Thời sự thế giới Thứ ba 11/01/2022

Share this post on:

Mỗi ngày một vấn đề:

image.png

 Biểu tình phản đối chính quyền ở Kazakhstan – Nga đưa quân can thiệp

image.png

Quân đội Nga tập trận sát biên giới Ukraine (ảnh AP) từ RFI—————————–

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 11 tháng 01 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Omicron tăng mạnh, Mỹ phá kỷ lục nhập viện vì COVID – 11/01/2022 – Reuters 

Khách hàng tôn trọng giản cách xã hội bên ngoài siêu thị Trade Joe tại Omaha, Nebraska.

Khách hàng tôn trọng giản cách xã hội bên ngoài siêu thị Trade Joe tại Omaha, Nebraska. 

Nhập viện vì COVID tại Mỹ ngày 10/1 lên tới mức cao kỷ lục, theo Reuters, trong lúc lây nhiễm tăng mạnh vì biến thể Omicron làm hệ thống y tế căng thẳng tại một số tiểu bang.

Hiện có 132.646 người nhập viện vì COVID, vượt mức kỷ lục 132.051 hồi tháng Giêng năm ngoái.

Số bệnh nhân COVID nhập viện tăng đều từ tháng 12 năm ngoái, tăng gấp đôi trong 3 tuần qua, trong lúc Omicron nhanh chóng ‘soán ngôi’ Delta trở thành chủng chiếm ngự tại Mỹ.

Các bang Delaware, Wisconsin, Illinois, Maine, Maryland, Missouri, Ohio, Pennsylvania, Vermont, Virginia, và thủ đô Washington cùng lãnh thổ Puerto Rico và Virgin Islands thuộc Mỹ đã báo cáo mức nhập viện kỷ lục gần đây vì COVID, theo Reuters.

Dù Omicron có khả năng gây bệnh nhẹ hơn, nhưng các giới chức y tế cảnh báo số ca nhiễm cao do biến thể Omicron gây ra có thể làm căng thẳng các hệ thống y tế. Một số bệnh viện đã ngưng các cuộc giải phẫu không khẩn cấp trong lúc các bệnh viện chật vật đối phó với bệnh nhân COVID tăng mạnh giữa lúc thiếu hụt nhân viên.

Trung bình bảy ngày, số ca nhiễm đã tăng gấp đôi trong 10 ngày qua đến mức 704.000 ca. Trong 6 ngày liên tiếp vừa qua, Mỹ trung bình mỗi ngày có trên nửa triệu ca nhiễm, theo Reuters.

Từ đầu năm tới nay chỉ 7 tiểu bang chưa đạt kỷ lục về số ca nhiễm COVID là Arizona, Idaho, Maine, Montana, North Dakota, Ohio và Wyoming, theo Reuters.

Khu vực thủ đô Washington, đang dẫn đầu nước Mỹ về số ca nhiễm mới trong tuần qua dựa trên dân số. Tiếp theo là Rhode Island, New York, New Jersey, Massachusetts và Vermont.

Số người chết trung bình là 1.700 người/ngày, tăng từ khoảng 1.400 ca trong những ngày gần đây.

Covid ở Trung Quốc: Biến thể Omicron và Delta cùng lúc tấn công tỉnh Hà Nam – Đông Phương

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/01/thanh-pho-an-duong-trung-quoc.jpg

Các em học sinh tiểu học của Trường liên cấp 1, 2 Dục Tài ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc di chuyển đi cách ly tập trung hôm 9/1/2022. (Ảnh chụp màn hình) 

Hiện tại, cả biến thể Omicron và Delta đều được tìm thấy ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hà Nam đang phải đối mặt mới cuộc tấn công kép từ Covid-19, ba thành phố Trịnh Châu, Hứa Xương và An Dương trên địa bàn tỉnh đã trở thành những trung tâm lây truyền mới. Một trường học liên cấp 1, 2 ở An Dương đã cách ly tập trung hơn 4.000 người.

Tỉnh Hà Nam là tỉnh đầu tiên ở Trung Quốc phải đối mặt với thách thức kép đến từ Delta và Omicron. Theo các báo cáo chính thức, các vụ lây nhiễm theo cụm đã xảy ra ở Trịnh Châu và Hứa Xương. Hai thành phố này đang lây lan biến thể Delta. Hiện tại vẫn chưa xác định được nguồn gốc của virus.

Ngoài ra, biến thể Omicron lây lan ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam đã được xác nhận có nguồn gốc từ Thiên Tân. Cuối năm ngoái, một sinh viên đại học tại Thiên Tân trở về An Dương đã bị nhiễm Omicron.

Theo thông báo chính thức, tính đến ngày 9/1, thành phố An Dương ghi nhận tổng cộng 28 trường hợp nhiễm Omicron. 

Trước sự tấn công của Omicron và Delta, Hà Nam đã bước vào tình thế “hai chiến tuyến” phòng chống dịch. 

Các quan chức tỉnh Hà Nam thông báo rằng, ngày 10/1 có 87 ca nhiễm cộng đồng, bao gồm 11 trường hợp ở Trịnh Châu, 2 trường hợp ở An Dương và 74 trường hợp ở Hứa Xương. 

Chính quyền Trịnh Châu đang tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, tối 10/1, Trịnh Châu đã có thêm hai khu vực nguy cơ trung bình.

An Dương – thành phố lan truyền biến thể Omicron – bắt đầu giãn cách xã hội

Thành phố An Dương cũng đã nâng cấp các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát, yêu cầu người dân trong thành phố không ra khỏi nhà, trừ khi đi làm xét nghiệm PCR. Các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học ở An Dương bắt đầu ngừng đến trường và chuyển sang dạy học trực tuyến từ ngày 9/1.

Tất cả các phương tiện cơ giới ở thành phố An Dương đều bị cấm ra đường, ngoại trừ xe quân sự, xe cảnh sát, xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe công vụ của Ban chỉ huy Phòng chống dịch thành phố và các loại xe được cấp quyền khác.

Các đơn vị sản xuất kinh doanh tại thành phố An Dương bị đình chỉ hoạt động. Các đơn vị liên quan đến sản xuất an toàn và dân sinh vẫn được hoạt động nhưng phải bị phong tỏa, nhân viên không được phép ra ngoài.

Ngoài ra, thành phố An Dương đã đình chỉ việc bán vé đường sắt và xe khách đường dài. Xe buýt, xe taxi cũng phải ngừng hoạt động. Theo CCTV đưa tin, kể từ ngày 10/1, ga An Dương và ga An Dương Đông đã tạm ngừng bán vé đến Bắc Kinh.

An Dương cách ly 4.040 giáo viên, học sinh và nhân viên của một trường học

Trường Dục Tài thuộc huyện Thang Âm, thành phố An Dương là một trường nội trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở. Vài ngày trước, 4.040 người của trường đã được chuyển đến ba điểm cách ly tập trung sau khi một số người trong trường bị nhiễm Covid-19.

Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, sau khi một học sinh tại trường Dục Tài có kết quả xét nghiệm PCT dương tính vào ngày 8/1, giới chức địa phương bắt đầu xét nghiệm PCR cho tất cả nhân viên và học sinh trong trường. Đến ngày 9/1, phát hiện thêm nhiều người có kết quả dương tính.

Hiện tại, trường Dục Tài là khu vực nguy cơ cao.

Tình hình Kazakhstan lắng xuống

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Zhomart Tokayev sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới vào thứ Ba sau khi giải tán chính phủ trước do bạo lực hỗn loạn. Đã có ít nhất 164 người thiệt mạng trong bất ổn, vốn xuất phát từ các cuộc biểu tình xoay quanh vấn đề tăng giá nhiên liệu ở miền tây nhiều dầu mỏ, và sau đó lan rộng khắp đất nước.

Sau khi đụng độ vũ trang nổ ra ở Almaty, thành phố lớn nhất Kazakhstan, ông Tokayev đã mời quân đội Nga và các nước Liên Xô cũ đến giúp khôi phục trật tự. Ông cho biết các thế lực thù địch đã lợi dụng biểu tình nhằm âm mưu đảo chính. Gần 8.000 người bị bắt, bao gồm cả cựu giám đốc tình báo Karim Masimov, người phải đối mặt với cáo buộc phản quốc. Ông Tokayev cũng cách chức chủ tịch hội đồng an ninh của Nursultan Nazarbayev, cựu tổng thống 81 tuổi đầy quyền lực. Nhưng sẽ còn nhiều điều nữa phải làm trước khi vị tổng thống áp đặt lại được thẩm quyền của mình.

Số người tị nạn Afghanistan không ngừng gia tăng

Ngày càng có nhiều người tị nạn Afghanistan tìm đường chạy trốn khỏi Taliban, hạn hán, kinh tế suy sụp và loạn lạc. Iran ước tính có khoảng nửa triệu người Afghanistan đã nhập cư vào nước này chỉ trong năm 2021. Con số của Pakistan là 300.000 người, tính từ thời điểm Taliban lên nắm quyền vào tháng 8. Sau bốn thập niên hỗn loạn ở quốc gia láng giềng, hai nước này giờ có khoảng 2,2 triệu người tị nạn Afghanistan có đăng ký và 4 triệu người Afghanistan khác với tình trạng giấy tờ không rõ ràng.

Các bên đang chán nản với tình hình. Cả hai người hàng xóm đều không muốn một làn sóng nhập cư mới. Để giúp giảm bớt gánh nặng, hôm thứ Ba Liên Hợp Quốc đã khởi động một kế hoạch 623 triệu đô la để hỗ trợ người tị nạn ở Iran và Pakistan. Số tiền sẽ được chuyển đến 40 tổ chức chuyên viện trợ giáo dục, thực phẩm, y tế, vệ sinh và nơi ở. Filippo Grandi, người đứng đầu Cao uỷ Tị nạn Liên Hợp Quốc, cho biết người tị nạn “cần được hỗ trợ và phải được hỗ trợ ngay hôm nay.” Với tình hình ngày càng tồi tệ dưới thời Taliban, số người tị nạn chắc chắn sẽ còn tăng.

Điều trần xác nhận vị trí chủ tịch Fed ở Thượng viện Mỹ

Tòa Bạch Ốc đã bỏ ngỏ khả năng thay thế Jerome Powell ở vị trí chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang trước khi tái đề cử ông ra quốc hội. Giờ đây ông Powell phải được Thượng viện phê chuẩn. Ông sẽ điều trần trước ủy ban ngân hàng thượng viện vào thứ Ba. Trong những tuần gần đây, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đặt cược Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 để đối phó lạm phát tăng trên mức mục tiêu 2%.

Nhưng cuộc điều trần sẽ không chỉ về triển vọng kinh tế. Phe cấp tiến trong đảng Dân chủ phản đối đề cử của ông, và muốn ông cứng rắn hơn với các ngân hàng lớn, đồng thời nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Tuần trước xuất hiện thông tin Richard Clarida, vị phó chủ tịch sắp mãn nhiệm, tự tay sửa đổi một mẩu công bố thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của ông trong thời kỳ đầu đại dịch, nhất là trong bối cảnh Fed sắp can thiệp vào thị trường. Điều này chỉ gây thêm khó khăn cho ông Powell.

Ngân hàng Trung ương Đức có chủ tịch mới

Cựu Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Jacques Delors từng nói: “Không phải người Đức nào cũng tin vào Chúa, nhưng họ đều tin vào Bundesbank.” Tuần trước ngân hàng trung ương của Đức có lãnh đạo mới khi Joachim Nagel tuyên thệ nhậm chức chủ tịch thứ 11. Tại buổi lễ ở Frankfurt vào thứ Ba này, ông sẽ được chào đón bởi chủ tịch hiện tại Jens Weidmann, người đã bất ngờ từ chức vào tháng 10.

Ông Nagel, người đến từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đối mặt hai thách thức. Đầu tiên là khôi phục đoàn kết bên trong Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Ông Weidmann với quan điểm diều hâu đã ngày càng mâu thuẫn với các thành viên khác trong hội đồng thồng đốc ECB xuay quanh các vấn đề như cần bao lâu để kết thúc kích thích tiền tệ trong khu vực đồng euro. Thứ hai là nỗi lo về giá cả ở trong nước. Một phần do chi phí năng lượng tăng, lạm phát ở Đức đang lên cao nhất trong ba mươi năm qua. Ông Nagel có nhiệm vụ xoa dịu tình hình.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo 5 tỉ đô la cho Afghanistan

Ảnh minh họa: Liên Hiệp Quốc ngày 10/01/2022 kêu gọi viện trợ nhân đạo 5 tỷ đô la cho Afghanistan. AP – Petros Giannakouris 

Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths, trong cuộc họp báo ngày hôm qua, 10/01/2022, tại Geneve, Thụy Sĩ, đã kêu gọi viện trợ nhân đạo 5 tỉ đô la cho Afghaistan trong năm 2022. Đây là khoản viện trợ nhân đạo lớn nhất từ trước đến nay dành cho một quốc gia duy nhất. Sáu tháng sau khi lực lượng Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan, hơn một nửa dân số nước này có nguy cơ lâm vào nạn đói. 

Liên Hiệp Quốc mong mỏi cộng đồng quốc tế giúp tránh một « thảm họa », và hứa hẹn sẽ không trao viện trợ nhân đạo cho chế độ Hồi giáo.

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :

« Nếu Afghanistan hoàn toàn sụp đổ, chúng ta sẽ gặp phải một cuộc khủng hoảng di dân còn trầm trọng hơn ».

Cao ủy tị nạn Filippo Grandi nói rõ như trên. Hai mươi ba triệu dân Afghanistan đang cần đến viện trợ nhân đạo, trong đó có 9 triệu người đi sơ tán, và 1 triệu trẻ em có thể chết đói nếu không được trợ giúp.

Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Martin Griffiths kêu gọi các Nhà nước không quay lưng với người dân Afghanistan. Ông nói : « Chúng ta cần trợ giúp thực phẩm cho các gia đình, cung cấp hạt giống cho nhà nông để họ gieo trổng, mang đến dịch vụ y tế trên khắp cả nước. Và chúng ta phải bảo vệ tất cả những ai trở về Afghanistan, trước thực tế chính trị ở nước này ».

Thực tế mới tất nhiên là do Taliban áp đặt, tạo ra vấn đề cho các nhà hoạt động nhân đạo, nhất là những gì liên quan tới chăm sóc y tế và giáo dục dành cho phụ nữ.

Tháng trước, Hội Đồng Bảo An đã thông qua một nghị quyết giúp đưa viện trợ đến nhưng Taliban không lợi dụng được. Liên Hiệp Quốc bảo đảm số tiền huy động sẽ không rơi vào túi của chế độ, nhưng dùng để trả lương cho công chức. Chẳng hạn các giáo viên và nhân viên y tế, có những người không nhận được lương kể từ khi chính quyền Kabul sụp đổ hồi tháng Tám năm ngoái.

Hàn Quốc : Bắc Triều Tiên dường như lại bắn tên lửa đạn đạo

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên trong một chương trình thời sự tại một ga tàu, Seoul, ngày 11/01/2022. AP – Ahn Young-joon 

Hôm nay, 11/01/2022, quân đội Hàn Quốc thông báo Bắc Triều Tiên lại bắn một tên lửa, nghi là tên lửa đạn đạo, chưa đầy một tuần sau khi Bình Nhưỡng khẳng định đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh. 

Theo hãng tin AFP, trong một thông cáo, bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc cho biết tên lửa đã được bắn từ đất liền ra vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên vào lúc 7 giờ 27 phút, giờ địa phương sáng nay. Thủ tướng Nhật Fumio Kishida cũng đã xác nhận « một vật thể có thể là tên lửa đạn đạo » đã được Bắc Triều Tiên phóng lên. Còn theo lời phát ngôn viên chính phủ Tokyo Hirokazu Matsuno, tên lửa này đã bay khoảng 700 km trước khi rơi xuống khu vực bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.

Tên lửa nói trên được bắn đúng vào lúc diễn ra cuộc họp kín của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tối qua (giờ New York), nhằm thảo luận về vụ bắn thử tên lửa siêu thanh của Bắc Triều Tiên hôm 05/01. Trước cuộc họp này của Hội Đồng Bảo An, 6 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản, đã yêu cầu Bình Nhưỡng chấm dứt « những hành động gây mất ổn định ».

Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn, có thể là Bắc Triều Tiên cố tình bắn tên lửa đúng vào lúc đang diễn ra cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để có được « tác động tối đa » về chính trị. Theo giáo sư Park Won Gon, đại học Ewha ở Seoul, tần suất của các cuộc bắn thử cho thấy Bình Nhưỡng có thể sẽ bắn các tên lửa khác ngay trước khi khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh vào tháng tới.

Bắc Triều Tiên đã bị Ủy ban Thế vận Quốc tế cấm tham gia Thế Vận Hội Bắc Kinh, do nước này đã từ chối tham dự Thế Vận Hội Mùa Hè Tokyo 2021, lấy lý do đang có đại dịch Covid-19.

Vụ bắn thử tên lửa hôm nay diễn ra vào lúc Bình Nhưỡng không đáp ứng những lời kêu gọi của Mỹ nối lại đối thoại về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đàm phán Mỹ-Triều đã gặp bế tắc kể từ sau thất bại của cuộc gặp giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong Un vào năm 2019.

Mỹ: Bệnh nhân được ghép tim heo lần đầu tiên trên thế giới

Bác sĩ Bartley P. Griffith và bệnh nhân David Bennett vào thời điểm đầu tháng 1/2022

Nguồn hình ảnh, University of Maryland School of Medicine / Chụp lại hình ảnh, 

Bác sĩ Bartley P. Griffith và bệnh nhân David Bennett vào thời điểm đầu tháng 1/2022

Một người đàn ông ở Mỹ đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ loài heo biến đổi gen.

David Bennett, 57 tuổi đang hồi phục tốt ba ngày sau cuộc phẫu thuật ghép tim heo ở Baltimore, các bác sĩ cho biết.

Ca ghép tim được xem là hy vọng cuối cùng để cứu sống ông Bennett mặc dù chưa rõ là cơ hội sống lâu dài của ông là bao nhiêu.

“Chết hoặc là thực hiện ca ghép này,” ông Bennett giải thích một ngày trước ca phẫu thuật.

“Tôi biết là hy vọng mong manh nhưng đây là sự lựa chọn cuối cùng của tôi,” ông cho biết.

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế học thuật Đại học Maryland được giới chức y khoa Mỹ trao một quyền miễn trừ đặc biệt để tiến hành ca cấy ghép, dựa trên căn cứ là ông Bennett sẽ chết nếu không được phẫu thuật.

Theo đánh giá, bệnh nhân không thể được cấy ghép nội tạng người, một quyết định thường được bác sĩ đưa ra khi sức khỏe bệnh nhân rất kém.

Đối với đội ngũ y tế tham gia ca cấy ghép, điều này đã đánh dấu một cột mốc sau hàng năm nghiên cứu và có thể thay đổi cuộc sống của nhiều người trên khắp thế giới.

Bác sĩ phẫu thuật Bartley Griffith nói rằng ca cấy ghép sẽ mang thế giới “tiến gần hơn một bước để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu hụt nguồn nội tạng”, theo tuyên bố từ Trung tâm Y tế học thuật Đại học Maryland. Cuộc khủng hoảng có nghĩa là 17 người tại Mỹ chết mỗi ngày trong khi chờ được cấy ghép, và hơn 100.000 người còn nằm trong danh sách chờ.

Các nhà khoa học đã từ lâu cân nhắc khả năng sử dụng nội tạng động vật để cấy ghép cho người (xenotransplantation) nhằm đáp ứng nhu cầu, và việc sử dụng van tim heo hiện đã phổ biến.

Vào tháng 10/2021, các bác sĩ phẫu thuật tại New York cho biết đã ghép thành công một quả thận heo cho người. Vào thời điểm đó, đây là một ca cấy ghép thử nghiệm tiên tiến nhất.

Tuy nhiên vụ cấy ghép được tiến hành trên một bệnh nhân bị chết não không có hy vọng phục hồi.

Ca phẫu thuật được tiến hành ở Baltimore, Maryland và kéo dài trong 7 giờ

Ông Bennett đang hy vọng ca cấy ghép sẽ giúp ông tiếp tục được sống. Ông đã nằm trên giường bệnh trong 6 tuần trước ca phẫu thuật, gắn chặt với một chiếc máy giúp duy trì sự sống sau khi bị chẩn đoán mắc một bệnh tim chết người.

“Tôi mong chờ được phục hồi và bước ra khỏi giường bệnh”, ông nói vào tuần rồi.

Vào ngày 10/1, ông Bennett đã tự thở được trong khi vẫn được theo dõi chặt chẽ.

Thế nhưng chính xác điều gì sẽ diễn ra vẫn chưa rõ ràng. Quả tim sử dụng trong ca cấy ghép là từ heo biến đổi gen, nhằm loại bỏ một số gen có thể gây nên hiện tượng đào thải nội tạng từ cơ thể, theo hãng tin AFP.

Bác sĩ Griffith nói đội ngũ đang tiến hành thận trọng và theo dõi chặt chẽ tình hình của ông Bennett trong khi David Bennett Jr, con trai của bệnh nhân nói với Associated Press rằng gia đình “vẫn không chắc chắn được điều gì vào thời điểm này”.

“Chúng tôi chưa bao giờ tiến hành điều này trên người và tôi nghĩ chúng tôi đã trao cho bệnh nhân một sự lựa chọn tốt hơn là phương pháp điều trị hiện tại,” bác sĩ Griffith nói. Nhưng liệu [ông ấy sẽ sống] thêm được một ngày, tuần, tháng hay năm thì tôi chưa biết được.”
XEM THÊM (qua google drive)

Tưởng Năng Tiến – Những Người Đàn Bà Cầm Bút

https://docs.google.com/document/d/14XDI9kr-SZ0e9_p60OuyAYhKhLI74VN9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Năm 2018, từ Paris, nhà báo Từ Thức đã gửi đến độc giả đôi dòng thông tin về giải thưởng The New Academy :

“Chúng ta chờ đợi, hy vọng giải thay thế cho Nobel Văn Chương rơi vào tay Kim Thúy, một nhà văn gốc Việt hiện cư ngụ tại Canada. Giải này vừa được trao cho Maryse Condé, một nhà văn nữ Pháp, 81 tuổi. Nếu Kim Thúy nói về xã hội đảo lộn ở miền VN sau 75, về đời sống, tâm trạng ngổn ngang của một nhà văn lưu vong, tác phẩm của Maryse Condé nói về đời sống của người dân da đen từ thời nô lệ tới thời thuộc địa Pháp.”

Nguyễn Ngọc Chính – Gone with the wind – Cuốn theo chiều gió – Tháng 12/ 2021

https://docs.google.com/document/d/1B40HhL6tNMQIva1-VWPV5yhjCUudaVvt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Họ cũng có những bước ngoặt buồn trong cuộc đời. Vivien Leigh từ một ngôi sao hàng đầu trở thành nữ diễn viên bị chê gàn dở, tâm thần bất ổn, nghiện rượu. Vivien Leigh ly hôn Laurence Oliviver vào năm 1961 và qua đời vì bệnh lao khi mới 54 tuổi. Clark Gable từng rơi vào giai đoạn bế tắc vì rượu và chất kích thích sau khi bạn đời Carole Lombard qua đời do tai nạn máy bay. Ông mất năm 1960 do đột qụy ở tuổi 59.

Chiến tranh bao giờ cũng tàn nhẫn. Dù đó là một cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ hay là cuộc chiến đã qua tại Việt Nam. Số phận của người phụ nữ dù không thực sự dấn mình trong lằn tên mũi đạn nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn luôn ám ảnh cả trong thời chiến lẫn thời bình!

Thời sự  Việt Nam – 11/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1OxvjHgDBUyFCgGtwxdm7ZyP6Vab_VTho/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phạm Nguyên Trường – Bất tuân dân sự (toàn bài) – Henry David Thoreau (1817-1861)

Phạm Nguyên Trường dịch – Phân đoạn và phụ đề là của Luật Khoa.org

https://docs.google.com/document/d/1H2pz6s5nfHpxKkb5w_30eZ8scmYhr7xH/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lời người dịch: “Civil Disobedience”, bài luận nổi tiếng nhất của Henry David Thoreau (1817-1862), nhà văn và nhà tư tưởng Mỹ, ra đời sau khi ông bị giam một đêm trong tù vì khước từ đóng thuế để phản đối cuộc Chiến tranh Mexico và chế độ nô lệ đang phát triển ở Mỹ. 160 năm sau, sau những gì đang diễn ra trên khắp thế giới càng thấy bài tiểu luận này vẫn đầy tính thời sự, và không chỉ đối với nước Mỹ. 

Chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị ít nhất

Lê Bá Vận – Quan hệ xưng hô thày trò ở đại học – 10/01/2022

https://docs.google.com/document/d/14BgQ4eYE9ewg4L6h6BA9VctrPUpw1m7X/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

*Ở bậc đại học, khác hẳn tiểu học, trung học, người dạy không tự xưng là ‘thày/thầy, cô’’, cho dù được tôn sùng, luôn xưng ‘tôi’ và gọi sinh viên là “anh, chị”.  Sinh viên tự xưng là “tôi, em” và tùy theo sự cách biệt tuổi tác, “thưa giáo sư/anh/thầy/cô”.

Ở ngoài Bắc chữ ‘Thày’ thường được dùng thay thế chữ ‘Thầy”.

Tuy nhiên chữ ‘thày’ chỉ dùng trong ý nghĩa “thày trò” về chuyển đạt kiến thức. Chữ ‘thầy’ rộng nghĩa xã hội hơn vì bao gồm ý nghĩa “thầy thợ”. Thí dụ ta nói “thầy đờn, thầy tu, thầy chùa, thầy bói, thầy dòng…  là những người không lao động chân tay và xưng hô với họ: “thưa thầy”.

Như vậy chữ ‘thầy’ chỉ nói lên một chức nghiệp lao động trí óc.

Với ý nghĩa này, học sinh lẫn phụ huynh đều chào hỏi: “thưa thầy/cô” với thầy cô giáo.

Những thuật ngữ thường gặp trong đại dịch Covid-19 – 08/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1t780LPCoGMY3MHnlMiDSNR-IUgcjg3pE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Translated from NPR news’s article Coronavirus FAQ: Help me with omicron vocab. What’s immune evasion? Epistasis?

By SHEILA ELDRED

Tin tức về đại dịch COVID-19 được cập nhật nhanh đến chóng mặt khiến những người không có bằng cấp về y tế cảm thấy khó nắm bắt. Trong bài này, ba chuyên gia về COVID – Tiến sĩ Jill Weatherhead, trợ lý Giáo sư về bệnh truyền nhiễm người lớn và trẻ em ở Đại học Y khoa Baylor; Tiến sĩ Greg Poland, Giáo sư nội khoa và bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic ở Rochester, Minn.; và Tiến sĩ Matthew Binnicker, phó trưởng Khoa Xét Nghiệm Y học và Giải Phẫu Bệnh của Mayo Clinic – sẽ diễn giải một số thuật ngữ mà chúng ta thường gặp.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 11 tháng 01 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp

https://stopexpansionism.org/tin-tuc-the-gioi-ngay-thu-ba-11-thang-01-nam-2022/

Lê Thành Nhân – Chiến lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 ưu tiên là gì? – 10/01/2022

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

https://docs.google.com/document/d/1mIRTvMZ2abTECYV-jI-CGbaOwd5rRR1B/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính sách của Mỹ hằng năm có những ưu tiên khác nhau. Mặc dù ngân sách không nói rõ những chi tiết về mặt chiến thuật. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, nếu nghiên cứu cặn kẽ chúng ta có thể nhìn thấy Mỹ đi theo hướng nào và điểm nóng địa chính trị ưu tiên của Mỹ ở đâu. 

Bài viết này mục đích thấy rõ những bước đi chiến lược của Hoa Kỳ với những ưu tiên từng giai đoạn. Tuy nhiên trong những giai đoạn đó nó lại có ưu tiên riêng của nó. Chắc chắn trong thập niên 2020 này Ấn Độ-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu, trong đó ngăn ngừa sự bành trướng của Trung Cộng là ưu tiên số một. 

Trước năm 1975, nếu các chiến lược gia của Việt Nam Cộng Hòa, nghiên cứu kỹ lưỡng về NDAA của Mỹ chắc đã đoán ra được những bước đi quan trọng của chiến lược của Mỹ ở Việt Nam vào thập niên 1970, biết trước để chuẩn bị cho một tình huống tệ hại nhất. Như vậy, có thể Miền Nam Việt Nam đã không rơi vào tay Cộng Sản. Nhưng rất tiếc!

Ngô Nhân Dụng – Bài học Lithuania với Trung Cộng – 10/01/2022

https://docs.google.com/document/d/1pdRDo_EvwWbVkcBjZnhdpL9dMaVbprq3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dân Đài Loan sắp được uống rượu “Rum” nhập cảng. Công ty rượu của chính phủ Đài Bắc vừa mới đặt mua 20.400 chai rượu “rum mầu nâu” của nhà sản xuất MV, nước Lithuania.

Những thùng rượu này đang trên đường tới Trung Quốc, nhưng sẽ không được hải quan cho qua vì xung đột ngoại giao. Công ty TTL (Taiwan Tobacco and Liquor) ra tay mua giúp. Họ sẽ dán thêm nhãn hiệu bằng chữ Trung Quốc để dân Đài Loan mừng Tết Nhâm Dần.

Hai nước này vẫn thân thiện; năm ngoái Đài Loan đã tặng Lithuania mạng che miệng ngừa Covid-19, và tháng Bảy vừa qua Đài Loan lại tặng 20.000 liều vaccin do AstraZeneca sản xuất Lithuania đang cần. Đài Loan vẫn mở một văn phòng đại diện ở Vilnius, thủ đô Lithuania.