mỹ. Việt Nam cũng liên tục cho thấy mình đang nỗ lực duy trì sự cân bằng giữa hai cường quốc. Nếu lịch sử là một chỉ dấu, rất có thể Việt Nam sẽ sớm đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội sau chuyến thăm của Tổng thống Biden.

Về mặt lợi ích, lãnh đạo Việt Nam coi đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ là minh chứng cho vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam và là một sự công nhận tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối tác chiến lược toàn diện cũng sẽ giúp tăng cường hơn nữa quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thương mại, đầu tư, công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu và năng lượng. Một lợi ích lớn nữa cho Hà Nội có thể là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và phát triển ngành bán dẫn. Trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Hoa Kỳ cũng được cho là ​​sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa quân đội và nâng cao năng lực nhận thức tình báo trên biển, cả hai hiện đều là những ưu tiên quốc phòng hàng đầu của Việt Nam.

Phân tích trên chỉ ra rằng lợi ích tiềm tàng của việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ vượt xa cái giá có thể phải trả. Tuy nhiên, thách thức đối với Hà Nội là đảm bảo rằng Washington sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình và hợp tác để mang lại những lợi ích hữu hình từ mối quan hệ đối tác nâng cao. Đồng thời, Việt Nam sẽ cần cảnh giác để không bị lôi kéo vào các xung đột địa chính trị giữa Mỹ và các đối thủ chiến lược của nước này, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.

Như vậy, mặc dù khả năng thông báo thiết lập đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội sắp tới của Tổng thống Biden sẽ là một bước tiến đáng kể cho quan hệ song phương, nhưng nó không phải là dấu hiện cho thấy có sự thay đổi lớn trong quỹ đạo chiến lược của Việt Nam. Lợi ích tốt nhất của Hà Nội hiện nay vẫn là theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.

Phiên  bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên chuyên trang bình luận Fulcrum.sg.

Why Hanoi May Agree to a Vietnam-U.S. Comprehensive Strategic Partnership

https://i0.wp.com/fulcrum.sg/wp-content/uploads/trong-biden-feature.jpg?fit=1248%2C561&ssl=1

Vietnamese Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong (L) and then US Vice President Joe R. Biden make a toast before a luncheon at the US Department of State July 7, 2015 in Washington, DC. (Photo: BRENDAN SMIALOWSKI / AFP)

Why Hanoi May Agree to a Vietnam-U.S. Comprehensive Strategic Partnership

Published 28 Aug 2023

Le Hong Hiep

If Hanoi agrees to a comprehensive strategic partnership with the U.S., it would represent a remarkable breakthrough in bilateral ties. Still, such a partnership would not represent a significant shift in Hanoi’s foreign policy.

United States President Joe Biden recently announced that he would be visiting Vietnam “shortly”, likely on his return trip from the G20 Summit in India on 9-10 September. While the specifics of the trip have not been confirmed, international media have speculated that the visit may result in an upgrade of bilateral relations. Unofficial reports suggest that the two countries, which are currently in a “comprehensive partnership”, may skip the “strategic partnership” level to move directly to the “comprehensive strategic partnership” (CSP) level. 

If true, this will represent a remarkable breakthrough in bilateral ties, as the CSP is the highest level of partnership in Vietnam’s diplomatic hierarchy. The country only forms such partnerships with those that it views as of great importance for its security, prosperity, and international standing. So far, Vietnam has only established CSPs with four countries: China, India, Russia and South Korea. 

If Hanoi decides to enter into a CSP with Washington, it will come as somewhat of a surprise, considering its previous hesitancy to upgrade bilateral ties, even to the lower strategic partnership level. This was mainly due to concerns of potential backlash from China. However, from a strategic standpoint, upgrading ties this time around makes perfect sense for several reasons. 

First, the two countries have increasingly convergent strategic interests. Washington’s Free and Open Indo-Pacific strategy and its efforts to counter China’s maritime ambitions have largely aligned with Vietnam’s interests. The U.S. has also provided Vietnam with significant maritime capacity building assistance over the years and may emerge as an important defence supplier for Hanoi in the future. Economically, America is now Vietnam’s largest export market and its second-largest trading partner, with two-way trade turnover reaching nearly US$124 billion in 2022. America is also the eleventh largest investor in Vietnam, with the cumulative registered capital reaching US$11.4 billion by end-2022. Against this backdrop, upgrading ties with one of the most important partners to the highest level is a sensible move for Hanoi. 

Second, upgrading ties with the United States is in line with Vietnam’s pursuit of a foreign policy of diversification and multilateralisation. Hanoi also wishes to develop strong and balanced relationships with all the major powers. The U.S., as the leading superpower in the world, is an ideal target for Vietnam’s major power diplomacy. Apart from the United States, Vietnam is also looking to elevate its ties with Japan and Australia to the CSP level in the near future. 

Third, 2023 is an opportune year for Vietnam to upgrade ties with the U.S. This is because the two countries are celebrating the 10th anniversary of their comprehensive partnership, providing them with a convenient reason to upgrade ties without raising undue concerns from China. More importantly, given the intensifying U.S.-China strategic rivalry, any delay in upgrading ties with the U.S. may place Vietnam in a difficult diplomatic position if U.S.-China relations worsen. In such a scenario, any attempt by Vietnam to deepen ties with the U.S. may be perceived negatively by Beijing as Vietnam choosing to side with the U.S. to contain China. 

the potential benefits of Vietnam upgrading its relations with the United States far outweigh the costs. The challenge for Hanoi, however, is to make sure that Washington will follow through with its promises and work collaboratively to yield tangible benefits from the elevated partnership.

A major concern for the Vietnamese leadership, and also a potential cost to Vietnam’s decision to upgrade ties with America, may therefore be a punitive response from China. However, it is highly unlikely that China will take strong measures to sanction Vietnam as the U.S.-Vietnam CSP is largely a political declaration rather than a military alliance. It therefore does not pose any direct security threat to China. Given the escalating U.S.-China strategic rivalry and Washington’s overtures to Hanoi, Beijing is aware that any overaction will only push Hanoi closer to Washington. Furthermore, the Chinese leadership is confident that, despite the South China Sea disputes, Vietnam still values its ties with China for political, economic, and strategic reasons. This is evidenced by Vietnam establishing its CSP with China in 2008, 15 years before potentially doing so with the US. Vietnam is also consistently showing that it is maintaining a balance between the two great powers. If history is any indication, it is likely that following President Biden’s visit, Vietnam may soon receive Chinese President Xi Jinping in Hanoi. 

In terms of benefits, the Vietnamese leadership sees a CSP with the United States as a testament to Vietnam’s rising international status and a recognition of the political legitimacy of the Communist Party of Vietnam. The CSP will also help to further strengthen bilateral ties in various areas, including trade, investment, technology, climate change mitigation and energy. An additional major benefit for Hanoi may be U.S. support for its digital infrastructure and semiconductor industry. Under the elevated partnership, the U.S. is also expected to help Vietnam modernise its military and improve its maritime domain awareness, both currently among the country’s top defence priorities. 

The above analysis indicates that the potential benefits of Vietnam upgrading its relations with the United States far outweigh the costs. The challenge for Hanoi, however, is to make sure that Washington will follow through with its promises and work collaboratively to yield tangible benefits from the elevated partnership. At the same time, Vietnam will need to be wary of becoming embroiled in the geopolitical conflicts between the U.S. and its strategic adversaries, particularly China but also Russia. 

As such, while the likely announcement of the Vietnam-U.S. CSP during President Biden’s upcoming visit to Hanoi will be a significant step forward for bilateral ties, it does not signify a major shift in Vietnam’s strategic trajectory. It is still in Hanoi’s best interest to pursue an independent and balanced foreign policy towards the major powers.

2023/208

Le Hong Hiep is a Senior Fellow and Coordinator of the Vietnam Studies Programme at ISEAS – Yusof Ishak Institute.